on tap mon PTTKHTTT 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương II:

 Câu 1: các đặc trưng của một tổ chức là gì?

   Các đặc trưng cơ bản của tổ chức là:

  + Một lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ.

   + Một mô hình quản lý.

+  Một cơ cấu tổ chức

Câu 2: Có mấy cách tiếp cận tổ chức? Nội dung của nó là gì?

       Có 2 cách tiếp cận thường dược sử dụng:

Tiếp cận từ trên xuống và từ dưới lên.

Khi vận dụng cách tiếp cận từ trên xuống các bước khảo sát cần được tiến hành theo các bước sau:

         +  về tổ chức: bắt đầu từ bộ phận cao nhất đến bộ phận thấp nhất

         + Về quản lí: Bắt đầu từ nhà quản lý cao nhất đến người thực hiện cụ thể.

        + Về nghiệp vụ: Bắt đầu từu nhiệm vụ chung nhất tới nhiệm vụ cụ thể tại mỗi chỗ làm việc.

Cách tiếp cận này phù hợp vời quá trình nhận thức và khả năng tiếp cận của con người và phù hợp vời quá trình khảo    sát

aCâu hỏi bài tâp chương III

Câu 1: Mô hình nghiệp vụ tổ chức là gì? Những công cụ nào được sử dụng để mô tả mô hình nghiệp vụ? Các dạng mô tả mô hình nghiệp vụ là những dạng nào?

Trả lời:  là một mô tả các chức năng nghiệp vụ của một tổ chức và nghững mối quan hệ bên trong giữa các chức năng đó cũng như các mối quan hệ của chúng với môi trường bên ngoài. Các công cụ được dùng để mô tả mô hình nghiệp vụ là: biểu đồ phân rã chức năng.

Câu 2: Những khái niệm và kí pháp nào được sử dụng trong mô hình phân rã chức năng? Định nghĩa và giả thích từng khái niệm?

Trả lời: Các khai niệm được sử dụng trong mô hình phân rã chức năng là:

 + Chức năng nghiệp vụ: là tập hợp các công việc mà tổ chức cần thực hiện trong  hoat động của nó.

 +  chức năng: là khái niệm logic, tức là chuyển đến tên công việc cần làm và mối quan hệ phân mức.

Các kí pháp được sử dụng trong mô hình phân ra chức năng là:

                     a, Chức năng                              b, Liên kết

Hình chữ nhật màu tím để thể hiện một chức năng.

Đường thẳng gấp khúc hình cây kết nối khối chữ nhật màu đỏ và các khối hình vuông màu xanh được dùng để mô tả sự kết nối một chức năng ở mức trên và các chức năng ở mức dưới trực tiếp phân chia từ chức năng đó.

Câu 3: Nêu các nguyên tắc phân rã một chức năng? Nội dung mô tả một chức năng lá? Cách bố trí và sắp xếp các chức năng trong biêu đồ?

Trả lời: Có 2 nguyên tắc phân rã một chức năng:

+ Theo cách tiếp cận từ trên xuống phân rã chức năng được nhận  thành các chức năng thấp hơn nếu có.

+ Theo cách tiếp cận từ dưới lên thì phân rã chức năng gộp dần các chức năng.

Nội dung mô tả chức năng lá bao gồm các nội dung sau:

-          Tên chức năng

-          Các sự kiện kích hoạt.

-          Quy trìn thực hiện.

-          Dữ liệu vào.

-          Công thức tinh toán sử dụng.

-          Dữ liệu ra.

-          Quy tắc nghiệp vụ cần tuân thủ.

Cách bố trí và sắp xếp các chức năng trong biểu đồ là:

-          Không nên phân rã biểu đồ quá sáu mức(n<=6).

-          Ở mỗi mức, các chức năng cùng mức được sắp xếp cùng một hàng( cùng một cột)

-          Biểu đồ cần được bố trí cân đối rõ ràng để dễ kiểm tra theo dõi.

Câu 4: Vai trò và ý nghĩa của biểu đồ phân rã chức năng?

Trả lời: Vai trò và y nghĩa của biểu đồ phân rã chức năng là:

-          Làm cơ sở để cấu trúc hệ thông tổ chức.

-          Nắm được tổ chức và hoạt động của tổ chức.

-          Hỗ trợ xây dựng miền nghiên cứu của tổ chức.

-          Thể hiện rõ vị trí và mối quan hệ của công việc trong hệ thống.

Câu 5: Có mấy dạng của biểu đồ phân rã chức năng dùng để mô tả mô hình nghiệp vụ? Mỗi dạng được sử dụng trong trường hợp nào?

Trả lời: Có 2 dạng biểu đồ phân rã chức năng dùng để mô tả mô hình nghiệp vụ:

+ Biểu đồ dạng chuẩn: Để mô tả chức năng cho một miền khảo sát( dùng cho một hệ thống nhỏ).

+ Biểu đồ dạng công ty: Dùng để mô tả tổng thể toàn bộ chức năng một tổ chức có quy mô lớn

Câu 6: Hai cách hình thành biểu đồ phân rã chức năng dựa trên cách tiêp cận nào? Khi nào sử dụng mỗi cách đó?

Trả lời:  

Biểu đồ dạng chuẩn dựa trên  cách tiếp cận từ trên xuống. Dùng để mô tả các chức năng cho một miền khảo sát hoặc một hệ thống nhỏ.

Biểu đồ dạng công ty dưa trên cách tiếp cận từ dưới lên. Dùng để mô tả toongr thể toàn bộ chức năng của một tổ chức có quy mô lớn.

Câu 7: Có những loại ma trận phân tích nào?

Trả lời:  Có 2 loại ma trận phân tích:

+ Ma trận yếu tố quyết định thành công và chức năng.

+ Ma trận thực thể chức năng.

Câu 8: Trình bày  nội dung của mỗi loại ma trận? Ý nghĩa và vai trò của nó? Mỗi ma trận được sử dụng ở giai đoạn nào thuộc quá trình phân tích ?

Trả lời :

Ma trận yều tố quyết định thành công và chức năng :

Thể hiện mối quan hệ giữa chức năng và yếu tố thành công.

Cấu trúc bao gồm dong và cột :

+ Dòng : chứa các chức năng gộp.

+ Cột :  chứa các yếu tố quyết định thành công.

+ Giao giũa dòng và cột :

§  Để trống.

§  E : Lĩnh vực cần được xem xét để phát triển HTTT (Bản chất).

§  D : Mục đích kỳ vọng.

Ma trận thực thể chức năng :

Thể hiện mối quan hệ giữa chức năng và dữ liệu.

Công cụ phân tích phạm vi và mô tả nguyên tắc.

Cấu trúc gồm dòng và cột :

                 + Dòng : tên chức năng.

                 + Cột : tên thực thể dữ liệu.

Chương VI: Mô hình hóa logic tiến trình.

Câu 1: Mục đích mô hình hóa là gì? Những kĩ thuật nào được sư dụng. để mô hình hóa các logic quyết định? Kĩ thuật nào được sử dụng để mô hình hóa logic thời gian?

Trả lời: Mục đích của mô hình hóa là: để khắc phục phần thiếu sót của biểu đồ luồng dữ liệu( không chỉ ra đầy đủ logic bên trong của mỗi tiên trình, chua chỉ ra được tất cả các nội dung sử lý của nó). Các kĩ thuật được sử dụng để mô hình hóa là:

          + mô hình hóa logic với tiêng Anh cấu trúc.

          + mô hình hóa với bảng quyết định.

          + mô hình hóa với cây quyết định.

          + mô hình logic thời gian.

Trong mô hình logic thời gian có 2 kĩ thuật được sử dụng là:

          + Biểu đồ chuyển trạng thái.

          + Bảng chuyển trạng thái.

Câu 2: Tiếng Anh có cấu trúc nghĩa là gì? Sử dụng tiêng Anh có cấu trúc để biểu diễn các cấu trúc tiêu biểu của các quá trình thông tin như thế nào?

Trả lời: Tiêng anh có cấu trúc là: là loại tiêng anh được cải biên từ tiêng anh thông dụng để đặc tả nội dung của các tiên trình trong một biểu đồ luông dữ liệu.Nó được dùng để biểu diễn 3 cấu trúc điển hình là: tuần tự, lặp và tuyển chọn.

Câu 3: Các bước để tạo một bảng quyết định? Làm thế nào để rút gọn bảng quyết định?

Trả lời: Các bước để tạo lập một bảng quyết định là:

+ đặt tên cho các điều kiện và xác đinh các giá trị mà mỗi                 điều kiện có thể có.  

+ Đặt tên tất cả các hoạt động có thể xuất hiện.

+ liệt kê danh sách tất cả các  quy tắc có thể.

+ định nghĩa các hoạt động cho mỗi quy tắc.

+ Đơn giản hóa bảng quyết định.

Cách để rút gọn một bảng quyết định là:  ta loại bỏ tất các hành động không khả thi, tim các điều kiện tập trung

Câu 4: Hãy giải thích cấu trúc của một cây quyết định?

Trả lời:  Cây quyết định có cấu tạo bởi 2 phần chính là: điểm quyết định được biểu diễn bởi các nút và các hành đọng được biểu diễn bằng các hình elip

Câu 5: Mục tiêu của một biểu đồ trạng thái là gì? Chúng có lợi ích gì trong việc PT và TK hướng cấu trúc?

Trả lời: Mục tiểu của một biểu đồ trạng thái là: biểu diễn giá trị của một trạng thái bao gồm tất cả các thuộc tính của đối tượng  có thể là trạng thái tĩnh hoặc động.

Biểu đồ trạng thái là một phần quan trọng của phân tích thiết kế hệ thống hương đối tương

Câu 6: Khi nào sử dụng tiêng Anh cấu trúc? Bảng quyết định hay cây quyết định?

+ Tiêng anh cấu trúc được sử dụng khi biểu diễn ba cấu trúc điển hình trong lập trình có cấu trúc: tuần tự , tuyển chọn vá lặp.

+ bảng quyết định được sử dụng  khi đối tượng thể hiện là đối tượng có điều kiện lựa trọn.

+ Cây quyết định được sử dụng khi

Câu 7: Giải thích sự khác nhau giữa biểu đồ chuyển trạng thái và bảng chuyển trạng thái?

Sự khác nhau giữa biểu đồ chuyển trạng thái và bảng chuyenr trạng thái là:

Đề cương chương 6

Lớp :cn1k9a

Câu 1: Đầu vào để xây dựng mô hình E-R là nhưng thông tin gì? Có nhưng mô hình E-R nào được xây dựng khi mô hình hóa dữ liệu quan niệm của một hệ thống?

Trả lời: Sản phẩm của pha phân tích dữ liệu là mô hình dữ liệu quan niệm và được thể hiện bằng biểu đồ thực thể mối quan hệ. Các dữ liệu đưa vào trong biểu đồ được mô tả và giải thích chi tiết trong từ điển dữ liệu. Trong đó bao gồm các thuộc tính dữ liệu,kích cỡ,tần xuất...Khi mô hình hóa dữ liệu quan niệm thường sử dụng bốn biểu đồ E-R sau:

Biểu đồ E-R mô tả dữ liệu cần cho các ứng dụng của dự án hiện thời.

Biểu đồ E-R cho hệ thống thông tin mới.

Biểu đồ E-R cho toàn bộ cơ sơ dữ liệu của hệ thống mới có dự

Câu 2: Giữa biểu đồ luồng dữ liệu và mô hình dữ liệu E-R có mối quan hệ như thế nào?

Trả lời: Giữa BĐLDL và DLQN E-R tương ứng có mối quan hệ chặt chẽ : Các kho dữ liệu,luồng dữ liệu vì vậy có thể căn cứ BĐLDL để suy diễn các thực thể (phản quan hệ) của mô hình dữ liệu quan niệm.

Câu 3: Mô hình dữ liệu E-R gồm các thành phần nào?

Trả lời: Ba phần tư chính của mô hình E-R là: Thực thể,thuộc tính và các mối quan hệ giữa các thành phần đó.

Câu 4: Định nghĩa và giải thích nội dung các khái niệm : Thực thể,thuộc tính,định danh,mối quan hệ của nó? Các ký pháp sử dụng để biểu diễn mỗi thành phần đó là những ký pháp nào? Thực thể khác bản thể ở chỗ nào?

Trả lời:

Thực thể : Là một khái niệm để chỉ một lớp các đối tượng cụ thể hay cac khái niệm có cùng những đặc trưng chung mà ta quan tâm. Tên thực thể là một cụm danh từ và viết bằng chữ in ,biểu diễn bằng một hình chữ nhật có tên bên trong.

Thuộc tính: Là các đặc trưng của thực thể .Mỗi thực thể có một tập các thuộc tính gắn kết với nó.

Một số loại thực thể đó là :       +Thuộc tính tên gọi.

                                                 +Thuộc tính định dạng.

                                                 +Thuộc tính đa trị/

-Các mối quan hệ: gắn kết các thực thể trong mô hình E-R .Có thể kết nối một thực thể với một hoặc nhiều thực thể khác.Nó phản ánh mối quan hệ vốn có gĩưa các bản thể của các thực thể đó.

Mối quan hệ chia làm hai loại : mối quan hệ tương tác và mối quan hệ sở hữu hay phụ thuộc.

Thực thể khác bản thể ở chỗ :

Tiêu thức

Thực thể

Bản thể

Khái niệm

Chỉ một lớp đối tượng

Chỉ một đối tượng cụ thể

Số lường

Một

Nhiều

Bản chất

“khung”chữa dữ liệu

Dữ liệu

Thể hiện

Tên thực thể và tên các đặc trưng

Bộ các giá trị tương ứng với các đặc trưng.

Câu 5: Thực thể có những loại thuộc tính nào? Vai trò của mỗi thuộc tính trong mô hình khái niệm dữ liệu?

Trả lời: Có những loại thuộc tính sau :

Thuộc tính tên gọi : Mà mỗi giá trị cụ thể của nó cho tên gọi của một bản thể gọi là thuộc tính gọi.

Thuộc tính định danh : Là một hay một số thuộc tính của một thực thể mà giá trị của nó cho  phép ta phân biệt được các bản thể khác nhau của một thực thể.

Thuộc tính đa trị : Của một thực thể là một thuộc tính có thể nhận được nhiều hơn một giá trị với mỗi bản thể

Câu 6: Khi xác định một định danh một thực thể cần có chú ý gì?

Trả lời: Trong một thực thể thuộc tính định dạng được gạch chân để phân biệt với các thuộc tính khác của nó.mỗi thực thể khi được xác định  bắt buộc phải có thuộc tính định dạng.

Câu 7: Các đặc trưng của mối quan hệ là gì? Cách biểu diễn các đặc trưng đó trong mô hình như thế nào?

Trả lời:SGK

Câu 8: Các quy tắc nghiệp vụ được thể hiện ra thành những ràng toàn vẹn dữ liệu nào?

Trả lời: Được thể hiện qua 4 dạng cơ bản sau

-         Tính toàn vẹn thực thể

-         Các ràng buộc toàn vẹn tham chiếu

-         Miền giá trị

-         Các hoạt động kính hoạt

Câu 9: Trình bày quy trình xây dựng một biểu đồ E-R từ các hồ sơ và tài liệu thu được?

Trả lời: Quy trình xây dựng biểu đồ E-R gồm 5 bước :

-         Liệt kê, chính xác hóa và lựa chọn các thông tin cơ sở

-         Xác định các thực thể, các thuộc tính và định danh của nó

-         Xác định các mối quan hệ và các thuộc tính của nó

-         Vẽ biểu đồ mô hình thực thể- mối quan hệ

-         Xác định bản số, chuẩn hóa và thu gọn biểu đồ

Câu 10: Khi nào cần chuẩn hóa biểu đồ E-R ? Khi nào có thể rút gọn được biểu đồ E-R ?

Trả lời : Có thể chuẩn hóa biểu đồ khi trong nó có các thuộc tính lặp ,nhóm lặp hay các thuộc tính phụ thuộc vào thời gian để chuyển biểu đồ về dạng chỉ còn các thực thể đơn và các thuộc tính đơn.

Rút gon biểu đồ khi biểu đồ có nhiều thực thể .

Câu 11: Vai trò của các công cụ CASE trong mô hình hóa dữ liệu?

Trả lời: Phần mềm trợ giúp quá trình xây dựng mô hình E-R trên máy RWIN ...trong đó còn cho phép phát triển mô hình E-R tổng quát...tự động chuyển sang mô hình logic và thâm chí chuyển sang một thiết kế cơ sở dữ liệu vật lý trên một hệ quản trị cơ sơ dữ liệu nào đó.

Bài tập chương 6

Câu 1:

Biểu đồ luồng dữ liệu là:các biểu đồ diễn tả mô hình nghiệp vụ quá trình xử lí dựa trên cơ sở của mô hình.

PTHT cần sử dụng BĐLDL để thu thập, thao tác, lưu trữ và  phân phối dữ liệu.

Câu 2:

Trình bày các khái niệm, kí pháp sử dụng trong BĐLDL

Luồng dl:

là các dl di chuyển từ một vị trí này đến một vị trí khác trong hệ thống trên một vật mang nào đó.

Kho dl:

            Là các dl được lưu giữ tại một vị trí.

Tiến trình:

            Là một hay một số công việc hoặc hành động có tác động lên các dl làm cho chúng di chuyển, thay đổi, được lưu trữ hay phân phối.

Tác nhân:

            Là một người, nhóm người, một bộ phận, một tổ chức, hay một hệ thống khác nằm ngoài pham vi và có tương tác với nó về mặt thông tin.

Câu 4:

Sự khác nhau giữa BĐLDL  Loogic và biểu đồ luồng dl vật lý là:

BĐLDL logic chỉ ra các chức năng sử lý dl và các dl được thực hiện trong hệ thống và bỏ qua những yếu tố vật chất.

BĐLDL vật lý mô tả hệ thống, chỉ ra các cái vào – ra của nó và các công cụ phương tiện đang được sử dụng để thực hiện các chức năng.

Câu 5:

Cần phát triển bđldl vật lý và logic cho một hệ thống:…………….

Câu 6:

Giải thích các nguyên tắc để vẽ BĐLDL

Các cái vào của một tiến trình khác với các cái ra của nó.

Các đối tượng trong một bđldl phải có tên duy nhất. Tuy nhiên một số tác nhân ngoài và kho dl có thể được vẽ lập lại.

Các luồng dl đi vào một tiến trình phải đủ để tạo thành các luồng dl đi ra.

Tiến trình:

            Không có tiến trình nào chỉ có cái ra mà không có cái vào.

            Không có một tiến trình nào chỉ có cái vào.

Kho dl:

            Không có luồng dl từ một kho đến một kho dl khác.

            Dữ liệu không thể di chuyển trực tiếp từ một tác nhân đến một kho dl và ngược lại.

Tác nhân:

            Dl không thể di chuyển trực tiếp từ một tác nhân đến một tác nhân.

Luồng dl:

            Một luồng dl không thể quay lại nơi mà nó vừa đi khỏi.

            Một luồng dl đi vào một kho nghĩa là kho dl được cập nhật, luồng dl đi ra khỏi một kho nghĩa là kho dl được đọc.

Câu 7:

Phân rã nghĩa là:

            Là quá trình phân nhỏ mỗi tiến trình của một BĐLDL thành một BĐLDL mới.

Đảm bảo cân bằng khi phân rã là:

            Khi phân rã một tiến trình của một biểu đồ luồng thành một biểu đồ ở mức sau thì mọi luồng dl vào và ra, các tác nhân ngoài và kho dl liên quan với nó phải được bảo toàn trong biểu đồ ở mức sau.

Câu 8:

Nguyên tắc phân rã BĐLDL từ trên xuống:

Phân rã mỗi chức năng nhận được thànhcác chức năng mức thấp hơn nếucó thể.

Câu 9:

Mô tả  cấu trúc của biểu đồ luồng dl ngữ cảnh.

            Biểu đồ ngữ cảnh gồm 3 thành phần:

                        Một tiến trình duy nhất mô tả toàn hệ thống, trong đó có tên hệ thống và chỉ số là 0.

                        Các tác nhân.

                        Các luồng dl giữa các tác nhân và hệ thống mô tả sự tương tác giữa hệ thống với môi trường.

Ý nghĩa của biểu đồ ngữ cảnh cho ta một cái nhìn tổng quát về hệ thống trong môi trường của nó.

Câu 10:

Cách đặt tên các mức khác nhau của biểu đồ luồng dl:

            Mức 0: tên mô tả toàn bộ hệ thống mức.

            Mức thứ I: …….

Câu 11:

Những thông tin là dl đầu vào để lập biểu đồ mức 0:

            Biểu đồ ngữ cảnh của hệ thống.

            Biểu đồ phân rã chức năng.

            Danh sách các hồ sơ dl sử dụng.

            Ma trận thực - thể chức năng.

Các mô tả khác của tiến trình nghiệp vụ.

Các bước để xây dựng biểu đồ mực 0.

Các dl đầu vào.

Các bước tiến hành: gồm 3 thao tác.

            Thay thế tiến trình duy nhất của biểu đồ ngữ cảnh bằng các tiến trình con.

            Giữ nguyên toàn bộ các tác nhân ngoài và luồng dl trong biểu đồ ngữ cảnh và chuyển sang biểu đồ luồng dl mức 0.

            Thêm vào: các kho dl, các luồng dl.

Biểu đồ luồng dl mức 0 và biểu đồ ngữ cảnh khác nhau..

Câu 12:

Các bước xây dựng  biểu đồ luồng dl mức i.

Thay thế tiến trình được xét của biểu đồ luồng dl mức i – 1 bằng các tiến trình con tương ứng với các chức năng của mức tương ứng trong biểu đồ phân rã chức năng.

Giữ nguyên toàn bộ các tác nhân ngoài kho dl và các luồng dl.

Thêm vào các luồng dl giữa các tiến trình con.

Dl đầu vào cho việc xây dựng này:

            Là các tác nhân ngoài, các kho dl, các luồng dl.

Câu 13:

BĐLDL có thể sử dụng là công cụ phân tích

Mô hình thác nước của vòng đời hệ thống:

1.   Khởi tạo và lập kế hoạch:

-          Tìm hiểu vần đề , lý do.

-          Xác định phạm vi.

-          Ước lượng nguồn lực.

-          Khảo sát phân tích sơ bộ.

2.   Phân tích:

-          Phân tích để xác định yêu cầu của hệ thống.

-          Phân tích về mặt nghiệp vụ:

              . Phân rã chức năng.

                         . DFD ngữ cảnh.

                         . Thực thể dữ liệu.

-          Tiên trình:

. DFD:

                Biểu đồ ngữ cảnh.

                DFD vật lý của hệ thống cũ.

                 Mô hình Logic hệ thống cũ.

                Mô hình Logic hệ thống mới.

                Mô hình DFD vật lý của hệ thông mới.

. Phân tích về dữ liệu:

                Mô hình quan hệ E-R.

                Logic:

                         Dữ liệu quan hẹ.

                          Mô hình quan hệ.

3.   Thiết kế:

-          vẽ DFD của hệ thông mới

-          vẽ  biểu đồ Logic của hệ thống mới

-          Vẽ biểu đồ vật lý của hệ thông mới.

-          Thiết kế dữ liệu

-          Giao diện người dung

-          Báo cáo, bảo mật.

-          Trợ giúp.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#thu