Những ngày ôn thi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Link video mình sẽ ghi ở phần bình luận để tiện truy cập.

Mình xem video của chị Nguyệt phỏng vấn với thầy Lê Huy Khoa. Mình thấy ở video ấy có tinh thần của một người say mê với công việc. Mình thì chắc là không được như thầy đâu, thầy làm việc đôi khi là muỗi cắn không thấy đau, đầu đầy mồ hôi không thấy nóng cơ mà. Mình nhớ mãi câu thầy nói: "Phải quên nó đi!" Chị Nguyệt hỏi: "Thế thầy làm việc như thế không thấy mệt ạ?" Thầy bảo: "Có chứ nhưng mà phải quên nó đi."

Xem video mình thấy rất thú vị. Mình thấy năng lượng và niềm đam mê tràn đầy đối với kiến thức của những con người thông thái. Đó là hình tượng mơ ước mình luôn hướng tới. Trước đây mình quá lười nhác, ngại học, không phải vì mình không nhận thức được tầm quan trọng của việc học, mà cảm xúc đối với sự quan trọng đó chưa đủ thấm sâu vào mình. Mình ước gì có thể thâu tóm toàn bộ cái thư viện khổng lồ của USSH. Mình muốn năm sau mình sẽ mặc chiếc áo USSH. Mà không đỗ năm nay cũng không sao, nhưng quan trọng nhất là không bao giờ mình có suy nghĩ được dồn mục tiêu sang thời gian lâu hơn vì chính tư duy đó khiến não bộ trở nên lười và ì ạch.

Hãy ngồi xuống, mở máy tính ra, học như chưa từng được học. Lúc đó những thứ gây xao nhãng viển vông xa vời sẽ trôi qua như chưa bao giờ tồn tại. Chính vào lúc mình cuốn theo dòng trạng thái học, những thôi thúc đi chơi, nghỉ ngơi, giải lao, xem phim, nghe nhạc mới biến mất. Còn cứ chần chừ không động bút thì chỉ tạo cơ hội cho những ý nghĩ giải trí cướp lấy mất con người này! Khồngggg~ Điều khó khăn nhất không phải là "trải qua sự học tập" mà là "chuẩn bị bước vào bàn học". Nếu chúng ta dừng ở bước đầu, đắn đo xem nay học gì, mai học gì,... ôi, mất một phần tư thời gian, mất hai phần tư sức lực. Hãy chuẩn bị những thứ mình sẽ học vào đêm hôm trước.

Có một số video trong danh sách phát của mình nói về việc... (tự dưng quên ngang, cứu tôi với!!!)

(2ph trôi qua)

Nhớ ra rồi các bạn ạ, nói về việc "hãy tiếc từng phút một". Khi chúng ta về già, chúng ta không còn đủ tinh lực, sức lực để làm hay học quần quật như hồi trẻ nữa, chúng ta sẽ bỏ lỡ rất nhiều. Nếu hồi còn trẻ (hoặc ngay lúc này) chúng ta bắt đầu hành trình tìm tòi, khám phá một kiến thức nào đó, thời gian sau chúng ta sẽ có nền tảng để thăng tiến. Còn nếu trì hoãn đến sau này, lúc đó chúng ta mới xây dựng nền tảng thì quả thật là lãng phí một khoảng thời gian rất dài.

Ngày xưa mình học toán kiểu: ôi cái này khó quá, làm sao đây? Giở sách ra, đọc mấy dòng giải thích, à hiểu rồi, gấp sách luôn. SAI LẦM! RẤT ĐỖI SAI LẦM! Nếu thật sự bạn thông minh hoặc chắc nền đến mức đọc qua một thứ khó mà hiểu từ gốc đến ngọn, sau này không cần ôn lại thì xin chúc mừng. Nhưng chúng ta chỉ là những người bình thường thôi. (Mình thường xuyên được thầy cô khen thông minh, nhưng chính vì ảo tưởng quá vào năng lực mà tự hại bản thân. Rốt cuộc, có học hiểu nhanh đến mấy, mình vẫn là một người bình thường.) Hãy làm một phép thử, nhắm mắt lại, tưởng tượng chi tiết toàn bộ những gì mình vừa được học. Nếu không thể, yay, thì chính là kiến thức đó nó chưa phải LÀ CỦA MÌNH. Mình chỉ biết, chỉ hiểu thông qua lý giải thôi. Hãy biến kiến thức đó thành của mình bằng cách nhắm mắt hồi tưởng lại, nó tương tự với việc giở sách ôn lại bài. Mình có một tip khác cho việc ôn lại bài, thay vì ôn lại những gì y hệt hôm qua, hãy kiếm một ví dụ khác có mức độ khó nâng lên một xíu, vừa kiểm tra lại kiến thức cũ, vừa khiến bộ não quen với độ khó mới.

Mình học khó vào đầu quá! Chán quá! Ai cứu với! Huhu! Tin vui cho mình là, đó chính là dấu hiệu của việc não bộ đang được rèn luyện. Nếu mình chỉ học những cái mình đã biết và loanh quanh trong vùng thoải mái của sự học thì rất có thể mình không tiến bộ. Chính cái việc thách thức giới hạn của bản thân mới là cánh cửa của sự vươn xa. (Cảm giác như viết NLXH T_T) 

Viết ra đây để nhắc nhở bản thân đừng có chểnh mảng!

Mình học văn hơi kém. Làm thế nào giờ huhuhu

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#thidaihoc