CÁC DẠNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC PHÂN LOẠI CÁC DẠNG BÀI TẬP

* Theo nội dung kiến thức:

- Khái quát hóa nội dung và phân loại các dạng câu hỏi bài tập theo các mẫu nhất định cho học sinh dễ hình dung và tiếp cận là rất cần   thiết. Có các cách đơn giản nhất sau đây để phân loại các dạng câu hỏi thường gặp như sau:
- Sự phân bố sinh vật và đất trên trái đất phụ thuộc vào nhiều nhân tố nên học sinh cần chú ý đến những nhân tố hình thành đất và nhân tố ảnh hưởng đến sinh vật
+ Nhân tố hình thành đất: Đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật, thời gian, con người.
+ Nhân tố tác động đến sinh vật: Khí hậu - nguồn nước, đất, địa hình, sinh vật, con người.

Có những dạng câu hỏi:
- Nêu những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố đất và sinh vật trình bày những nhân tố tác động đến sự phân bố đất và sinh vật, và trò của từng nhân tố …
- Trình bày các nhân tố tác động đến sự phân bố của đất và sinh vật, chứng minh những nhân tố tác động đến sự phân bố đất và sinh vật….
- Chứng minh sự đa dạng sinh vật và đất trên trái đất.

* Theo kĩ năng làm bài:
- Hệ thống hóa kiến thức, vận dụng trả lời câu hỏi theo các dạn , với các từ khóa thường gặp.
+ Giải thích, phân tích.
+  So sánh.
+  Mối quan hệ.
- Cách phân chia này giúp học sinh dễ dàng xác định được cách làm bài theo mẫu câu  hỏi nhất định. Tuy kiến thức mỗi phần khác nhưng cách phân chia theo dạng câu hỏi  như trên giúp các em hệ thống theo các mẫu có sẵn, theo những quy tắc, nhất định để học sinh dễ hiểu, dễ nắm bắt và vận dụng làm bài đơn giản mà hiệu quả nhất.

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP
A. Dạng đơn giản:

Câu 1. Sinh quyển là gì? Nêu giới hạn của sinh quyển. Sinh vật có phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển không?

Hướng dẫn:
- Sinh quyển là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống.
- Chiều dày của sinh quyển tùy thuộc vào giới hạn phân bố của sinh vật.
  + Giới hạn phía trên là nơi tiếp giáp tầng ô-dôn của khí quyển (22-25 km);
  + Giới hạn phía dưới xuống tận đáy Đại Dương (sâu nhất trên 11km). Ở lục địa xuống đến tận đáy của lớp vỏ phân hóa.
- Sinh vật không phân bố đều khắp sinh quyển mà chỉ tập trung vào một lớp dày khoảng vài chục mét.

Câu 2: Trình bày các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố của sinh vật.

Hướng đẫn:
- Khí hậu: Ảnh hưởng trực tiếp thông qua các yếu tố: nhiệt độ, nước, ẩm độ, lượng mưa, ánh sáng.
+ Nhiệt độ: Ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật. Mỗi loài sinh vật thích nghi với một chế độ nhiệt nhất định.
+ Nước và ẩm độ: Quyết định sự sống của sinh vật, tác động trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật. Những nơi có nhiệt, ẩm và nước thuận lợi thì sinh vật phong phú và ngược lại.
+ Ánh sáng: Ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình quang hợp của thực vật.

- Đất: Ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng và phân bố của sinh vật do khác nhau về đặc tính lí, hoá, độ phì của đất.

- Địa hình:
+ Độ cao, hướng sườn, độ dốc của địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật vùng núi:
+ Vành đai thực vật thay đổi theo độ cao địa hình.
+ Lượng nhiệt, ẩm ở các hướng sườn khác nhau nên độ cao bắt đầu và kết thúc của các vành đai sinh vật cũng khác nhau.

- Sinh vật:
+ Thức ăn quyết định sự phát triển và phân bố của động vật.
+ Mối quan hệ giữa động vật và thực vật rất chặt chẽ vì thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn của động vật.

- Con người: Có thể làm cho phạm vi phân bố sinh vật mở rộng hay thu hẹp.

Câu 2: Phân tích tác động của con người đến hình thành thổ nhưỡng và sự phát triển phân bố sinh vật?

Hướng đẫn:
- Con người có khả năng tác động mạnh mẽ đến sự hình thành thổ nhưỡng:
+ Tác động tiêu cực: làm cho đất xấu đi (cho vi dụ minh họa)
+ Tác động tích cực: làm cho đất tốt lên, mở rộng diện tích đất (cho ví dụ minh họa)
- Con người ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển và phân bố của sinh vật:
+ Tác động tiêu cực: thu hẹp phạm vi phân bố của sinh vật, suy giảm của sinh vật (cho ví dụ minh họa)
+ Tác động tích cực: mở rộng phạm vi phân bố sinh vật (ví dụ minh họa)

Câu 4. Chứng minh sinh vật và đất có mới quan hệ mật thiết với nhau?

Hướng đẫn:
- Đất có tác động tới sinh vật: Các đặc tính lí, hóa và độ phì của đất ảnh hưởng đến sự phân bố của thực vật.
+ Đất đỏ vàng ở khu vực nhiệt đới ẩm và xích đạo thường có tầng dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt, nên có rất nhiều loại thực vật sinh trưởng và phát triển.
+ Đất ngập mặn ở các bãi triều ven biển nhiệt đới có các loài cây ưa mặn như sú, vẹt, đước, bần, mắm... vì vậy, rừng ngập mặn chỉ phân bố ở các bãi ngập triều ven biển.
- Sinh vật tác động tới đất: sinh vật có vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất.
+ Thực vật cung cấp xác vật chất hữu cơ (cành khô, lá rụng,...) cho đất, rễ thực vật bám vào các khe đất nức của đá làm phá hủy đá.
+ Vi sinh vật phân giải xác chất hữu cơ và tổng hợp thành mùn.
+ Động vật sống trong đất (kiến, giun, mối,...) cũng góp phần làm thay đổi một số tính chất vật lí, hóa học của đất.

B. Dạng nâng cao:

Câu 1. Tại sao trên thế giới có nhiều loại đất khác nhau?

Hướng dẫn
Tác động của mỗi nhân tố đến việc hình thành đất khác nhau:
- Đá mẹ: Nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng trực tiếp tới các tính chất lí, hóa của đất.

- Khí hậu: Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá bị phá hủy thành những sản phẩm phong hóa, những sản phẩm này sẽ bị tiếp tục phong hóa thành đất. Nhiệt và ẩm còn ảnh hưởng đến sự hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất, đồng thời tạo môi trường để sinh vật phân giải và tổng hợp các chất hữu cơ cho đất.

- Sinh vật: Có vai trò chủ đạo cho việc hình thành đất, thực vật cung chất hữu cơ cho đất, rễ thực vật bám vào khe nứt tạo thành mùn. Động vật sống trong đất (giun, kiến, mối,…) cũng góp phần làm thay đổi một số tính chất lí, hóa của đất.

- Địa hình: Địa hình ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất thông qua lượng nhiệt và ẩm, từ đó ảnh hưởng đến quá trình phong hóa, đến sự phát triển của thực vật.
+ Ở vùng núi cao, do nhiệt độ thấp nên quá trình phong hóa xảy ra chậm, quá trình hình thành đất yếu. Địa hình dốc làm cho quá trình xâm thực, xói mòn mạnh, đặc biệt khi lớp phủ thực vật bị phá hủy nên tầng đất thường mỏng.
+ Ở nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ chiếm ưu thế, tầng đất dày và giàu chất dinh dưỡng hơn.

- Thời gian: Toàn bộ các hiện tượng xảy ra trong quá trình hình thành đất như quá trình phong hoá đá đều cần có thời gian.

- Con người: Hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp đã làm thay đổi tính chất đất.

* Mối quan hệ giữa các nhân tố trong việc hình thành mỗi loại đất.
- Vùng khí hậu nhiệt đới ẩm có nhiệt độ, độ ẩm cao nên thực vật phát triển mạnh, chất hữu cơ cung cấp cho đất lớn. Tuy nhiện, do lượng mưa lớn, các chất kiềm và kiềm trong đất như K, Na, Ca, Mg bị rửa trôi mạnh, dẫn đến đất chua.
- Trong điều kiện khí hậu ôn đới lạnh, thực vật chủ yếu là cây lá kim, thực vật khá lớn song do điều kiện khí hậu lạnh nên sự phân hủy thực vật diễn ra chậm.

Câu 2. Tại sao sự phân bố của sinh vật trong tự nhiên chịu ảnh hưởng chủ yếu của điều kiện khí hậu?

Hướng dẫn
- Các nhân tố tự nhiên tác động đến sinh vật
- Khí hậu tác động trực tiếp đến sinh vật thông qua nhiệt độ, độ ẩm, mưa và ánh sáng (phân tích).
- Khí hậu tác động gián tiếp đến sinh vật qua nhân tố khác:
  + Đất: ẩm, hòa tan khoáng nhanh, cây hấp thu nhanh, nhiều.
  + Địa hình: lên cao, khí hậu khác nhau => vành đai sinh vật.
  + Đá mẹ: khí hậu góp phần phong hóa nhanh hơn => tác động đến sinh vật.
  + Sinh vật: khí hậu tác động đến thực vật => tác động đến sinh vật ăn thịt.

Câu 3. Phân tích được quy luật phân bố sinh vật trên trái đất.

Hướng dẫn
- Trên thế giới bất kì các loại đất cũng chịu tác động của nhiều nhân tố (đá mẹ, khí hậu, sinh vật, thời gian, con người).
- Các đặc tính lí hoá, độ phì của đất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố thực vật.
- Sinh vật tác động đến đất: Sinh vật có tác động chủ đạo trong việc hình thành đất (nêu vai trò của thực vật, vi sinh vật, động vật đối với sự hình thành đất).

Câu 4. Tại sao nói sinh vật có tác động rõ rệt tới đất đai và môi trường nước?

Hướng dẫn:
- Sinh vật cung cấp xác vật chất hữu cơ, vi sinh vật phân hủy và tổng hợp thành mùn cho đất, đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành đất.
- Cơ thể sinh vật có sự trao đổi vật chất với môi trường nước.

Câu 5. Giải thích các thảm thực vật trên Trái Đất rất đa dạng?

Hướng dẫn:
- Sự phát triển và phân bố các thảm thực vật trên Trái Đất chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau: khí hậu, đất, địa hình, con người.
- Mỗi nhân tố tác động khác nhau ở những nơi khác nhau trên Trái Đất

- Khí hậu: Ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm không khí, nước và ánh sáng.
- Sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ tuyến, từ xích đạo về cực, dẫn đến hình thành các kiểu thảm thực vật khác nhau (từ kiểu thảm thực vật rừng nhiệt đới đến kiểu thảm thực vật rừng đài nguyên).

- Sự thay đổi chế độ ẩm dẫn đến ngay trong một vành đai cũng có những kiểu thảm thực vật khác nhau (ví dụ, trong vành đai nhiệt đới có các kiểu thảm thực vật rừng mưa nhiệt đới, rừng gió mùa, xavan và cây bụi, bán hoang mạc và hoang mạc). 

- Nơi có nước dồi dào, có nhiều loại sinh vật sinh sống, ở nơi hoang mạc, khí hậu rất khô, ít loài sinh vật cư trú tại đó.
- Những cây ưa sáng thường sống ở nơi có đầy đủ ánh sáng, những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của cây khác.

- Đất: Các đặc tính lí, hóa và độ phì của đất ảnh hưởng đến sự phân bố của thực vật.
  + Đất đỏ vàng ở khu vực nhiệt đới ẩm và xích đạo thường có tầng dày, độ ẩm nên có rất nhiều loài thực vật sinh trưởng và phát triển.
  + Đất ngập mặn ở các bãi triều ven biển nhiệt đới có các loài cây chịu mặn như sú, vẹt, đước, bần, mắm,...Vì vậy, rừng ngập mặn chỉ phân bố ở các bãi ngập triều ven biển.

- Địa hình: Độ cao, hướng sườn, độ dốc của địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố của sinh vật vùng núi.
- Nhiệt độ, độ ẩm không khí thay đổi theo độ cao của địa hình, dẫn đến hình thành các vành đai sinh vật nhau.

- Các hướng sườn khác nhau thường nhận được lượng nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng khác nhau, do đó ảnh hưởng tới độ cao bắt đầu và kết thúc của các vành đai sinh vật.

- Con người: Làm thay đổi phạm vi phân bố của nhiều loại cây trồng và vật nuôi.
Ví dụ:
+ Ở xích đạo, do nhiệt ẩm dồi dào, nên thực vật rậm rạp, nhiều tầng, có nhiều động vật,... Nhưng ở những nơi con người du canh, du cư thì thảm thực vật bị tàn phá, động vật cũng nghèo nàn.
+ Ở các bãi ngập triều ven biển thường có rừng ngập mặn phát triển, nhưng việc khai thác quá mức và bừa bãi của con người đã làm cho nhiều nơi không còn rừng.

Câu 6. Tại sao nói thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của động vật?

Hướng dẫn:
- Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bố của động vật.
- Động vật có mối quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn. Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt. Vì thế, các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt phải cùng sống trong một môi trường sinh thái nhất định. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của động vật: nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.

Câu 7. Tại sao nói trong số các nhân tố của môi trường, khí hậu là nhân tố quyết định đến sự phát triển và phân bố của sinh vật?

Hướng dẫn:
- Khí hậu là nhân tố quyết định đến sự phát triển và phân bố của sinh vật: Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật chủ yếu thông qua các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm không khí, nước, ánh sáng.

- Nhiệt độ: Mỗi loài sinh vật thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Các loài ưa nhiệt thường phân bố ở các vùng nhiệt đới và xích đạo. Trái lại, các loài chịu lạnh chỉ phân bố ở vĩ độ cao và các vùng núi cao. Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn.

- Nước và độ ẩm: Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm thuận lợi như vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt gió mùa, ôn đới ẩm... sẽ có nhiều loài sinh vật sinh sống. Còn ở hoang mạc, khí hậu rất khô nên có ít loài sinh vật cư trú tại đó.

- Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Những cây ưa sáng thường sống và phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu bóng tối thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của cây khác.

Câu 8. Giải thích vì sao địa hình là một nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật?

Hướng dẫn:
- Độ cao, hướng sườn, độ dốc của địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố của sinh vật ở vùng núi: nhiệt độ, độ ẩm không khí thay đổi theo độ cao địa hình, dẫn đến hình thành các vành đai sinh vật khác nhau.

- Các hướng sườn khác nhau thường nhận được lượng nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng khác nhau, do đó ảnh hưởng đến độ cao bắt đầu và kết thúc của vành đai sinh vật.

Câu 9. Giải thích vì sao khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật, còn địa hình chỉ có ảnh hưởng gián tiếp?

Hướng dẫn:
- Khí hậu: Ảnh hưởng trực tiếp sự phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm không khí, nước và ánh sáng.
- Sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ tuyến, từ xích đạo về cực, dẫn đến hình thành các kiểu thảm thực vật khác nhau (từ kiểu thảm thực vật rừng nhiệt đới đến kiêu thảm thực vật rừng đài nguyên)

- Sự thay đổi chế độ ẩm dẫn đến ngay trong một vành đai cũng có các kiểu thảm thực vật khác nhau (ví dụ: trong vành đai nhiệt đới có các kiểu thảm thực vật rừng mưa nhiệt đới, rừng gió mùa, xavan và cây bụi, bán hoang mạc và hoang mạc).

- Nơi có nhiệt độ dồi dào, có nhiều loài sinh vật sinh sống; ở nơi hoang mạc, khí hậu rất khô, ít loài sinh vật cư trú tại đó.
- Những cây ưa sáng thường sống ở nơi có đầy đủ ánh sáng; những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của cây khác.

- Địa hình: Ảnh hưởng đến phát triển và phân bố của sinh vật thông qua nhiệt, ẩm.
+ Độ cao: Nhiệt độ, độ ẩm không khí thay đổi theo độ cao địa hình, dẫn đến hình thành các vành đai sinh vật khác nhau.
+ Hướng sườn: Các hướng sườn khác nhau thường nhận được lượng nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng khác nhau, do đó ảnh hưởng tới độ cao bắt đầu và kết thúc của các vành đai sinh vật.
+ Độ dốc: Độ dốc ảnh hưởng đến lượng ẩm trong đất và độ phì cũng như chiều dày lớp phủ thổ nhưỡng; từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của sinh vật.

Câu 10. Thực vật và động vật có mối quan hệ như thế nào?

Hướng dẫn:
- Thực vật là nơi cư trú của động vật.
- Thực vật là nguồn thức ăn của động vật.
- Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định sự phát triển và phân bố của động vật.
- Trong chuỗi thức ăn của bất kì hệ sinh thái nào, thực vật là mắc xích đầu tiên: nơi có thực vật phong phú thì có nhiều động vật ăn cỏ, nơi có nhiều động vật ăn cỏ thì có nhiều động vật ăn thịt,...

Câu 11. Tại sao nói khí hậu có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành đất và phân bố của sinh vật?

Hướng dẫn:
- Nhiệt và ẩm là hai yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất.
+ Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá bị phá hủy trở thành những sản phẩm phong hóa, sau đó trực tiếp bị phong hóa trở thành đất.
+ Thông qua sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật, khí hậu ảnh hưởng gián tiếp đến hình thành đất. Ở các ôn đới khí hậu khác nhau, sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật khác nhau, do đó số lượng và chất lượng các tàn tích sinh vật cung cấp cho đất khác nhau. Từ đó làm cho cường độ và chiều hướng của quá trình hình thành đất khác nhau.

- Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng là những yếu tố khí hậu ảnh hưởng trục tiếp đến sự phân bố sinh vật.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#onthihgs