*CHƯƠNG ĐÊM TRĂNG MÁU*

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Phe nổi dậy toàn quốc ở Pháp vẫn lên như diều gặp gió. Quân Đức vẫn cố mà chống chế, khống chế làn sóng nổi dậy của nhân dân toàn Pháp. Và họ gần như đã thành công nếu quân Đồng minh, Hoa Kỳ và quân Pháp quốc Tự do không kéo vào thủ đô cách ồ ạt hăng hái nhanh đến như vậy.

"Họ cứ như là đoàn quân 'Vó ngựa Tử thần' của Thành Cát Tư Hãn vậy! Ta toi rồi!" Một tên lính SS nói với bạn mình khi hay tin.

Ngày 25 tháng 8 năm 1944, quân Đức đầu hàng trước đoàn quân hùng hậu áp đảo của phe Đồng Minh. Đánh dấu một cột mốc quan trọng của "Trận chiến nước Pháp" và cuộc chiến tranh Thế giới Thứ Hai.

Toàn Đại lộ Champs-Élyssées ngày 26 với hai hàng cây rợp bóng xanh tươi hào hứng vẫy chào đoàn quân giải phóng uy dũng anh hùng. Khải Hoàn Môn như ngai vàng đáng tự hào phía sau đoàn quân như thể một vị Lãnh chúa tung ra những đoàn quân hùng mạnh của mình từ một trận viễn chinh mà ông đã giành thắng lợi vẻ vang đâu đó. Cờ hoa và cờ Pháp (có cờ Do Thái cùng cờ các nước trong khối Đồng Minh) tung bay khắp chốn, giương cao huy hoàng đâm thủng các tầng mây. Lính Mỹ diễu binh cùng đoàn xe thiết giáp chạy giữa đại lộ hòa cùng tiếng ca, tiếng đàn guitar và tiếng trumpet ăn mừng. Họ cười đùa, hào hứng chỉ tay tứ tung, giơ tay chào mọi người dân tứ phía. Bài Quốc ca Pháp và Quốc ca Mỹ ngân vang lên đầy kiêu hãnh. Nhiều người Do Thái quỳ xuống đất, hôn đất, dang hai tay ra mà hát bài "Hatikva" đầy bi thương, họ khóc ròng và mừng khôn siết; h ca tụng Cha trên trời cứ như ngày giải phóng dân Do Thái làm Nô lệ do Moses lãnh đạo và Ánh sáng Thiên Chúa dẫn lối ở xứ Ai Cập hung tàn năm nào.

Tiếng vỗ tay vang dội khắp không gian. Tiếng hò reo muôn nơi, hoa rải khắp đường. Tiếng "Hooray! Hooray! Hooray!" trở thành tiêu ngữ lúc này. Những bản ngẫu tác nhằm ca tụng ngày này được cất lên.

Toàn dân cùng hòa thanh cùng những người lính Mỹ, Pháp Tự do cất cao bài "When Johnny Comes Marching Home". Đến đoạn "Hurrah! Hurrah!" thì họ lấy hết sức bình sinh thét lên đến độ như muốn đứt cả thanh quản và lòi cả phổi và cuống họng ra ngoài.

Tháp Eiffel, mỗi tầng thả xuống những tấm ruy-băng dài hình cờ Mỹ, cờ Pháp Tự do, cờ Anh. Bảo tàng Lourve, bao thanh niên và những ông chú mặc áo kiểu dân lao động tay chân và có dùng súng đạn xứ Sicily nóng nực giơ tay thành nắm đấm mà duỗi lên trời như đập vào mặt Thần thánh. Họ cầm cờ mà ứa nước mắt trước ngưỡng cửa ra vào của Cung điện này. Súng giương cao tỏ ý chiến thắng quá ngoạn mục và tự hào muốn rụng tim. Xe ngựa chạy trên hè phố loan tin khắp tứ phương thiên hạ, cả ngựa phi cũng hăng hái và nhanh hơn bình thường. Xe jeep lính Pháp Tự do chạy toàn phố mà hò rao hét lớn về ngày vinh quang cho những ai "đang ngủ nướng" trong nhà mà không hay biết gì, hay là những kẻ còn sợ hãi ẩn nấp chờ ngày cứu rỗi. Những cung điện hay địa danh lớn khác khắp nước đều có dân xúm lại mà nhảy múa, đánh đàn thổi kèn như ngày cưới. Rượu bật nút, phụt ra ngoài. Bia cụng nhau, ca hát hò hét như điên. Cờ Vichy và ảnh Pétain được lột xuống mà ném tung tóe, chà đạp trên đất.

Những địa bàn còn sót lại của nền Đệ tam đế chế Đức được coi như là cái gai trong mắt giờ được gỡ ra. Họ xáo trộn, bới tung lên, phá tan hoang...

Tướng von Choltitz- "Judas của Hitler" bị bắt sau một thời gian tương đối ngắn làm trùm ở Paris theo chỉ thị. Nhiều anh em cùng cấp với ông thì bị đưa ra mặt trận Liên Xô và rải rác qua Phi châu, còn ông thì được "chuyển xứ" trong nước mà thôi, vì ông xứng đáng hơn với nước Pháp này. Những thống soái có tiếng như von Brauchitsh và von Bock, von Leeb... gì đó cũng rời bỏ đất Pháp mà chuyển sang mặt trận phía Đông lạnh lo.

Nhờ Choltitz mà Đồng minh mới có cơ hội vào sâu đến thế và làm chủ cả nước Pháp. Thay mặt, nhiều người dân đã cúi đầu đa tạ khi đoàn quân áp giải ông đi qua trước họ.

"Chúa chúc lành cho ông!"

"Chúng tôi mang nợ ông!"

"Đừng giết ông ấy!"... Bao nhiêu là lời nói, lời hô hào lên để biện minh cho ông. Cũng không thiếu những lời nguyền rủa vô tâm nhưng với họ đó là điều hiển nhiên.

Toàn cảnh Paris chìm trong sự vui tươi, sáng ngời của ngày giải phóng. Tựa như những con người Nga lầm than trong chế độ Chuyên chế và Quân chủ Lập hiến xưa được ánh sáng của Đảng Mác-xít và Bác Lenin "chói qua tim" (Tố Hữu).

Tiếng chuông nhà thờ muôn nơi kêu ngân vang khắp nơi. (theo "Làng tôi" của Văn Cao) Bồ câu bay rợp trời. Cờ hoa cùng cờ Pháp tung bay vẫy chào đoàn quân trong khúc hoan ca. Linh mục cử hành những buổi lễ đầu tiên sau bao năm bị kìm hãm và luôn phải cử hành trong sự rình rập, thanh trừng. Dân chúng đi lễ kín nhà thờ để cầu nguyện, họ chạy đến bắt tay linh mục- người mà đang sụt sịt. Trước cổng nhà thờ Đức Bà, các bức tượng các Thánh đang mỉm cười đầy ơn phúc. Những bức điêu khắc hình quỷ dữ và đại bàng hoa lá hẹ trông đáng sợ biết bao nhiêu nhưng trong ngày vui trọng đại hôm nay, bọn chúng cũng như muốn ca lên khúc khải hoàn cùng với đám người đang hí hửng dưới kia. Họ ca lên bài "Ode an die Freude" hay "Ode to Joy" trong bản giao hưởng số 9 của Beethoven mừng ngày khải hoàn sáng ngời hôm nay.

Những người lính Mỹ được bủa vây bởi hàng tá trẻ em và phụ nữ đòi chụp hình lưu niệm. Lính Pháp thì tay trong tay với các tình nhân lâu năm xa cách,m và hôn lên trán những người con của họ, ôm lấy mẹ già và cha yêu dấu, bắt tay và cười đùa trong làn khói thuốc với các chiến hữu, những người tị nạn, người làm cách mạng và toàn thể nhân dân.

Mặt trời tỏa sáng ánh quang ngày mới thật hãi hùng... a nhầm...hào hùng, rạng rỡ, lấp lánh tựa hòn ngọc. Vũ trụ tung hô ngày hôm nay như chào đón một vị vua từ trận xa với chiến thắng lẫy lừng quay về.

Bao nhiêu hy sinh, bao nhiêu sự ngậm ngùi cay đắng, bao nhiêu mong chờ từng giây từng phút, bao năm lê lết mệt nhoài, bao ni căm hờn, bao sự lo toan và sợ hãi, bao nước mắt tuôn tràn và máu huyết thấm đẫm ruộng nương và các mặt đường lát đá khắp nước non, bao xác chết chất đầy đường trong nỗi kinh hoàng, bao tiếng thét ai oán, bao tiếng đàn thê lương gào rống từng đêm, bao đêm trăng và sao trời khuất dạng và lại tỏa hiện, bao ánh dương nhô lên rồi lặn xuống, những năm tháng bóng tối, những năm tháng khốn cực. Những con người nằm xuống đất với vẻ mặt thanh thãn... Tất cả chỉ để có ngày hôm nay (?)...

'...sự hy sinh của quý vị cùng với thời gian lâu nay các vị chịu đựng và nhẫn nhịn nay đã được báo đáp xứng đáng!...'

Bản Overture 1812 của nhà soạn nhạc Tchaikovsky như vang vọng đâu đây một lần nữa: Tiếng đại pháo, tiếng chuông nhà thờ... Thay vì kỷ niệm cuộc thua tan bành của Pháp trước Nga 1812, thì nay, nó lại là bản nhạc đánh dấu cột mốc vĩ đại của dân Pháp (và Đồng minh) chiến thắng Phát xít Đức 1944.

Trong lúc cả nước hòa ca tung hô ngày khải hoàn, chúng ta không ai nhận ra rằng: Một hình bóng nào đó đã tan biến khỏi thế gian này trước khi được "cắn" vào vị ngon ngọt của khúc khải hoàn ngày hôm nay...

Ở một nơi song song, có hai người cũng đang ngắm mặt trời mà thưởng thức sức sống hôm nay.

Bên kia chân trời, có người, vừa nghe tin tức vừa suy tư...

...

Đồng minh đang chiến đấu nơi chân trời phía Bắc nước Pháp...

Những cuộc thanh trừng của quân Đức và cảnh sát vẫn diễn ra trong đất nước "Gô-loa" (le coq Gaulois- Gà trống Gô-loa) này. Những tiếng rên la, khóc than, nỗi căm hờn vẫn hiện diện và ám ảnh ngày đêm, lởn vởn như đâu đây...

Một đêm nọ, trăng sáng hơn mọi khi, và như một con mắt lấp lánh soi sáng cả thành phố về đêm đang nhìn xuống Marie bé nhỏ. Cô ngước lên nhìn lên tựa như một đứa trẻ thòm thèm bầu sữa mẹ tràn đầy, căng tròn (phỏng theo Nam Cao).

Mặt dây chuyền ngôi sao sáu cánh làm bằng bìa cứng thay cho cái cũ đeo ra ngoài đầy kiêu hãnh tự hào. Tay đeo băng tay hình ngôi sao sáu cánh David đã được giặt sạch mới toanh làm cô vô cùng hãnh diện. Cô không còn sợ gì nữa khi đeo hai thứ này trên mình. Con gấu bông kề bên mình. Màu bày lộn xộn trên đất.

Cô đang đứng ngay trên cây cầu mà khi xưa, cô và Eric đã vô tình gặp nhau, thật đấy, VÔ..... TÌNH....!- cái lúc mà cô nhảy tõm xuống sông khi tiếng bước chân của giày bốt thình thịch của Eric sáp lại gần hơn. Và đây cũng là "nhà" cũ của cô. Thật hoài niệm.

Vừa ngắm trăng cô vừa ngâm nga giai điệu bài "Ngôi sao nhỏ Lấp lánh". Tay trái cô đang đỡ bản vẽ, tay phải thì di chuyển linh hoạt. Cô đang vẽ một bức tranh mà cô đặt tên là "Đêm đầy sao Paris".

Trong tranh là một người lính (chắc trẻ!) đang ngậm một điếu thuốc trông rõ bất cần đời, sành sỏi về "tứ đổ tường". Anh mặc quân phục SS màu xám với băng đeo tay màu đỏ. Vác súng trên vai và đang dìu dắt một con mắm... con oắt... con nhỏ... một bé con! Con bé có mái tóc đen ng màu hạt dẻ với làn da... màu da, nhỏ mặc váy trắng mỏng với băng đeo tay thể hiện đây là người Do Thái. Tay ôm con gấu bông sợ tên nào giật mất.

Họ ung dung, bình thản đi song song với bức tường gạch toàn dán băng-rôn, tuyên truyền ủng hộ chủ nghĩa Phát xít, cùng những tấm bài Do Thái kịch liệt với dấu chéo đỏ to đùng tựa cái chân để đầu xử trảm. Những cột đèn từ cao xuống thấp theo định luật xa gần do trẻ con vẽ chiếu rọi ánh vàng rượm như lúa chín đầy đồng.

Họ đi không sợ hãi trong vô định (Vì bản thân có mắt mũi miệng đâu mà biết cảm xúc của họ!) dưới mái nhà xanh tưởng như hão huyền, ảo diệu, với biết bao ngôi sao kỳ diệu lấp lánh vàng như đom đóm. Trăng khuyết nhưng ánh trăng nó tỏa ra lại trở thành trăng tròn như tấm bánh mà Chúa Giê-su ngày xưa đã bẻ ra mà trao cho các Môn đệ- Ngài trao hết mà không giữ lại cái gì cho mình.

Xa xa là tháp Eiffel và những căn nhà có mái với cái bóng mờ mờ ảo ảo như không thể nào với đến được, hay chúng sẽ tan biến thành mây khói nếu như ta cứ cố mà đi đến đó.

...Tôi luôn có một giấc mơ...

Cô nhìn cảnh đêm nay (trăng hôm nay xanh) mà đối chiếu với cảnh ngày ấy (cũng là trăng xanh) hòa với trí tưởng tượng của mình để cho ra đời tác phẩm này, với ánh trăng vàng (tại cô thích trăng vàng!), nhiều đom đóm, và có ngọn tháp Eiffel- ngọn tháp cô yêu thích. Cô cố làm cho giống "Đêm đầy sao" của Van Gogh nhưng không thể, trình độ cô sao mà sánh được với một họa sĩ lão luyện yêu "Thơ Điên" chứ! Chỉ là, cả hai đang cố lấp đầy khoảng trống bị cô đơn trong tim mà thôi. Vả lại, tranh cô là tranh chì màu, còn ông kia là tranh sơn dầu kia! Vẽ thì cũng thiên về một trường phái và một phong cách thôi chứ!

Bức tranh đêm nay cô vẽ có hơi hướng Dã Thú- trường phái cô tôn trọng và thích thú, cô luôn cố bắt trước phong cách này (tuy nhiều lúc cứ thích bình phẩm tranh kiểu này là tranh trẻ con), tinh nghịch nhưng rất nghiêm túc chứ không phải vẽ nộp cho giáo viên để xong bài. Và cô tự hào về bức tranh đầy tính "trẻ con"của mình. (Bật mí nhỏ: Marie dùng loại màu chì xịn bậc nhất của Đức, hãng Faber-Castell. Và việc cô đào đâu ra tiền hay bằng bất cứ thủ đoạn nào để có nó thì ngay cả tác giả cũng chịu!).

Mặt sông lanh tanh những hạt mưa nhè nhẹ từ đâu rơi xuống. Tàu thuyền vẫn chưa chạy nhưng ánh đèn từ trong khoang tỏa ra làm cho mặt sông tựa như một đêm trình diễn ánh sáng lộng lẫy nhất mà cô từng thấy. Nhưng có gì lạ lắm... Thuyền trăng? Không...

Sau cô là nhà thờ Đức Bà, và những bức tượng con quỷ như thể sống lại mà đang ra sức cảnh báo cô rằng có nguy hiểm đang kéo đến sau cô. Theo quán tính thì cô phải quay lại, mà đằng này, cô chỉ nhẹ nhàng như cọng lông chim mà bước những bước bay bng tựa tiếng đàn hạc rung lên giữa đàn bướm xinh và bầy cừu con. Chỉ với ba bước đi hết cỡ và chậm rãi như những đoạn lướt của Chopin, cô đã đến bên thành cầu trông ra ngọn nước xa vời.

Tiếng bước chân âm thầm từ lùm cây gần bức tượng của Hoàng đế Charlemagne làm cho những cành cây rụng và tiếng lá xào xạc. Có một con Đại bàng đang đến đấy! Và nó đang RẤT ĐÓI!

Cô leo lên thành cầu. Một tay cầm tranh, tay kia là con gấu.

Cô lấy tác phẩm của cô mà ngắm nhìn trên tay. Tay duỗi thẳng ra phía sông mà cứ nghiêng qua nghiêng lại bức tranh chiêm ngưỡng nhiều lần.

Một bóng hình đen với băng tay đỏ từ trong bóng tối trông ra nhìn cô và cứ thế sáp lại như chơi trò du kích.

Cô thu tay lại và từ tốn gấp bức vẽ thành hình máy bay giấy.

Tiếng chân rất gần, tay cầm súng chĩa mũi về phía cô. Các Thánh và các con quỷ của nhà thờ, ngay cả Hoàng đế Charlemagne, tiếng cây xôn xao như một cuộc họp Hội nghị Quốc hội Thường niên như thể đang báo động cho Marie biết: Cô đang bị rình rập bởi một con thú săn mồi không đội trời chung. Trăng tỏ ánh sáng để ra hiệu, sao nhấp nháy như đèn cảnh báo. Tiếng sông chảy kêu tựa như biển cả kêu gào ngoài khơi xa. Nơi đây chả có ai cả. Chỉ có tiếng vọng ai oán từ xa, tan nát vào không gian rợn ngợp.

Máy bay đã xong, cô thả hồn vào nó thay cho lời chúc và phi nhẹ nhàng để sức gió nâng niu nó lên không trung. Nó bay mãi, bay mãi và khuất dạng vào đêm đen. Cô ngâm nga bài "Twinkle Twinkle Little Star" lần nữa.

Cô nhảy xuống tinh nghịch. Miệng vẫn hát thầm...

Trăng đã lên cao...

Đầu súng kề sát bên phần da mỏng manh bên thái dương của Marie. Hát cho hết câu và một khoảng không bao lấy không gian và thời gian như ngưng đọng.

"Làm gì thì làm mau đi!" Nghe quen nhỉ những người Ki-tô Hữu!

...

Marie, cô đang cố chơi trò nhập vai lần cuối- trò chơi mà cô yêu thích trong suốt cuộc đời. Cô đã gắn lớp mặt nạ lạnh lùng, khó gần, đáng sợ và cáu kỉnh, một người tri thức nhỏ tuổi trong lốp một con quỷ nhỏ ranh ma đầy mưu đồ và những lời lẽ gây xúc phạm mạnh. Trái tim nồng nàn và nhân hậu, yếu đuối cùng ngọn lửa uất hận đau đớn cùng cực được phủ kín sau lớp màn kịch đầy dũng cảm, uy lực giả tạo. Mặt nạ vô cảm vô hồn là cái khiên chắn cho những cảm xúc bị vùi dập và chôn vùi sâu thm cội nguồn trong hố đen Tử thần. Cô không khóc và để khóc cho những thứ "đáng để khóc"! Cô không cười, để nụ cười để chọc ghẹo và mỉa mai kẻ khác nhưng cô lại luôn khóc chính mình, cười chính mình- sự dối trá cho cái sự thực hiển nhiên: Niềm ước ao được mãi cười, đúng lúc, đúng thời điểm, và nhất là, nụ cười chỉ dành cho ai mà cô thật sự yêu mến. Cô không rên la đau đớn trước cái chân khốn nạn cứ lâu lâu nhói lên, cái xương gò má lâu lâu dở hơi, tiếng rên la đã tọt sâu vào trong tâm can, nó đã xé toạc cổ họng và thanh quản cô từ lâu rồi, cô chỉ la và rên khi cô mất đi những thứ cô yêu quý nhất... Cô, cả đời trong đại cuộc dã man này, chỉ là một diễn viên đóng kịch, cho chính cuộc đời mình. Cô, là một hề biết cách nói dối. Và, cô đã đánh lừa được tất cả. Và vì đâu mà phải thế? Chính con người- đồng loại của cô, thứ tuyệt vời mà Đấng Tạo hóa rất hài lòng, lại gây ra những điều góp phần đưa lẫn nhau cùng nhau, một lần nữa về Kỷ Băng hà. Những gì cô làm, chính cô còn không hiểu nổi chính mình nữa! Đã đến lúc lột cái mặt nạ chó chết này ra rồi!

Cô, tự lừa dối chính mình! Thế giới này trong cô từng rất đẹp, cô lầm lì và vô cảm với mọi thứ là vì cô luôn có một giấc mơ. Cô mơ về nó. Cô tin vào nó và giờ, khi đã đạt được bằng những trò lừa bịp "trẻ con" của chính mình, cô đã phải trả giá đắt. Cô thật sự đã rơi vào "nó" một cách không ngờ! Cô hy sinh, kéo người khác cùng hy sinh với cô. Cô phải trả lại hết. Nhưng điều đó có khác gì một anh thanh niên nông thôn đáng thương tự kết liễu đời mình để bảo toàn sự lương thiện của mình chứ! Và nó có khác cái cù loi gì một phụ nữ tự vẫn để bảo toàn thanh danh trinh bạch của mình chứ! Dù đầu nát xương tan máu trào... là người Do Thái, là dân riêng của Người, con không phủ nhận và từ chối điều đó! Cả đời con, chỉ là ước ao được là người mà sau này chính Người sẽ xét xử và nâng con lên cùng Người...

Suy nghĩ thoáng vụt qua trong tâm thức cô: Những con người Ba Lan chết như rơm rạ trong khi cô ung dung trên con tàu L.A.S.A.N thế này sao? Tới đất Pháp, cô được cưu mang bởi một vợ chồng thầy giáo Pháp già nua, trong khi anh em cùng con tàu nhập cư với cô nối đuôi nhau xuống mộ không cần đạo tỳ sao, rồi đến hai vị ấy cũng bái bai cô mà nhường lại cho cô "căn nhà gầm sông Seine" cho cô tự tại thế này đây sao? Rồi bố mẹ cô, gián tiếp, chính cô đã giết chết họ ấy sao! Cô đã nhút nhát, yếu đuối. Vì cô mà mẹ cô ra đi; vì bao che cho cô, mà chỉ có mình bố cô bị đem đi! Rồi cả anh bạn Rosvenyski của cô nữa, bầu trời hạnh phúc tuổi hồn nhiên của cô, Marie dằn vặt chính mình vì không thể cứu người đồng hương ấy trong khi cô đang tham gia nhóm Cách mạng bảo vệ quyền lợi người Do Thái kia mà! Và đến giờ... Chú Eric nữa... Không còn biết chú sống chết ra sao... Chịu cực, chịu khó, chịu làm chó cho chúng sút một cái mũi giày vào mồm, rồi bị đem ra chiến trận như lò Hỏa ngục trần gian với cái chết lởn vởn kề bên. Chắc là chết bỏ mẹ cả xác rồi! Dù hy vọng rồi lại tan lòng... Đặt niềm tin rồi cũng hoài... Thế mà mình đây cứ cà rởn, đùa đùa, nhây nhây. Cô đếch xứng đáng với những kế hoạch trốn chạy Thực tại mà bao nhiêu người đã hỗ trợ cho cô- nhất là tấm bản đồ của Thượng sĩ Helley. Không cần biết là do sự đáng yêu hay cái bản tính quỷ dữ trong cô, cô không cần biết! Không cần nghe!! Không cần suy nghĩ!!! Cô thật hèn hạ!!!!

Mày tệ bạc, mày phải áy náy, mày phải đền mạng, mày sống thất nghĩa, sống bất hiếu, tất cả vì mày, vì mày, VÌ MÀYYYYYYYYYYYYYY!!!

Lời con rắn chợt hiện về như người thật:

"Lý ngươi to lớn, trí ngươi thì nhỏ bé.

Lý ngươi chiến thắng, trí ngươi tiêu vong.

Lý trí, lý trí lại lý trí. Trí đâu chẳng cần, lý cần nhiều hơn.

[...] Mi chết mẹ như chơi!"--------------------------------------

Không còn lối thoát. Dằn vặt. Đáng chết. Kẻ có tội.

Đóng đinh nó vào thập giá! Đóng đinh nó vào thập giá!!!--

Là kẻ có tội! Là kẻ có tội! Là kẻ có tội! LÀ KẺ CÓ T-Ộ-I!!!

Được hưởng niềm vui và sự trọn vẹn của một cuộc sống ôn hòa trên cõi đời này không dành đủ chỗ cho chúng ta.------------------------------

"Xuẩn ngốc! Lừa dối!... Đúng... Rất đúng... Một người chết để cả lũ được sống, hay, một đám hy sinh chỉ để một kẻ được tồn tại... Không công bằng! KHÔNG CÔNG BẰNG!!!!!!!!!!!!!!!!!"

Cái thời cuộc này...

Vớ vẩn! Khói thuốc súng vẫn còn dậy mùi lắm! Nó không bao giờ tàn đi đâu! Cứ như là những con virus tiềm tàng vậy.

Chú Eric... cháu yêu chú, chỉ sau bố mẹ và tổ tiên, Đấng Yahweh! Cháu thật sự yêu chú... Dù có đếm hết sao trời, chú cũng không so được với trái tim cháu đang bơm nghẹt máu- một lượng máu không so nổi với sao, của cháu đâu... Cháu, biết ơn chú... Mọi thứ... Mọi người... Mọi điều...

Tiếng súng vang dội từ xa, tiếng la đau thương của dân lành còn chịu ách thống trị dư âm vang xa, so với ở con sông này thật trống vắng, thậm chí nó còn nặng cái vẻ cô liêu, tối hù...

Một ngày nào đó, thế giới sẽ đổi thay...

Khi một sinh mạng nữa lại nằm xuống... ra đi trên chuyến tàu vĩnh cửu...

Hãy hát những khúc ca ru em vào giấc ngủ bình yên, em chỉ mong một giấc ngủ nồng nàn mà thôi! Xin cho em ngủ, một giấc thôi, một giấc thôi...!... Và giấc ngủ đó, sẽ là những bia mộ tưởng niệm, in dấu vào ký ức đen tối không bao giờ phai và bám rong rêu muôn thuở của cái gọi là "Lịch Sử"...

Lạy Cha, con xin phó dâng hồn con trong tay Cha...----------------

Cô bắt đầu khóc thầm và bùng nổ ra thành một cơn xúc động mãnh liệt. Tiếng lòng tan vỡ "tí con con" (Hồ Xuân Hương).

"AAAAAAAAAAAAAAAA....!!!!!!!!!!!(!)"

Bùm...................

Hai thứ âm thanh chói tai chả khác gì nhau mà khi hòa làm một, nó cứ như một chương kết của một bản Giao hưởng lớn vậy!

Hạ màn.

Tên lính SS đã hạ sát Marie xoa mặt một chút, mắt đảo liên hoàn rồi bỏ trốn vào bụi cây và lên một chiếc xe và phi như bay ngay lập tức. Hắn còn nhiều "việc" cần phải làm trong những ngày này. Vì Hoa Kỳ đang tiến rất gần đến thủ đô rồi! "Làm" tới đâu hay tới đó.

Máu từ thái dương rỉ xuống tấm áo trắng của cô. Máu, óc văng tứ tung. Máu dính lên thành cầu, chấm phá lạ lùng dưới sông. Tay vẫn ôm chặt con gấu bông cũng đã lấm lem máu- nhưng với cô đó chỉ là màu đỏ thôi. Mặt dây chuyền lộ ra ngoài từ cổ, băng tay làm cho cô tự hào mình thuộc về quê hương vẫn nằm trên bắp tay. Cô, đôi mắt khép hờ lại với hàng mi ướt lệ. Môi khép lại nhưng còn hở ra như đang còn thở. Đôi má ửng hồng với khuôn mặt thiên thần bị che đi bởi những cọng tóc tua tủa dài màu đen ng màu hạt dẻ lấp lánh ánh trăng của mình. Cô nằm co ro bên thành cầu, cây cầu gần nhất với nhà thờ Đức Bà, cũng là "nhà" của cô. Marie đã được lên Chuyến tàu Vĩnh cửu đầy sự thanh thãn nhưng đầy đớn đau.

Hôm đó là đêm đầy sao. RẤT N-H-I-Ề-U SAO...

Sau khi bọn Đức đã rời khỏi hiện trường. Một nhóm những chiến sĩ Cách mạng "Con Gà Trống" và "Lá Cọ Lửa Thiêng" đã tiến nhẹ đến bên xác người con của quê hương. Họ bịt khẩu trang và âm thầm ẵm xác dáng hình nhỏ bé từng được mệnh danh là "Bóng Ma Notre-Dame", với tình trạng không phủ hay quàng khăn liệm hay tấm vải nào cả. Máu cứ thế nhỏ giọt xuống nền đất lành lạnh, không sức sống và thấm vào áo của vị đang giữ vai trò "vận chuyển" thi thể đi.

"Chúng ta lại trễ rồi! Lại thêm một người con đã ra đi nữa rồi..."

Trên một mái nhà, hai người đang ngồi trên đó mà theo dõi sự tình ở bên bờ sông Seine. Albert, tay vuốt ve chú bồ câu. Monika, tay nâng niu con mèo đen- chú mèo mà Marie từng ôm lúc trước. Họ mặc những bộ đồ đậm chất dân nông trang Sicily.

"Marie đi rồi!"

"Phải!"

Albert khoác vai Monika ngồi đó mà mắt không dứt ra khỏi cảnh tượng mà họ không thể phủ nhận. Họ phải chấp nhận, mọi thứ!

(HỒI TƯỞNG...)

Albert và Monika đang nghỉ trưa tại một bãi cắm trại ngoài trời cùng lũ trẻ. Bỗng một con bồ câu cùng đàn của nó bay vút qua bầu trời.

Một con xà cách khéo léo lên một cành cây trên đầu cả hai. Và nó đáp xuống chỗ Albert và trao cho cậu và Monika một bức thư. Là thư của Marie. Và nó bay đi mất.

Họ đọc vội bức thư trước khi bị viên huynh đoàn trưởng hô tập hợp.

Tối đó, họ cùng nhau ra khỏi trại bằng lối bí mật. Họ đến cái mái nhà được mô tả chi tiết từ Marie.

Đến nơi, họ leo lên bằng một sợi dây thả xuống nhờ mã mật.

Họ trèo lên và đã thấy Marie, đang đứng nhìn trời không có gì ngoài màu đen u mê tăm tối. Bên cạnh em là chú bồ câu đưa thư đang rỉa cánh. Một con mèo đen đang nhìn chằm chằm về phía họ.

"Các anh chị đến rồi, ta vào vấn đề nào!"

Cả hai hốt khi nghe chất giọng lạnh tanh không sức sống của Marie. Cái giọng này họ chưa nghe bao giờ.

Khi Albert và Monika đã đến bên Marie, cô bé chìa ra cho họ những thứ mà cô gọi là "cần thiết".

"HÃY TRỞ VỀ!"

Nói rồi Marie bỏ hai người ở đó, cô vuốt vội hai con thú cưng và tụt xuống khỏi mái nhà mà biến mất.

Đó là hai tấm hộ chiếu Đức và Ba Lan, của mẹ Marie. Cùng lời chỉ dẫn, với đơn giao phó và nhiều thứ linh tinh này nọ.

...

Tên lính SS áo đen có tên là Gufl Leoz, "thổ địa nước Pháp"-một tên hung thần dễ yếu lòng với đôi mắt báo đốm từng được "cứu" bởi Eric trong cái đêm "đánh bom" do Marie gây ra.

Sau khi bị đe dọa đủ điều, "tống tiền" bằng gia đình (vợ con hắn đã bị giết!) và bị tẩy não, hắn đã "nêu theo gương Hitler Vĩ đại" mà thực hiện "Giải pháp CUỐI CÙNG" cho các tù binh chiến tranh, những kẻ phản động, người Do Thái, nạn nhân người Pháp và những người Đức, Ba Lan lưu vong, thậm chí là những đặc vụ Anh và Mỹ, thậm chí là một số gián điệp Liên Xô... còn đang bị giam hãm. Nay, được lệnh từ Berlin và chính phủ Lâm thời Vichy- Đảng Phát xít Paris, hắn tiếp tục được đảm nhận nhiệm vụ "hệ trọng": đàn áp, trừ khử, tiêu diệt, diệt chủng! Hắn trở thành một Major- Thiếu tá.

Làm thế chỉ để đe dọa đến Đồng minh: Tất cả nước Pháp (trừ Normandy ra) đang là nạn nhân, con tin của chiến tranh. Nếu manh động mà tiến thêm vào, thì đừng trách tại sao "nước biển lại mặn"! Mà dọa thì chả xi nhê gì, chi bằng xi nhan tí phủ đầu v-à-i mạng. Còn nữa, đây cũng là bước đầu mở đường thông lối cho màn lội ngược dòng của nước Đức Ngàn năm!

Những cuộc thanh trừng, tiêu hủy hết vũ khí tịch thu được do chính Thiếu tá- Major Guflzeo thực hiện.

Nhưng một vài kế hoạch mà hắn tâm đắc lại bị "phá sản" bởi một con nhóc con nào đó. Những cuộc dội "bom" và "động vật xung kích", "Đoàn viên làm loạn"... đều được báo cáo chi tiết.

Trong khi đó, Đồng minh ngày càng tiến sâu vào lục địa từ hai phía, các người lính và những Sĩ quan cao cấp ngoài kia đã buông súng hạ kiếm, giương cờ trắng đầu hàng hết cả. Ngay cả lò quan chức và tay sai của tướng von Choltitz cũng đang bị lung lay. Quá uất ức, Guflzeo chỉ muốn hạ sát mấy thằng cận vệ của mình cho bỏ tức. (Lược một đoạn: Guflzeo được một tên lính cốt cán của hắn có bằng Tâm thần học đã chẩn đoán cho hắn một ngày trước rằng: "Ngài ấy chính thức rơi vào trạng thái hỗn loạn và có phần mất nhận thức ngẫu cách. Bị tâm thần và bệnh tâm lý sợ sệt cấp trung...") Và ngay lúc đó, trong lúc đang trong cơn say rượu, cái đài reo tin TỨC bỗng nhiên bị rò rỉ và chuyển sang một đài khác, làm hắn HẠ SỐT bớt, và để ý:

Một thứ mật mã bằng điện tín mà hắn có thể nghe và giải mã lưu loát, tuốt tuồn tuột:

"//Cừu đang ra bờ sông mờ uống ánh trăng./ Con cừu nằm vào lòng Đức Bà ngủ ./ Kinh đô đẹp hững hờ./ Tiếng chiên cừu ngân vang./ Lũ sói đâu? Ta thách!///"

Nghe thì dịch tốt chứ nội dung thì mơ hồ khó tả! Nhưng, Major đã nhận ra những cái chìa khóa giải mã mà ai cũng đã hầu như nhận ra.

"ĐI!"

Giọng Sĩ quan ngân vang khắp phòng, át cả tiếng đài đã bị nhiễu và rè rè, một bản nhạc vui tươi ngân lên nhưng lép vế với tiếng tuyên bố như sấm của hắn. Cả bọn như bị mất hồn.

"Đi? Mà đi đâu thưa ngài?"

"Đây là một lời thách thức!" Hắn im một lúc "Đài L'oiseau nhỉ!" hắn hít một hơi sâu trước khi thốt ra câu cuối cùng "Sông Seine thẳng tiến!!!"

Thế là cả lũ nhìn nhau một lúc ngỡ ngàng rồi tuân lệnh, xách súng mà đi với hắn. Ba tên lính và một tên Sĩ quan. Tên Trung sĩ lại tu ừng ực thêm chai nữa cho giải sầu đời, để đời thêm hưng phấn trước cái tin nghe bỏ TỨC thế này.

Chiếc xe con bọ đen ẩn mình trong bóng tối nhưng vẫn bị phát hiện bởi ánh trăng sáng.

Đèn pha chiếu rọi một đường thẳng như lưỡi kiếm đâm chết rồng thần trong truyền thuyết.

Địa điểm: Nhà thờ Đức Bà Paris.

Chiếc xe núp trong một lùm cây gần tượng vua cha.

Tắt máy.

Nhìn ra cây cầu.

...

...

Ôi! Bóng hình ấy... Sao mà... Không thể nào... Sao lại là như thế!?

Cả lũ, không ai tin vào mắt mình: Đó chỉ là một con bé con cỡ 3 hay 4 tuổi! Khác xa so với tưởng tượng về "con quỷ nhỏ": Có lẽ nó phải lớn hơn xíu! Văn thơ ám hiệu, mã mật chuyên nghiệp! Lời thách thức táo bạo!! Cái khỉ khô gì đây!!! Cái gì đang hiện ra trước con mắt nhớp nhơ bọn mình thế này?!?! Một con bé con nhìn như mới dứt sữa mẹ thế kia mà lại làm hắn bồn chồn, tức lộn ruột và muốn ra tay sao? Công bằng ở đâu!

Tuy mang tiếng là hung thần, nhưng hắn vẫn luôn "tha chết" cho những đứa trẻ nhỏ; cha mẹ, người thân chúng thì bọn hắn giết quách. Thà để nó chết mòn, chết khát, chết đói, chết vì bệnh dịch, chết vì nghèo, và chết vì cô đơn, bơ vơ còn hơn chính tay hắn nhuốm máu những sinh linh bé nhỏ đáng yêu tội nghiệp này. Thế cái tư tưởng đồ đá gì đây!

Nhưng, sao riêng con bé này, hắn lại chả có cảm giác yếu lòng! Chân hắn đang tiến về phía trước, súng lăm le về trước trong sự bàng hoàng của ba tên lính còn lại, nhưng chả ma nào lên tiếng dám ngăn con dã thú trong tên tâm thần này. Hắn loạng choạng do men rượu đã thấm thía vào não hắn. Mặt sát khí nay còn được tô thêm một màu đỏ nghiện dại, xỉn nhèm con mắt ra. Hắn cố vận động ý thức lương tâm hắn.

Tiếng lá và... gió rú, sông kêu dường như đã báo hiệu cách tâm linh cho cô gái nhỏ rằng có người đang tiến lại gần cô, và kết cục cô sẽ không giống tí gì trong truyện cổ tích mà cô hằng tơ tưởng cả.

Những giấc mơ... đang dần... uhm...

Chúa biết Lucifer yêu dấu...

Thái dương cọ xát nòng súng...

Tại sao... tôi không thể kìm nén lòng mình và con quỷ trong tôi trước một thiên thần bé con như thế này... tôi muốn nó chết đi, ngay bây giờ, ngay lúc này... để nó có thể sống một cuộc sống Vô biên, Muôn đời muôn thuở... Và... tôi chỉ muốn chiếm riêng sinh mạng của tiểu thiên thần này cho riêng tôi! Chỉ mình tôi!! Chỉ mình tôi!!! Con tôi đã mất! Sao bọn nít này có thể vô tư lự nơi trần thế chứ! Hãy sống một cuộc sống mới tươi đẹp hơn nơi quê trời... Vĩnh biệt, quả tim đang tan chảy!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!...

Thế là diễn biến như trên.

Sau khi thấy những gì mình đã gây ra, hắn, như thể tiếng súng là một cây búa tạ đập vào đầu hắn cho hắn dứt cơn tê tái, phê phê, ngộ ra, hết say lại tỉnh táo như Chí Phèo, đã bỏ chạy ngay lúc đó. Lao vào xe như tên lửa mà nổ máy cho mau, phóng xe cho lẹ mà không cần mở đèn pha. Hắn chạy bạt mạng, ngông cuồng trong vô thức làm ba người đồng chí của hắn cứ miệng niệm kinh.

Mày đã làm gì... chết tiệt! Cái chết mẹ nhà nó!...

Trăng vẫn sáng, sao nhiều nay càng nhiều thêm.

(...)

Đồng minh đã giải phóng Paris, 1944...

Một buổi sáng tinh mơ, sau khi ghi sổ sách này nọ ở nơi bí mật nhằm tránh sự truy lùng của quân Pháp Quốc Tự do, hắn để mớ giấy tờ, sổ sách trên bàn mà gọi ba người lính mà trong đêm nào đó đã đi cùng hắn "làm việc đại sự" cùng đi chuyến này với hắn. Cả ba không thắc mắc, chỉ tuân lệnh.

Cái bàn bơ vơ, với những người lính còn lại trong phòng cứ đi qua đi lại đi qua đi lại để giải tỏa căng thẳng. Một tên nhìn lướt qua cái sách mà tên Major đang viết mà chả bận tâm mấy. Tên cuốn sách là:

"QUỶ ĐỀN TỘI"

Ngoài kia, tiếng gà gáy đã vang dội khắp bốn phương, xuyên tường mà lọt vào nơi tối tăm này...

Trong lúc lái xe vào một con hẻm vắng người, không dân thường, không lính Pháp lính Mỹ, chỉ có chiếc xe bẩn, lem nhem, tiếng máy ì ạch. Bất chợt, những hình ảnh cái xà lim, trại giam, nơi hành quyết của những người Cộng sản hiện lên trong tâm trí hắn làm hắn muốn bẻ tay lái đâm vào tường. Bỗng hắn dừng xe đột ngột ngay lối ra của hẻm vắng, hắn quay lại và nói, giọng như từ Âm phủ, với ba người lính đang hoang mang:

"Hãy gửi lời tôi đến vợ và con tôi bên Đức Chúa! Thượng lộ bình an..."

Nói rồi, Major móc súng lục ra, ban cho mỗi anh một viên kẹo đồng đoạt mạng. Ghế, kính nhuốm đầy máu tươi. Những con mắt, do áp lực mạnh làm lòi và có con còn văng cả ra sàn xe. Miệng anh nào anh nấy há to như bất ngờ, ấm ức lắm. Xong, Thiếu tá lôi ba cái xác không hồn xuống mà lao xe vù vù ra khỏi hẻm mà tiếng đến hướng Tây.

Đến vùng kiểm soát của Đồng minh, tuy đã bị chặn từ xa, tuy là máy xe đã bèo, nhưng bằng một "nghị lực phi thường", Major ta đạp hết ga hết số mà lao như tàu hỏa tiến thẳng vào cửa chặn, mém làm một anh lính Pháp bẹp dí.

Xe bang bang vào sân mà lao như tên bắn. Những xạ thủ từ xa bắn vào động cơ và lốp xe, khi ấy, xe mới có dấu hiệu ngừng. Lăn vài ba cái rồi chết máy, xì lốp.

Leoz bị lôi khỏi xe cách thô bạo. Nhận ra là một tay Phát xít, bao nhiêu khẩu súng liền chĩa ngay vào anh cách... nhiệt tình. Anh tự đưa tay chịu hàng và xin cho nói mấy lời, viên Đội trưởng nơi đó đã đồng ý nhưng không khỏi ra dấu "liệu hồn". Leoz nói, giọng thống hối, thảm thiết:

"Hãy trừng phạt tôi cho đáng! Tôi sẽ nói những gì mà các ngài muốn..."

Nghe thế, họ liền áp giải anh vào phòng "moi thông tin".

Anh, một Major Phát xít- phục vụ cho lực lượng Vũ trang Waffen-SS, tên là Gufl Leoz, biệt danh Guflzeo, đã chỉ điểm, khai hết mọi địa điểm còn sót lại của hang hầm Quốc xã, những nơi giam người làm con tin, những kho chứa vũ khí, đồ quý, tranh quý...

Thế là, chỉ vài giờ sau đó, thông tin cả nước đã reo ầm lên: Những hầm trú ẩn của Phát xít còn sót nay đã bị bới lên, hàng chục, hàng trăm tên lính Phát xít ẩn náu nay đã bị bắt, những mật thám, cảnh sát ngầm Quốc xã đều bị tóm gọn; nhiều tù nhân đã được thả; nhiều bảo vật quý, tranh quý đã được tìm thấy...

Nhờ "công lao" đó, Quân Đồng minh đã ban cho anh một ân huệ là miễn chết. Nhưng thay vào đó, bản thân anh bị đày ra vịnh Biscay và chịu sự giam lỏng tạm thời của Đồng minh.

Trên đường bị chở đi, anh nhìn ra ngoài cửa sổ xe. Anh thấy bọn trẻ con chơi đùa vui quá! Chúng hồn nhiên quá! Chúng... dễ thương quá!... Anh khóc. Và trong cơn khóc rưng rức, anh tự dưng nở nụ cười, anh cười lớn lên như một tên loạn trí. Người lính lái xe người Mỹ và một anh Pháp ngồi bên chỉ thở dài xót thương.

Trong trại giam, anh vẫn được cập nhật tin tức bên ngoài.

"Vết tích (có lẽ là) cuối cùng của bọn Quốc xã đã bị tóm và triệt hạ." Anh nằm dài ra trên giường gỗ. Phì phò điếu thuốc. Ngắm cảnh biển, anh nhắm mắt hưởng thụ. Một thời đã qua, giờ chỉ nằm chờ ngày đó tới- ngày về đất mẹ... Hay là qua Mỹ đổi đời... Hoặc là, bị luận tội...

Một buổi sáng nọ, viên quản ngục gõ cửa buồng giam đặc biệt của Leoz để báo rằng y đưa điểm tâm cho anh cùng một tờ đơn "được phóng thích". Khi không thấy tiếng trả lời và nghĩ là anh ngủ, y dùng khóa mở cửa và đẩy cánh cửa nặng nề ra cách nhẹ nhàng hết sức có thể. Và y đánh rơi cả mâm điểm tâm ra sàn gây ra một thứ âm thanh tan nát xé tai...

Leoz đã chết! Thân hình anh nằm ngửa trên giường. Một tay thả tự do, xụi lơ với những viên gì tròn tròn, trắng trắng rơi dưới sàn nhà, gần các ngón tay xanh lè.

Khám nghiệm tử thi thì đoánanh bị hạ độc, nhiều người thì không tin vào những phương pháp khoa học như thế, họ nghĩ do bị đày đọa nên anh đã tự sát. Những bác sĩ thì không tin vào những kẻ học thuyết lạ lùng này vì theo lời khai của những người lính thì trước khi tống Leoz vào đây thì họ đã khám nghiệm người anh và bảo đảm, Leoz chỉ vác mỗi xác vào thôi! Một suy luận khác: Bị đày ở đây được phục vụ tận tình, cảnh đẹp thế kia thì việc tự sát quả là thiếu tinh tế và phải thiếu não lắm mới tự sát. Đến Thiên đường rồi mà lại thích về lại Hỏa ngục!

Cái chết của Leoz- viên Thiếu tá Đức Quốc xã, vẫn bị giấu và dần trôi vào bức màn của sự huyền thoại.

Nhưng dù huyền thoại đến đâu, chỉ có người kéo màn mới biết được bên trong sân khấu có gì. "Quạ Đen Kafka Bão Tố"- một nhóm gồm hai bạn trẻ, Albert và Monika, đã là người kéo tấm màn- cảnh kết thúc của vở kịch mang tên "Cuộc đời người lính SS Leoz", bằng một liều thuốc ngủ có khả năng ban một giấc ngủ yên hàn vĩnh viễn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro