Quyết định của Từ Hy thái hậu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


  Sau vụ Canh Tý, Tải Y bị coi là người trong những người chủ yếu phải chịu tráchnhiệm trong vụ này và bị sung quân đi Tân Cương, con của y bị mất cái tên "Đại A Ca". Sau đótrong 7 năm, việc phế truất Quang Tự và dựng vua kế thế không còn ai bàn tán công khai nữa.Tháng 10 năm thứ 34 (năm 1908 công nguyên) thời vua Quang Tự, sau khi ăn mừng sinh nhật 74tuổi của mình tại vườn Di Hoà, Từ Hy bị bệnh kiết lỵ, đến ngày thứ 10 bà bỗng quyết định chọncon thừa tự cho vua Quang Tự. Hai ngày sau đó, Quang Tự và Từ Hy lần lượt qua đời. Trongnhật ký của cha tôi có ghi:

 Ngày 19. Triều yết.Dâng sớ khẩn của Khánh vương... 

Ngày 20. Triều yết.Phụng chỉ thay mặt phê sớ. Khánh vương tới Bắc Kinh... (Thần) phụng chỉ làm nhiếpchính vương..., phụng chỉ dắt Phổ Nghi vào cung. 

Ngày 21. Thần nghe tin hoàng thượng băng hà... Được hoàng thái hậu cho vời vàocung. Tiếp chỉ: Dựng con của Tải Phong làm vua kế thế....

Lại tiếp chỉ: Vua kế thế hãy còn nhỏ, đang lúc chuyên tâm học tập, uỷ thác Nhiếpchính vương Tải Phong trông coi việc nước, mọi việc quân chính đều phải được sự huấn thị saumới thi hành, chờ vua trưởng thành, học tập tiến bộ, lúc đó vua đích thân định đoạt chính sự. 

Tôi chọn chép đoạn nhật ký ngày 19 là ngày đầu tiên Tây thái hậu tuyên bố quyếtđịnh của mình, là vì "dâng sớ khẩn của Khánh vương" ngày 19 và "Khánh vương tới Bắc Kinh"ngày 20 có quan hệ mật thiết tới việc dựng vua kế thế. Đây là sự sắp đặt cẩn mật của Tây tháihậu. Để nói rõ việc này, không thể không nói rõ tình hình của Khánh vương từ hồi trước.

 Khánh vương tức Dịch Khuông (16), nổi tiếng vì thực hiện đường lối ngoại giao bánnước và mua bán phẩm tước. Thời đại Tây thái hậu, chỉ cần được lòng thái hậu thì công danhhiển hách. Nếu muốn được lòng thái hậu thì trước hết phải biết nắm tình hình của bà trong mọilúc. Vinh Lộc nhờ đút lót Tổng quản thái giám Lý Liên Anh và sai vợ vào cung chuyện trò bợ đỡthái hậu, nên nắm được nhiều tin tức rất kịp thời, vì vậy được lòng thái hậu hơn mọi người. Cáchlàm của Dịch Khuông nếu nói có khác hơn Vinh Lộc chút ít là y không tiếc tiền đút lót nhiều hơncho Lý Liên Anh và con gái của Dịch Khuông tinh khôn hơn vợ Vinh Lộc. Nếu thái hậu vô ý đểlộ và thích cái gì, chẳng hạn như chiếc áo hoặc đôi giày thêu khảm... thì chỉ vài ba ngày sau congái Dịch Khuông đã đem những thứ đó đến tận tay bà ngay. Vận đỏ thăng quan tiến chức củaDịch Khuông chính là bắt đầu từ chỗ đó. Từ một chức vị thấp nhất trong tôn thất là phụ quốctướng quân, ông dần dần lên đến thân vương, và nắm mọi quyền hành quản lý những công việcquan hệ với nước ngoài. 

Cuộc hoà đàm Tân Sửu là sự kiện quan trọng nhất trong đời ông. Trong vụ này, ôngkhông những hết lòng làm vừa ý thái hậu, để thái hậu khỏi chịu trách nhiệm chính, mà còn làmvừa ý liên quân tám nước trong việc ký kết điều ước. Người ta khi nói đến vốn liếng chính trị củavương công nào, chỉ nói vương công này có Đức làm hậu thuẫn, vương công nọ có Nhật đằngsau lưng..., đều chỉ có một nước ngoài nâng đỡ còn khi nói đến Khánh vương thì chẳng ai sánhkịp: vì ông có những tám nước ủng hộ. Vì vậy sau cuộc hoà đàm Tân Sửu, Tây thái hậu rất mựccoi trọng ông. Năm thứ 29 thời vua Quang Tự, ông nắm quyền hành vượt cả đại thần quân cơcủa Lễ thân vương đã già chỉ có tiếng chứ không có miếng. Về sau, Lễ thân vương rút lui, DịchKhuông chính thức tiếp lấy chức vụ đó, con là Tải Chấn cũng được phong Thương bộ thượngthư, hai bố con vinh hiển không ai bằng. Mặc dù có một số vương công và ngự sử chống đối, tốcáo ông lộng quyền và tham nhũng, nhưng cuối cùng cũng chẳng có kết quả gì, thậm chí ngườitố cáo còn bị cách chức. 

Tây thái hậu có vừa lòng thật sự hay không? Theo nhiều tài liệu cho biết: về sauTây thái hậu vừa phải dựa vào Dịch Khuông nhưng cũng vừa lo ngại ông. Nỗi lo ngại của Tâythái hậu không phải vì Dịch Khuông tham nhũng và hay ăn của đút lót, mà là quan hệ đặc biệtgiữa ông với Viên Thế Khải. Chỉ nhìn vào số tiền của Viên Thế Khải đã đút lót cho ông cũng đủbiết quan hệ không bình thường. Từ Thế Xương, tâm phúc của Viên Thế Khải sau này nói: việctrong Khánh vương phủ, bất kỳ là đẻ con sinh cháu, ma chay chúc thọ... đều do nha môn tổngđốc tỉnh Trực Lệ xuất tiền chi phí. Trước ngày Khánh vương Dịch Khuông nắm quyền quân cơkhông bao lâu, một hôm, Khánh vương phủ nhận được 10 vạn lạng bạc (có người nói 20 vạnlạng) của Viên Thế Khải sai người mang đến, người mang bạc đến nhắn lời của Viên Thế Khảirằng: "Ngài Khánh vương sắp phải chi phí rất nhiều, xin nể mặt mà nhận cho." Sau đó ít lâu tinDịch Khuông được thăng quan công bố, mọi người rất đỗi ngạc nhiên tài bói toán của Viên ThếKhải. 

Sau vụ đảo chính Mậu Tuất, Tây thái hậu một mặt rất coi trọng Viên Thế Khải, chỉtrong vài ba năm đã phong cho y từ chức quan Án sát tỉnh Trực Lệ lên tới tổng đốc tỉnh Trực Lệvà ngoại vụ bộ thượng thư, nhưng mặt khác bà cũng rất lo ngại đại thần người Hán nàythống lĩnh quân Bắc Dương và rất biết đầu cơ. Khi nghe nói Viên Thế Khải sai người mangnhiều bạc đi đút lót Khánh vương, con người coi đồng tiền như tính mạng này thì thái hậu càngcảnh giác. 

Tây thái hậu từng có ý định gạt bỏ Dịch Khuông theo ý của đại thần quân cơ CùHồng Cơ. Song Cù Hồng Cơ thiếu từng trải, đem việc này nói cho vợ biết. Ai ngờ vợ ông cóngười bà con làm ở tờ báo tiếng nước ngoài vì thế tin này lọt đến tai một phóng viên nước ngoài, và được đăng trên báo chí xuất bản tại Luân Đôn. Công sứ Anh tìm đến bộ ngoại vụ chất vấn hưthực, Tây thái hậu không dám thừa nhận nhưng sau đó đã sai Thiết Lương và Lộc Tuyền truyxét, rốt cuộc Cù Hồng Cơ bị cách chức. 

Tây thái hậu định gạt Dịch Khuông không thành, hơn nữa vì Dịch Khuông có mốiliên hệ với người nước ngoài sau này có việc còn phải nhờ ông vì vậy sau đó thái hậu không dámđộng đến ông nữa, nhưng đối với Viên Thế Khải thì bà không do dự. Năm 33 thời vua QuangTự, Tây thái hậu điều Viên Thế Khải làm Ngoại vụ bộ thượng thư, đồng thời tham gia việc quân.Bề ngoài coi như trọng dụng, thực sự là tước binh quyền của Viên Thế Khải. Hiểu dụng ý đó,Viên Thế Khải không chờ sắc lệnh đã chủ động giao nộp quyền thống lĩnh quân Bắc Dương. 

Tây thái hậu rất hiểu khả năng thực tế của Viên Thế Khải khống chế quân Bắc Dươngkhông phải một sớm có thể tước hết, quan hệ giữa Dịch Khuông và Viên Thế Khải cũng khôngthể cắt đứt ngay được. Trong khi còn đang dự định một biện pháp khác thì bà bị ốm, đồng thờinghe tin Viên Thế Khải định phế truất vua Quang Tự, dựng Tải Chấn con của Dịch Khuông lênngôi. Lập tức bà điều Dịch Khuông đi trông coi công trình xây lăng, sau đó điều quân lính củaĐoàn Kỳ Thụy (17)rời Bắc Kinh, lệnh Thiết Lương thống lĩnh đơn vị của mình vào đóng ở BắcKinh thay Đoàn Kỳ Thụy. Tới khi Dịch Khuông làm xong công việc trở về Bắc Kinh thì sự việcđã giải quyết xong xuôi, tức là đã tuyên bố tôi nối ngôi và cha tôi làm Nhiếp chính vương.Nhưng để tiếp tục lôi kéo Dịch Khuông được 8 nước ủng hộ, Từ Hy bèn "ân điển" cho dòng họDịch Khuông được đời đời thừa tập tước lộc thân vương. 

Âm mưu của Viên Thế Khải và Khánh vương Dịch Khuông có thật như vậy haykhông, nội dung cụ thể ra sao, điều đó tôi cũng không rõ lắm. Nhưng theo Thiết Lương kể vềviệc sắp xếp này của Từ Hy thì, trước khi điều bộ phận quân Bắc Dương của Đoàn Kỳ Thụy rờikhỏi Bắc Kinh, Từ Hy đã ra lệnh phát cho mỗi người lính hai lạng bạc, một bộ quần áo mới vàhai đôi giầy. Ngoài ra, tôi còn được nghe thái giám già Lý Trường An nói về nghi án cái chết củaQuang Tự. Thái giám già Lý Trường An nói trước ngày Quang Tự mất, Quang Tự vẫn bìnhthường, chỉ sau khi uống một thang thuốc bệnh tình mới trầm trọng. Về sau mới biết thang thuốcđó chính là do Viên Thế Khải sai người đem tới. Bệnh của Quang Tự chỉ là bị cảm mạo thôngthường, trước khi chết một ngày có người còn trông thấy Quang Tự khoẻ mạnh đang đứng nóichuyện với người khác, vì vậy tin Quang Tự ốm nặng đã làm mọi người kinh ngạc, càng kinhngạc hơn là tin ốm nặng loan báo mới được hai tiếng đồng hồ thì nghe nói đã "thăng hà". Tómlại cái chết của Quang Tự quả thật đáng nghi, và nếu lời nói của thái giám già Lý Trường An làđúng, thì quả thật Viên Thế Khải và Dịch Khuông đã có âm mưu rất tỷ mỉ. 

Cũng có người đồn rằng, Tây thái hậu biết mình ốm không dậy được, nhưng khôngcam tâm chết trước Quang Tự, nên đã hạ thủ một cách thâm độc. Lời đồn này cũng có thể đúng.Nhưng tôi được biết, hôm công bố tôi lên ngôi, bà vẫn không tin mình ốm liệt giường. Hai tiếngđồng hồ sau khi Quang Tự chết bà còn ra lệnh cho nhiếp chính vương: "Mọi việc quân chínhphải được sự huấn thị mới thi hành". Đến hôm sau mới nói: " Vì nay bệnh tình trầm trọng, sợkhông dậy nổi, sau khi dựng vua kế thế, mọi việc quân chính đều do Nhiếp chính vương địnhđoạt gặp việc trọng dại phải hỏi ý kiến hoàng thái hậu (18) mới được thi hành." 

Tất nhiên, bà nghĩ mình cũng không sống được bao lâu nữa. Theo bà thì quyết địnhnhư vậy là đã tận sức gìn giữ được ngai vàng của dòng dõi Ái Tân Giác La. Bà thậm chí chorằng, quyết định này đúng là ở chỗ chọn người em ruột của Quang Tự làm Nhiếp chính vương.Vì theo lẽ thường, chỉ có người như vậy mới không mắc mưu Viên Thế Khải.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hồikys