D. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. KHÁI NIỆM VÀ BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.

1. Khái niệm
BĐKH là sự thay đổi của khí hậu trong 1 khoảng thời gian dài do tác động của các ĐKTN và hoạt động của con người.

2. Biểu hiện
- Tăng nhiệt độ:
+ Giai đoạn 1901-2020: nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng khoảng 1oC.
+  Nhiệt độ có xu hướng tăng nhanh hơn ở các vùng có vĩ độ cao và các vùng nằm sâu trong lục địa.

- Thay đổi lượng mưa: Giai đoạn 1901-2020: Lượng mưa có xu hướng tăng ở phần lớn các KV trên toàn cầu.
+ Lượng mưa có xu hướng tăng, bán cầu Nam tăng nhiều hơn bán cầu Bắc.
+ Lượng mưa tăng lên ở các đới phía bắc vĩ độ 30oB trở lên (như Trung Bắc Mỹ, Đông Bắc Mỹ, Bắc Âu, Bắc Á và Trung Á) và giảm đi ở các vĩ độ nhiệt đới (như Nam Á và Tây Phi).
+ Tần số mưa lớn tăng lên trên nhiều khu vực, kể cả ở những nơi lượng mưa có xu hướng giảm.
+ Lượng mưa trên toàn cầu cũng có xu hướng tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô, những đợt mưa rất lớn ngày càng nhiều hơn.

- Gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan: Các hiện tượng thời tiết cực đoan: bão, lốc xoáy, hạn hán,… đang có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn, bất thường hơn với cường độ lớn hơn và phạm vi ảnh hưởng rộng, gây nên những thiệt hại đáng kể cho các quốc gia:
+ Nhiều kỉ lục thời tiết và khí hậu cực đoan đã được xác lập trong vài thập kỉ qua.
+ Số đợt nắng nóng có xu hướng tăng trên quy mô toàn cầu.
+ Số lượng cũng như cường độ các cơn bão mạnh tăng lên.
+ Các đợt hạn xảy ra ngày càng khắc nghiệt và kéo dài.

- Mực nước biển dâng
+ Mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 1,8 mm/năm trong thời kì 1960-2003, tăng nhanh hơn trung bình 3,1 mm/năm trong thời kì 1993-2003.
+ Nguyên nhân: do quá trình giãn nở nhiệt của nước và do băng lục địa tan (băng ở cực và các đỉnh núi cao).

II. NGUYÊN NHÂN GÂY RA BĐKH:

- Nguyên nhân tự nhiên:
+ Nguyên nhân bên ngoài: chu kì phát xạ khác nhau của Mặt Trời.
+ Nguyên nhân bên trong: các thời kì địa chất (trôi dạt lục địa, núi lửa phun trào,…), thay đổi độ nghiêng quỹ đạo (chu kì 96000 năm) và thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời, tự quay quanh trục của Trái Đất (chu kì 19000 năm đến 23000 năm), các dòng hải lưu,…
 Các nguyên nhân tự nhiên gây biến đổi khí hậu từ từ, có chu kì rất dài, vì thế chỉ đóng góp một phần rất nhỏ vào biến đổi khí hậu trong giai đoạn hiện nay.

- Nguyên nhân con người: quá trình sinh hoạt và sản xuất của con người phát ra MT các chất khí nhà kính, làm KK gần bề mặt đất nóng lên, gây BĐKH.
+ Lĩnh vực năng lượng (phát thải nhiều nhất: 76% lượng khí thải) đến từ hoạt động sản xuất nhiệt đới, giao thông vận tải, nhiên liệu vận chuyển, năng lượng cho hoạt động sản xuất, xây dựng, khai thác khí gas và sản xuất phân bón.
+ Lĩnh vực nông nghiệp và thay đổi mục đích sử dụng đất (chiếm 14,8% lượng khí thải), lượng khí thải đến từ các hoạt động chủ yếu như chăn nuôi gia súc và gia cầm, đất nông nghiệp,…
+ Hoạt động công nghiệp (chiếm 5,9% lượng khí thải) như hoạt động sản xuất xi măng, hóa chất và những vật liệu khác.
+ Rác thải (chiếm 3,3% lượng khí thải) tại các bãi phế liệu, phân loại chất thải lỏng và xử lí chất thải của con người đều sinh ra từ khí thải nhà kính. Nguồn phát thải lớn nhất đến từ bãi chôn lấp chất thải rắn.

III. TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH:
1. Tác động của biến đổi khí hậu đến tự nhiên.

- Đối với khí hậu: thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng, giá rét, bão, lũ lụt, hạn hán,…) có xu hướng gia tăng, cả về tần suất và cường độ và khó dự đoán hơn. Cụ thể, số lượng ngày và đêm lạnh đã có sự suy giảm, số lượng ngày và đêm ấm đã gia tăng trên hầu hết các lục địa. Đặc biệt là gia tăng các ngày nắng nóng kỉ lục tại châu Á, châu Phi, Nam Mỹ,… Nhiều khu vực đã ghi nhận được sự gia tăng số lượng các ngày mưa lớn,…

- Đối với địa hình: ảnh hưởng gián tiếp về nước mặt, nước ngầm, chế độ dòng chảy (dòng chảy giảm 10-40% vào giữa thế kỉ ở các vùng vĩ độ cao và nhiệt đới ẩm),… băng tuyết ở cực và núi cao tan, thay đổi tính chất và hoàn lưu đại dương, các đợt triều cường lớn có xu hướng gia tăng do sự gia tăng mực nước biển trong nửa cuối thế kỉ XIX,…

- Đối với thổ nhưỡng: giảm diện tích đất màu mỡ ven biển, tăng diện tích đất bị nhiễm mặn, gia tăng hiện tượng hoang mạc hóa, thu hẹp diện tích đồng bằng do nước biển dâng,…

- Đối với sinh vật: đây là thành phần nhạy cảm nhất, biến đổi khí hậu làm suy giảm đa dạng sinh học, ảnh hưởng vùng phân bố của sinh vật, thay đổi nơi cư trú của sinh vật,…

2. Tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế-xã hội

- Nông-lâm-thủy sản:
+ Nước biển dâng làm thu hẹp DT đất nông nghiệp.
+ Gia tăng thiên tai, dịch bệnh gây hại cho cây trồng, vật nuôi.
+ BĐKH làm suy giảm TN rừng, gia tăng nguy cơ cháy rừng.
+ Nhiệt độ tăng làm giảm hàm lượng oxy trong nước, gây bất lợi đối với các loài SV thủy sinh.
+ Biến động lượng mưa, gia tăng nhiệt độ làm thu hẹp DT đất ngập nước, tăng DT nhiễm mặn, hoang mạc hóa.
+ Năng suất 1 số loại cây lương thực có khả năng tăng nhẹ trên các vùng có vĩ độ cao và trung bình do sự gia tăng nhiệt độ. Trên các vùng vĩ độ thấp, đặc biệt KV nhiệt đới ẩm gió mùa có nguy cơ giảm năng suất một số cây lương thực.

- Công nghiệp:
+ Nhiệt độ tăng+số ngày nắng nóng tăng gia tăng chi phí cho năng lượng làm mát trong sx CN.
+ CN chế biến LTTP bị ảnh hưởng do nguồn nguyên liệu không ổn định.
+ Hoạt động CN khai khoáng bị ảnh hưởng do thiên tai.

- Dịch vụ:
+ Làm thiệt hại cơ sở hạ tầng giao thông, làm gián đoạn hoạt động vận tải.
+ Giảm số ngày có thể khai thác các hoạt động du lịch.
+ Mực nước biển dâng khiến nhiêu khu du lịch biển không còn tồn tại.

- Đời sống sức khỏe con người:
+ Gia tăng thiên tai làm ảnh hưởng đến đời sống người dân vùng chịu ảnh hưởng.
+ Nhiệt độ ấm hơn làm cho nhiều loài côn trùng gây bệnh (muỗi) phát triển mạnh hơn gia tăng các đợt dịch bệnh,...
+ Tăng nguy cơ các bệnh đường tiêu hóa, bệnh về da do chất lượng MT không khí và nước suy giảm.
+ Năng nóng làm gia tăng nguy cơ đột ngụy,...
+ Nguy cơ nạn đói gia tăng do mất mùa bởi hạn hạn, lũ lụt,...

IV. ỨNG PHÓ VỚI BĐKH.
Để ứng phó với BĐKH cần thực hiện đồng bộ các giảm pháp giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH.

a. Nhóm giải pháp giảm nhẹ:

- Giảm thiểu nguồn phát thải:
+ Hạn chế sử dụng năng lượng hóa thạch, thay thế bằng các nguồn năng lượng tái tạo: Mặt Trời, gió, nước,...
+ Đầu tư thay đổi công nghệ để giảm lượng phát khí thải nhà kính từ sản xuất CN, GTVT, NN,...
+ Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về BĐKH để thay đổi hành vi trong sinh hoạt nhằm giảm lượng phát thải khí nhà kính: tiết kiệm điện, sử dụng phương tiện GT công cộng, chi tiêu tiết kiệm,....

- Tăng cường sự hấp thụ các khí nhà kính:
+ Trồng rừng, trồng các giống cây có sinh khối cao.
+ Quản lý rừng và bảo vệ rừng.
+ Thành lập và mở rộng các khu bảo tồn thiên nhiên.

b. Nhóm giải pháp thích ứng:

- Nâng cao năng lực dự báo và giám sát khí hậu, thiên tai.
- Trong sản xuất:
+ Thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ để thích ứng với sự BĐKH.
+ Quy hoạch nâng cấp lại hệ thống thủy lợi để ứng phó với tình trạng lũ và hạn thất thường.
+ Tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng trước nguy cơ cháy rừng.
+ Sử dụng hợp lý nguồn TN nước.
+ Nâng cao chất lượng cho mạng lưới GT trước tác động của thiên tai trong bối cảnh BĐKH.
- Trong đời sống:
+ Quy hoạch các khu dân cư an toàn trước thiên tai.
+ Tuyên truyền giáo dục các kĩ năng phòng chống thiên tai, dịch bệnh trong bối ảnh BĐKH.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#onthihgs