Nhiếp Chính Vương giám quốc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


  Trong 3 năm tôi làm vua và cha tôi làm Nhiếp Chính Vương, mãi đến năm cuối cùngtôi mới được thấy cha tôi. Đó là hồi tôi vào học ở Cung Dục Khánh không lâu, một hôm ông đếnxem xét việc học tập của tôi.

 Một thái giám vào bẩm: "Vương gia đã đến". 

Thày học vội xếp sách vở ngay ngắn lại đồng thời bảo cho tôi biết khi gặp cha tôi thìphải làm thế nào, xong rồi bảo tôi đứng chờ. Một lát sau, một người lạ mặt, đầu đội mũ quan,cằm không có râu xuất hiện ở ngưỡng cửa phòng học và đứng thẳng người trước mặt tôi. Đóchính là cha tôi. 

Theo gia lễ, tôi cúi chào, sau đó cùng ngồi xuống ghế. Ngồi xong tôi cầm sách và đọctheo lời thày chỉ dẫn trước. 

"Mạnh Tử gặp Lương Huệ Vương, vương đứng trên đồng lầy....".

 Không hiểu vì sao tôi hồi hộp quá không đọc tiếp được 

Cũng may cha tôi còn hồi hộp hơn tôi, nên vội gật đầu nói lập cập: 

"Tốt, tốt, hoàng thượng cố gắng mà học... học tập nhé"

 Dứt lời lại gật đầu lia lịa rồi đứng dậy đi ra. Cha tôi dừng lại ở chỗ tôi không quá haiphút. 

Từ hôm ấy tôi mới biết hình dạng của cha mình: ông không giống thầy học của tôi vìông không để râu, mặt không vết nhăn, đuôi mũ bằng lông công như bay nhảy sau gáy. Về saucứ một tháng là ông đến một lần, và lần nào cũng không quá hai phút. Tôi còn biết cha tôi hơinói lắp, và biết đuôi mũ lông công sau gáy ông sở dĩ cứ nhảy lên nhảy xuống là vì hễ ông cứ nóichuyện thì lại gật đầu lia lịa. Ông rất ít nói, ngoài mấy tiếng "tốt, tốt, tốt" ra khó mà nghe đượcnhững lời khác. Em trai tôi thường nghe mẹ tôi nói, năm Tân Hợi (1911) cha tôi từ chức Nhiếpchính vương, từ cung vua về đến nhà liền nói với mẹ tôi: "Bắt đầu từ hôm nay mình có thể vềnhà bế con rồi!". Thấy cha tôi nói một cách nhẹ nhõm mẹ tôi ức đến phát khóc, và sau đó khuyênem tôi: "Con lớn lên đừng bắt chước cha như thế con nhé!" Hồi đó cha tôi có viết hai câu đối"có sách thật phú quý, không việc tiểu thần tiên", tuy không nói lên được đầy đủ chí "ẩn dật"của ông, nhưng cũng thấy ông rất khổ não trong 3 năm "giám quốc". Có thể nói rằng ba năm ấylà ba năm thất bại nhất trong đời ông. 

Đối với ông, thất bại cay đắng nhất là không trừ được Viên Thế Khải. Có người đồnrằng, trước khi chết Quang Tự có tâm sự với Nhiếp chính vương và để lại chỉ dụ viết bốn chữ"giết Viên Thế Khải". Theo tôi biết thì không có việc gặp gỡ lần đó giữa hai anh em Quang Tự.Việc Nhiếp chính vương muốn giết Viên Thế Khải để báo thù cho anh quả có thật, song đã bịbọn đại thần quân cơ đứng đầu là Dịch Khuông ngăn cản. Tình tiết cụ thể thì tôi không đượcbiết, chỉ biết lời nói của Dịch Khuông "giết Viên Thế Khải không khó, nhưng nếu quân BắcDương nổi dậy làm phản thì làm thế nào" đã làm cha tôi chán ngán. Rốt cuộc là Long Dụ tháihậu nghe lời Trương Chi Động và vài người khác cho Viên Thế Khải về nhà "chữa bệnh đau chân" thả y đi mất.

  Có một người làm việc trong Phủ Nội vụ nói cho tôi biết, lúc bấy giờ Nhiếp chínhvương muốn bắt chước cách của Khang Hy là triệu Ngao Bái vào cung ban cho ngồi trên mộtchiếc ghế có một chân hỏng, Ngao Bái không đề phòng ngồi xuống bị ngã, thế là buộc tội "khiquân" và bị giết. Cùng Nhiếp chính vương bày kế này là tiểu Cung thân vương Phổ Vĩ (19). Phổ Vĩcó một thanh đao Bạch Hồng của vua Hàm Phong ban cho ông nội y là Dịch Hân. Nhiếp chínhvương bảo Phổ Vĩ đeo bên mình để giết Viên Thế Khải. Mọi kế hoạch đã xong xuôi, nhưng bịTrương Chi Động và đồng bọn ngăn lại. Câu chuyện này chưa đủ chứng cớ để tin, nhưng ít nhấtcũng có một vài điểm là sự thật, tức là lúc bấy giờ có người cố sức bảo vệ Viên Thế Khải, cũngcó người định giết bằng được Viên Thế Khải, những người bày mưu tính kế cho cha tôi cũngkhông phải là ít. Sau vụ đảo chính Mậu Tuất, Viên Thế Khải tuy bỏ ra rất nhiều tiền, đút lót,nhưng vẫn có một số thế lực không thể mua chuộc bằng tiền được. Những thế lực đối địch đókhông hoàn toàn phải là phái duy tân và nhân vật thuộc Đế đảng hồi trước, mà không có nhữngngười tranh giành địa vị với Dịch Khuông, có những người cố sống cố chết cướp lấy binh quyềntrong tay, cũng có những người vì mục đích nào đó đã đặt hy vọng vào việc lật đổ Viên ThếKhải. Vì thế, vấn đề giết chết và bảo vệ Viên Thế Khải không phải là cuộc đấu tranh giữa pháiduy tân và phái thủ cựu giữa Đế đảng với Hậu đảng hồi trước, và cũng không phải là cuộc đấutranh giữa quý tộc người Mãn với quý tộc người Hán, mà là cuộc đấu tranh giữa nhóm quý tộcnày với nhóm quý tộc khác. Lúc ấy trong nội các quý tộc đã chia ra làm hai nhóm, một nhómđứng đầu là Khánh vương Dịch Khuông, một nhóm đứng đầu là Công tước Tải Trạch. Bày mưutính kế cho cha tôi và đòi quyền lực địa vị chủ yếu là nhóm Tải Trạch.

 Bất kỳ là nhóm nào cũng bao gồm một số người thuộc dòng dõi Ái tân giác la, quýtộc người Mãn, thế gia tám kỳ, đại thần người Hán, mưu sĩ nam bắc...; giữa những người nàycũng có sự bất đồng, ai cũng đều có tính toán riêng. Ví như lớp người dòng dõi tên họ có chữđệm "Tải" như Tải Trạch chẳng hạn, thì cố sức tranh đoạt quyền hành của Khánh vương làngười chú họ. Dòng dõi anh em trong Thuần vương phủ thì chỉ muốn nắm binh quyền của ViênThế Khải và những đại thần người Hán khác. Cả đến anh em một nhà trong Thuần vương phủ,những người theo Anh học hải quân và theo Đức học lục quân cũng có ham muốn khác nhau.Nhiếp chính vương đứng giữa các nhóm đối lập, khi thì nghe bên này, lúc thì đồng ý bên kia, cókhi nói với hai bên đều "tốt, tốt", "ử, ử", nhưng sau đó chẳng làm được gì hết, vì vậy nhóm nàocũng bất mãn với ông. 

Khó đối phó nhất phải kể Dịch Khuông và Tải Trạch. Trước khi Tây thái hậu chết,Dịch Khuông làm lãnh hàm quân cơ, sau khi thái hậu chết, chế độ quan nội các có sự cải cách, ylại làm nội thần tổng lý nội các, do đó càng khiến Độ chi bộ thượng thư Tải Trạch bất bình. Hễcó dịp là Tải Trạch tìm gặp Nhiếp chính vương và nói xấu Dịch Khuông trước mặt Nhiếp chínhvương. Nhưng Tây thái hậu cũng chẳng gạt được Dịch Khuông thì Nhiếp chính vương làm thếnào mà gạt nổi?

 Nếu như Nhiếp chính vương ủng hộ Tải Trạch hoặc có thái độ đối lập với DịchKhuông, thì Dịch Khuông chỉ cáo già từ chức ở tịt trong vương phủ không ra làm việc nữa làNhiếp chính vương lập tức hoảng sợ ngay. Cho nên mỗi lần Tải Trạch và Dịch Khuông va chạmnhau cuối cùng Tải Trạch vẫn chịu thất bại. Người của Thuần vương phủ thường thấy Tải Trạchto tiếng với Nhiếp chính vương: "Ông anh hoàn toàn vì em; nếu không nghe ông anh thì lãoKhánh (tức Khánh vương Dịch Khuông) sẽ làm mất đứt nhà Thanh cho mà xem!". Nhiếp chínhvương lần nào cũng trầm ngâm hồi lâu mới nói : "Ừ, ừ, mai sẽ nói với lão Khánh...". Hôm sau,tình hình vẫn như vậy: Dịch Khuông vẫn hành động theo ý mình, Tải Trạch lại mất công toi.

  Thất bại của Tải Trạch cũng là thất bại của Tải Phong, và thắng lợi của Dịch Khuôngcũng thường là thắng lợi của Viên Thế Khải. Nhiếp chính vương Tải Phong không phải là khôngbiết thế, cũng không phải là không muốn ngăn chặn, song không còn cách nào khác. 

Về sau, bão táp khởi nghĩa Vũ Xương dấy lên, đại thần lục quân người Mãn là AmXương dẫn quân Thanh đi đánh dẹp, tác chiến bất lợi phải tới tấp gửi điện khẩn về. Từ ThếXương "quân sư" của Viên Thế Khải thấy thời cơ đã đến, bèn vận động Dịch Khuông, Na Đồngvà mấy đại thần quân cơ khác tiến cử Viên Thế Khải. Lần này Nhiếp chính vương đã có chủđịnh, liền nổi khùng quạt cho Na Đồng (người "nguyện đem tính mạng" bảo đảm cho Viên ThếKhải) một trận. Song ông quên rằng Na Đồng sở dĩ dám đứng ra bảo đảm cho Viên Thế Khải tấtnhiên không lo sợ là vì y có chỗ dựa. Sau khi Nhiếp chính vương tức giận khiển trách, Na Đồngliền cáo già từ chức, Dịch Khuông cũng không vào triều làm việc, điện khẩn về tình hình quân sựtới tấp bay về, Nhiếp chính vương không giữ được ý định của mình nữa, vội vàng thưởng cho NaĐồng "ngồi kiệu hai người khiêng", mời Dịch Khuông "thông cảm thời thế khó khăn" ra làmviệc trở lại, và cuối cùng buộc phải ký sắc lệnh phong cho Viên Thế Khải làm Khâm sai đại thầnchỉ huy ba quân, đồng thời uỷ nhiệm Phùng Quốc Chương (20) và Đoàn Kỳ Thụy là hai thân tíncủa Viên Thế Khải làm thống lĩnh quân lĩnh ở tiền tuyến. Sau khi ông mặt mày ủ dột về tớivương phủ, một nhóm vương công đại thần khác vây quanh lấy ông, oán trách ông trước đã thảhổ về rừng, nay lại rước sói về nhà. Ông hối hận và nhờ các vương công đại thần bày mưu đặt kếhộ. Nhóm này nói, cho Viên Thế Khải ra làm việc cũng được, song phải hạn chế binh quyền củay, không nên để Phùng Quốc Chương và Đoàn Kỳ Thụy là thuộc hạ cũ của y làm thống lĩnhquân lính ngoài tiền tuyến. Qua bàn luận một hồi, có người cho rằng Phùng Quốc Chương còn cóchút tình nghĩa, có thể dùng được, Bối lặc Tải Tuân cũng yêu cầu cho Khương Quý Đề bạn thânvới mình thay thế Đoàn Kỳ Thụy. Ngay sau đó các vương công bèn giúp Nhiếp chính vươngthảo lại bức điện, Nhiếp chính vương phái người đi ngay trong đêm ấy đem bức điện này tớiKhánh vương phủ, bảo Dịch Khuông phát đi thay cho bức điện trước. Song người trong Khánhvương phủ trả lời rằng Khánh vương Dịch Khuông đang ngủ, có việc gì thì mai vào triều hãyhay. Ngày hôm sau Nhiếp chính vương vào triều chưa kịp đưa bức điện đó thì Dịch Khuông đãvào báo là bức điện trước đã phát đi từ tối hôm qua rồi. 

Cha tôi không phải là người không có chút chủ định nào. Chủ định của ông là duy trìsự thống trị của hoàng tộc, trước hết là lấy lại và nắm chặt binh quyền. Đó là một điều mà ônghọc được ở hoàng thất nước Đức sau lần làm sứ giả sang Đức hồi trước, tức là quân đội nhấtthiết phải do hoàng thất nắm. Sau mấy ngày tôi lên ngôi, ông đã phái em trai là Tải Đào làm đạithần chuyên trách việc huấn luyện quân cấm vệ để xây dựng một đội quân hoàng gia. Sau khiViên Thế Khải mượn cớ không vào triều, ông thay vua làm đại nguyên soái thống lĩnh quân độicả nước, phái em trai là Tải Tuân làm đại thần trù bị xây dựng hải quân và Tải Đào phụ tráchQuân tư xứ (cơ quan tổng bộ tham mưu), sau đó hai chú này của tôi trở thành đại thần hải quânbộ (bộ trưởng Bộ hải quân) và đại thần Quân tư phủ (tổng tham mưu trưởng). 

Nghe nói, lúc bấy giờ cha tôi thường bàn với vương công đại thần là dù Viên ThếKhải đàn áp quân cách mạng được hay thua chăng nữa cũng phải khử y đi. Nếu y thua thì lấy cớthua trận mà giết, nếu y được thì cũng tìm cách tước bỏ binh quyền và sau đó tìm cách diệty. Tóm lại là quyết không để người Hán nắm quân đội nhất là không thể để binh quyền lọt vàotay Viên Thế Khải. Đằng sau kế hoạch này còn có nhiều dự định về việc nắm quyền thực tế lãnhđạo trong cả nước. Giả sử những dự định này là do cha tôi đặt ra thì, chưa nói đến trở lực bênngoài, chỉ nói tài năng của ông cũng không thể nào thực hiện được. Vì vậy không những người theo Viên Thế Khải bất mãn với ông, mà chính anh em trong họ cũng thường than ngắn thở dài về ông.

  Hồi con của Lý Hồng Chương là Lý Kinh Mại trước khi sang Đức làm công sứ cóđến xin chỉ thị của Nhiếp chính vương, chú bảy Tải Đào đi cùng ông vào cung nhờ ông nhắc hộNhiếp chính vương về việc quân cấm vệ; có lẽ vì lo tự mình nói không có kết quả, nên định dựavào uy tín của Lý Kinh Mại. Lý Kinh Mại nhận lời và bước vào điện, nhưng được một lát đãbước ra ngay. Tải Đào đứng ngoài chắc mẩm Lý đã quên việc ông nhờ, bèn hỏi sao mau vậy. LýKinh Mại cười ngán ngẩm: Nhiếp chính vương gặp tôi chỉ nói ba câu "ông ở đâu tới đó?"', tôi trảlời, Nhiếp chính vương hỏi tiếp "bao giờ lên đường?", tôi mới trả lời xong chưa kịp thưa tiếp thìvương gia lại nói ngay "tốt, tốt, cố gắng nhé. Thôi lui xuống đi". Đến việc của tôi còm chưa kịpnói nữa là việc của ông! 

Bà nội tôi bị sưng nhọt ở vú, thầy lang chữa mãi chưa khỏi, cha tôi nghe lời các chútôi cho mời một bác sĩ người Pháp đến chữa. Bác sĩ định mổ, bị cả nhà Thuần vương phản đối,chỉ còn cách bôi thuốc băng bó. Trước khi bôi thuốc bác sĩ đốt đèn rượu cồn khử trùng cho y cụ,cha tôi nom thấy khiếp quá vội hỏi phiên dịch: "Làm làm làm cái gì vậy? Định thiêu bà cụ à?

"Chú sáu Tải Tuân đứng sau cha tôi thấy ông không biết tí gì về y học, vội lắc đầumím môi ra hiệu cho phiên dịch đừng dịch cho bác sĩ nghe. 

Bác sĩ để thuốc lại rồi ra về. Mấy hôm sau bác sĩ rất lạ thấy bệnh tình của bà nội tôivẫn không giảm chút nào, bèn xin cho xem lại các hộp thuốc bôi, cha tôi mang cả ra cho bác sĩ,thì ra tất cả vẫn còn y nguyên chưa hề mở ra. Các chú tôi lại một lần nữa lắc đầu thở dài. 

Thuần vương phủ có một quản gia tên là Trương Văn Trị rất thích bàn luận về"vương già" (Nhiếp chính vương). Có lần ông kể, gần vương phủ có một ngôi miếu nhỏ với mộtcái giếng, nghe nói có một vị "tiên" sống trong đó. Sau vụ Ngân Định Kiều (21), có một lần Nhiếpchính vương đi qua ngôi miếu nhỏ đó muốn tạt vào vái lễ "tiên gia", tạ ơn "tiên gia" từng bảo hộcho ông thoát chết. Ông vừa quỳ xuống vái, bỗng một con chồn lông vàng từ dưới bàn thờ nhảyvụt ra chạy mất. Tuần cảnh bèn báo tin này lên trên, các đại thần liền đồn rằng, "vương già"mệnh trời rất lớn, đến "tiên gia" cũng không dám nhận một vái của ông. Kể xong Trương VănTrị nói toạc móng heo ra rằng, thì ra "vương già" đã sai người trông miếu chuẩn bị sắp đặt từtrước rồi!

 Sau khi Từ Hy chết, những người trong Thuần vương phủ đều thích tự xưng mình làphái duy tân, cha tôi cũng vậy. Nói về đời sống của cha tôi thì có rất nhiều hành động chống mêtín và theo thời mới. Tôi từng nghe người ta nói, "Phật già" (22) không phải thật sự chống duy tânđâu, những việc làm sau vụ Mậu Tuất chẳng phải là những việc Quang Tự muốn làm đó sao?Thuần vương cũng là một nhân vật thức thời, nếu không Từ Hy sau này sao lại để ông làm đạithần quân cơ? Những việc duy tân và quan hệ với người nước ngoài của Từ Hy ra sao ở đâykhông cần nói đến làm gì, nhưng việc duy tân của cha tôi thì tôi có biết được chút ít. Đối vớinhững sự việc mà các "lão thần" cho là mới lạ thì ông không có thái độ bài xích. Thuần vươngphủ là vương phủ đặt điện thoại và sắm ô tô trước nhất, người trong Thuần vương phủ cũng lànhững người cắt bỏ đuôi sam sớm nhất, và trong đám vương công quý tộc mặc âu phục sớm nhấtcũng có cha tôi. Song ông hiểu biết thực sự về những việc "Tây" ra sao thì có thể lấy việc mặc âuphục làm ví dụ. Có lần, sau khi mặc âu phục được mấy ngày, ông hỏi Phổ Kiệt em trai thứ haicủa tôi: "Tại sao áo sơ mi của chúng bay thì vừa thế mà của tao thì cứ dài thườn thượt hơn áoTây nhỉ?". Phổ Kiệt kiểm tra lại quần áo ông mặc, thì ra ông bỏ áo sơ mi ngoài quần nên phải khó chịu mất mấy ngày vì việc ấy!

  Ông còn từng đuổi mụ thầy cúng chữa bệnh cho bà tôi ra khỏi cổng, và đối với connhím mà trong nhà không ai dám mó đến thì ông cũng dám lấy chân đá xuống cống, song sau đómặt mày lại tái mét. Ông phản đối tụng kinh niệm phật, nhưng mỗi năm cứ đến ngày giỗ ngày tếtthì ông rất coi trọng việc thắp hương cúng bái. Sinh nhật của ông là ngày mồng 5 tháng giêng âmlịch, ở Bắc Kinh có tục lệ "phá ngũ" đúng vào ngày hôm ấy, ông bèn cấm không cho mọi ngườinói đến hai chữ ấy, và ông lấy mảnh giấy mầu đỏ dán lên tờ lịch này hôm ấy, trên viết một chữThọ với nét bút rất dài. Phổ Kiệt hỏi sao nét bút lạ đến thế, ông nói: "Gọi là trường thọ mà lỵ!" 

Tôi từng đọc nhật ký của cha tôi viết trong ba năm làm Nhiếp chính vương trông coiviệc nước để tìm hiểu tình hình lúc bấy giờ. Tôi nhìn thấy được nhiều tài liệu cần thiết, song pháthiện có hai loại ghi chép rất lý thú. Một loại là ghi chép các việc thường lệ như tới ngày lập hạthì "theo tục lệ phải hớt tóc nửa trọc", tới ngày lập thu thì "theo lệ phải hớt tóc rẽ đường ngôi",ngoài ra thì theo lệ phải mặc quần áo gì, ăn những thức ăn gì v.v. và v.v. Một loại là ghi chép tỉmỉ về quan sát hiện tượng thiên văn và những đoạn tóm tắt về tin tức thiên văn đăng trên báo,cólúc kèm theo một vài bản sơ đồ vẽ rất cẩn thận. Qua đó có thể biết được nội dung cuộc sống củaông rất nghèo nàn và ông rất ham mê thiên văn. Giả sử ông sống trong thời đại ngày nay, khôngbiết chừng ông sẽ trở thành một nhà thiên văn học nổi tiếng. Song đáng tiếc là ông đã sinh ratrong xã hội thời ấy và gia đình ấy, hơn nữa là năm lên 8 đã trở thành một vị thân vương trong hoàng tộc 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hồikys