CHƯƠNG MƯỜI SÁU

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CHIẾN TRANH ĐÃ HẾT (?)...

[...] VÌ HÀNH TINH GIÀ CỖI NÀY VẪN QUAY

(Frank Sinatra-"That's Life")

Erika bay sang Mỹ cùng Kano vào buổi trưa hôm sau và "lánh nạn"... à chữ "lánh nạn" bỏ dấu ngoặc kép đi vì... nó thật sự mang nghĩa đen lúc này! Vâng, họ lánh nạn tại Mỹ cho đến khi chiến tranh kết thúc (cộng thêm 5 năm và 6 tháng gấp đôi lên sau năm năm đó nữa!).

Tuy tương đối yên thân, nhưng anh vẫn luôn nhói lòng sau khi Berlin rơi vào tay Đồng minh, và những cuộc thanh trừng những dấu vết nhơ nhớp của Quốc xã để lại luôn làm anh nhức nhối.

Việc Erika toàn mạng ở Mỹ mà ít bị hỏi thăm, và trước đó, vào được cửa khẩu trong tình hình phức tạp này là nhờ tấm hộ chiếu... "thật" của ngài Frank để lại. Ông đã bảo Kano hãy trao tận tay cho Erika trước khi rời khỏi Thụy Điển mà sang Mỹ định cư tạm thời (đã có khai lại rồi).

Hộ chiếu này được coi là "thật" vì nó được chứng nhận và đóng dấu bởi chính nhà Trắng. Frank làm gián điệp ở London theo lệnh từ Berlin, và ông đã đánh lừa cách trọn vẹn chính phủ Anh và từ đó khiến họ tự nguyện cấp cho ông hộ chiếu Anh. Ông qua Mỹ và lại giở trò đó và được công nhận với tấm hộ chiếu "thật". Những năm tháng làm việc cho nhà Trắng đã làm cho ông trở thành "người Mỹ" trong mắt của dân Mỹ. Ngay cả Tổng thống cũng hay gọi ông là George Frenky (/ Frankie) thay cho Frank thông thường.

Erika gọi nó là "thật" vì bản thân nó là giả nếu rơi vào tay anh. Vì thế, để nó trở thành "thật", Kano đã thay bức ảnh của Frank thành hình của Erika cách đây hai năm- những tấm hình để làm giả hộ chiếu Thụy Điển này nọ ấy.

Bản thân Erika coi đây là một cuộc vượt biên trái phép lành mạnh.

Sau khi cờ Ý bị treo lộn ngược và xé toạc xuống, cờ Đức bị bắn rơi và quăng xó nào chả hay, cờ Nhật bị cháy rụi khi một mình hứng trọn vẹn hai quả bom đánh dấu kỷ nguyên khoa học kỹ thuật quân sự của nhân loại được năm năm và sáu tháng nhân hai sau năm năm, anh cùng Kano về lại quê hương (hiện là Tây Đức) với tấm hộ chiếu thật 100%. Erika là người Đức mà! Chỉ có thay đổi một chút về tiểu sử: Thay vì là một Hạ sĩ Đức Quốc xã thì là một công dân tị nạn hành nghề dạy tiếng Pháp và Latin lâu năm phải sống chui rúc ở Mỹ chờ ngày quê hương được giải phóng (và đó là sự thật- ngoài ra, anh còn phải làm nghề đánh đàn tại quán cà phê và dạy đàn cho một trường tiểu học, cho một cô bé và một chú bé ở New Jersey, anh gọi lần lượt là Emma.B.Sartrer và John.K.D.Wassel. Vẽ tranh giải trí tại gia. Viết vài cuốn sách rồi xé bỏ vì nản chí. Vào thư viện mỗi cuối tuần để đọc và chỉ đọc sách, trở thành hội viên của Thư viện Quốc gia. Từng đăng ký dạy tiếng Anh nhưng tự rút lui vì... cảm thấy mình dở hơn trò. Thực ra, trước đó, anh được Kano giới thiệu làm "nghề đã chuẩn bị trước" tại Thủ đô nhưng toàn những việc dùng đến đầu, tính toán cao siêu và sự nhạy bén logic học gì đấy thấy không hợp, anh tự xin ra và dành thời gian cho việc tham quan Bảo tàng, làm thêm việc giới thiệu những tác phẩm nghệ thuật của một số bảo tàng cho học sinh tiểu học và trung cấp. Làm hướng dẫn viên cho bọn trẻ mẫu giáo- và đôi khi là một vài đứa trẻ chơi trong sở thú cần "ai đó giảng giải" lúc rỗi...).

Bằng đó năm về lại đất Mẹ mà lòng anh đau như cắt. Mắt ngấn lệ. Ngay cả Kano cũng không giữ được nỗi xúc động mà lấy khăn tay ra xì mũi cách vô duyên. Và nói luôn, họ mặc những bộ comple sờn sờn, ông màu nâu đen, ông thì màu xám xanh. Họ sướt mướt đến độ nước mũi nước dải chảy từa lưa. Họ vẫn là những đứa trẻ nhớ mẹ cố ăn diện cho bảnh tỏn mà thôi.

Nhìn những khu phố ở Bonn làm anh đau lòng. Một nơi từng là những tòa nhà nguy nga bậc nhất châu Âu, những con đường cao tốc sang trọng, một thủ đô của sự thịnh vượng và nền nghệ thuật bậc nhất năm nào nay lại quay về với vẻ cổ kính ngày xưa do bom dội tan nát. Nhưng thật đáng mừng, những người dân yêu nước, nhìn họ mà xem, họ quây quần bên gia đình mình khóc như hai anh, ôm nhau thm thiết, vợ chồng hôn nhau- một nét văn hóa của châu Âu, cha con đoàn tụ và cõng nhau chạy lòng vòng, những ông lão lại có dịp trổ tài kể chuyện đời cho bọn con nít ngây thơ. Học trò xách cặp tung tăng và chạy sà vào lòng giáo viên như bay vào lòng mẹ. Xe ngựa xe hơi tàu lửa, tàu điện tham gia giao thông nhộn nhịp. Những người công dân yêu nước cần cù ngày ngày dựng xây lại quê hương bằng cơ bắp và sức lực đáng nể cùng hòa chung tiếng đàn ca, hát mừng tạo động lực. Chuông giáo đường ngân vang muôn nơi. Nơi đây luôn là những tờ băng-rôn về quyền nữ giới, diệt Phát xít, bầu Tổng thống và hình của Theodor Heuss và Konrad Adenauer, những rao truyền tiên đoán về người Lãnh đạo thứ hai là Heinrich Lübke khắp các bức tường. Cờ Tây Đức huy hoàng tung bay trong gió sau nhiều năm bom khói. Những biểu tượng Quốc xã ngày xưa bị tháo rơi xuống đất. Những hình chữ Thập ngoặc trên các mái ngói, mái nhà bị đại pháo bắn tan nát. Những cuộc biểu tình phản đối chính phủ cũng lâu lâu nổ ra và bị cảnh sát và quân đội ngăn chặn. Bạo loạn đòi chống Liên Xô và chủ nghĩa Xã hội của người Cộng hòa, phá hoại đòi diệt Mỹ-Anh-Pháp và chủ nghĩa Tư bản của nhân dân Dân chủ Cộng sản cũng diễn ra.

Họ về lại Berlin, thủ đô năm nào. Đây là Tây Berlin, nơi đóng quân của Anh. Đâu đâu cũng là cờ Anh, Pháp, Mỹ và Tây Đức. Trên bức tường Berlin- hay theo cách gọi của Erika là bức tường "Luật lệ Cộng sản", lính Đồng minh đi đi lại lại canh gác. Nhìn từ bên này sẽ thấy lính Liên Xô cũng đang làm những hành động tương tự. Nơi đây luôn diễn ra những màn đấu khẩu, múa mỏ làm quẩy bầu không khí nghiêm túc nơi đây. Bên Tây choi choi với bên Đông, bên Đông nhây với bên Tây. Hình vẽ bậy, tuyên truyền, phản đối chính trị... được dán lung tung lên các bức tường, ngoài ra còn có nhiều tên vượt biên nữa! Vì tình hình đó nên những năm sau đó, quân đội đã được bố trí nhiều hơn để trấn an và bảo đảm an ninh khu này khỏi những người dân hăng tiết. Tuy thế, nhiều người cũng lén đến đây ném những lá thư và sẽ được trả lại bằng những câu đại loại như: "Mẹ mày!" và sau đó là những làn đạn súng trường từ bên kia biên giới nã qua nhằm đe dọa và đuổi lũ nhoi này đi chