Phần 7: Báo chí và luật pháp

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Trình bày mối quan hệ giữa báo chí và luật pháp

Luật pháp là những quy phạm hành vi do nhà nước ban hành mà mọi người dân buộc phải tuân theo nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và bảo vệ trật tự xã hội theo từ điển TV thì luật là một hệ thống những chuẩn mực xã hội có tính bắt buộc được nhà nước dùng sức mạnh để đảm bảo.

Nhà nước quản lí và điều hành các mối quan hệ xã hội bằng luật pháp, bao gồm những điều bắt buộc và những điều cho phép, các hình thức trừng phạp, cấm đoán hoặc tha bổng nhằm đảm bảo quyền lợi cho mọi công dân đều bình đẳng trước luật pháp.

Tự thống trị các văn bản pháp luật, bao gồm hiến pháp và các bộ luật. Trong đó, hiện pháp được coi là bộ luật cao nhất, là đạo luật gốc của các bộ luật. Căn cứ bà hiến pháp thì hiến pháp thừa nhận hoạt động báo chí và xác định những ranh giới mà báo chí mà không được vi phạm. Ngoài ra, báo chí cần phải tuân thủ quy ước xã hội như phong tục tập quán, đạo đức lối sống mà báo chí phải coi như những đạo luật không thành văn cần phải tuân theo trong hoạt động nghề nghiệp.

Theo luật pháp, nhà báo trước hết là một công dân vì thế bản thân nhà báo phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo pháp luật. Ngược lại, với trách nhiệm nghề nghiệp thì nhà báo còn phải tuyên truyền giáo dục pháp luật cho công chúng, với nhà báo, thì việc am hiểu và vận dụng trong pháp luật là rất cần thiết. Trong quá trình hành nghề, nhà báo cần va chạm với nhiều tổ chức, cá nhân khác nhau trong đó các quan hệ xã hội bị ràng buộc bởi các quy chuẩn luật pháp nên nhà báo phải nắm chắc luật pháp để xem xét, phản ánh, đánh giá và kiến nghị về các sự kiện trong từng thời điểm cụ thể để thông tin có cơ sở pháp lí và có tính thuyết phục

Hiến pháp pháp luật giúp nhà báo sử dụng các quyền trong hoạt động nhà báo như quyền không bị kiểm duyệt tác phẩm, quyền đăng tải và quyền phổ biến pháp luật, giữ bản quyền tên mình, các bút danh, nhuận bút...

Nước ta đang trong quan trọng xây dựng nhà nước pháp quyền để quản lí điều hành xã hội bằng luật pháp nên việc nhà báo am hiểu pháp luật sẽ tạo điều kiện cho nhân dân làm tốt công tác tư tưởng, giáo dục pháp luật trong hoạt động nghề nghiệp.

Câu 2: Trình bày cơ sở pháp lí của báo chí Việt Nam?

a. Luật về chế độ báo chí năm 1957

- Bảo đảm quyền tự do ngôn luận của nhân dân trên báo chí, quyền này được giành cho tất cả về mình, không phân biệt thành phần xã hội, tôn giáo, dân tộc, nam nữ

- Tất cả các báo chí không chỉ phải chịu kiểm duyệt nào trước khi in ( trừ trường hợp khẩn cấp, việc kiểm duyệt tạm thời do chính phủ quyết định)

- Báo chí được các cơ quan nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động nghiệp vụ dễ dàng.

- Để đảm báo quyền tự do ngôn luận thì nhân dân có quyền được trả lời, đính chính, các điều nói sai liên quan đến mình.

- Để bảo đảm đúng đắn sử dụng quyền tự do ngôn luận báo chí không được tuyên truyền những điều sau:

· Chống pháp luật, đường lối chính sách của Đảng, nhà nước và chế độ

· Phá hoại sự nghiệp củng cố hòa bình thống nhất, hoàn thành độc lập dân chủ

· Chia rẽ dân tộc, làm tổn hại tình hình hữu nghị giữa nhân dân các nước hoặc tuyên truyền chủ nghĩa đế quốc trong chiến tranh.

· Tiết lộ bí mật quốc gia

· Dâm ô trụy lạc đồi bại

- Xác định những quyết định cụ thể về điều kiện hoạt động của báo chí, sử dụng cấp giấy phép lưu truyền.

- Quyết định về hình thức kỉ luật đối với báo chí tùy theo lối nặng nhẹ bị cảnh cáo, tích thu ấn phẩm đình chỉ tạm thời, đình chỉ vĩnh viễn hoặc bị truy tố trước pháp luật. Đây là đạo luật đầu tiên ch báo chí dân chủ nhân dân của Việt Nam. Ngoài ra báo chí phải chấp hành nguyên tắc những đạo luật có liên quan đặc biệt trong việc giữ gìn bí mật quốc gia.

b. Luật về chế độ báo chí 1990.

Đây là đạo luật phản ánh những thay đổi trong tình hình cả nước đều xây dưqngj CNXH và thực hiện đường lối đổi mới toàn diện do điều luật 6 đề ra. Luật báo chí 1990 kế thừa những nguyên tắc đúng đắn 1957, đồng thời bổ sung và hoàn thiện luật pháp nhà nước về báo chí, thực hiện ở:

Một là: thể hiện rõ và đầy đủ hơn quyền tự do dân chủ của nhân dân qua báo chí ( điều 2). Vai trò và trách nhiệm của báo chí theo đường lối của Đảng ( điều 6). Báo chí là cơ quan báo chí ngôn luận của các tổ chức Đảng, các cơ quan nhà nước của tổ chức xã hội còn báo tư nhân ( điều 1)

Hai là: xác định mối quan hệ giữa báo chí với Đảng, với nhà nước với xã hội ( điều 6)

Ba là: nói rõ đầy đủ hơn về quyền và trách nhiệm của công dân ( điều 4). Quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin ( điều 7). Quân và nghĩa vụ trả lời tạp chí trên báo ( điều 5, 8, 9)

Bốn là: nói rõ và đầy đủ hơn về quyền và trách nhiệm của cơ quan báo chí của nhà báo, của cơ quan chủ quản, của người đứng đầu cơ quan báo chí, của nhà nước đối với báo chí ( điều 5,6,14,15,17)

Năm là: quy định trách nhiệm của các cơ sở in và tổ chức phát hành ( Đ 12, 21)

Sáu là:

Bẩy là: quy định khen thưởng ( điều 27)

c. Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của luật báo chí năm 1999

Chương 1: những quy định chung về điều 1 và điều 3

Chương 2: quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí công dân ( điều 4,5)

Chương 3: nghĩa vụ và quyền hạn của báo chí ( điều 6 đến 10)

Chương 4: tổ chứ báo chí và nhà báo ( điều 11 đến điều 16)

Chương 5: tổ chức quản lí về báo chí ( điều 17 đến 26)

Chương 6: khen thưởng và xử lí dư phạm ( điều 27 đến 28)

d. Cơ sở pháp lí của hoạt động báo chí VN tại nước ngoài và hoạt động báo chí nước ngoài ở VN

Nhà báo VN quan hệ với cơ quan báo chí nước ngoài để viết tin bài, phải được lãnh đạo cơ quan báo chí đồng ý các hoạt động này phải do lãnh đạo cơ quan báo chí và cơ quan chủ quản đề nghị và phải được phép của bộ thông tin truyền thông và các cơ quan liên quan

Nhà báo VN công tác ở nước ngoài phải tuân thủ luật pháp của nước sở tại, đồng thời phải nắm vững luật báo chí quốc, tế, các chính sách trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Ngoài ra, phải hiểu rõ phong tục tập quán, lịch sử, văn hóa của nước đó, để vừa hoàn thành nhiệm vụ nghề nghiệp vừa góp phần củng cố tình hữu nghị và hợp tác của các dân tộc trên thế giới

Đối với nhà báo nước ngoài đến công tác tại VN phải được sự cho phép của bộ Nội Vụ, bộ Ngoại Giao, Bộ Thông tin truyền thông họ được cấp giấy phép đi lại được sử dụng những phương tiện cần thiết cho hoạt động nghiệp vụ. Được dự họp báo và được tiến hành các cuộc tiếp xúc trao đổi

B

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro