Lên ngôi và thoái vị

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


  Sẩm tối ngày 20 tháng 10 âm lịch năm thứ 34 thời vua Quang Tự, trong phủ Thuầnvương xảy ra một cuộc hỗn loạn rất lớn: Tải Phong mới được phong Nhiếp chính vương chưakịp đem sắc chỉ của Từ Hy về phủ thì phu nhân của ông đã ngất lịm. Các thái giám và nữ tỳtrong vương phủ sắc nước gừng đổ cho phu nhân uống, kẻ thì chạy đi mời thầy thuốc, tíu tít cảlên. Đằng kia, tiếng bé Phổ Nghi gào khóc không ngớt và tiếng người lớn dỗ dành ồn ào, Nhiếpchính vương luống cuống hết chạy ra lại chạy vào, ông gọi các đại thần quân cơ và thái giámtrong triều đi theo ông tìm quần áo thay cho đứa bé, chợt nhớ ra phu nhân đang ngất chưa tỉnh,vội vàng bảo mọi người mau đi trông nom phu nhân, lúc ấy ông lại quên mất các đại thần quâncơ đang chờ rước vua tương lai vào cung... Sau cuộc rối loạn hồi lâu, phu nhân mới tỉnh dậy vàđược dìu vào nghỉ ở buồng trong, nhưng ở buồng ngoài nhà vua tương lai vẫn ì ra đấy chống lạichỉ dụ, vừa khóc vừa đánh không cho thái giám đến bồng đi. Các thái giám chỉ biết cười gượngđứng chờ các đại thần quân cơ sai khiến, các đại thần quân cơ thì lại đứng bó tay chờ Nhiếpchính vương nghĩ cách, còn Nhiếp chính vương thì chỉ biết gật gật gù gù mà chẳng còn cách gìhơn... 

Cảnh trên là do các phụ lão trong nhà kể lại, còn tôi từ lâu đã không còn ấn tượng vềnó nữa. Họ nói, cũng may có vú em của tôi nên cuộc hỗn loạn mới kết thúc được. Vú em thấy tôikhóc quá, bèn chìa vú ra cho tôi bú, đến lúc đó mới bịt được tiếng khóc. Hành động tuyệt vời ấyđã gợi ý cho các đại thần quân cơ đang bó tay, họ liền bàn với cha tôi và quyết định để vú em bếtôi cùng vào cung, tới Trung Nam Hải thì giao cho thái giám trong cung bồng vào gặp Từ Hythái hậu. 

Lần giáp mặt với Từ Hy ấy tôi còn nhớ mang máng, vì bị kích động mãnh liệt. Tôinhớ lúc đó tự dưng mình ở giữa đám người lạ mặt, trước mắt tôi là bức rèm xám xịt, từ bên trongló ra một bộ mặt gày guộc và hết sức xấu xí, đó chính là Từ Hy. Nghe nói khi tôi vừa trông thấyTừ Hy liền khóc thét lên, mình run cầm cập. Từ Hy sai người lấy một xâu kẹo cho tôi bị tôi vứtluôn xuống dưới đất và gào khóc luôn mồm: "Vú bế cơ! Vú bế cơ!". Từ Hy rất bực nói: "Thằngbé này chán quá, bế đi đâu chơi cho khuất mắt đi!". 

Tôi vào cung đến ngày thứ ba thì Từ Hy mất, hơn một tháng sau tức ngày mồng 2tháng chạp thì trong triều tổ chức "lễ đăng quang". Buổi lễ đăng quang đó bị tôi gào khóc quấyphá làm mất cả vẻ trang nghiêm.Lễ đăng quang được cử hành tại điện Thái Hoà. Theo chương trình thì trước buổi lễtôi phải tới điện Trung Hoà để các đại thần cai quản quân lính trong cung bái kiến, rồi ra điện Thái Hoà để trăm quan vào triều kiến chúc mừng. Tôi bị họ quấy rầy hồi lâu, hôm ấy trời lại rét,vì vậy khi người ta khiêng tôi tới điện Thái Hoà đặt trên ngai vua vừa cao vừa lớn thì đã vượtquá mức chịu đựng của tôi rồi. Cha tôi nghiêng mình quỳ một gối xuống bên ngai vua, hai tay đỡtôi không cho tôi vùng vằng, tôi giãy nảy khóc thét: "Bé không ở đây! Bé muốn về nhà! Békhông ở đây! Bé muốn về nhà!". Cha tôi vã cả mồ hôi trán. Văn võ bách quan ba lần quỳ xuốngchín lần rập đầu lia lịa, còn tôi thì càng khóc nhiều. hơn. Cha tôi buộc phải dỗ ngọt: "Đừng khóc,đừng khóc, sắp xong rồi, sắp xong rồi!". 

Buổi lễ đăng quang kết thúc, văn võ bách quan thì thào bàn luận: Sao lại nói sắp xongrồi" (27)? Lại nói "về nhà" là ý gì nhỉ?... Họ xì xào bàn tán và đều chán nản, dường như phát hiệntriệu chứng không lành từ lời nói đó. 

Về sau có một số ký sự tả về buổi lễ hôm đó đã thêm mắm thêm muối rằng, sở dĩ tôikhóc là vì tiếng chiêng trống nổi lên làm tôi sợ, còn nói cha tôi thấy tôi khóc quá bèn lấy con hổcon, đồ chơi trẻ em ra dỗ dành tôi mới nín. Thật ra buổi lễ hôm đó là tổ chức trong thời gian"quốc tang", tuy có đội nhạc hoàng gia nhưng không nổi kèn trống, còn nói lấy đồ chơi trẻ emthì càng không có việc đó. Nhưng các vị đại thần lo âu vì hai câu nói gở là sự thật. Có sách cònnói, không đầy 3 năm, triều đình nhà Thanh bị chấm dứt thật và có người về vườn thật. Xem rathì hai câu nói đó quả là hai câu nói gở, nên các đại thần cảm ứng rất nhạy. 

Thực ra, cảm ứng thật sự không phải vì hai câu nói ngẫu nhiên ấy. Nếu giở lịch sử ghichép hồi đó thì sẽ dễ hiểu nỗi lo âu của văn võ bách quan bắt nguồn từ đâu. Chỉ cần giở Thanhgiám cương mục ra xem đoạn ghi chép những sự việc lớn xảy ra trước một năm khi tôi lên ngôithì cũng đủ rõ: 

Tháng 7 mùa thu năm thứ 33 thời vua Quang Tự. Đảng cách mạng... dấy binh ởQuảng Châu... đánh chiếm Dương Thành... 

Tháng 11, mùa đông, Tôn Văn, Hoàng Hưng cùng tấn công và chiếm được Trấn NamQuan (nay đổi tên là Mục Nam Quan (28)- tác giả) ở Quảng Tây... 

Lệnh: Cấm học sinh làm chính trị và hội họp, diễn thuyết.

 Tháng giêng mùa xuân, năm thứ 34. Quảng Đông bắt giữ tàu Nhật Bản buôn lậu súngống đạn dược: tìm cách thả đi.

Tháng 3, Tôn Văn, Hoàng Hưng sai vây cánh tấn công đánh chiếm được Hà Khẩu ởVân Nam........ 

Quyển Thanh giám cương mục này được biên soạn và xuất bản trong thời kỳ Dânquốc (29)tài liệu làm căn cứ chủ yếu là lấy trong hồ sơ của chính phủ nhà Thanh. Trong số hồ sơđó tôi thấy có nhiều chỗ có chữ "thua chết", "thua chạy". Những chữ này càng nhiều chứng tỏbão táp cách mạng ở khắp nơi ngày càng mãnh liệt. Đây chính là nguồn lo âu của các vươngcông đại thần lúc bấy giờ. Tới thời Tuyên Thống thì tình hình ngày càng nghiêm trọng. Việcdùng Viên Thế Khải sau này làm cho một số người nơm nớp lo sợ, cho rằng bên ngoài có Đảngcách mạng, bên trong có Viên Thế Khải, những điềm gở từng xuất hiện trong lịch sử nay đều tậptrung cả vào thời Tuyên Thống hết. 

Tôi làm vua ba năm một cách mơ hồ và cũng rời khỏi ngôi vua một cách mơ hồ. Việcxảy ra trong những ngày cuối cùng trước khi tôi thoái vị cho tôi ấn tượng sâu sắc nhất là: mộthôm, trong gian nhà ấm phía đông điện Dưỡng Tâm, Long Dụ thái hậu ngồi trên giường ấm bêncửa sổ phía nam cầm khăn tay lau nước mắt, trước mặt thái hậu có một ông già béo phị quỳ trênthảm đỏ rải dưới đất, trên mặt vẫn còn vết nước mắt. Tôi ngồi bên phải đằng sau thái hậu lấy làmlạ, không.biết tại sao hai người lớn lại khóc? Lúc đó trong diện chỉ có ba người chúng tôi, ngoàira không còn ai hết, thật là yên lặng. Ông già béo phị vừa nói vừa khịt mũi rất kêu, nói gì thì tôihoàn toàn không hiểu. Về sau tôi mới biết ông già béo phị ấy chính là Viên Thế Khải. Đó là lầnduy nhất tôi thấy Viên Thế Khải, và cũng là lần chót Viên Thế Khải gặp thái hậu. Người ta nóivới tôi chính lần ấy Viên Thế Khải trực tiếp nêu với Long Dụ thái hậu vấn đề tôi thoái vị. Saulần gặp thái hậu đó, Viên Thế Khải mượn cớ gặp nạn ở Đông Hoa Môn (30) không vào triều nữa. 

Sau cuộc khởi nghĩa Vũ Xương, khắp nơi nổi dậy hưởng ứng, thống soái người Mãnkhông chỉ huy nổi tân quân Bắc Dương ở các trấn để đánh dẹp quân Cộng hoà, Nhiếp chínhvương không còn cách nào khác phải chấp nhận đề nghị sử dụng Viên Thế Khải do bọn DịchKhuông nêu ra. Viên Thế Khải là người "được giá mới bán", lại có bạn tâm giao Từ Thế Xươnglàm đại thần nội các hiệp biện trong cung cấp tin tức thường xuyên cho y biết. Khi được chứctổng lý nội các và đại thần khâm sai nắm hết toàn bộ binh quyền và chính quyền, lúc đó mới chịunhận chức và hạ lệnh quân Bắc Dương tấn công quân Cộng hoà. 

Sau khi chiếm lại được HánDương, y án binh bất động và lúc ấy y được triệu về Bắc Kinh triều yết Long Dụ thái hậu vàNhiếp chính vương.Viên Thế Khải lúc này không còn là Viên Thế Khải hồi trước nữa, y không những đãnắm quyền chính trị và quân sự, mà còn được người nước ngoài thích thú, lại thêm có bạn trongĐảng cách mạng nữa. Sau khi quân Bắc Dương chiếm lại Hán Dương, công sứ Anh được chỉ thịcủa chính phủ mình bảo báo cho Viên Thế Khải biết: nước Anh "đã có tình cảm hết sức tốt đẹp"(31) đối với Viên Thế Khải. Viên Thế Khải tới Bắc Kinh không lâu thì tổng lãnh sự Anh ở VũXương được lệnh của công sứ Anh, đứng ra điều đình chiến sự giữa quân Thanh với quân cộnghoà. Bạn của Viên Thế Khải trong Đảng cách mạng chủ yếu là Uông Tinh Vệ, người đã từngmưu giết Nhiếp chính vương nhưng không thành. Sau khi Uông Tinh Vệ bị bắt, y được Túc thânvương Thiện Kỳ đối xử rất tử tế. Trong tập niên giám của cha tôi có ghi, đó là "để ngăn chặnlòng phản trắc", thật ra không phải như vậy. Tôi có một người bà con sau này cho biết lúc bấygiờ có một người Nhật tên là Nisiđa Kôichi thông qua cố vấn người Nhật của Thiện Kỳ báo choThiện Kỳ rằng người Nhật không đống ý giết Uông Tinh Vệ. Lúc bùng nổ cuộc khởi nghĩa VũXương thì Uông Tinh Vệ được thả, y bèn nắm lấy thời cơ đi lại làm quen với vương công quýtộc thuộc bọn Thiện Kỳ. Viên Thế Khải tới Bắc Kinh, Uông Tinh Vệ liền mò đến với ông ta vànhanh chóng trở thành bạn thân của Khắc Định, con cả của Viên Thế Khải và là mưu sĩ của ViênThế Khải, đồng thời trở thành "chiếc cầu" giữa Viên Thế Khải với một số nhân vật trong quânCộng hoà. Những tin tức phía quân Cộng hoà thông qua con đường này liên tiếp truyền đến ViênThế Khải, các nhân vật phái lập hiến cũng dần dần tỏ ý có tình cảm với Viên Thế Khải. Do cóthêm nhiều bạn mới cộng tác với nhóm bạn cũ trong ngoài nước và trong ngoài triều đình, vì vậyViên Thế Khải trở thành nhân vật hiểu rõ tình hình của các phía nhất và có thể tiến hành mọi sựviệc một cách thuận lợi. Không đầy một tháng về Bắc Kinh, Viên Thế Khải thông qua DịchKhuông giở mánh khoé xúi Long Dụ thái hậu gạt Nhiếp chính vương ra rìa và cho Phan Để vềvườn. Kế đó lại mượn cớ tiếp tế quân dụng, rút hết tài khoản của hoàng thất, đồng thời buộc cácvương công quý tộc góp tiền cho quân đội. Các vương công quý tộc bị một vố đau như cát da cắtthịt, tài khoản của hoàng thất khô cạn, và đến lúc ấy quyền hạn về chính trị, quân sự và kinh tếđã nằm gọn trong tay Viên Thế Khải. Tiếp đó, Viên Thế Khải gợi ý cho Lục Chinh Tường, côngsứ của triều đình nhà Thanh tại nước Nga liên hợp các công sứ trú tại nước ngoài khác gửi điệnvề triều đình nhà Thanh yêu cầu vua thoái vị, trong khi ấy y lấy danh nghĩa toàn thể quốc vụ việnvào cung bí mật tâu với thái hậu rằng ngoài con đường thực hành cộng hoà thì không còn conđường nào khác. Tôi tìm thấy trong đống hồ sơ ngày tháng mật tâu thì đúng là ngày mà tôi gặpViên Thế Khải như đoạn trên đã kể, tức là ngày 28 tháng 11. Và như vậy tôi mới biết tại sao tháihậu sau đó cứ khóc mãi. Viên Thế Khải mật tâu hôm ấy làm cho thái hậu hoảng sợ nhất là mấycâu sau đây: "... hải quân đã làm phản hết, nơi hiểm trở không còn nữa, ai mà biết được với sốquân ở sáu trấn ấy có giữ được Bắc Kinh và Thiên Tân hay không? Nếu như cố làm như nhà Churời đi nơi khác, thì cũng không có chỗ mà dung thân", "... các nước bạn ở phương Tây vàphương Đông đã cho người ra điều đình chỉ yêu cầu ta cải cách chính trị thôi, nếu chờ lâu, sựviệc căng thẳng thì khó tránh được họ sẽ không can thiệp. Và quân cộng hoà cũng vì vậy sẽ áccảm với triều đình. Xem qua lịch sử cách mạng Pháp, nếu như sớm thuận theo dư luận thì Lu-isao đến nỗi chẳng còn con cháu nào...".

 Long Dụ thái hậu nghe xong sợ quá vội triệu tập hội nghị ngự tiền, xin ý kiến củavương công quý tộc dòng dõi. Sau khi được biết nội dung mật tâu của Viên Thế Khải và nghenhững lời nạt nộ của y, các vương công quýt tộc rất sửng sốt, họ sửng sốt không phải cân chuyệnCách mạng Pháp, mà sửng sốt vì Viên Thế Khải đã chuyển biến đột ngột. Viên Thế Khải vốnmột mực chống lại việc thực hiện cộng hoà trong cuộc đàm phán giữa quân Thanh với quân cộnghoà, kiên quyết chủ trương quân chủ lập hiến. Trong một bức thư viết cho Lương Đỉnh Phần, ynói: "Quyết không phụ lòng trẻ mồ côi và quả phụ (chỉ tôi và thái hậu)". Sau khi y đến Bắc Kinhkhông bao lâu, hôm công bố lệnh cho phép dân tự do cắt bỏ đuôi sam, trên đường về sau khi tantriều, Thế Tục chỉ vào đuôi sam sau gáy của mình cười hỏi Viên: "Ông anh ơi, ông tính sao vớicái đuôi này hở?". Viên Thế Khải trả lời nghiêm nghị: "Ông yên trí, tôi hãy còn rất thích nó, dùsao tôi cũng phải nghĩ cách giữ lấy nó!". Vì vậy một số người từng tỏ ra không tin tưởng y lúcbấy giờ rất vui mừng, họ nói: "Viên Cung Bảo quyết không làm Tào Tháo đâu!". Cuộc đàm phángiữa hai bên Cộng hoà và triều đình nhà Thanh đã đi đến hiệp nghị có tính chất nguyên tắc là sẽgiao vấn đề quốc thể cho quốc hội lâm thời biểu quyết, nhưng về vấn đề thành viên của quốc hội,thời gian và địa điểm họp quốc hội vẫn chưa ngã ngũ vì phía bên triều đình nhà Thanh một mựckiên trì ý kiến của mình. Trong khi còn đang bàn cãi thì ở Nam Kinh, chính phủ lâm thời ra đờivà bầu ông Tôn Trung Sơn làm Đại tổng thống lâm thời. Ngày hôm sau Viên Thế Khải bỗngnhiên cách chức Đường Thiệu Nghi, và tự mình trực tiếp giao thiệp với đại biểu của quân độiCộng hoà bằng điện báo. Vấn đề quốc thể còn chưa giải quyết bỗng nhiên lại xuất hiện vấn đềViên Thế Khải yêu cầu vua Thanh thoái vị, tất nhiên khiến hoàng thất vô cùng kinh hãi. 

Thì ra lúc đó Viên Thế Khải đã có người nước ngoài ủng hộ, và trong quân Cộng hoày cũng rất nhiều bạn bè với mức độ có thể ảnh hưởng được hành động của phía Cộng hoà.Những người thuộc Đảng cách mạng trước vốn theo Đảng lập hiến lúc này đã biết rõ Viên ThếKhải là niềm hy vọng của họ! Niềm hy vọng này san đó lại lan truyền sang một số người theochủ nghĩa cộng sản ngây thơ. Vì thế phía quân Cộng hoà đã ra quyết định: Chỉ cần Viên ThếKhải tán thành Cộng hoà thì Cộng hoà sẽ thành công nhanh chóng, miễn là Viên Thế Khải chịuthì có thể mời Viên Thế Khải làm Đại tổng thống nhiệm kỳ đầu. Điều đó phù hợp với lý tưởngcủa Viên, vả lại xung quanh Nhiếp chính vương đã về vườn còn có một thế lực xưa nay vẫn đốiđịch với y, dù y có đánh thắng Đảng Cách mạng hay thua thì thế lực đó cũng chẳng dung tha gìy. Vì vậy y quyết định tiếp nhận điều kiện ấy, song còn cần phải suy nghĩ thêm về việc sắp xếpcho dòng dõi nhà Thanh. Giữa lúc đó bỗng nghe nói Tôn Trung Sơn ra làm Đại tổng thống lâmthời tại Nam Kinh, y không nôn nóng thế nào được. Triệu Bính Quân, một tâm phúc và là trợ thủcủa y sau này tiết lộ: "Hạng Thành tức Viên Thế Khải vốn có chí lớn, lại biết lợi dụng thời cơ.Trong tay tuy có nhiều quân nhưng vẫn cố tránh mang tiếng lấy danh nghĩa vua để bịp người đờinhư Tào Mạnh Đức, nên một mặt dựa vào thế lực miền bắc cố dàn xếp với thế lực miền nam,mặt khác lại dựa vào thế lực miền nam để ức chế thế lực miền bắc. Hạng Thành thoạt đầu tưởngmiền nam dễ gần gũi nên thiên về miền nam, tới khi miền nam bầu tổng thống xong mới ngớ ranăm bắc rốt cuộc vẫn là hai. Ông không muốn thế lực miền nam khống chế. Do đó ông quyếtđịnh tìm cách đối phó với dòng dõi nhà Thanh, trước hết đe dọa và ép buộc các vương công quýtộc, đe doạ và ép buộc vua Thanh, sau nữa là doạ già doạ non thái hậu để đoán dò tâm lý của tháihậu rồi đưa ra điều kiện ưu đãi làm mồi, để đạt đến mục đích tự thái hậu ban bố chỉ dụ hoàng đếthoái vị và y có toàn quyền tổ chức chính phủ lâm thời". Đó mới là nguyên nhân chính khiếnViên Thế Khải thay đổi chủ trương một cách đột ngột. 

Dù cho thay đổi thế nào đi nữa, nhưng nếu muốn tìm thấy nét mặt hung dữ trên khuônmặt Viên Thế Khải giỏi rớt nước mắt thì khó mà nhìn thấy được. Hôm y gặp thái hậu lần cuối,trên đường về qua Đông Hoa Môn bị ăn lựu đạn của vài ba đảng viên Đảng cách mạng manhđộng, khiến y có dịp vin cớ không vào cung nữa mà chỉ phái trợ thủ Triệu Bỉnh Quân, Hồ DuyĐức... thay thế để đối phó với hoàng thất. Cái vai trò mà y không tiện đóng đó đã để cho các trợthủ của y đóng. 

Song kết quả của sự thay đổi ấy cũng dẫn đến sự thay đổi trong những người trướckia từng tin tưởng ở Viên Thế Khải.

 "Ai bảo Viên Thế Khải không phải là Tào Tháo?" 

Cung vương Phổ Vĩ , Túc vương Thiện Kỳ, công tước Tải Trạch đều luôn luôn nghĩnhư vậy. Các bối lặc trẻ xung quanh Thuần vương cũng nghĩ như vậy. Có một học sinh trườngcon em quý tộc sau này nói, lúc bấy giờ Quế Xuân Tăng, đại thần dân chính người Mãn từngtuyên bố, để trả lời hành động thù địch và giết hại người Mãn xảy ra ở khắp nơi, y đã tổ chứccảnh sát người Mãn và học sinh trường con em quý tộc trả đũa người Hán ở Bắc Kinh. ThăngDoãn, thống đốc người Mông Cổ lúc bấy giờ ở thành Tây An xa xôi cũng đem quân rời Tây Anđi "cần vương", Viên Thế Khải gửi điện tán đồng và lệnh cho dừng lại Đông Quan. Trong khi ấycũng có nhiều lời đồn rằng đảng Tông Xã (32)sẽ có nhiều hành động khủng bố. Tóm lại, một sốvương công đại thần người Mãn và Mông Cổ đã hằm hè như muốn thí mạng. Hội nghị ngự tiềnlần thứ nhất do thái hậu triệu tập đã vang lên những tiếng phẫn nộ. Dịch Khuông và Phổ Luân vìtỏ ra tán thành việc vua thoái vị liền bị công kích kịch liệt. Ngày hôm sau Dịch Khuông khôngdám đến nữa, và Phổ Luân cũng thay đổi lời nói tuyên bố tán thành quân chủ. 

Tình thế này không giữ được bao lâu, Dục Lãng từng tham dự hội nghỉ ngư tiền saunày có nói với con cháu của ông về tình hình hội nghị lần đó, Phổ Vĩ cũng có một trang nhật kýghi chép chút ít, nội dung đều tương tự như nhau. Tình hình trong lần hội nghị ngự tiền đại đểnhư sau.

 Thái hậu hỏi: 

- Các người xem quân chủ tốt hay cộng hoà tốt? 

Có chừng bốn, năm người liền đáp:

 - Chúng thần đều chủ trương quân chủ, không có lý do gì mà chủ trương cộng hoà cả. 

Tiếp đó những người khác cũng tỏ thái độ như vậy. Lần ấy Dịch Khuông và PhổLuận không đến dự, nên không có ý kiến trái ngược. Có người còn nói, xin thái hậu "kiên trì chủtrương, đừng để bọn Dịch Khuông mê hoặc". Thái hậu thở dài:

 - Ta lấy cộng hoà làm gì, chỉ tại Dịch Khuông nói với Viên Thế Khải rằng Đảng cáchmạng lợi hại lắm, chúng ta không có súng ống, không có lương thảo, không thể nào đánh được.Ta nói, thế thì không nhờ người nước ngoài giúp được à? Họ nói để đi hỏi xem. Được hai ngàytrả lời là đã đi hỏi rồi, người nước ngoài nói Nhiếp chính vương về vườn thì họ mới giúp. TảiPhong, có phải họ bảo như vậy không? 

Phổ Vĩ bực tức nói:

  - Nhiếp chính vương về vườn còn gì? Sao người nước ngoài vẫn chưa giúp? Rõ rànglà Dịch Khuông khi quân.

 Na Nhan Đồ nối lời: "Xin thái hậu sau này chớ có nghe lời Dịch Khuông nữa!". 

Phổ Vĩ và Tải Trạch nói: 

- Đảng cách mạng chẳng có gì đáng sợ, chỉ cần xuất lương thảo tất sẽ có trung thầnđánh dẹp. Phùng Quốc Chương từng nói, nếu cấp ba tháng lương thảo cho ông ta thì ông ta cóthể đánh bại Đảng cách mạng. 

- Tiền của hoàng thất Viên Thế Khải đã lấy đi mất hết rồi, ta đâu có tiền nữa - Tháihậu lắc đầu thở dài.

 Phổ Vĩ đem câu chuyện hoàng hậu Nhật Bản lấy nữ trang và châu báu của mình rathưởng cho quân lính Nhật sau chiến tranh Nhật - Nga để khuyên thái hậu noi theo. Thiện Kỳủng hộ ý kiến của Phổ Vĩ, cho đó là ý kiến hay. Long Dụ nói: "Nếu đánh thắng tất nhiên là tốtgiả sử thua thì đến điều kiện ưu đãi cũng chẳng được thì làm thế nào?".

 Lúc này, đại biểu hai bên triều đình nhà Thanh và Cộng hoà đã bàn xong nội dungĐiều kiện ưu đãi. 

- Điều kiện ưu đãi chẳng qua là lời nói bịp, - Phổ Vĩ nói - thì cũng như đón Lý TựThành không cần nộp lương thực ấy thôi, đó là bịp dân, và đây là khi quân. Dù cho điều kiện nàytốt thật đi nữa, nhưng lấy tôn nghiêm của triều đình để được thần dân ưu đãi, chẳng là để tiếngchê muôn đời và các nước diễu cười sao? 

- Nếu đánh thì chỉ một mình Phùng Quốc Chương cũng chẳng ăn thua gì. - Thái hậuvẫn không tin tưởng. 

Phổ Vĩ bèn thỉnh cầu: "Thái hậu và hoàng thượng khen thưởng quân lính tận trung vìđất nước". Thiện Kỳ cũng nói, thiếu gì chí sĩ trung dũng. Thái hậu quay đầu lại hỏi Tải Đào từlâu vẫn quỳ một bên nhưng không nói năng gì hết: 

- Tải Đào, người trông coi lục quân, có biết binh lính của chúng ta thế nào không?

 - Thần từng luyện quân, nhưng chưa đánh trận, không biết ạ! - Tải Đào vội rập đầutrả lời. 

Thái hậu không nói gì thêm nữa. Lát sau mới nói một câu: 

- Thôi, các người xuống đi. 

Cuối cùng, Thiện Kỳ còn dặn thái hậu lần nữa: 

- Lát nữa Viên Thế Khải và các đại thần tới triều yết xin thái hậu giáng chỉ phải thậntrọng. 

- Ta thật sợ bọn chúng! - Thái hậu lắc đầu thở dài...

 Trong lần họp đó, Phổ Vĩ đã mách trước với thái hậu cách đối phó với các đại thần,tức là cứ thoái thác vấn đề thoái vị chờ cho quốc hội xa xăm bờ bến giải quyết. Song, đại thầnquốc vụ Triệu Bỉnh Quân mang lời của Viên Thế Khải đã chuẩn bị sẵn tới nói: 

- Vấn đề này mà đưa ra cho mọi người bàn thì chưa thắc còn có điều kiện ưu đãi đểmà hưởng!

 Do đó, đối với ý kiến chủ chiến của các vương công quý tộc, thái hậu không cònmuốn suy nghĩ nữa. Các vương công nhắc đi nhắc lại thái hậu đừng đem vấn đề này ra nói chothái giám biết. Song, thái hậu vừa về tới cung, tổng thái giám Tiểu Đức Trương đã được ViênThế Khải đấm mõm từ trước liền nói ngay:

 - Theo bầy tôi thì, cộng hoà cũng thế, quân chủ cũng vậy, chủ nhà cũng vẫn là một.Theo quân chủ, chủ nhà chẳng qua cũng chỉ trông coi việc dùng châu báu. Theo cộng hoà thì tháihậu vẫn là thái hậu. Song, dù sao cũng phải chấp nhận cái điều kiện ấy, bằng không, Đảng cáchmạng đánh tới Bắc Kinh thì hỏng bét hết! 

Trong các cuộc hội nghị ngự tiền, những người phát biểu chủ trương đánh ngày càngít, cuối cùng chỉ còn lại bốn người. Nghe nói chú sáu tôi năm ấy hơn hai mươi tuổi là một trongnhững người kiên quyết chủ trương đánh nhất, ông chủ trương xé chẵn ra lẻ, tấn phong cho cácvương công làm "phiên vương" chia đi các nơi để chống lại cộng hoà. Nhưng chủ trương nàychẳng ai nghe cả. Bối lặc Dục Lãng cũng nêu ra ý kiến của mình, nhưng mọi người không aiđoán nổi chủ trương của ông là gì. Ông nói: 

- Nếu đánh thì tận trung trên bãi chiến trường, đó là trách nhiệm không thể thoái thácđược. Nếu hoà cũng phải sớm định kế lớn. 

Mỗi lần họp hội nghị ngự tiền đều không đạt kết quả gì hết. Lúc đó, Đoàn Kỳ Thụy,viên tướng quân Bắc Dương của Viên Thế Khải từ tiền tuyến bỗng nhiên gửi điện về yêu cầu"vua nhà Thanh" thoái vị, kế đó, Lương Bật bị đảng viên Đảng cách mạng ném lựu đạn giết chết.Và như vậy; trong hội nghị ngự tiền thậm chí ý kiến nhập nhằng như của Dục Lãng cũng chẳngcòn ai nêu ra nữa. Thiện Kỳ và Phổ Vĩ kiên quyết chủ trương đánh nhất thấy thời thế đã qua liềnrời khỏi Bắc Kinh họ muốn noi theo Thân Bao Tế khóc nhà Tần (33), một người chạy đi ThanhĐảo đang bị người Đức chiếm đóng, một người chạy đi Lữ Thuận đang bị người Nhật chiếmđóng. Họ bị giữ lại ở đấy không cho ra nước ngoài. Quan chức ngoại giao nói với hai người rằnglúc này sang nước họ không thích hợp. Vấn đề rất rõ, người ngoại quốc đã quyết định thừa nhậnchính phủ của Viên Thế Khải rồi. 

Ngày 25 tháng Chạp năm thứ 3 (tức năm 1911) Tuyên Thống, Long Dụ thái hậu rasắc lệnh tôi thoái vị. Một số vương công quý tộc chạy vào phố Đông Giao Dân cảng (phố cónhiều đại sứ quán nước ngoài), cha con Dịch Khuông mang theo của cải vàng bạc châu báu, dắttheo vợ lẽ dọn vào tô giới của nước ngoài ở Thiên Tân. Trong hội nghị ngự tiền, Thân vươngkhông phát biểu câu nào, sau khi chiếu chỉ thoái vị vừa công bố, ông liền về nhà bế con. ViênThế Khải một mặt thể theo chỉ dụ của hoàng thái hậu nhà Thanh tổ chức chính phủ lâm thờiCộng hoà Dân quốc, mặt khác căn cứ vào hiệp nghị đã nhất trí với Đảng cách mạng ở miền nam,từ đại thần tổng lý nội các của dế quốc đại Thanh chuyển thành Đại tổng thống lâm thời củaTrung Hoa Dân quốc. Còn tôi trở thành người bạn láng giềng của đại tổng thống bắt đầu sốngcuộc đời trong triều đình nhỏ theo Điều kiện ưu đãi hoàng thất nhà Thanh (34).

 Nội dung Điều kiện ưu đãi hoàng thất nhà Thanh như sau:Điều 1: Sau khi hoàng đế Đại Thanh từ bỏ ngôi vua, tôn hiệu vẫn được giữ mà khôngphải huỷ bỏ. Trung Hoa dân quốc sẽ đối xử theo lễ nghi đối xử với các quân chủ nước ngoài.

 Điều 2: Sau khi hoàng đế Đại Thanh từ bỏ ngôi vua, mỗi năm được hưởng bốn triệulạng bạc. Chờ đến khi đúc tiền mới sẽ thay bằng bốn triệu đồng, khoản tiền này do Trung Hoadân quốc đài thọ 

Điều 3: Sau khi Hoàng đế Đại Thanh từ bỏ ngôi vua, tạm thời cư trú trong cung cấm.Sau này dọn đi ở trong Di Hoà Viên. Vẫn được lưu dụng những người hầu hạ và vệ binh nhưthường. 

Điều 4: Sau khi hoàng đế Đại Thanh từ bỏ ngôi vua, tông miếu lăng tẩm vẫn đượctrông giữ mãi mãi. Do Trung Hoa dân quốc cho quân lính bảo hộ một cách cẩn thận và thoảđáng.

 Điều 5: Lăng Đức tông (Tức vua Quang Tự) chưa làm xong, phải tiếp tục làm cho tửtế theo quy định. Việc phúng viếng điển lễ theo như cũ. Mọi kinh phí thực dụng do Trung Hoadân quốc chi xuất. 

Điều 6: Đối với nhân viên làm việc trong cung hồi trước thì vẫn có thể lưu dụng nhưthường, nhưng không được lấy thêm thái giám. 

Điều 7: Sau khi hoàng đế Đại Thanh từ bỏ ngôi vua, tài sản riêng vốn có được TrungHoa dân quốc đặc biệt bảo hộ. 

Điều 8. Quân cấm vệ vốn có quy vào biên chế của lục quân Trung Hoa dân quốc, lương bổng vẫn như cũ. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hồikys