Câu 2: Trình bày quy trình sáng táo tác phẩm báo chí?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nghiên cứu, nắm bắt tình hình thực tiễn đang vận động. Đây là công việc hàng ngày, thường xuyên, liên tục của nhà báo. Quá trình này không chỉ nắm bắt tính hình thực tiến đang vận động mà còn tích lũy kiến thức tổng hợp – bao gồm kiến thức nền và kiến thức chuyên biệt về lĩnh vực đề tài nhà báo quan tâm, kĩ năng và kinh nghiệm hành nghề.

Phát hiện chủ đề, đề tài cho bài viết – săn tin: Chủ đề có thể nói một cách ngắn gọn là ý đồ, ý đinh, ý tưởng của tác giả muốn chuyển tải đến công chúng thông qua tác phẩm của mình. Như vậy, chủ đề thuộc về chủ quan nhưng không phải là chủ quan thuần túy mà là kết quả nhận thức những vấn đề của thực tiến cuộc sống. Chủ đề bài báo tốt thường gắn với những vấn đề bức xúc, nhưng trăn trở suy nghĩ mong đợi của công chúng xã hội, của nhiều người

Đề tài: có thể được am hiểu theo hai nghĩa rộng và hẹp. Với nghĩa rộng, đề tài được dùng để chỉ lĩnh vực đề tài, lĩnh vực cuộc sống xã hội như đề tài nông nghiệp, nông thôn, đề tài kinh tế, đề tài văn hóa – xã hội.... với nghĩa hẹp, đề tài là phạm vi cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm. Đó có thể là một nét, một khía cạnh...trong cuộc sống của con người, của một nhóm xã hội,,,,trên địa bàn cụ thể nào đó. Đề tài thuộc phạm trù khách quan, tồn tại bên ngoài ý muốn của tác giả.

Đề tài có thể là sự kiện hay vấn đề thời sự, là sự kiện mới xẩy ra hoặc xẩy ra lâu nhưng mới biết tức thì và có ý nghĩa thời sự xã hội

Trong tác phẩm báo chí, chủ đề và đề tài có môit liên hệ biện chứng với nhau nhiều khi khó bóc tách. Sau khi nghiên cứu, nắm bắt tình hình cuộc sống, nhà báo có thể có ý tưởng mới, nảy ra chủ đề nóng, nhưng sẽ không thể sáng tạo tác phẩm được nếu phát hiện được đề tài, sự kiện có khả năng phát biểu chủ đề ấy. Nhà báo nói bằng sự kiện – thông qua sự kiện cụ thể để nói lên điều mình muốn gửi gắn tới công chúng ( tức là chủ đề). Nhưng khi phát hiện được đề tài, gặp được sự kiện nóng, nếu không nắm bắt được mạch thì nhịp thở của cuộc sống trong sự kiện kết nói với truyền thống và hướng tới tương lai có thể chủ đề hấp dẫn bị bỏ qua, không được khai thác.

Săn tin: là một khái niệm và phương thức hoạt động đã được báo chí Phương tây sử dụng phổ biến từ lâu, đồng thời đã có được hệ thống kỹ năng, kinh nghiệm và hình thành công nghệ săn tin chuyên nghiệp. Thuật ngữ "săn tin" đòi hỏi nhà báo luôn chủ đọng tìm tin nóng, thỏa mãn nhu cầu nhận thức thời sự đang diễn ra của công chúng. Tức là săn tìm những nguồn tin, sự kiện, dữ liệu có khả năng cung câos thông tin cho công chúng – thuộc tính quan trọng nhất của tin tức báo chí. Để săn tin tốt đòi hỏi nhà báo cần có kiện thức am hiểu, và bám sát cuộc sống, thấy hiều công chúng và dư luận xã hội cũng như hiểu rõ yêu cầu đang đặt ra đối với công tác chính trị - tư tưởng

Tiếp cận nguồn tin, thu nhập dữ liệu – thông tin

* Xem xét (quan sát) có thể coi là phương pháp khai thác dữ liệu đặc trưng và tinh tế của nhà báo, đồi với việc sáng tạo một số tác phẩm báo chí, thu thập dữ liệu qua quan sát là điều bắt buộc

* Phỏng vấn (hỏi chuyện) là phương pháp thường xuyên, sống động, giúp nhà báo thu thập thông tin – dữ liệu và kiểm chứng nguồn tin

* Phương pháp nghiên cứu tài liệu (đọc) có tính chất cơ bản và kinhd diển, tích lũy kiến thức, thu nhập dữ liệu – thông tin bằng phương pháp đoc và đọc có phương pháp sẽ giúp nhà báo có được nền kiến thức đủ rộng và có chiều sâu trong quá trình hình thành nhân cách văn hóa

* Phương pháp phân tích sản phẩm truyền thông là một trong những các thu thập dữ liệu – thông tin quan trọng, giúp nhà báo tổng hợp tình hình và nắm bắt dư luận

* Phương pháp điều tả trên mạng internet là một trong những phương pháp khai thác dữ liệu – thông tin hiện đại, tiện lợi và hữu ích

* Phương pháp điều trà bằng bảng hỏi anket, chủ yếu được dùng để thu thập thông tin định lượng, trên diện rộng, hướng vào nhóm đối tượng xác định. Độ tin cậy của phương pháp này phụ thuộc vào phương pháp chọn mẫu thiết kế bảng hỏi (thiết lập thang đo), chỉ bảo cách thức tiến hành và phương pháp xử lí dữ liệu

* Phương pháp phỏng vấn sau (có người gọi là phỏng vấn chuyên gia) chủ yếu được dùng thu thập thông tin định tính, đối tượng được hỏi có thể là các chuyên gia, các nhà lãnh đạo,quản lí ( chịu trách nhiệm chính ở những mắt xích quan trọng), người chứng kiến hoặc người trong cuộc

* Phương pháp phỏng vấn nhanh (qua điện thoại hoặc nơi công cộng...)

· Phương pháp thảo luận nhóm sẽ rất hiệu quả nếu được sử dụng đúng, thích hợp cho một số vấn đề và nhóm đối tượng.

Có thể nói là trong thực tế hoạt động nghề nghiệp nhà báo sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, một cách linh hoạt và thiết dụng nhất để có thể khai thác, thu thập được nhiều dữ liệu, thông tin để có thể hiểu sâu bản chất sự thật, tìm kiếm những thông tin – dữ liệu bổ ích đặc trưng và thú vị nhất có thể, đồng thời, tìm mọi cách để kiểm chứng nguồn thông tin

Kiểm chứng nguồn thông tin là công việc hết sức cần thiết của phóng viên và biên tập viên. Lãnh đạo tòa soạn cũng như công chúng nói chung không có điều kiện tiếp cận và kiểm chứng nguồn tin mà ủy quyền cho nhà báo làm việc này với đầy đủ trách nhiệm xã hội và trách nhiệm xã hội cao cả của nhà báo, để luôn luôn bảo đảm rằng , nguồn tin nhà báo cung cấp cho công chúng bảo đảm độ tin cậy, có những cơ quan báo chí đặt ra yêu cầu trong mỗi tác phẩm báo chí, về cùng một sự kiện hay vấn đề thông tin,cầ có ít nhất hai nguồn tin

Phân tích dữ liệu và viết, công đoạn này trên thức tế rất khó phân tách và tùy theo phong cách sáng tạo của mỗi người. Tuy nhiên, đối với những vấn đề phức tạp, nhất là viết điều tra hay bình luận, đòi hỏi nhà báo không chỉ thẩm định tính pháp lý của tư liệu mà còn phải phân tích và phân loại tư liệu, trên cơ sở ấy thiết lập chủ đề và các mối quan hệ của hệ thống dữ liệu với chủ đề, xác định công bố loại nào và chưa công bố loại nào, hoặc thiết lập hệ thống các luận điểm, luận cứ, luận chứng cho bài biết.

Trên thực tế, dù tác phẩm báo chí ở thể loại nào thì vẫn phải trả lời các câu hỏi cơ bản trong giao tiếp truyền thông qua báo chí là 5W + 1H

- What? Chuyện gì, cái gì xảy ra?

- Who? Ai liên quan, ai là người trong cuộc

- Where? Xảy ra ở đâu nào?

- When? Xảy ra khi nào?

- Why? Tại sao xảy ra?

- How? Xảy ra như thế nào?

Tuy nhiên, dù thể loại nào một tác phẩm báo chí hay, hấp dẫn là tác phẩm phải thỏa mãn ít nhất các tiêu chí sau:

Thứ nhất, sự kiện, vấn đề được phản ánh trong tác phẩm nóng hổi, bức xúc, liên quan đến nhiều người và được dư luận xã hội quan tâm muốn biết, cần được thông tin, cần được giải thích và giải đáp ngay hôm nay. Sự kiện ấy khởi phát cho vấn đề đang bức xúc trong dư luận xã hội

Thứ hai, tác phẩm báo chí được cấu thành bởi những chi tiết, tình tiết, số liệu xác thực, sinh động đầy sức thuyết phục. Đó là những chi tiết, những số liệu biết nói đang cựa quậy trước mắt người đọc, người nghe, người xem. Số liệu chi tiết vừa đủ để bài báo đảm bảo tính khách quan, tin cậy và sinh động, không dài dòng, rối rắm.

Thứ 3, cách trình bày diễn đạt kết cấu chặt chẽ, logic với ngôn ngữ, giọng điệu trong sáng, gần gũi dễ hiểu, phù hợp và có sức cuốn hút đối với công chúng, nhóm đối tượng.

Biên tập, lên trang (chương trình), duyệt, in ấn (sản xuất). Đây chủ yếu là công việc của BTV, thư ký tòa soạn ( lãnh đạo phòng), ban do TBT phân công. Những trước hết nhà báo, phóng viên phải tự biên tập tác phẩm của mình một cách ngiêm túc. Quay trình hay công nghệ biên tập của toàn soạn phải được thiết lập chặt chẽ với chế dộ, trách nhiệm rõ ràng do các biên tập viên có trình độ, kinh nghiệm và bản lĩnh đảm trách. Lao động biên tập đòi hỏi những phẩm chất và năng lực đặc thù.

- Tổ chức phát sóng lên sóng.

- Theo dõi, phản hồi từ công chúng và dư luận xã hội. Theo dõi và xử lý phản hồi vừa là trách nhiệm của nhà báo với tư cách của tác giả, vừa là công việc quan trọng của cơ quan báo chí. Bộ phận này, báo chí truyền thống gọi là ban bạn đọc. Đối với báo chí hiện đại gọi là ban truyền thông và quan hệ công chúng (tuy nhiên cách gọi này tùy theo mỗi toàn soạn)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro