C. SINH QUYỂN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. THỔ NHƯỠNG QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH THỔ NHƯỠNG
1. Đất và lớp vỏ phong hoá:

- Đất là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trương bởi độ phì.
- Độ phì là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
- Vỏ phong hoá là lớp sản phẩm vụn thô trên cùng của vỏ trái đất, kết quả của các quá trình phong hoá làm đá và các khoáng vật bị biến đổi.

2. Các nhâ tố hình thành đất:
* Nhân tố đá mẹ
- Tất cả các loại đất đều được hình thành từ những sản phấm phong hoá của đá gốc. Những sản phẩm phong hoá đó được gọi là đá mẹ.
- Đất hình thành từ những đá mẹ khác nhau sẽ không giống nhau về thành phần khoáng vật, cấu trúc và tính chất lí hoá và cả màu sắc.

* Nhân tố địa hình
- Ở vùng núi cao, nhiệt độ thấp, quá trình phá huỷ đá xảy ra chậm làm cho quá trình hình thành đất chậm.
- Địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn, tầng đất thường mòng. Nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ chiếm ưu thế, tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng hơn.
- Lượng bức xạ mặt trời do các hướng sườn nhận được khác nhau do đó nhiệt độ cũng khác nhau. Sự khác biệt về nhiệt độ và độ ẩm do hướng sườn tạo nên ảnh hưởng rõ rệt cả mặt trực tiếp lẫn gián tiếp tới quá trình hình thành đất.

* Nhân tố khí hậu
- Nhân tố khí hậu giữ vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đất. Chính nhiệt độ, mưa và các chất khí đã phá huỷ đá gốc thành các sản phẩm phong hoá – vật liệu cơ bản, từ đó đất được hình thành.
- Trong các khu vực nhiệt đới ẩm, xích đạo có độ ẩm và nhiệt độ cao, quá trình hình thành đất diễ ra mạnh mẽ đã tạo nên lớp vỏ phong hoá và lớp phủ thổ nhưỡng dày. Trái lại, ở sa mạc hoặc đài nguyên, lớp đất mỏng, thô vì yếu tố nhiệt và ẩm không thuận lợi trong quá trình hình thành đất vì thế lớp vỏ phong hoá và đất rất mỏng.

* Nhân tố sinh vật: Sinh vật đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đất, thực vật cung cấp vật chất hữu cơ cho đất, vi sinh vật phân giải chất hữu cơ tổng hợp thành mùn, động vật (giun, loài gặm nhấm …) giúp đất tơi xốp.

* Nhân tố thời gian: Toàn bộ các quá trình và hiện tượng xảy ra trong đất đều cần đến thời gian. Thời gian hình thành đất gọi là tuổi đất.

* Nhân tố con người: Tác động xã hội của loài người thông qua các hoạt động sản xuất như làm thuỷ lợi, làm ruộng bậc thang… Nếu thâm canh quá mức làm cho đất bạc màu, thoái hoá…

II. SINH QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA SINH VẬT.
1. Sinh quyển
1.1. Khái niệm: Sinh quyển là một quyển của trái đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống.

1.2. Giới hạn:
- Giới hạn phía trên là nơi tiếp giáp tầng ô dôn của khí quyển (22 km).
- Giới hạn phía dưới đến tận đáy đại dương (11 km), ở lục địa xuống tới đáy của lớp vỏ phong hóa.
=> Giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ thủy quyển, phần thấp của khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hóa.

1.3.Đặc điểm của sinh quyển:
- Khối lượng vật chất trong sing quyển nhỏ hơn nhiều so với khối lượng vật chất của các quyển khác.
- Sinh quyển có đặc tính tích luỹ ngăng lượng nhờ khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
- Sinh vật tham gia tích cực vào các vòng tuần hoàn vật chất quan trọng đối với sự sống.

2. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật

2.1. Khí hậu - nước: Ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật thông qua các yếu tố: nhiệt độ, nước, ẩm độ, lượng mưa, ánh sáng.
- Nhiệt độ: Mỗi loài sinh vật thích nghi với một chế độ nhiệt nhất định.
- Nước và ẩm độ: Những nơi có nhiệt, ẩm và nước thuận lợi thì sinh vật phong phú và ngược lại.
- Ánh sáng: Ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình quang hợp của thực vật.

2.2. Đất: Đất là môi trường sống, là nguồn dinh dưỡng cho nhiều loại sinh vật, độ phì của đất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật.

2.3. Địa hình:
- Độ cao, hướng sườn, độ dốc của địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật vùng núi: nhiệt độ, độ ẩm không khí thay đổi theo độ cao của địa hình, dẫn đến sự hình thành các vành đai sinh vật khác nhau.

- Hướng sườn khác nhau thường nhận được lượng nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng khác nhau, do đó ảnh hưởng tới độ cao bắt đầu và kết thúc của các vành đai sinh vật.

2.4. Sinh vật:
- Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bố của động vật.
- Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn, do đó thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của động vật.
- Nhiều loài động vật ăn thực vật là thức ăn của động vật ăn thịt, vì vậy chúng cùng sống chung trong một môi trường sinh thái nhất định.

2.5. Con người: Có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật.

- Tác động tích cực: con người làm thay đổi phạm vi phân bố của nhiều loài cây trồng, vật nuôi, trồng rừng làm mở rộng diện tích rừng.

- Tác động tiêu cực: con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã.

3. Sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ:

- Sự phân bố sinh vật và đất trong tự nhiên chịu ảnh hưởng chủ yếu của khí hậu, vì vậy với mỗi kiểu khí hậu sẽ có kiểu thảm thực vật và nhóm đất tương ứng.

- Do mỗi loài sinh vật thích nghi với một chế độ nhiệt nhất định, đồng thời nước và độ ẩm là yếu tố rất quan trọng đối với sinh vật, nên sự phân bố sinh vật chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nhiệt, ẩm. Đối với đất, các yếu tố nhiệt, ẩm ảnh hưởng trực tiếp đối với sự hình thành đất. Ngoài ra, có tác động gián tiếp thông qua sinh vật.

- Do Trái Đất hình cầu, nên từ xích đạo về cực, cường độ ánh sáng và nhiệt giảm dần, chế độ nhiệt, ẩm cũng có sự thay đổi khác nhau, kéo theo sự phân bố đất và sinh vật tương ứng.

4. Sự phân bố đất và sinh vật theo độ cao: Ở vùng núi, khí hậu có sự thay đổi theo độ cao, chính sự thay đổi về nhiệt và ẩm khi lên cao đã tạo nên các vành đai thực vật và đất theo độ cao. Ngoài ra, ở các sườn khác nhau, do hướng phơi khác nhau nên sự phân bố của thực vật theo độ cao cũng khác nhau.

Độ cao (m)      .Vành đai t/v                 .Đất        
0 - 500         .Rừng sồi                 .Đất đỏ cận nhiệt
500 - 1200    .Rừng dẻ                  .Đất nâu
1200 - 1600  .Rừng lãnh sam      .Đất pốt sôn núi
1600 - 2000  .Đồng cỏ núi           .Đất đồng cỏ núi
2000 - 2800  .Địa ý và cây bụi     .Đất sơ đẳng xen lẫn đá
Trên 2800    .Không có thực vật     .Băng tuyết


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#onthihgs