bảo vệ tài nguyên môi trường

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1. Khái niệm, chức năng của môi trường

* Khái niệm

- Theo nghĩa rộng: môi trường là tập hợp tất cả các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến 1 vật thể hay 1 sự kiện. Bất cứ 1 vật thể, 1 sự kiện hay cơ thể nào cũng tồn tại và biến đổi trong 1 môi trường nhất định

- Theo luật BVMT 1993: môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất; sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

- Theo Nguyễn Khắc Kinh 2000: MT có tập hợp của tất cả các nhạn tố, các thành phấn vật chất tự nhiên và nhân tạo, các quá trình vật lý, hóa học, cơ học, sinh học và các quá trình khác được phát sinh, tồn tại và phat triển trong các quyển MT (sinh quyển, địa quyển, thủy quyển, khí quyển, nhân sinh quyển), và có quan hệ mật thiết với nhau, có mối tác động qua lại lẫn nhau, trong đó con người và các hoạt động của con người giữ vai trò quyết định.

* Chức năng của môi trường

- Vật mang

- Nơi cư trú

- Nơi chứa và phân hủy chất thải

- Cung cấp thức ăn, chất dinh dưỡng

- Nơi diễn ra các hoạt động sản xuất, van hóa, thể thao, sinh hoạt của con người.

- Nơi đào tạo con người

Chú ý: Để đánh giá MT có bị suy thoái hay ko người ta thường đánh giá tổng hợp chức năng của MT.

Câu 2. Khái niệm về BVMT, vì sao phải BVMT và xã hội hóa BVMT

* Bảo vệ MT

- Bảo vệ MT là những hoạt động giữ cho MT trong lành, sạch đẹp, cải thiện MT, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

* Vì sao phải BVMT

- Vai trò của MT (xem câu 1)

- Hậu quả của ô nhiễm MT

+ Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật, giảm năng suất cây trồng, vật nuôi.

+ Ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế, XH của con người.

* Xã hội hóa công tác BVMT

- Trên thế giới

+ Xu hướng:

ü  Phòng còn hơn chống

ü  Sản xuất sạch hơn

+ Các hội nghị MT thế giới

ü  Hội nghị thượng đỉnh về trái đất hay còn gọi là hội nghị thượng đỉnh của liên hợp quốc về MT và pt là hội nghị cấp cao diễn ra vào năm 1992.

ü  Nghị định thư Kyoto năm 1997: Mục tiêu là làm ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển và ngăn chặn ảnh hưởng nguy cơ đối với khí hậu do con người gây ra

- Việt Nam

+ Hệ thống MT các cấp: 64 sở tài nguyên và MT đều có phòng quản lý MT

+ Ban hành hệ thống chủ trương, chính sách, văn bản, quy phạm pháp luật về BVMT

+ Hợp tác với quốc tế để BVMT

+ Có nhiều các hoạt động BVMT như: kiểm soát ô nhiễm, xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, kiểm tra, giám sát,…

+ Tuyên truyền, giáo dục ý thức BVMT cho người dân tại các địa phương

+ VN tham gia chiến dịch làm cho TG sạch hơn.

Câu 3. Khái niệm về tài nguyên, tài nguyên tái tạo và tài nguyên ko có khả năng tái tạo, chiến lược sử dụng tài nguyên bền vững.

* Tài nguyên: Là tất cả nguông năng lượng, khoáng sản, tri thức hay chất xám của con người tồn tại ở trên trái đất, tong vũ trụ mà con người có thể sử dụng được

* Phân loại tài nguyên

- Phân loại theo khả năng tái tạo

+ Tài nguyên có khả năng tái tạo: là những nguồn tài nguyên có khả năng tái sinh và phục hồi

+ Tài nguyên ko có khả năng tái tạo: mất dần đi trong quá trình sử dụng của con người. VD: dầu mỏ, khoáng sản

- Phân loại theo nguồn gốc

+ Tài nguyên thiên nhiên

+ Tài nguyên nhân tạo

* Chiếm lược sử dụng TN bền vững

- SỬ dụng trong giới hạn có thể phục hồi được của các hệ sinh thái

- Tái sử dụng

- Sử dụng tiết kiệm, hạn chế gia tăng dân số

- Sử dụng nguồn năng lượng sạch trong thiên nhiên: gió, ánh sáng mặt trời, nước,…

Câu 4. Những thách thức về vấn đề MT

- VN  đang đối mặt với các thách thức về MT như:

+ Nhiều vấn đề MT bức xúc chưa được giải quyết trong kho dự báo cho thấy mức độ o nhiễm tiếp tục gia tăng

+ Thách thức trong việc lực chọn lợi ích trước mắt về kinh tế và lâu dài về môi trường và phát triển bền vững

+ Kết cấu hạ tầng về BVMT lạc hậu, nguồn lực BVMT hạn chế

+ Ý thức BVMT trong XH còn thấp

+ Tổ chức và năng lực quản lý MT chưa đáp ứng yêu cầu.

+ Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế đặt ra nhiều vấn đề MT gawy gắt.

+ MT đã bị o nhiễm: nguồn mặt nước, nước ngầm, ko khí trong các đô thị

+ Nguồn tác động xấu lên MT gia tăng từ sinh hoạt của con người, từ sx, kinh doanh, dịch vụ

+ Chất thải sinh hoạt sinh hoạt gia tăng mạnh, chất thải nguy hại tồn động nhiều: số lượng tăng, tính chất nguy hại phức tạp

+ Phát triển nhiều nghành công nghiệp gây ô nhiễm MT

+ Lợi dụng nhập khẩu để đưa phế liệu, chất thải vào nước ta

+ Nguy cơ trở thnahf bãi thải công nghệ, máy móc thiết bị của con các nước công nghiệp phát triển.

Câu 5. Các giải pháp và hành động cụ thể để BVMT

* Xem xét chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển:

- Ưu tiên pt các nghành, lĩnh vực ít tác động xấu đến MT

- Đánh giá MT chiến lước với chiến lược quy hoạc, kinh tế để điều chỉnh theo hướng thân thiện với MT

* Xem xét dự án đầu tư pt:

- Hạn chế các dự án đầu tư tác động xấu, nghiêm trọng đến MT

- Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động MT hoặc đăng ký, xác nhận bản cam kết BVMT

- Kiểm tra, xác nhận trước khi cho phép hoạt động

* Kiểm soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

- Phân loại theo mức độ nguy hại, gây o nhiễm MT, lập danh mục và xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm MT nghiêm trọng

- Thanh tra, xử phạt các cơ sở vi phạm pháp luật

- Buộc nộp các loại phí BVMT

- Tuyên dương, ưu đãi, hỗ trợ các cơ sở, sản phẩm thân thiện với MT

* Quản lý chất thải

- Buộc đối tượng phát sinh chất thải phải phân loại tại nguồn

- Khuyến khích ưu đãi, hỗ trợ tái sử dụng, tái chế

- Tổ chức thu gom, xử lý, chôn lấp

- Xây dựng các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, các bãi chon lấp chất thải

* Kiểm soát việc nhập khẩu phế liệu

- Kiểm soát tổ chức nhập khẩu phế liệu

- Xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm

* Phục hồi và cải tạo MT

- Làm sạch các dòng song, ao hồ

- Khắc phục các điểm bị nhiễm độc

- Phục hồi MT trong khai thác khoáng sản

* Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

- Thành lập khu bảo tồn thiên nhiên

- Bảo tồn, lưu giữ các nguồn gen quý, đặc hiệu

- Kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại MT

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật

* Các hành động BVMT

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về MT: thi ảnh, liên hoa phim,..

- Tập huấn MT: tái chế, tái sd, tuyên truyền cho mọi người tham gia BVMT

- Sd tiết kiệm các nguồn tài nguyên như nước, điện, than

- Tăng cường sd các phương tiện giao thông công cộng, đi xe đạp…

- tuyên truyền thực hiện thông điệp: giảm chất thiair khí nhà kính theo các cách

- Tiết kiệm năng lượng tại nhà, trên đường đi

- Giảm rác thải nhà bếp

Câu 6. Khái niệm về nguồn gốc, tác hại của ô nhiễm MT đất

* Khái niệm về đất

- Đất là 1 vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập, lâu đời do kết quả hoạt động của 5 yếu tố hình thành đất: đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian

- Đất như 1 vật thể sống bởi nó có chứa các sinh vật từ vi khuẩn, côn trùng, động vật đất và tuân theo quy luật sống: phát triển, thoái hóa và già cỗi

- Tài nguyên đấ, tất cả các đặc tính của đất (độ phì, giá thể, chức năng làm sạch, cân bằng Mt, ko gian sống…) được con người sử dụng vào các mục đích an ninh lương thực, văn hóa, tinh thần…

- Vai trò của TN đất:

+ Chức năng ko gian sống. Đất là giá thể cho sinh vật và con người

+ Chức năng sản xuất và môi trường sống

+ chức năng điều hòa khí hậu

+ Chức năng điều hòa nguồn nước

+ Chức năng kiểm soát chất thải và ô nhiễm

+ Đât là kho chứa các nguồn tài nguyên. VD : đất sét

+ Chức năng nối liền quốc gia

+ Đất là tư liệu sx

+ Dất ko thể tái sinh, tăng

* Ô nhiễm Mt đất: là tất các hiện tượng làm nhiễm bẩn MT đất bởi các chất ô nhiễm vượt quá khi tự làm sạch của đất

* Nguồn gốc ô nhiễm đất

- Do chất thải sinh hoạt, y tế

- Do chất thải công nghiệp, bao gồm cả hoạt động khai thác mỏ

- DO hoạt động nông nghiệp

- Do chiến tranh

- Do lũ lụt, thiên tai, dịch bệnh

* Tác hại của ô nhiễm đất

- Con người và động vật

+ Hệ tiêu hóa: vi sinh vật

+ Hệ thần kinh (Hg, As)

+ Hệ tuần hoàn: Pb, NO3

- Cây trồng, thực vật: Năng suất, chất lượng

Câu 7. Khẳng năng tự làm sạch của môi trường đất

- Đó là khả năng tự điều tiết trong hoạt động của môi trường thông qua 1 số cơ chế đặc biệt để giảm ô nhiễm từ ngoài vào để tự làm trong sạch, để loại trừ, biến chất độc thành ko độc

- Mỗi khả năng đều có giới hạn của nó. Khả năng tự làm sạch của MTST đất cũng vậy, giới hạn này phụ thuộc vào:

+ Điều kiện môi trường nhiệt độ, độ ẩm, gió, ánh sáng, độ mặn, phèn…

+ Tính đệm của đất

+ Khả năng hấp thụ

+ Lượng VSV

+ Hạt keo, số lượng và chủng loại keo

+ Thành phần cơ giới đất.

+ Nồng độ của các chất gây ô nhiễm: nếu vượt quá nồng độ nào đó MT đất sẽ trở nên bất lực

Mỗi MTST đất có ngưỡng tự làm sạch riêng, vượt quá ngưỡng này coi như khả năng tự làm sạch ko cong nữa.

Khả năng tự làm sạch của MT đất là nhờ các hạt keo đất và đặc tính mang điện, tỷ diện hấp phụ lớn, khả năng trao đổi và hấp phụ ion lớn.

* Bản chất của quá trình tự làm sạch

- Tính đệm của môi trường đất: là khả năng chống lại sự thay đổi pH của môi trường khi có tác nhân bên ngaoif làm tăng OH- hay H+, Al3+.

- Khả năng hấp phụ của MT đất: hấp phụ cơ học, lý hock, hóa học, trao đổi và sinh học.

Những nhân tố này chính là cơ chế của khả năng tự làm sạch. Khả năng này có thể thực hiện theo các cách sau:

- Các phân tử đất chứa nhiều kali dạng tro hoặc limon hút làm mất mùi hôi thối của các chất gây ô nhiễm và cả tác nhân gây độc.

- Khi 1 chất ô nhiễm chứa nhiều phân tử kích thước lớn hơn đường kính khe hở trong đất thì các phân tử này bị giữ lại giữa các khe hở đó, làm cho ccs chất ô nhiễm bị hấp phụ tại chỗ, ko gây ô nhiễm MT.

- Khi chất ô nhiễm chứa ion kim loại nặng hoặc các ion H+, OH-, chúng sẽ bị các cation trao đổi trên bề mặt hạt keo đất trao đổi

- Các kim loại gây ô nhiễm sẽ bị liên kết với các hợp chất mùn, hữu cơ thành các chelat ko độc.

- Nước trong đất đóng vai trò tẩy rủa, hòa tan, pha loãng làm giảm đáng kể ô nhiễm MT đất.

- Lực hút tĩnh điện của khoáng sét có thể làm giảm sự tăng điện thế trong MT kho có các electron xuất hiện.

- Những enzyme xuất hiện trong MT đất do hoạy động của VSV góp phần đáng kể làm giảm ô nhiễm chất tahir hữu cơ.

* Những điều kiện cần thiết để khả năng tự làm sạch phát huy tác dụng:

Mức độ tự làm sạch của đất phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

- Số lượng và chất lượng hạt keo trong đất

- Đât nhiều mùn, mà chủ yếu là mùn nhuyễn, giầu axit humic tốt hơn giầu axit fulvic, tốt hơn đất set và tốt hơn đất cát.

- Tình trạng hiện tại của MT đất chưa bị ô nhiễm hoặc ô nhiễm ít thì khả năng tự làm sạch sẽ cao

- Sự thoát nước và giữ ẩm tốt thì khả năng tự làm sạch cao

- Cấu trúc đất tốt, chủ yếu là cấu trúc dạng hạt hay viên tốt hơn dạng cấu trúc tảng, cục hoặc mất cấu trúc

- VSV càng giầu về só lượng và chủng loại cùng với MT cho nó hoạt động thì khả năng làm sạch càng lớn.

- Khả năng oxy hóa tốt, chưa bị nhiễm mặ, nhiễm phèn hoặc lầy thụt, yếm khí và chất độc khá cao.

Câu 8. Đặc thù của sản xuất nông nghiệp và ô nhiễm đất

* Đặc thù của sx nông nghiệp

- Đối tượng để sx nn là sinh vật

- Năng suất nn là cái cần cho con người chứ ko phải cần cho sinh vật

- Năng suất nn là sự kết hợp giữa tiềm năng n/s của giống và điều kiện để thể hiện các tiềm năng đó

- Sản phẩm nn được ht trong suốt quá trình sx. Con người phải thường xuyên tác động trong cả quá trình, điều khiển hợp lý hai quá trình tích lũy và tiêu hao để cho n/s cuối cùng cao nhất.

- Quá trình sx nn trải roongh ra trên ko gian và kéo dài theo thời gian

=> Như vậy, trong sx nn, con người phải thường xuyên tác động trong cả quá trình, điều khiển hợp lý 2 quá trình tích lũy và tiêu hao, mà để điều khiển quá trình này thì phải tác động vào đất.

* Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm đất trong sx nn

- Sử dụng ko hợp lý phân bón và thuốc BVTV. Sd ko đúng kỹ thuật nên hiệu quả thấp. Bón phân ko cân đối, nặng về sử dụng phân đạm

- Sd các chất điều khiển sinh trưởng để giảm bớt sự thất thoát mùa màng và thuận lợi cho thu hoạch

- Sd nước thải thông qua xử lý dùng tưới cho nông nghiệp như nước thải đô thị, nước thải sinh hoạt và nước thải từ các làng ngh thủ công.

- Mở rộng mạng lưới tưới tiêu.

- Tàn tích cây trồng: H2S và CH4, nấm bệnh từ tàn tích cây trồng tích lũy lâu trên đất gây hại cho động vật, gia súc do tiết ra chất độc dưới dạng alkaloid.

- Chất thải của gia súc: Các dạng vi khuẩn gây bệnh, trứng giun sán

- Tàn tích của rừng

Câu 9. Biện pháp phòng chống ô nhiễm đất trong sx nn

- Giải pháp quản lý

+ Quản lý nguồn gây ô nhiễm

+ Quản lý hoạt động sd đất: biện pháp tưới tiêu

+ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn ô nhiễm đất dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế đã có sẵn, phù hợp với đk quốc gia, đồng thời kiểm soát chặt chẽ các nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm đất

+ Sd các công cụ luật pháp, thể chế.

- Hướng dẫn kỹ thuật nông nghiệp về các biện pháp canh tác

+ Về phân bón:

ü  Ko nên sd đơn độc 1 loại phân bón mà phỉa kết hợp 1 cách cân đối giữa các loại phân bón N, P, K.

ü  Chuyển từ cacnh tác độc canh sang cơ cấu đa canh

ü  Sd phân bón hóa học đúng kỹ thuật, đúng liều lượng, tỉ lệ cân đối,…

ü  Quá trình sd phân bón cần phải xem xét đến tốc độ tái sinh đất, khi hấp thụ và phan hủy chất thải.

ü  Cần nắm vứng tất cả các thành phần phụ của phân bón hóa học đầy đủ thành phần đinh tính và định lượng của nhiều loại phân bón hữu cơ

+ Về hóa chất BVTV:

ü  Quản lý chặt chẽ thuốc BVTV, đặc biệt quan tâm quản lý các loại thuốc cấm sd

ü  Giảm thiểu việc sd hóa chất BVTV đến mức thấp nhất

ü  Kiểm soát triệt để lượng thuốc, pp sd trên đồng ruộng

ü  Tăng cường kiểm soát tồn dư hóa chất BVTV trong đất, nước mặt, nước ngầm, sản phẩm nn…

ü  Tăng cường BV tính đa dạng sinh học, pt các loại động vật có ích, tăng cường sd biện pháp IPM

- Giải pháp công nghệ:

+ Xử lý chất thải

+ Cô lập nguồn gây ô nhiễm

+ Cải tạo đất

- Một số giải pháp khác

+ Nâng cao giáo dục BVMT (đây là biện pháp hết sức cần thiết)

Câu 10. Ô nhiễm MT nước, nguồn gốc gây ô nhiễm, tác hại ô nhiễm MT nước.

* KN: ô nhiễm MT nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và vsv.

* Nguồn gốc gây ô nhiễm nước

- Nguồn gốc tự nhiên

+ Mưa, gió, bão, lũ lụt

+ Nhiễm phèn:Các quá trình phèn hóa trong đất khi gặp nước, phèn sẽ loang ra làm ô nhiễm nguồn nước.

- Nguồn gốc nhân sinh

+ Do các hoạt động sx của con người: hoạt động sx nn, công nghiệp…

+ Chất thải công nghiệp: là nước thỉa từ các cơ sở sx công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, khai thác dầu mỏ, các hoạt động khai khoáng.

+ Chất thải sinh hoạt: là nước thải từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, trường học,…

+ Tác động của chiến tranh

* Tác hại của ô nhiễm nước

- Suy thoái hệ sinh thái thủy vực, suy giảm đa dạng sinh học

- Phi dưỡng hóa nguồn nước

- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn

- Ảnh hưởng đến chất lượng nông sản

- Nguồn lan truyền dịch bệnh: tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn…

Câu 11. Khả năng tự làm sạch của môi trường nước

Quá trình tự làm sạch là quá trình đồng hóa các chất thải của thủy vực để phục hồi chất lượng ban đầu của nó

* Quá trình tự làm sạch nước mặt

- Khả năng tự làm sạchn của thủy vực được thục hiện nhờ 2 quá trình.

+ Quá trình xáo trộn thuần túy lý học giữa nước thải với nước nguồn.

+ Quá trình khoáng hóa chất bẩn, hữu cơ trong nước nguồn

- Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của dòng chảy:

+ Nồng độ oxy hòa tan

+ Loại chất hữu cơ

+ Loại VSV

+ Các chất độc

+ Các đặc tính vật lý của dòng chảy

+ Các điều kiện thời tiết khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ

* Quá trình tự làm sạch nước ngầm:

Trong quá trình thấm xuống nước ngầm, chất lượng của nước được cải thiện đáng kể.

