CÁC DẠNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. Cơ sở lý luận của việc phân loại các dạng bài tập.

- Cách phân loại thứ I: Phân loại theo nội dung kiến thức
Học sinh luôn cần nhớ được các khung kiến thức sau đây:
+ Khái niệm.
+ Biểu hiện
+ Nguyên nhân.
+ Tác động và hậu quả.
+ Các giải pháp ứng phó với BĐKH.

- Cách phân loại thứ II: Phân loại theo kĩ năng làm bài.
Đối với kỹ năng làm bài cho học sinh việc hệ thống hóa kiến thức, vận dụng trả lời câu hỏi theo các dạng câu hỏi, với các từ khóa nhất định thường gặp. Đối với cách phân loại này, có thể chia thành các dạng câu hỏi.

Ví dụ:
Dạng 1: Chứng minh, trình bày, nêu khái niệm  ...

Dạng 2: Tại sao nói, giải thích tại sao, nhận xét, giải thích, phân tích, so sánh, mối quan hệ.

Dạng 3: Bài tập kỹ năng bảng số liệu, biểu đồ,...

II. Các dạng bài tập:

a. Dạng đơn giản: nêu khái niệm, trình bày, chứng minh rằng,....

Câu hỏi : Hiệu ứng nhà kính là gì?

Hiệu ứng nhà kính chỉ hiệu ứng giữ nhiệt ở tầng thấp của khí quyển bởi các khí nhà kính hấp thụ bức xạ từ mặt đất phát ra và phát xạ trở lại mặt đất làm cho lớp khí quyển tầng thấp và bề mặt Trái đất ấm lên tựa như vai trò của một nhà kính và được gọi là hiệu ứng nhà kính)

Câu hỏi : Khí nhà kính tự nhiên hình thành từ đâu ?

Phát thải Khí nhà kính tự nhiên là phát thải không do những hoạt động của con người như tác động của sự thay đổi quỹ đạo của trái đất, hoạt động của mặt trời, hoạt động của núi lửa v.v…

Câu hỏi : Thiên tai là gì? Nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai?

- Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế – xã hội.
- Nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai:
+ Phải có những kế hoạch chủ động trong phòng ngừa, ứng phó kịp thời, đưa ra các biện pháp khắc phục khẩn trương và hiệu quả.

+ Phòng, chống thiên tai là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tổ chức và cá nhân chủ động, cộng đồng giúp nhau. Và phòng, chống thiên tai được thực hiện theo phương châm bốn tại chỗ: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.

+ Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, địa phương và quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch và bình đẳng giới.

+ Phải dựa trên cơ sở khoa học; kết hợp sử dụng kinh nghiệm truyền thống với tiến bộ khoa học và công nghệ; kết hợp giải pháp công trình và phi công trình; bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.

+ Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng và phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai

Câu hỏi: Trình bày hậu quả của BĐKH toàn cầu đối với tự nhiên và HST.

- Đối với tự nhiên:
+ Thay đổi các quá trình tự nhiên, đặc biệt MT đới nóng và các đai cao tự nhiên.
+ Nhiều vùng đất bị bếnd dổi tính chất: nhiễm mặn, hoang mạc hóa,...
+ Nhiều thiên tai trở thành thảm họa tự nhiên.

- Đối với HST: Những tác động đến HST gây hậu quả biến đổi MT sống của các loài SV, gia tăng suy thoái MT (ô nhiễm MT, suy giảm TN rừng), suy giảm đa dạng sinh học,...

Câu hỏi: Trình bày hậu quả của BĐKH toàn cầu đối với các hoạt động KT-XH.

- Nông-lâm-thủy sản:
+ Mất đất canh tác, thu hẹp không gian sản xuất.
+ Thiếu nước cho sản xuất, tăng chi phí cho công tác thủy lợi.
+ Giảm năng suất, chất lượng của nông sản, thủy sản.
- Công nghiệp: gia tăng chi phí đầu tư sản xuất, giảm hiệu quả sản xuất.

- Dịch vụ:
+ Tăng chi phí xây dựng. Bảo trì hệ thống giao thông.
+ Giảm doanh thu từ các hoạt động dịch vụ như du lịch, GTVT,...

- Đời sống sức khỏe-con người:
+ MT sống của con người trở nên khắc nghiệt và cuộc sống bấp bênh hơn.
+ Làm suy giảm sức khỏe con người, dẫn đến tăng nguồn chi cho hệ thống y tế, từ đố ảnh hưởng đến chất lượng lao động.

Câu hỏi: Nêu những biểu hiện của biến đổi khí hậu ở tỉnh Vĩnh Long trong những năm gần đây?

- Nhiệt độ tăng (tăng khoảng 0,15 oC/thập kỷ thời kì 1980-2019).
- Thay đổi lượng mưa (thời kì 1980-2019 có xu hướng tăng).
- Mực nước biển dâng ở cửa sông Cổ Chiên (đi qua tỉnh Vĩnh Long).
- Gia tăng các hiện tượng khí tượng, thủy văn cực đoan: xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông ở Long Hồ, triều cường, mưa lớn...

b. Dạng nâng cao: Tại sao nói, giải thích tại sao, nhận xét, giải thích, phân tích, so sánh, mối quan hệ.

Câu hỏi: Tác động của BĐKH toàn cầu đối với hệ sinh thái? (sách chuyên đề Địa lý 10 Cánh Diều).

- Sự gia tăng nhiệt độ, thay đổi lượng mưa làm ranh giới các HST thay đổi. Nhiều loài cây, côn trùng, chim, cá chuyển dịch lên các vĩ độ cao hơn.
- Nhiều loài TV nở hoa sớm hơn. Các loài côn trùng, chim, cá di cư sớm hơn.
- Gia tăng các quần cư sinh vật trôi nổi trên các biển ở vĩ dộ cao và các hồ trên cao.
- Quá trình axit hóa đại dương làm suy giảm độ phủ và tính đa dạng sinh học của các rạn san hô.
- Những tác động đến HST gây hậu quả biến đổi MT sống của các loài SV, gia tăng suy thoái MT (ô nhiễm MT, suy giảm TN rừng), suy giảm đa dạng sinh học,...

Câu hỏi: BĐKH toàn cầu đã làm biến đổi các thành phần tự nhiên như thế nào? (sách chuyên đề Địa lý 10 Kết nối tri thức).

- Sự mở rộng các vành đai nóng về phía 2 cực và vành đai nhiệt đới lên cao hơn ở các vùng núi cao KV đới nóng.
- Gia tăng phần đất trên các KV băng tan và tuyết lở ở các vùng núi. Tuy nhiên lại mất 1 DT lớn các vùng đất thấp và các đồng bằng châu thổ do mực nước biển dâng.
- Gia tăng dòng chảy trên các dòng sông băng vào mùa xuân.
- Các sông hồ nóng lên do đó thay đổi cơ chế nhiệt và cả chất lượng nước.
- Gia tăng đág kể các thiên tai và cường độ các cơn bão đều tăng lên.

Câu hỏi: Phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động sản xuất kinh tế tỉnh Vĩnh Long.

- Đối với trồng trọt:
+ Nhiệt độ tăng cao tác động đến nhóm câu ăn quả như bưởi, cam, quýt, chôm chôm,...
+ Mưa lớn thất thường và trái mùa tạo điều kiện cho các loại sâu bệnh phát triển: rầy nâu, đạo ôn,... diễn biến ngày càng phức tạp, ảnh hưởng khả năng thâm canh, tăng vụ.
+ Ngập lụt do triều cường, mưa lớn thất thường, ngập úng ảnh hưởng đến năng suất, làm thay đổi thói quan sinh trưởng của 1 số cây trồng: Bình Tân, Vingx Liêm, Long Hồ,...
+ Hạn hán kéo dài gây xâm nhập mặn ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng như cây lúa, sầu riêng, cam, quýt,...: Vũng Liêm, Bình Tân, Tam Bình, ....

- Đối với chăn nuôi: Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng trưởng của vật nuôi, qua đó  ảnh hưởng đến năng suất: Mang Thít, Trà Ôn,...

- Đối với thủy sản: tác động của nước biển dâng, mưa nhiều làm tăng chi phí, thay đổi MT tự nhiên, vi khuẩn, nấm phát triển.

- Đối với CN-XD:
+ Lượng mưa diễn biến thất thường ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất CN.
+ Xâm nhập mặn ảnh hưởng trực tiếp đến cơ sở hạ tầng, đặc biệt ở KV gần nguồn nước nhiễm mặn, gián tiếp ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành CNCB tại địa phương.

- Đối với GTVT: Sạt lở đường GT, hư hỏng cầu đường tại các đường quốc lộ 1, 53, 54.

- Đối với du lịch:
+ Mưa lớn gây ngập diễn ra ngày càng trầm trọng gây ảnh hưởng đến ngành du lịch: các điểm du lịch chịu tác động nhiều: thành phố Vĩnh Long, Long Hồ.
+ Xâm nhập mặn ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng ngành du lịch, gia tăng chi phí bảo trì, bảo dưỡng, phần nào làm tăng đơn gia Dịch vụ du lịch.
+ Mưa giông, lốc xoáy đang có xu hướng gia tăng về tần suất cũng như mức độ ảnh hưởng. Trong đó, Long Hồ có quy mô du ịch lớn nhất tỉnh, chịu nhiều tác động.

Câu hỏi: Phân tích các biện pháp để thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực nông nghiệp?

- Đầu tư cải tạo và xây dựng các công trình thủy lợi.
- Quy hoạch nông nghiệp theo hướng tập trung, lồng ghép thích ứng BĐKH vào các kế hoạch, chính sách của ngành.
- Chuyển đổi thời vụ một số cây trồng dễ bị tác động bởi hạn mặn.
- Nghiên cứu phát triển các giống mới có khả năng thích ứng cao.
- Xây dựng các phương án chủ động ứng phó với thiên tai cho ngành nông nghiệp.
- Tuyên truyền giáo dục các kĩ năng phòng chống thiên tai, dịch bệnh trong bối ảnh BĐKH.

Câu hỏi: Theo em có phải Cacbon là nguyên nhân duy nhất gây ra BĐKH?

- Khí nhà kính thường được gọi là “khí thải cacbon” chỉ là một cách gọi tắt. Vì hai chất quan trọng nhất gây ra hiệu ứng nhà kính là CO2 và metan đều có chứa nguyên tử cacbon.

- Rất nhiều loại khí khác không chứa cacbon cũng có tác hại tương tự. Khi nhắc tới “khí thải cacbon” thường bao gồm tất cả các loại khí này.

- Tính đến nay, yếu tố lớn nhất gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu là việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch để cung cấp điện và phục vụ giao thông. Quá trình này làm cacbon trong lòng đất thoát vào bầu khí quyển dưới dạng CO2. Metan, sinh ra từ các đầm lầy, từ hố chôn rác, từ các rò rỉ ở giếng và đường ống dẫn khí, thậm chí còn có khả năng giữ nhiệt cao hơn, nhưng chúng dễ bị phân hủy trong không khí.

- Yếu tố quan trọng khác dẫn tới khí thải nhà kính là hành động phá rừng, đặc biệt ở vùng nhiệt đới, bởi cây xanh “tiêu thụ” khí CO2. Khi nguồn “tiêu hóa” này bị triệt hạ thì tất yếu dẫn đến sự bùng nổ lượng khí này.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#onthihgs