Phần 9: Nhà báo.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Trình bày phẩm chất, nghiệp vụ của nhà báo.

- Cách tiếp cận thứ nhất: nêu ra 4 nhóm phẩm chất nghề nghiệp cơ bản của nhà báo.

+ Nhóm phẩm chất chính trị: gồm tri thức, hiểu biết, kinh nghiệm, lý tưởng, bản lĩnh chính trị...những phẩm chất này giúp nhà báo nhìn rõ hơn về thế thái nhân sinh, về cuộc đấu tranh ngày càng phức tạp giữa các thế lực, các giai cấp, các nước trong bối cảnh toàn cầu hóa vừa cạnh tranh vừa hợp tác.

+ Nhóm tri thức tổng hợp: về các lĩnh vực nói chung và kiến thức ngành nói riêng, giúp nhà báo thông tin chuẩn xác, giải thích một cách thuyết phục các sự kiên thời sự. Đây cũng là cơ sở để hình thành nhân cách văn hóa, tầm nhìn văn hóa và thái độ nhân văn trong hoạt động nghề nghiệp.

+ Nhóm phẩm chất nghề nghiệp: gồm sjw nhận thức tự giác về nghề nghiệp, vai trò, vị thế của nhà báo, các quy luật, các nguyên tắc, chức năng, kỹ năng hành nghề.

+ Trách nhiệm xã hội, đạo đức nghề nghiệp bao gồm trách nhiệm chính trị, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức, tính chuyên nghiệp và đạo đức hành nghề...

- Cách tiếp cận thứ 2: Mô tả cụ thể hơn các phẩm chất nghề nghiệp của nhà báo với 10 phẩm chất nổi trội sau đây:

1. Năng khiếu: có hai luồng ý kiến: cần (trụ lại và hoạt động có hiệu quả với nghề) không cần (nhà báo công dân). Năng khiếu là những phẩm chất có sẵn bẩm sinh giúp con người có thể hoạt động tốt hoạt động ngay cả khi con người chứa được rèn luyện và học tập hoạt động đó (thần đồng Trần Đăng Khoa... không có thần đồng báo chí ???)

2. Tư chất cá nhân:

Là những tố chất tâm – sinh lý, thần kinh ... và năng lực riêng có của mỗi người. Có người nhanh, chậm, có người có khả năng giao tiếp, ứng xử ...

Nếu tư chất cá nhân của nhà báo phù hợp với hoạt động nghề nghiệp sẽ phát huy được hiệu quả công tác. Nhà báo cần nhận biết được tư chất cá nhân của mình để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những hạn chế tiêu tực với yêu cầu nghề nghiệp.

3. Năng lực hành nghề, tác nghiệp:

Năng lực được hiểu là những điều kiện đủ hoặc vốn có để làm một việc gì. Năng lực của nhà báo là những phẩm chất cần và đủ để phát hiện nguồn tin, thu thập, xử lý và truyền tải thông tin trong các hoàn cảnh, điều kiên khác nhau.

4. Lập trường chính trị, xã hội: Là thái độ tiếp cận, xem xét, đánh giá một sự kiện. Mục đích và lợi ích chính trị là cơ sở của lập trường chính trị. Vì vậy, lập trường chính trị của nhà báo thể hiện ở thái độ đối với quyền lực thống trị và lợi ích đông đảo của nhân dân.

5. Kiến thức, vốn sống:

Thứ nhất là tri thức bách khoa tổng hợp về tự nhiên và xã hội, giúp nhà báo hình thành phông văn hóa với tư cách là nhà báo hóa, nhà hoạt động chính trị XH ... đồng thời giúp phát hiện, các nghĩa và lý giải về mối quan hệ của sự kiện và vấn đề thông tin trong mối quan hệ đang đặt ra. Cái này gọi là (biết một cái gì đó về tất cả)

Thứ hai là kiến thức về lĩnh vực, để tài đang theo dõi như nông nghiệp, nông thôn, kinh tế tài chính, chứng khoán, văn hóa giáo dục...họ phải trở thành chuyên gia trong từng lĩnh vực, cái này gọi là "biết tất cả về một cái gì đó\'

Thứ ba là kiến thức về nghề nghiệp báo chí, là những hiểu biết cơ bản về lịch sử và lý luận báo chí, quy tắc, các nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp, đạo đức, luật pháp nghề nghiệp...