Cơ chế:

- Quá trình lọc

- CƠ chế hấp thụ

- Các quá trình hóa học

- Cơ chế loại trừ vi khuẩn, virus và cơ chế pha loãng.

Câu 12. Đặc thù của sx nn và ô nhiễm nước, biện pháp phòng chống

* Đặc thù của sx nn

- Đối tượng để sx nn là sinh vật

- Năng suất nn là cái cần cho con người chứ ko phải cần cho sinh vật

- Năng suất nn là sự kết hợp giữa tiềm năng n/s của giống và điều kieebj để thể hiện các tiềm năng đó

- Sản phẩm nn được ht trong suốt quá trình sx. Con người phải thường xuyên tác động trong cả quá trình, điều khiển hợp lý hai quá trình tích lũy và tiêu hao để cho n/s cuối cùng cao nhất.

- Quá trình sx nn trải roongh ra trên ko gian và kéo dài theo thời gian

* Các nguyên nhân gây ra ô nhiễm nước trong sx nn

- Chủ yếu là do việc sd các loại phân và thuốc BVTV

- Việc sd nước thải sinh hoạt và nước tahir công nghiệp chưa qua sử lý làm nước tưới cho nn

- Hoạt động nuôi tôm trên các vùng ven biển tạo đk cho xâm thực mặn vào các tầng nước ngầm

- Diễn biến ô nhiễm nước tại VN

- Ô nhiễm nước ngầm tại các khu vục chon lấp, tiêu hủy gia cầm,…

* Biện pháp phòng chống

- Sử dụng phân bón hợp lý theo nguyên tắc 5 đúng

- Sử dụng hóa chất BVTV hợp lý theo nguyên tắc 4 đúng

- Sử dụng pp IPM

- Biện pháp canh tác hợp lý hạn chế nhiễm mặn, nhiễm phèn

- Sd nước tưới đạt tiêu chuẩn cho phép

- Ko sd phân tươi, ko sd nước tưới từ khu chăn nuôi

Câu 13. Ô nhiễm MT ko khí, phân loại và nguồn gốc gây ô nhiễm

* Định nghĩa: Ô nhiễm kk là sự có mặt 1 chất lạ hoặc 1 sự biến đổi quan trọng trong thành phần kk, làm cho kk không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn xa (do bụi).

- Kk bình thường: ko mùi, ko màu, ko vị và có thành phần của các chất như sau: N2 (78%), O2 (21%), CO2 (0,03%), CO (0,1%), O3 (0,02%) và các chất khí trơ, bụi với hàm lượng ở mức cho phép

* Phân loại khí

Sơ cấp

Thứ cấp

Nhân tạo

S

SO2

SO4, H2SO4

H2SO4

N

N2, NH3, NOx

NOx

C

CH4, RCO, CO2

CO, CO2

Halogen

HF, HCL

HF, HCL

* Nguồn gốc gây ô nhiễm

- Nguồn gốc tự nhiên

+ Núi lủa: phun ra nham thạch nóng và khói bụi giầu sunfua, meetan và các loại khí khác.

+ Cháy rừng

+ Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất tròng và gió thổi tung lên thành bụi.

+ Các quá trình phân hủy, thối rữa xác động, thực vật

+ Ô nhiễm do đại dương: tinh thể muối NaCl, MgCl2, CaCl2,… cùng với nước biển bốc hơi và sóng biển tung bọt mang theo lan truyền vào kk.

+ Ô nhiễm do thực vật

+ Ô nhiễm do chất phóng xạ

+ Ô nhiễm có nguồn gốc từ vũ trụ.

- Nguồn gốc nhân tạo

+ Các hoạt động giao thông vận tải: giao thông đường bộ, giao thông đường sắt,…

+ Các hoạt động công nghiệp, do 2 quá trình sx gây ra:

ü  Quá trình đốt nhiên liệu, nguồn thải cố định, thải ra rất nhiều khí độc vào kk.

ü  Quá trình sx, đặc biệt là quá trình sx hóa chất, sx vật liệu luyện kim và khai thác dầu mỏ.

+ Các hoạt động nông nghiệp

+ Các nguồn ô nhiễm khác: Sinh hoạt của con người như đun bếp, đốt chất thải, bốc hơi từ ô nhiễm nước mặt, xây dựng các công trình, cháy rừng,…

Câu 14. Tác hại của ô nhiễm kk và phương hướng hạn chế ô nhiễm kk

* Tác hại của ô nhiễm kk

- Ô nhiễm kk ảnh hưởng đến sức khỏe của con người đặc biệt là người nghèo. Con người vẫn thiếu hiểu biết về ô nhiễm kk ngay trong căn nhà của mình

- Ô nhiễm kk có tác động đến năng suất và chất lượng cây trồng

- Ô nhiễm kk là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính và lổ thủng tầng ozon

- Ô nhiễm kk là nguyên nhân gây ra mưa a xit

- Ô nhiễm kk ảnh hưởng đến các công trình xây dựng, cầu cống, công trình văn hóa mỹ thuật của nhân loại

* Phương hướng hạn chế ô nhiễm kk

- Trồng và phát triển rừng, đảm bảo vành đai xung quanh các khu dân cư đô thị -> cây xanh có vai trò lọc bụi và hạn chế tiếng ồn, cân bằng CO2, và O2 trong MT

- Đảm bảo ko gian mở ở các khu dân cư

- Các khu công nghiệp phải được qui hoạch và bố trí ở xa thành phố

- Khí thải được xử lý trước khi ra MT, các khu công nghiệp phải dduocj bố trí lắp đặt hệ thống xử lý khí thải

- Sd năng lượng sạch

- Nơi ở hợp lý: Các xa đường, thoáng mát, tránh hiện tượng nghịch đảo nhiệt độ.

- Cấm đốt lò nung gạch, nấu vôi vào thời kỳ lúa trổ

Câu 15. Khái niệm về sx sạch hơn? Vì sao sx sạch hơn lại được quan tâm?

* Khái niệm:

- Sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dichj vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi roc ho con người và môi trường

- Đối với quá trình sx, sx sạch hơn bao gồm bảo tồn nguồn liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm lượng, tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải.

- Đối với sản phẩm: sx sạch hơn bao gồm: việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ

- Đối với dịch vụ: sx sạch hơn đưa các yếu tố về MT vào trong thiết kế và pt các dịch vụ

* Vì sao phải sx sạch hơn: Vì sx sạch hơn mang lại những lợi ích sau:

- Giảm sd nguyên liệu cho 1 đơn vị sản phảm

- Loại bỏ tối đa các nguyên liệu độc hại

- Giảm lượng tất cả các chất thải trước khi rời khỏi quá trình sản xuất

- Giảm thiểu tác động có hại tới môi trường

Câu 16. Đánh giá sx sạch hơn trong nn

* Thách thức trong nn hiện nay

- Tài nguyên giảm -> giá thành tăng do khan hiếm đầu vào

- Xuất hiện nhiều rào cản trong sx

- Quy định pháp lý chặt chẻ

- Biến đổi khí hậu toàn cầu

- Đa đạng sinh học đang có xu hướng giảm

- Sự suy thoái các hệ sinh thái có vai trò quan trọng đối với sự sống

* Sản xuất sạch hơn trong nông nghiệp:

1. Nông nghiệp hóa học

- Sd các loại phân bón hóa học để làm tăng năng suất cây trồng

- Sd thuốc BVTV làm tăng năng suất và phẩn chất cây trồng . Đông thời bảo quản nông sản sau thu hoạch

* Sản phẩm tạo ra.

- Khối lượng sản phẩm tạo ra nhiều, đảm bảo lương thực và xuất khẩu

- Mẫu mã đẹp

- Dư lượng thuốc BVTV và phân bón hóa học trong sản phảm cao

- Nông nghiệp hóa học gây ô nhiễm MT: đất nước, ko khí.

2. Nông nghiệp hữu cơ hiện đại

- Nông nghiệp hữu cơ là 1 quá trình hoạt động nn vận dụng các phương pháp tôn trọng môi trường từ giai đoạn sx đến bảo quản và chế biến. Sx hữu cơ ko chỉ quan tâm đến sx và cung cấp sản phẩm cho người tiêu thụ sau này

- Mục tiêu chung của nông dân làm nn hữu cơ

+ Sx đủ lương thực có chất lượng cao

+ Bảo đảm tài nguyên thiên nhiên và vùi lại tối đa chất dinh dưỡng thực vật

+ Tránh tối đa ảnh hưởng xấu đến MT

+ Bảo đảm baoe vệ lâu dài sức sx của đất

+ Tạo cho vật nuôi 1 môi trường sống thích hợp với nhu cầu và cách sống tự nhiên của chúng.

* Thách thức đối với nn hữu cơ

- NN hữu cơ cũng đối mặt với những vấn đề môi trường và bền vững như: bốc hơi NH3, trôi NO3, cạn kiệt tài nguyên P và mất cân đối chất khoáng nói chung vì ko được bù đáp bằng phân khoáng.

- Nông nghiệp hữu cơ chỉ tồn tại được khi người tiêu thụ chấp nhận giá cao từ 10-300%

- Năm 1995 tây Âu có khoảng 1,5 triệu ha chiếm 1,1% đất nn thực thin n hữu cơ

- Năm 2000 toàn liên hiệp châu Âu có khoảng 3,7 triệu ha chiếm 2,76% đất nông nghiệp thực thin n hữu cơ

Câu 17. Rau sạch và rau an toàn

* Rau sạch

- Những sản phẩm rau tươi (bao gồm những loại rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả) có:

+ Chất lượng đúng như đặc tính giống của nó

+ Hàm lượng các chất độc và mức độ nhiễm vi sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép

+ Bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm gọi tất là “rau an toàn”

* Rau an toàn: Các nguyên tắc trong sản xuất rau an toàn

- Đất trồng rau an toàn (RAT)

+ Đất trồng rau an toàn phải đảm bảo đk sau

ü  Địa hình và đặc điểm lý, hóa tính phù hợp cho sinh trưởng của cây rau

ü  Ko bị ảnh hưởng trược tiếp của các chất thải công nghiệp, khu dân cư, bệnh viện

+ Đất ở các vùng sx RAT phải được kiểm tra chất lượng hàm năm hoặc đột xuât khi có nghi vấn hoặc khiếu nại về tình trạng ô nhiễm

+ TH các cơ sở sx rau theo công nghệ cao (nhà kính, lưới…) cũng phải đảm bảo đk cách ly các nguồn ô nhiễm và các tiêu chuẩn MT canh tác trên

- Nước tưới

+ Chỉ được phép sd nguồn nước từ giếng khoan, nước từ song ko ô nhiễm

+ Tuyệt đối ko sd nước thải công nghiệp, bệnh viện, khu dân cư tập trung,…để tưới trực tiếp cho rau

+ Nguồn nước cho các vùng rau an toàn phải được kiểm tra hàng quý hoặc đột xuất khi có nghi vấn hoặc khiếu nại về tình trạng ô nhiễm

- Phân bón:

+ Được dùng các loại phân hữu cơ như: phân xanh, phân chuồng đã ủ hoai mục, ko sd phân hữu cơ còn tươi

+ Sd hợp lý cân đối giữa các loại phân, tùy từng loại rau và thời gian bón phải kết thúc trước khi thu hoạch sp 15-20 ngày

+ Có thể bón bổ xung phân bón lá và phải theo đúng hướng dẫn. Hạn chế tối đa sd các chất kích thích và điều hòa sinh yruowngr cây trồng

- Thu hoạch, sơ chế và bảo quản

+ Thu hoạch: theo đúng kỹ thuật, đúng thời điểm để đảm bảo ns, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm

+ Sơ chế, bảo quản, bao gói: Sauk hi thu hoạch phải được sơ chế, bảo quản bằng bp thích hợp để giữ được hình thái và chất lượng vốn có của sp, trước khi đưa đi tiêu thụ phải bao gói, gián nhãn sp theo qui định về ghi nhãn sp hàng hóa.

Câu 18. Những xu hướng phát triển nn hiện nay

* Nông nghiệp CN hóa

- Coi sinh vật như máy móc, bóc lột k/n sx của sinh vật

- Sd nhiều phân hóa học và thuốc trừ sâu, chất kích thích sinh trưởng

- Năng suất cao, giá thành hạ

- Gây ô nhiễm MT, làm nguồn nước, đất đai bị nhiễm độc ảnh hưởng đến sức khỏe con người và cây trồng, nông sản bị nhiễm độc ko tiêu thụ được.

=> Nhược điểm của NN CNH

- Nông sản làm ra do sd nhiều phân hóa học, thuốc BVTV, chất kích thích, thuốc bảo quản… thường có chất lượng dinh dưỡng kém, chứa các dư lượng hóa chất độc hại

- Các loại hóa chất trong nn ko chỉ làm nhiễm bẩn nông sản mà còn gây ô  nhiễm lâu dài đến MT đất, nước, ko khí, làm suy giảm tài nguyên sinh học

- tác động tiêu cực lên sức khỏe người sd hóa chất, tích lũy trong cở thể người tiêu dùng

- Ảnh hưởng đến sức sx của đất. Chai cuwungs, giảm số lượng VSV và động vật có ích, đất bị chua hóa, sa mạc hóa.

- Gia tăng tính phụ thuộc vào thị trường, vào nước giầu.

- Phân hóa giầu nghèo sâu sắc

* Nông nghiệp hữu cơ

- Tôn trọng quy luật sinh trưởng và phát triển của thế giới sinh vật

- Ko sd phân hóa học

- Ko sd thuốc trừ sâu, chất kích sinh trưởng

- Sd công cụ làm đất gọn nhẹ

- Ưu điểm: Chất lượng nông sản sạch, an toàn

- Nhược điểm: Năng suất thấp, giá thành cao

* Nông nghiệp sinh thái

- Sd phân hóa học và thuốc trừ sâu ở mức độ hợp lý

- IPM

- Khuyến khích sd các giống cải tiến kết hợp với bảo tồn các nguồn tài nguyên di truyền

- Năng suất đảm bảo ở mức độ chấp nhận về an toàn thực phẩm và số lượng đáp ứng nhu cầu gia tăng dân số.

Câu 19. Khái niệm về nn bền vững? Vì sao phải áp dụng pt nn bền vững

* Kn về nn bền vững

- Nông nghiệp bền vững được biểu hiện qua ko gian, thời gian là nói đến khả năng duy trì sức sx của hệ thống trên cơ sở nguồn tài nguyên

- NNBV:

+ Thỏa mãn nhu cầu lương thực và thực phẩm của con người

+ Tăng cường chất lượng MT và TN thiên nhiên mà nếu kinh tế nn phụ thuộc

+ Sd hiệu quả nhất các tài nguyên ko có k/n phục hồi và kết hợp các tài nguyên nông trại 1 cách thích hợp nhất

+ Điều chỉnh các chu trình sinh học

+ Bền vững kinh tế về các hoạt động trang trại

+ Tăng cường chất lượng cho cuộc sống của người nông dân cũng như cho XH

* Vì sao áp dụng pt nn bền vững

- Tính bền vững của hệ thống là khả năng của hệ thống có thể duy trì được trước biến động đột xuất và lâu dài của MT hoặc những ảnh hưởng lớn khác

- Phát triển bền vững là sự pt nhằm đáp ứng nhu cầu của các thế hệ hiện tại mà ko làm tổn hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai

- Trên cơ sở 4 đặc tính của HST nn là: ns ổn định, công bằng và bền vững. Conway lại cho rằng tính bền vững là k/n của 1 hst nn để để duy trì ns khi bị ảnh hưởng của những biến độngđột xuất của mT nn bền vững được đánh giá bởi 1 xu thế ko cần qua các số đo về đầu ra.

- Mục đích của nn bền vững là kiến tạo 1 hst bền vững về mặt sinh thái, có tiềm lực về mặt kinh tế, có khả năng thỏa mãn những nhu cầu của con người mà ko làm suy thoái tài nguyên và nhiễm bẩn MT.

Câu 20. Đạo đức, triết lý của nn bền vững

* Đạo đức của nnbv

- Chăm sóc và bảo vệ trái đất- ngôi nhà chung của nhân loại

- Chăm sóc con người

- Tiết kiệm và giảm bớt tiêu thụ đặt 1 giới hạn cho dân số và tiêu thụ.

- Phân phối dư thừa (giành thời gian, tiền của, năng lượng dư thùa để chăm sóc trái đất, đồng loại…)

* Triết lý của nnbv

- Phải hợp tác và học hỏi thiên nhiên, tuân thủ những quy luật của tự nhiên, có cái nhìn tổng thể và hệ thống trong quan điểm pt

- Như vậy, nnbv ko chỉ thu hẹp trong phạm vi nn mà còn tham gia vào việc giải quyết nhiều vấn đề mang tính toàn cục và mở rộng ra các lĩnh vực VH, XH, đạo đức.

Câu 21. Mối quan hệ giữa NNBV và BVTNMT.

- Mục tiêu của nnbv đối với đất

+ Bón phân và giữ gìn đất

+ Phủ mặt đất và ít cày xới

+ Tăng cường sd phân xanh

+ Tích cực sd phân trộn (phân rác)

+ Trồng cây và có dọc đường ranh giới

- Sd có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên ko có kn phục hồi

- NNBV ko làm suy thoái tài nguyên và không làm nhiễm bẩn MT

- NNBV khuyến khích con người phát huy lòng tự tin, sự sáng tạo cùng nhau để giải quyết những vấn đề đang đặt ra ở từng địa phương cũng như các vấn đề chung: sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái MT, sự mất cân bằng sinh thái…

=> Như vậy: nnbv 1 phần góp phần hạn chế hay phòng chống ô nhiễm môi trường và vảo vệ tài nguyên và môi trường

Câu 1. Khái niệm, chức năng của môi trường. 1

Câu 2. Khái niệm về BVMT, vì sao phải BVMT và xã hội hóa BVMT.. 2

Câu 3. Khái niệm về tài nguyên, tài nguyên tái tạo và tài nguyên ko có khả năng tái tạo, chiến lược sử dụng tài nguyên bền vững.3

Câu 4. Những thách thức về vấn đề MT.. 4

Câu 5. Các giải pháp và hành động cụ thể để BVMT.. 5

Câu 6. Khái niệm về nguồn gốc, tác hại của ô nhiễm MT đất6

Câu 7. Khẳng năng tự làm sạch của môi trường đất7

Câu 8. Đặc thù của sản xuất nông nghiệp và ô nhiễm đất9

Câu 9. Biện pháp phòng chống ô nhiễm đất trong sx nn. 10

Câu 10. Ô nhiễm MT nước, nguồn gốc gây ô nhiễm, tác hại ô nhiễm MT nước.11

Câu 11. Khả năng tự làm sạch của môi trường nước. 12

Câu 12. Đặc thù của sx nn và ô nhiễm nước, biện pháp phòng chống. 13

Câu 13. Ô nhiễm MT ko khí, phân loại và nguồn gốc gây ô nhiễm.. 14

Câu 14. Tác hại của ô nhiễm kk và phương hướng hạn chế ô nhiễm kk. 15

Câu 15. Khái niệm về sx sạch hơn? Vì sao sx sạch hơn lại được quan tâm?. 16

Câu 16. Đánh giá sx sạch hơn trong nn. 17

Câu 17. Rau sạch và rau an toàn. 18

Câu 18. Những xu hướng phát triển nn hiện nay. 19

Câu 19. Khái niệm về nn bền vững? Vì sao phải áp dụng pt nn bền vững. 20

Câu 20. Đạo đức, triết lý của nn bền vững. 21

Câu 21. Mối quan hệ giữa NNBV và BVTNMT.22

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro