CÁC DẠNG CÂU HỎI, BÀI TẬP

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

a. Dạng đơn giản: Dựa trên nội dung lý thuyết đã có:

Câu 1. Phân biệt các nhóm đá trong lớp vỏ Trái Đất.

Đáp án
Theo nguồn gốc hình thành, đá được xếp vào ba nhóm:
+ Đá mắcma: Được hình thành do kết tinh khối mắcma nóng chảy trong vỏ trái đất hoặc trên bề mặt đất.
+ Đá trầm tích: Do sự tích tụ, nén ép của các sản phẩm phá huỷ từ đá gốc thành vật liệu vụn như cuội, cát, tro, bụi...
+ Đá biến chất: Do mắcma hoặc trầm tích bị biến đổi tính chất do tác động của nhiệt độ và áp suất.

Câu 2. Trình bày nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng

Đáp án
- Thuyết kiến tạo mảng cho rằng, vỏ Trái Đất trong quá tình hình thành của nó đã bị biến dạng do các gãy vỡ và tách ra thành một số đơn vị kiến tạo.
- Các mảng kiến tạo lớn: mảng Thaí Bình Dương, mảng Ô-xtraay-li-a-Ấn Độ, mảng ÂU-Á, mảng Phi, mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Nam Cực.
- Các mảng kiến tạo không những là những bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất, mà chúng còn bao gồm cả những bộ phận lớn của đáy đại dương.
- Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên một lớp vật chất quánh dẻo, thuộc phần trên của lớp Manti. Chúng không đứng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh dẻo này.
Trong khi dịch chuyển, các mảng có thể xô vào nhau. Hoạt động chuyển dich của một số mảng lớn của vỏ Trái Đất là nguyên nhân sinh ra các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa...

Câu 3. Trình bày giờ Mặt Trời và giờ múi. Hoặc:Phân biệt giờ Mặt Trời và giờ múi?

Đáp án:
Giờ Mặt Trời (Giờ địa phương): Trái đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên trong cùng 1 thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ thấy mặt trời ở độ cao khác nhau, do đó các điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau đó là giờ địa phương hay còn gọi là giờ Mặt trời.

- Giờ múi: trên trái đất người ta chia thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa phương nằm trong cùng 1 múi sẽ thống nhất giờ chung và đó gọi là giờ múi. Giờ ở múi số 0 được gọi là múi giờ gốc và khu vực đó có kinh tuyến gốc đi qua.

Câu 4. Trình bày đặc điểm và nguyên nhân dẫn đến đặc tính của các mùa?

Đáp án:
- Mùa xuân: Mặt Trời di chuyển từ xích đạo lên chí tuyến Bắc, lúc này lượng nhiệt bức xạ Mặt Trời tăng lên, thời gian ngày dài ra. Tuy nhiên mặt đất vừa tỏ nhiệt và kéo dài trong mùa đông nên mới bắt đầu được tích lũy, nên nhiệt độ chưa cao thời tiết trời ấm áp.

- Mùa hạ: Mặt Trời di chuyển từ chí tuyến B về xích đạo, mặt đất không ngừng tích lũy lượng nhiệt, nên nhiệt độ mặt đất và không khí tăng lên làm cho tính chất nóng bức.

- Mùa thu: Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ xích đạo đến chí tuyến Nam. Lượng nhiệt giảm dần do góc nhập xạ ở BBC giảm đi, lượng nhiệt ở mặt đất cũng giảm nên thời tiết mát mẻ.

- Mùa đông: Mặt Trời di chuyển từ chí tuyến Nam về xích đạo, lượng nhiệt có tăng những mặt đất đã tiêu hao hết năng lượng dự trữ. Vì vậy không khí trở nên rất lạnh lẽo.

Câu 5. Vẽ sơ đồ thể hiện 2 chuyển động của Trái đất và hệ qủa của 2 chuyển động đó.
> 2 chuyển động của Trái đất: Tự quay quanh trục và quay xung quanh Mặt trời.

Câu 6. Nếu trái đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời nhưng không tự quay quanh trục sẽ có hiện tượng gì xảy ra?

Trái đất vẫn có ngày và đêm một năm chỉ có 1 ngày và 1 đêm
- Ngày dài 6 tháng, đêm dài 6 tháng.
- Ban ngày mặt đất sẽ hấp thụ 1 lượng nhiệt rất lớn và nóng lên dữ dội, ban đêm thì trở nên rất lạnh.
- Sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa ngày và đêm gây ra sự chênh lệch rất lớn về khí áp giữa hai nửa bán cầu ngày và đêm. Từ đó hình thành những luồng gió cực mạnh.
=> Bề mặt trái đất sẽ không còn sự sống.

Câu 7. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ?
- Trong khoảng thời gian từ 21-3 đến 23-9 BCB ngã về phía Mặt Trời, nên bán cầu này có góc chiếu sáng lớn, diện tích chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối, đó là mùa Xuân, và mùa Hạ của BCB ngày dài hơn đêm. Ở BCN thì ngược lại, thời gian đó là mùa Thu và mùa Đông, đêm dài hơn ngày.

- Trong khoảng ty từ 23-9 đến 21-3 BCN ngã về phía MT, nên bán cầu này có góc chiếu sáng lớn, diện tích chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối, đó là mùa Xuân, và mùa Hạ của BCN ngày dài hơn đêm. Ở BCB thì ngược lại, thời gian đó là mùa Thu và mùa Đông, đêm dài hơn ngày.

- Riêng 2 ngày 21-3 và 23-9 MT chiếu thẳng góc xuống xích đạo lúc 12h trưa nên thời gian chiếu sáng ở hai bán cầu nhận được là như nhau. Vì thế, ngày dài bằng đêm trên toàn thế giới.

- Ở xích đạo quanh năm có độ dài ngày đêm bằng nhau. Càng xa xích đạo độ dài ngày đêm càng chênh lệch nhìêu. Từ vòng cực về phía cực có hiện tượng ngày hoặc đêm dài 24h, càng về cực ngày đêm địa cực càng tăng, tại cực ngày hoặc đêm kéo dài suốt 6th.

b. Dạng nâng cao:
Câu 1. Phân biệt lớp lớp vỏ lục địa và lớp vỏ đại dương, lớp vỏ Trái Đất và lớp vỏ địa lí.

Đáp án:
- Phân biệt lớp vỏ lục địa và lớp vỏ đại dương
+ Lớp vỏ lục địa:
Phân bố ở các lục địa và một phần ở dưới mực nước biển.
Thành phần cấu tạo: gồm ba lớp đá: đá trầm tích, granit, badan.
Độ dày trung bình: 35-40km (ở miền núi cao đến 70-80km).
+ Lớp vỏ đại dương:
Phân bố ở các nền đại dương, dưới tầng nước biển.
Thành phần cấu tạo: đá trầm tích badan (chủ yếu), không có lớp đá granit.
Độ dày trung bình: 5-10km.

- Phân biệt lớp vỏ Trái Đất và lớp vỏ địa lí.
+ Lớp vỏ Trái Đất :
Là lớp vỏ cứng của Trái Đất, được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (như đá trầm tích, granit, badan).
Độ dày dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70km (ở lục địa).
+ Lớp vỏ địa lí:
Là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau.
Chiều dài khoảng 30-35km (tính từ giới hạn dưới của tầng ô dôn đến đáy vực thẳm đại dương, ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hóa .x

Câu 2. Tại sao có đường chuyển ngày quốc tế?

Đáp án:
- Sự hình thành của đường chuyển ngày quốc tế do trái đất có hình khối cầu nên khu vực giờ gốc số 0 sẽ trùng với khu vực giờ số 24.
- Vì vậy trên trái đất bao giờ cũng có 1 khu vực tại đó chỉ 2 ngày lịch khác nhau nên cần có đường chuyển ngày quốc tế.
- Lấy kinh tuyến 180° giữa múi giờ số 12 TBD là đường chuyển ngày quốc tế.
+ Nếu đi từ T sang Đ qua kinh tuyến 180° thì lùi 1 ngày lịch.
+ Nếu đi từ Đ sang T qua kinh tuyến 180° thì tăng 1 ngày lịch.

Câu 3. Hiện tượng mùa và nguyên nhân sinh ra các mùa? Tại sao các mùa trong năm theo dương lịch ở BCB có đặc điểm về thời tiết và khí hậu khác nhau?

Đáp án:
- Mùa là 1 phần thời gian của năm, nhưng có đặt điểm riêng về thời tiết và khí hậu.

- Nguyên nhân gây ra các mùa: Là do trục trái đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động trên quỹ đạo nên trong khi chuyển động, nên có thời kỳ BCB ngã về phía MT, BCN ngã về phía MT. Điều đó làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận bức xạ mt ở mỗi bán cầu đều thay đổi trong năm gây ra những đặc điểm riêng về thời tiết trong từng thời kỳ của năm tạo nên các mùa.

* Tại sao các mùa trong năm theo dương lịch ở BCB có đặc điểm về thời tiết và khí hậu khác nhau?

Nguyên nhân: Là do trục trái đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động trên quỹ đạo nên trong khi chuyển động , nên có thời kỳ BCB ngã về phía Mặt Trời, BCN ngã về phía Mặt Trời. Điều đó làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận bức xạ mt ở mỗi bán cầu đều thay đổi trong năm gây ra những đặc điểm riêng về thời tiết trong từng thời kỳ của năm tạo nên các mùa.
- Mỗi năm có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.
- Mùa xuân (21/3-22/6): thời tiết trời ấm áp vì Mặt Trời di chuyển từ xích đạo lên chí tuyến Bắc, lúc này lượng nhiệt bức xạ Mặt Trời tăng lên, tg ngày dài ra. Tuy nhiên mặt đất vừa tỏ nhiệt và kéo dài trong mùa đông nên mới bắt đầu được tích lũy, nên nhiệt độ chưa cao.

- Mùa hạ (22/6-23/9): thời tiết nóng bức do Mặt Trời di chuyển từ chí tuyến Bắc về xích đạo, mặt đất không ngừng tích lũy lượng nhiệt, nên nhiệt độ mặt đất và ko khí tăng lên.

- Mùa thu (23/9- 22/12: thời tiết mát mẻ vì Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ xích đạo đến chí tuyến Nam. Lượng nhiệt giảm dần do góc nhập xạ ở BBC giảm đi, lượng nhiệt ở mặt đất cũng giảm nên.

- Mùa đông (22/12- 21/3): không khí trở nên rất lạnh lẽo do Mặt Trời di chuyển từ chí tuyến Nam về xích đạo, lượng nhiệt có tăng những mặt đất đã tiêu hao hết năng lượng dự trữ.

Câu 4. Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm?

Đáp án:
Trái Đất chuyển động quanh mặt Trời sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm. Do trục trái đất nghiêng với mp quỹ đạo của trái đất và trong suốt năm trục của trái đất không đối phương trong không gian, nên có thời kỳ BCB ngã về phía mặt Trời, BCN ngã về phía mặt Trời. Nửa cầu nào nghiêng về phía Mặt Trời thì nửa cầu đó đang là thời kì nóng; Nếu nửa cầu không ngả về phía Mặt Trời thì nửa cầu đó đang là thời kì lạnh trong năm.

Câu 5. Nhịp điệu các mùa sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các thành phần địa lý tự nhiên?

Đáp án:
- Đối với thực vật: Nhịp điệu mùa ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi thực vật. vào mùa xuân thời tiết chuyển từ lạnh sang mát mẻ thì cây cối đâm chồi nảy lộc vào mùa hè thời tiết trở nên mát mẻ cây cối xanh tốt. Qua mùa thu chuyển sang lạnh cây cối bắt đầu rụng lá. Đến mùa đông thời tiết lạnh lẽo cây hầu như rụng hết lá.

- Đối với động vật: tùy theo mùa mà các loài động vật có các hình thức sống khác nhau cho phù hợp vào mùa xuân đến mùa thu đây là lúc động vật hoạt động sinh trưởng và sinh sản mạnh mẽ. Đến mùa Đông phần lớn các loài động vật ngủ đông hay di chuyển đến vùng cận nhiệt và nhiệt đới để tránh rét.

- Đối với thủy văn:
+ Ở vùng ôn đới do có 4 mùa rõ rệt nên ảnh hưởng lớn đến chế độ nước
>Vào mùa xuân khi thời tiết trở nên ấm áp, băng tuyết bắt bắt đầu tan chảy, lượng nước của sông tăng cao.
>Vào mùa hạ thì lượng nước của sông có đc chủ yếu do mưa.
>Cuối thu và vào đông phần lớn diện tích bề mặt nước bị đóng băng.
+ Đối với vùng nhiệt đới nơi mùa không thể hiện rõ rệt nên nước sông lớn mùa mưa, còn vào mùa khô thì nước cạn.
+ Tùy theo mùa mà lượng nước ngầm cũng cao thấp khác nhau.

- Đối với thổ nhưỡng: Phần lớn đất miền ôn đới vào mùa đông bị đóng khả năng sử dụng đất thấp. Vào mùa xuân, hạ, thu băng tan khả năng sử đất cao.

- Đối với Khí hậu:
+ Vào mùa đông do lượng nhiệt thấp, khí hậu trở nên lạnh lẽo, vùng ôn đới, tuyết rơi và đóng băng.
+ Vào mùa hè do lượng nhiệt cao, nhiệt độ không khí tăng nên khí hậu trở nên ấm áp ôn hòa ở vùng gần cực, vùng có khí hậu nóng bức như vùng nhiệt đới.
+ Vào mùa xuân và mùa thu, lượng nhiệt của 2 bán cầu nhận đc là như nhau, khí hậu trở nên ôn hòa.

Câu 6. Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng / Ngày tháng 10 chưa cười đã tối". Câu ca dao trên đúng và không đúng đối với những nơi nào trên trái đất? Tại sao? Nêu ý nghĩa.

Đáp án:
- Việt Nam nằm ở nội chí tuyến bắc
- Do hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất.

- Khi chuyển động quanh mặt trời, trục trái đất nghiêng về 1 hướng & không đổi phương nên từng nửa bán cầu ngả về phía mặt trời, còn nửa kia thì cách xa mặt trời, vào tháng 5(AL) (tức tháng 6 DL) thì bán cầu Bắc ngả về phía mặt trời, còn bán cầu Nam cách xa mặt trời nên bán cầu Bắc nhận lượng nhiệt lớn, khi đó là mùa hạ, nên ngày dài, đêm ngắn (Đêm tháng 5 chưa năm đã sáng).

- Vào tháng 10,11(AL) (tức tháng 12) thì bán cầu Bắc cách xa mặt trời nên nhận được lượng nhiệt ít, khi đó là mùa đông, nên ngày ngắn, đêm dài (Ngày tháng 10 chưa cười đã tối).
- Những nơi đúng: Ở bán cầu Bắc
- Nơi không đúng:
+ Xích đạo: Luôn có ngày dài bằng đêm
+ Ở Nam bán cầu: Luôn có đêm dài bằng ngày.

Câu 7. Hiện tượng đêm trắng là gì? Thường xảy ra ở những nơi nào. Giải thích nguyên nhân?

Đáp án:
- Hiện tượng đêm trắng là hiện tượng đêm chưa buông xuống đã có bình minh, hiện tượng này xảy ra ở các vùng có vĩ độ cao vào mùa hè khi đó ngày dài hơn đêm.

- Nguyên nhân: Do trục trái đất nghiêng với mp quỹ đạo của trái đất và trong suốt năm trục của trái đất ko đổi phương trong ko gian, nên có thời kỳ BCB ngã về phía MT, BCN ngã về phía MT.

Câu 8. Vào những ngày nào ở xích đạo người ta quan sát Mặt Trời mọc chính đông và lặn chính Tây? Tại sao?

Đáp án:
Hiện tượng mặt trời mọc lặn là 1 loại chuyển động biểu kiến diễn ra trong ngày. Đó là hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất. Tuy nhiên không phải mọi nơi trên trái đất đều quan sát được mặt trời mọc ở chính Đông và lặn ở chính Tây. Hiện tượng này chỉ xảy ra ở những khu vực có hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh, hiện tượng mặt trời lúc 12 giờ trưa, tia sáng mặt trời chiếu vuông góc ở bề mặt đất) thì mới thấy mặt trời mọc ở chính Đông và lặn chính Tây, nghĩa là trong khu vực nội chí tuyến.

- Tại xích đạo có 2 ngày mặt trời mọc chính Đông và lặn chính Tây đó là ngày xuân phân 21/3 và ngày thu phân 23/9.

- Nguyên nhân: vào những ngày này trái đất di chuyển đến những vị trí trung gian ở hai đầu mút của quỹ đạo, chuyển động trục của trái đất nghiêng không thay đổi nên ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc tại xích đạo. Ngoại chí tuyến không xảy ra hiện tượng này.

Câu 9. Giải thích hiện tượng chênh lệch thời gian giữa 2 mùa nóng, lạnh trong năm.

Đáp án
- Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo hình elíp gần tròn (Mặt Trời sẽ nằm ở một trong hai tiêu điểm), thời gian thực hiện hết một vòng quỹ đạo là 1 năm với vận tốc trung bình là 29,8 km/s. Vì thế, sẽ có lúc Trái Đất ở gần Mặt Trời nhất (điểm cận nhật) và cũng có lúc cách xa Mặt Trời nhất (điểm viễn nhật).

- Vào ngày cập nhật (thường là ngày 3/1) khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là ngắn nhất, khoảng 147 triệu km khi đó lực hút của Mặt Trời đối với Trái Đất là lớn nhất. Vì thế, vận tốc chuyển động của Trái Đất trên quỹ đạo lúc này là nhanh nhất đạt 30,3 km/s.

- Vào ngày viễn nhật (thường là ngày 5/7) khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là xa nhất, khoảng 152 triệu km khi đó lực hút của Mặt Trời lên Trái Đất là nhỏ nhất. Vì thế, vận tốc chuyển động của Trái Đất cũng là nhỏ nhất đạt 29,3 km/s.

Như vậy:
- Từ ngày 21/3 cho đến trước ngày 23/9, khi Trái Đất di chuyển trên 1/2 quỹ đạo hình Elip có chứa điêm viễn nhật do vận tốc di chuyển chậm tiến thời gian hoàn thành xong 1/2 quỹ đạo này hết 186 ngày, đây là thời kì mùa nóng Bắc bán cầu, đồng thời là mùa lạnh ở Nam bán cầu.

- Từ ngày 23/9 đến trước ngày 21/3, Trái Đất chuyển động trên 1/2 quỹ đạo còn lại có chứa điểm cận nhật, vận tốc di chuyển là lớn nên thời gian thực hiện xong 1/2 quỹ đạo rút ngắn lại chỉ còn 179 ngày, đây là thời điểm mùa lạnh ở Bắc bán cầu, đồng thời cũng là mùa nóng ở Nam bán cầu. Như vậy, ở Bắc bán cầu mùa nóng dài hơn mùa lạnh. Ở Nam bán cầu thì ngược lại mùa lạnh lại dài hơn mùa nóng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#onthihgs