văn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

NGƯỜI TRONG BAO
                                                      _Anton Chekhov_
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- An-tôn Páp-lô-vich Sê-khốp (1860 - 1904)
- Xuất thân trong một gia đình buôn bán nhỏ có nguồn gốc nông nô.
- Năm 1884, tốt nghiệp trường y, vừa làm bác sĩ, vừa viết báo, viết văn, đồng thời tham gia nhiều hoạt động xã hội, giáo dục, văn hoá.
- Con người: âu sầu, nhạy cảm, trầm lắng, khiêm nhường.
* Tác phẩm: Thảo nguyên, Phòng số 6, Người trong bao, Khóm phúc bồn tử, Vườn anh đào…
* Đặc điểm sáng tác:
- Ngắn gọn và khách quan
- Chi tiết nghệ thuật đắt giá
- Dòng chảy ngầm
- Kết hợp cái hài và cái nghiêm
Cốt truyện giản dị nhưng đặt ra nhiều vấn đề xã hội có ý nghĩa, mang tính nhân văn.
Đại biểu lớn cuối cùng của dòng văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX - Người đưa chủ nghĩa hiện thực lên đỉnh cao tuyệt đối.
Nhà cách tân thiên tài trong lĩnh vực kịch nói và truyện ngắn.
Người dự đoán thiên tài nhiều vấn đề phức tạp của thế kỉ XX.
“Pu-skin trong văn xuôi” – Lev Tolstoi
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: được viết trong thời gian nhà văn dưỡng bệnh tại I-an-ta thuộc bán đảo Crưm, biển Đen. Lúc bấy giờ xã hội Nga đang ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế nặng nề.
- Xuất xứ: thuộc “bộ ba tiểu phẩm” gồm Khóm phúc bồn tử, Một chuyện tình yêu, Người trong bao được in trên một số tạp chí Tư tưởng Nga (1898).
- Chủ đề: phê phán cuộc sống “trong bao” - cuộc sống tầm thường, co mình trong vỏ ốc của giới trí thức Nga cuối thế kỉ XIX.
- Bố cục:
+ Mở truyện: cuộc trò chuyện ở gần nhà kho giữa hai người bạn: thầy giáo và bác sĩ thú y.
+ Thân truyện: câu chuyện về cuộc đời và tính cách của Bê-li-cốp.
+ Kết truyện: nhận xét của bác sĩ thú y – người nghe chuyện.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Nhan đề “Người trong bao”
- Danh từ: Đồ dùng dạng hình túi, hộp…để đựng, gói, bọc hàng hóa đồ vật.
- Động từ: Hành động nhằm gói kín, thường là đồ vật để tránh mọi tác động tiêu cực của ngoại cảnh.
Nhan đề phi lí vì không ai gói người trong bao.
Nhan đề là một sáng tạo độc đáo thể hiện tài năng của Sê-khốp. Nhan đề hé mở về nhân vật chính, một kiểu người với lối sống trong bao.
2. Chân dung Bê-li-cốp – con người “muốn được sống trong bao”
a. Những cái bao của Bê-li-cốp
 Những cái bao hữu hình
* Diện mạo
- Gương mặt nhợt nhạt, nhỏ bé, bé choắt như mặt chồn, lúc nào cũng rầu rĩ.
* Trang phục
- Đầu: Mang ô
- Mắt: Đeo kính râm
- Tai: Nhét bông
- Chân: Đi giầy cao su
- Người: Mặc áo bành tô ấm cốt bông, bẻ đứng cổ để giấu mặt
* Đồ dùng
- Ô, đồng hồ, dao đều “để trong bao”
* Sinh hoạt
- Con người như rụt vào bao: lúc nào cũng đeo kính, đi giầy mưa, che ô, mặc áo choàng, ngồi xe ngựa cho kéo mui lên.
- Lúc ở nhà:
+ Quần áo: vẫn mặc áo khoác ngoài, đội mũ
+ Luôn cửa đóng then cài.
+ Ăn uống: luôn kiêng khem
+ Buồng ngủ: chật như cái hộp, giường nằm thì móc màn
+ Khi ngủ: kéo chăn trùm đầu kín mít
- Đến thăm đồng nghiệp: kéo ghế ngồi, không nói gì, mắt nhìn quanh như tìm kiếm, một tiếng sau ra về
Lối sống kì quái, luôn thu mình vào trong bao, tạo mọi sự ngăn cấm và hạn chế từ bên ngoài.
 Những cái bao vô hình
- Suy nghĩ:
+ Ý nghĩ cũng giấu trong bao
+ Ngợi ca, tôn sùng quá khứ, ghê tởm hiện tại “nhỡ xảy ra chuyện gì nữa”
+ Sống dựa vào thông tư, chỉ thị, làm theo những bài báo cấm đoán, ngờ vực với những điều được cho phép
+ Sùng bái cấp trên, khép mình vào khuôn khổ trật tự thứ bậc công chức
+ Sợ hãi mọi thứ một cách vô cớ, nỗi sợ không ngừng tăng lên
+ Suy nghĩ về tình yêu: E dè
- Tính cách:
+ Cô độc, nhút nhát, luôn luôn lo lắng, sợ hãi tất cả
+ Nhìn nhận mọi việc, phán xét mọi người theo quan niệm sống trong bao của mình
+ Tự tin đến mức bảo thủ vào lối sống “đúng mực” của bản thân
+ Sống máy móc, giáo điều, tự vo tròn mình, để không ai chê trách, ghét điều mới xảy ra
Lập dị, kì quái, hèn nhát, rập khuôn, lẫn tránh hiện thực.
Nhận xét:
- Từ vẻ bề ngoài đến suy nghĩ bên trong góp phần hoàn thiện một bức chân dung lập dị, nhút nhát.
- Toàn bộ cuộc sống được bao bọc kĩ càng nhằm cách li với thế giớiNỗi sợ cuộc sống.
- Bê-li-cốp là điển hình cho một kiểu người, một hiện tượng xã hội đã và đang tồn tại trong cuộc sống của một bộ phận trí thức Nga.
b. Ảnh hưởng của Bê-li-cốp khi sống
- Đồng nghiệp, mọi người xung quanh, cả thành phố sợ hãi, xa lánh hắn.
+ Giáo viên, hiệu trưởng đều sợ hắn.
+ Khống chế cả trường học suốt mười lăm năm trời.
+ Dân chúng trong thành phố đâm ra sợ tất cả.
Mọi người không thay đổi được Bê-li-cốp mà ngược lại còn bị hắn “đầu độc” bằng lối sống trong “bao”.
Cả xã hội – ở mức độ này hay mức độ khác, đều là người trong bao.
c. Cuộc va chạm với Cô-va-len-cô
Nguyên nhân sự việc
- Hai chị em Cô-va-len-cô đi xe đạptrẻ trung, hiện đại
- Suy nghĩ của Bê-li-cốp: Đi xe đạp là chuyện “kinh khủng”.
Cái chết của Bê-li-cốp
- Nguyên nhân: Những điều “kinh khủng” tới cùng lúc:
+ Va chạm với Cô-va-len-côbị sốc và tổn thương khi Cô-va-len-cô đối xử thô bạo.
+ Bị té trước mặt nhiều ngườisợ bị biến thành trò cười cho thiên hạ.
+ Sợ hiệu trưởng, thanh tra biếtsợ nhỡ lại xảy ra chuyện gì, sợ bị châm biếm, sợ bị ép về hưu.
+ Tiếng cười “ha ha ha” của Va-ren-kabối rối, hoảng hốt, xấu hổ.
Hắn không thể chịu đựng được nên đã chết.
Kiểu người như Bê-li-cốp chết là điều tất yếu, là điều hạnh phúc, là sự giải thoát.
Nỗi sợ hãi cuộc sống đến mãnh liệt.
Tinh thần nô lệ.
3. Ý nghĩa hình tượng “cái bao”
- Nghĩa đen: vật dùng để bao gói, che đậy
- Nghĩa bóng: lối sống, tính cách của Bê-li-cốp
- Nghĩa biểu trưng:
+ Phản ánh không khí ngột ngạt của Nước Nga cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Xã hội Nga đương thời chính là một “cái bao” khổng lồ.
+ Một dạng người trong cuộc sống, một phần bản chất trong tính cách của bất kì ai.
“Cái bao” vừa là công cụ bảo vệ vừa là gông cùm bóp nghẹt sự sống, tự do của con người.
4. Kết thúc truyện
- Bóc trần hiện thực xã hội Nga cuối thế kỉ XIX.
- Gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh những con người đang sống trong “cái bao” của chính mình.
- “Không thể sống mãi như thế được!” là thông điệp thôi thúc cả nhân vật và người đọc đổi thay cuộc sống.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
- Phê phán sâu sắc lối sống hèn nhát, bạc nhược, bảo thủ và ích kỉ của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX. Từ đó thức tỉnh mọi người: “Không thể sống mãi như thế được”
2. Nghệ thuật
- Ngôi kể: có sự phối hợp nhịp nhàng giữa ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
- Cấu trúc: truyện lồng trong truyện
- Giọng kể: mĩa mai, châm biếm mà trầm buồn, vừa sâu lắng vừa mạnh mẽ, trăn trở
- Xây dựng nhân vật điển hình
- Xây dựng biểu tượng

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#tailieu