Gia đình thân vương

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

  Tôi có bốn bà nội, Diệp Hách Na La Thị, chính thất phu nhân của ông nội không phảilà bà nội ruột của tôi, bà đã mất 10 năm trước khi tôi ra đời. Nghe nói tính tình của bà này kháchẳn với chị (Từ Hy), bà rất thủ cựu. Sau khi Đồng Trị chết, Từ Hy vẫn xem hát vui chơi nhưthường còn bà thì khác, có lần bà được triệu vào cung xem hát, bà ngồi trước sân khấu nhưng haimặt nhắm tịt, Từ Hy nói bà làm gì vậy, bà vẫn không mở mắt nói: "Bây giờ là quốc tang, emkhông xem hát được!". Từ Hy bị một vố không biết nói thế nào, bà có rất nhiều điều kỵ, ngườitrong nhà nói chuyện trước mặt bà phải rất cẩn thận, những tiếng như "xong rồi" (23), "chết" v. v..phải thay bằng những tiếng "được rồi "hỷ" v.v. , Bà cả đời thờ phật, quanh năm phóng sinh, thắphưởng khấn vái, mùa hè không dám vào vườn hoa nói là sợ giẫm phải kiến. Bà nhân từ với loàikiến là thế nhưng đánh đập gia nhân nô bộc thì chẳng chùn tay chút nào. Nghe nói Thuần vươngphủ có một thái giám có tật co giật ở mặt, chính là vì từng bị ăn đòn bằng roi mây của bà. 

Bà đẻ cả thảy năm người con, con gái đầu sống đến 6 tuổi, con trai đầu sống chưa đến2 tuổi cả hai cùng chết cách nhau không tới 20 ngày hồi mùa đông năm thứ 5 thời vua Đồng Trị.Con trai thứ hai là Quang Tự, 4 tuổi rời khỏi bà. Sau khi Quang Tự vào cung, bà đẻ con trai thứba nhưng chỉ sống được một ngày rưỡi. Con trai thứ tư Tải Quang được bà yêu chuộng hết mức,mặc ít thì sợ lạnh, ăn nhiều thì sợ đầy. Gác tía lầu son, thịt thà quá nhiều đến thiu thối, con em nhà giầu thường bị tiêu hoá không lành là thế. Phủ Giả trong Hồng Lâu Mộng có những "ngàynhịn đói", thật là tiêu biểu cho cái cái đạo dưỡng sinh này của bọn quý tộc. Bà nội tôi rất tin đạodưỡng sinh này, thường không chịu để cho con ăn no, nghe nói một con tôm cũng phải chia làmba khúc cho ăn ba bữa, rốt cuộc người con thứ tư chưa đến 5 tuổi đã chết yểu vì không đủ dinhdưỡng. Thái giám là Ngưu Tường Tăng trong vương phủ từng nói: "Nếu không thế sao cậu năm(Tải Phong) lại được thừa kế vương già (Dịch Hoàn), chỉ vì lão phu nhân quá thương con nên các cậu trước bị chết hết!" 

Cha tôi tuy không phải con ruột của bà, song theo phép tắc tổ tông, ông phải chịu sựdạy bản của bà. Về mặt ăn uống, bà không hạn chế cha tôi và các chú tôi, nhưng về mặt tinh thầnthì không lơi lỏng chút nào. Theo thái giám Ngưu Tường Tăng kể: Trước mặt lão phu nhân. cậunăm cậu sáu muốn cười cũng phải giữ ý, nếu cười ra tiếng thì lại bị lão phu nhân mắng ngay:Cười gì? Con nhà không có phép tắc!"

 Phu nhân thứ hai của Thuần hiền thân vương là Nhan Trát thị mất sớm. Phu nhân thứba Lưu Giai thị là bà nội ruột của tôi. Sau khi Diệp Hách La thị mất, bà nội tôi chủ quản tronggia đình. Bà tuy không khô khan cứng nhắc như bà nội Na La thị, song thần kinh thường ở trạngthái không bình thường. Nguyên nhân chứng bệnh này cũng là do vận mệnh của con cháu mà ra.Bà nội ruột tôi cũng có một con gái 2 tuổi đã chết. Bà có ba người con trai: Tải Phong, Tải Tuânvà Tải Đào. Chú bảy Tải Dào được bà nuông chiều từ tấm bé, năm chú 11 tuổi bà nội tôi bỗngnhận được chỉ dụ của Từ Hy thái hậu bảo cho Tải Đào làm con thừa tự Bối tử Dịch Mô, anh emcon chú con bác của ông nội tôi. Nhận được "chỉ dụ" bà nội tôi khóc ngất. Bà bị kích mạnh và từđó thần kinh không được bình thường. 

Dịch Mô không có con trai lẫn con gái, được con thừa tự tất nhiên mừng rỡ, coi nhưđẻ được con trai, ba hôm sau mở tiệc linh đình cho mời đông đủ bà con khách khứa đến ănmừng. Vị Bối tử này ngày thường không biết cách phỉnh nịnh Từ Hy, nên từ lâu Từ Hy đã khôngvừa lòng, lần đó thấy ông vui mừng hớn hở thì bực tức và rắp tâm không để ông yên vui. TừHy thường có câu "danh ngôn": "Ai mà làm ta không vui một lúc, thì ta sẽ làm cho người ấykhông vui suốt đời." Không biết Dịch Mô trước đây có bị Từ Hy đầy đoạ gì không mà ông đã cólần vẽ một bức tranh trong lúc bực tức; trong tranh chỉ vẽ có một cái chân ám chỉ Từ Hy chỉ biếtđi quấy phá việc nhà việc nước rối bời. Trong tranh còn kèm theo một bài thơ trút nỗi bực tức của mình, thơ rằng :

Tội nghiệp ta đã cố tránh chân, 

Nai lưng dựng đài cốt ẩn thân. 

Đài cao vòi vọi ba trăm thước, 

Ba trăm chân cũng bước lại gần.  

  Không biết vì sao Từ Hy lại biết được việc này. Để trút giận, bà bỗng lại ra một chỉdụ, lệnh cho chú bảy Tải Đào đã 5 năm làm con thừa tự Dịch Mô chuyển sang làm con thừa tựcủa Chung quận vương Dịch Hợp, em trai thứ 8 của ông nội tôi. Vợ chồng Dịch Mô cùng bị ốmliệt giường vì bị kích động về việc này. Không lâu Dịch Mô ốm chết trên giường, Từ Hy lại cố ýlệnh cho Tải Đào, con thừa tự của Dịch Mô bị Từ Hy cướp đi thay mặt bà đến viếng Dịch Mô,tất nhiên vì thay mặt thái hậu Tải Đào không quỳ được. Thế là chưa đến nửa năm vợ Dịch Môcũng uất ức đến chết. 

Trong khi Từ Hy lần thứ hai ra lệnh cho chú bảy Tải Đào làm con thừa tự, thì bà cũnglệnh cho chú sáu Tải Tuân đi làm con thừa tự cho Mẫu quận vương Dịch Chí là anh em con chúvới ông nội tôi. Thật là như trong thơ của Bối tử Dịch Mô đã nói "đài cao vòi vọi ba trăm thước,ba trăm chân cũng bước lại gần". Bà nội Lưu Giai Thị đóng cửa ngồi trong nhà bỗng chốc thiếumất một người con. Hai việc này xảy ra không lâu bà lại gặp phải việc thứ ba. Chả là bà nội vừamới dạm vợ cho cha tôi thì nhận được chỉ dụ của Từ Hy chỉ định việc hôn nhân cho cha tôi. Chatôi vốn đã có một nơi rồi, năm Canh Tý liên quân 8 nước vào Bắc Kinh, nhiều người Mãn sợ liênquân giết nên cả nhà tự sát, gia đình bên gái này cũng tự sát hết, khi cha tôi theo Từ Hy vàQuang Tự trốn đi Tây An, bà nội lại tìm cho cha tôi một đám khác, hơn nữa đã trao "đại định"(vật như ý) cho con dâu tương lai. Theo tục lệ, trao túi (24) nhỏ gọi là trao "tiểu định" , nghĩa làcòn có thể thay đổi đến khi đã trao "đại định", nếu chồng chưa cưới chết hoặc xảy ra việc gì thìtheo lễ giáo phong kiến vợ chưa cưới sẽ giữ tiết suốt đời hoặc chết theo "chồng". Từ Hy tất nhiênchẳng đếm xỉa gì đến đồng ý của hai bên thông gia hoặc bản thân hai người đính hôn, bà ta làmviệc gì đố còn ai dám nói. Bà nội tôi ở vào thế khó xử, không đồng ý thì sợ tội chống lệnh củaTừ Hy, mà đồng ý thì sợ đằng gái xảy ra điều đáng tiếc. Mặc dù lúc bấy giờ có người an ủi bànội tôi rằng phụng chỉ của thái hậu đi thoái hôn thì sẽ không xảy ra vấn đề gì hết, song bà nội tôivẫn không thông, do đó bệnh thần kinh lại tái phát. 

Sáu năm sau, hôm các đại thần quân cơ đem chỉ dụ đến rước tôi vào cung, bệnh củabà nội tái phát trầm trọng một lần nữa. Bà nội nuôi nấng tôi từ khi tôi mới lọt lòng mẹ, bà rấtthương tôi. Nghe vú em nói, đêm nào bà cũng trở dậy một hai lần rón rén đến bên giường trôngtôi ngủ, bà không đi giầy, guốc vì sợ gây tiếng động làm tôi thức giấc. Bà trông nom tôi như vậycho đến khi tôi lên ba, bỗng nghe nói Từ Hy muốn tôi vào cung, bà liền ngất lịm. Từ đó bệnhthần kinh của bà càng dễ tái phát, cứ như vậy lúc khỏi lúc đau đến khi mất. Bà mất năm 59 tuổi,tức năm tôi rời Bắc Kinh đi Thiên Tân. 

Thuần thân vương Tải Phong 8 tuổi thì bố mất, ông sống cuộc đời quý tộc truyềnthống theo di huấn của Thuần hiền thân vương và dưới sự giáo huấn của hai chị em Từ Hy. Ônglàm Nhiếp chính vương được hưởng lộc trọng quyền cao, trên có mẹ trông nom việc nhà, dưới cócả một cơ cấu làm việc do quan Nhị phẩm trưởng sử(25) cầm đầu quản lý tài chính, thù tiếp ; cóhàng loạt vệ quân, thái giám và người hầu để ông sai khiến, lại còn một đám quan khách bàymưu tính kế cho ông và cùng ông chuyện trò, vui chơi. Ông chẳng cần bận tâm đến đời sốngtrong nhà, cũng chẳng cần biết đến tri thức sản xuất. Ông tiếp xúc với bên ngoài không nhiều, trừnhững cuộc giao tiếp theo lễ nghi, có thể nói ông chẳng có gì gọi là sự từng trải. Hoàn cảnh vàđời sống của ông là chỉ như vậy mà thôi. 

Cha tôi có hai vị "phu chin", hai bà đẻ được 4 trai 7 gái. 

Bà mẹ thứ hai của tôi sau năm Tân Hợi (1911) mới đến, em gái thứ ba cùng mẹ và haiem trai với 4 em gái khác mẹ của tôi sinh ra trong thời kỳ Dân quốc. Em gái lớn và em trai thứba đã chết sớm. Cha tôi chết đầu năm 1951, mẹ tôi chết năm 1921. 

Mẹ tôi và cha tôi khác hẳn nhau. Có người nói dâu người Mãn giỏi hơn giang hơn rểngười Mãn, điều đó có lẽ đúng. Chẳng hạn như Uyển Dung vợ tôi và mẹ tôi đều hiểu biết nhiềuhơn tôi và cha tôi, nhất là biết hưởng thụ và mua sắm. Nghe nói cô gái Mãn đảm đang việc nhà,được anh và chị dâu kính nể, là vì cô gái Mãn nào cũng có dịp được chọn vào cung làm cung nữ(theo tôi nghĩ, có lẽ anh em trai vì bận chơi suốt ngày hoặc bận công việc quan lại, nên chị emgái phải gánh lấy trách nhiệm trông nom việc nhà, quản lý tài chính, do đó gái giỏi hơn trai làvậy). Mẹ tôi khi chưa xuất giá ở nhà rất được chiều chuộng, Từ Hy cũng từng nói "con bé nàygớm lắm, đến ta cũng chẳng sợ". Mẹ tôi mà tiêu tiền thì phải biết, bà nội và cha tôi cũng đànhchịu. Thu nhập của cha tôi không kể địa tô lộc bổng và tiền dưỡng liêm (26). Mỗi năm được 5 vạnlạng bạc, cho đến khi sống trong "triều đình nhỏ" thời kỳ Dân quốc, ông vẫn lĩnh được nguyênsố ấy. Mỗi lần tiền thu nhập vào tay, chẳng bao lâu đã bị mẹ tôi tung phí hết sạch. Về sau cha tôinghĩ ra nhiều cách để hạn chế mẹ tôi tiêu tiền, như phân chia tiền bạc với mẹ tôi, quy định chomẹ tôi chỉ được tiêu một số tiền nhất định..., song đều không có hiệu quả. Cha tôi còn nghĩ racách đập phá đồ đạc để doạ dẫm, như ném bình lọ trên bàn để tỏ ý tức giận và quyết tâm. Nhưngcứ đập phá mãi như vậy lại tiếc của, ông bèn sai người chuẩn bị sẵn những vật ném không vỡnhư ấm đồng, hộp thiếc chẳng hạn (em trai tôi đã thấy những "đạo cụ" này) để ném cho sướngtay. Nhưng cũng chẳng bao lâu mẹ tôi đã biết tỏng cái "oai phong" ấy, rốt cuộc cha tôi lại phảilòi tiền ra để mẹ tôi vung phí. Mỗi lần bà nội tôi giở sổ chi phí do quản gia mang đến thì bà lạirớt nước mắt thở dài, và cha tôi chỉ còn cách lại sai quản gia tiếp tục đem bán đồ cổ, ruộng đất.

 Mẹ tôi cũng thường đem bán trang sức quý báu của mình. Sau này tôi mới được biết,mẹ tôi không những tung tiền để hưởng thụ, mà còn giấu cha tôi dùng vào hoạt động chính trị,đút lót cho Viên Đắc Lượng, tổng binh thống lĩnh bộ binh nha môn thời kỳ Dân quốc, thuộc hạcũ của Vinh Lộc để lôi kéo tướng lĩnh Phụng Thiên. Mẹ tôi đã cùng với các thái phi tiến hànhviệc này, bỏ ra không biết bao nhiêu tiền của và trang sức hòng thực hiện phục hồi. Phổ Kiệt hồinhỏ đã từng thấy mẹ tôi và các thái giám của thái phi dấm dúi bàn bạc sự việc, có hỏi thì mẹ tôitrả lời: "Bây giờ con hãy còn bé, sau này các con lớn lên khắc biết mẹ đang làm gì". Mẹ tôi cóbiết đâu bao nhiêu tiền của chỉ làm đầy ắp cái túi của Viên Đắc Lượng mà thôi chứ không đượcviệc gì hết. Đối với thuộc hạ cũ của cha mình, mẹ tôi rất mực tín nhiệm, đối với Viên Thế Khảixưng đế, trẻ con trong nhà cũng ghét mà chọc thủng mắt tấm ảnh Viên Thế Khải đăng trên báo,chỉ có mẹ tôi là nghĩ khác: "Dù sao cũng không đáng trách Viên Thế Khải, chỉ tại Tôn Văn màthôi!" 

Các em tôi từ nhỏ chẳng đứa nào sợ ông nội và bố, chỉ sợ mỗi mẹ tôi. Còn nô bộc đàytớ thì càng không cần phải nói. Có một hôm cha tôi từ bên ngoài trở về nhà thấy cửa sổ chưađóng kỹ bèn hỏi thái giám: "Sao không đóng kỹ?". Thái giám này trả lời: "Bà lớn chưa về, chưavội đóng ạ". Bố tôi giận phạt ông này quỳ dưới đất. Một đầy tớ gái nói với thái giám: "May màkhông phải là ông cụ, chứ không còn bị đánh nát da nát thịt cho xem". "Ông cụ" là chỉ mẹ tôi, vìcũng như Từ Hy, mẹ tôi rất thích người khác gọi mình bằng cái tên đàn ông ấy. 

Tôi 3 tuổi vào cung, đến 11 tuổi mới được thấy bà nội và mẹ mình. Đó là lần bà nộivà mẹ được thái phi vời vào cung. Gặp bà nội và mẹ tôi thấy như người lạ, không cảm thấy thânmật. Nhưng tôi vẫn nhớ rõ ánh mắt của bà nội tôi cứ dán mãi vào người tôi, và hình như ở khoémắt ướt nhoà. Còn mẹ tôi đã để lại cho tôi ấn tượng khác hẳn, gặp mẹ, tôi không những xa lạ màcòn thấy sợ sệt. Mỗi lần thấy tôi bà lại nghiêm nét mặt lên giọng: "Hoàng đế phải đọc nhiều sáchthánh huấn của tổ tông đấy nhé", "Hoàng đế chớ ham ăn, thân mình của hoàng đế là thánh thể,hoàng đế phải ngủ sớm dậy sớm nhé...". Bây giờ hồi tưởng lại tôi vẫn còn thấy cảm giác lànhlạnh ấy. Nhân tình thế thái của bà nội xuất thân thấp hèn và mẹ tôi xuất thân tiểu thư trong phủđại học sĩ thật là đã biểu lộ ra khác hẳn nhau.  

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hồikys