6. Kỹ năng và kinh nghiệm tác nghiệp.

Kỹ năng có thể hiểu là khả năng vận dụng lý thuyết vào quá trình tác nghiệp là những thao tác nghề nghiệp trong quá trình thu thập và xử lý thông tin. Đối với nhà báo, kỹ năng là những thao tác nghề nghiệp hằng ngày như nắm bắt tình hình, phát hiện và tiếp cận nguồn tin, giao tiếp, khai thác thông tin, giữ liệu, viết bài, nghe ngóng dư luận xã hội...

Kinh nghiệp là điều hiểu biết có được do tiếp xúc với thực tế, do từng trải và có thể áo dụng cho công việc ở 1 lĩnh vực nào đó. Kinh nghiệpp nghề nghiệp là những hiểu biết có được, thu được từ quá trình sống, lao động tác nghiệp, là những trải nghiệm trong thực tế hoạt động nghề nghiệp. Có kinh nghiệm đơn lẻ của cá nhân, có kinh nghiệm của tòa soạn hay của các thế hệ nhà báo, có kinh nghiệm qua nhiều năm hành nghề, có kinh nghiệm qua việc giải quyết tình huống. Muốn có kinh nghiệm nhà báo cần chú ý, biết và thường xuyên tônge kết kinh nghiệm hoạt động, biết học hỏi kinh nghiệm của người khác.

7. Trách nhiệm xã hội:

Trách nhiệm xã hội của nhà báo vừa là đòi hỏi khách quan của xã hội, của cộng đồng, vừa là nhu cầu tự thân của nhà báo. Nhận thức sâu sắc, tự giác về trách nhiệm xã hội sẽ là động lực sáng tạo của nhà báo. Ý thức được trách nhiệm xã hội, trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân giúp nhà báo bồi đắp bản lĩnh chính trị, xã hội, nghề nghiệp, nhanh chóng phát hiện chủ đề, đề tài cho bài viết.

8. Đạo đức nghề nghiệp

Được hiểu là chuẩn mực ứng xử đối với các mối quan hệ cụ thể trong quá trình tác nghiệp của nhà báo.

9. Tính trung thực:

Phẩm chất trung thực của nhà báo đòi hỏi sự ngay thẳng trước sự thật khách quan, bản lĩnh bảo vệ chân lý và lẽ phải thông qua việc cung cấp thông tin, giải quyết các vấn đề đang đặt ra.

10. Lòng yêu nghề:

Đây là chất xúc tác đặc biệt giúp nhà báo hình thành động lực và sức mạnh nội lức bên trong quá trình hoạt động nghề nghiệp, lòng yêu nghề giúp tạo ra chất lửa trong tác phẩm báo chí, giúp nhà báo vượt qua khó khăn, trở ngại.

Câu 2: Phân tích đạp đức nghề nghiệp nhà báo

- Đạo đức là phép tắc về quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với tập thể, với xã hội.

- Ngành nghề nào cũng có đạo đức, cũng có phép tắc ứng xử các mối quan hệ. Với nghề, những người làm báo có phép tắc trong quan hệ giữa đồng nghiệp, quan hệ với công chúng với nhân dân, quan hệ đồng nghiệp, quan hệ trong tòa soạn – cơ quan báo chí, quan hệ với các cơ quan đơn vị, tổ chức xã hội, doanh nghiệp...người làm báo có trách nhiệm chính trị, trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân, chấp hành nghiêm pháp luật, chịu sự điều chỉnh của luật báo chí và các luật khác.

- Đại hội VI hội nhà báo việt nam thông qua quy ước đạo đức báo chí việt nam. Quy ước đạo đức báo chí VN, được đại hội 6 hội nhà báo VN thông qua, đó là:

1. Mục tiêu cao cả của báo chí: là phục vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc VN xã hội chủ nghĩa. Nhà báo hoạt đông trong bất kỳ lĩnh vực nào, và hoàn cảnh cũng hướng về mục tiêu cao cả đó.

2. Báo chí thực hiện quyền thông tin của nhân dân. Nhà báo phải khách quan trung thực, tôn trọng sự thật. Mọi thông tin đưa ra công luận phải phản ánh đúng bản chất sự kiện, sự thật khách quan trong bối cảnh xã hội của nó, tuyệt đối không được xuyên tạc hoặc cường điệu sự việc sự kiện. Nhà báo có trách nhiệm cung cấp cho công chúng hình ảnh chân thật, đúng bản chất về quá trình của sự kiện. Nhà báo có trách nhiệm cung cấp cho công chúng hình ảnh chân thật, đúng đắn về bản chất về quá trình của sự kiện và tình huống được thông tin, thông qua đó hướng dẫn dư luận.

3. Báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu với đời sống xã hội, là công cụ văn hóa. Nhà báo tôn trọng và thực hiện tự do báo chí, chịu trách nhiệm trước xã hội, trước nhân dân và tự hành nghề trong khuôn khổ pháp luật, nhà báo thực hiện đúng tônc hỉ mục đích của cơ quan báo chí, không vì bất cứ sức ép nào mà làm trái mục tiêu cao cả của báo chí VN. Đi ngược lợi ích đất nước.

4. Cùng với quyền tự do thông tin, thực hiện quyền trả lời và quyền cải cách chính trên báo chí là một nguyên tắc cấu thành tự do dân chủ báo chí. Nhà báo có quyền kiên trì quan điểm và thông tin đúng đắn của mình, nhưng tôn trọng quyền trả lời và quyền cải chính của công dân theo đúng pháp luật.

5. Nhà báo có nhiệm vụ bảo vệ nguồn tin và giữ bí mật do người khác cung cấp phù hợp với luật pháp.

6. Báo chí VN phát huy văn hóa dân tộc đồng thời tôn trọng các nền văn hóa khác nhau và những giá trị tinh thần phổ biến của loài người, phấn đầu vì đại đoàn kết dân tộc, vì hòa bình hữa nghị, hiểu biết giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới.

7. Nhà báo góp phần phát triển lợi ích công đồng, tôn trọng quyền con người, không lợi dung thông tin để xúc phạm nhân phẩm và làm thiệt hại đến lợi ích của người khác.

8. Nhà báo luôn luôn giữ phẩm chất trong sáng, không vụ lợi. Tuyệt đối không vì lợi ích của cá nhân mà cố tình công bố hoặc cố tình công bố hoặc bỏ qua không công bố một thông tin. Nhà báo không được dùng uy tín nghề nghiệp của mình để chuộc lợi.

9. Nhà báo tôn trọng chính kiến và quan điểm xã hội, nghề nghiệp của đồng nghiệp, đoàn kết hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động và đời sống, đấu tranh không khoan nhượng, chống mọi hành vi làm tổn hại đến đất nước, lợi ích đất nước, nhân dân trái với đạo đức báo chí.

10. Nhà báo sống lành mạnh văn minh, khát khao học tập, khiêm tốn, cầu tiến bộ, nâng cao bản lĩnh, trình độ và kỹ năng nghề nghiệp của mình là ước vọng và sự phấn đấu suốt đời của người làm báo.

Năm 2005, hội nhà báo VN sửa đổi quy ước đạo đức báo chí VN thành 9 điều quy định về đạo đức báo chí VN, cụ thể là:

+ Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc VN xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản VN.

+ Luôn gắn bó với nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân.

+ Hành nghề trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật.

+ Sống lành mạnh, trong sáng, không lợi dụng nghề nghiệp để vụ lợi và làm trái pháp luật.

+ Gương mẫu chấp hành pháp luật, làm tròn nghĩa vụ công dân, làm tốt trách nhiệm xã hội.

+ Bảo vệ bí mật quốc gia, nguồn tin, và giữ bí mật cho người cung cấp thông tin.

+ Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp.

+ Thương xuyên học tập, nâng cao trình độ văn hóa chính trị, nghiệp vụ, khiêm tốn, cầu tiền bộ.

+ Giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp thu có chọn lọc các nền văn hóa khác.

Quy định buộc tất cả các hội viên hội nhà báo VN, phải tuân thủ và thực hiện trên cơ sở 9 điều quy định về đạo đức nghề nghiệp, các cơ quan báo chí có những quy định riêng về đạo đức nghề nghiệp của từng cơ quan báo chí – báo nói – báo hình – báo điện tử phù hợp với điệu kiện thực tế của cơ quan mình.

m

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro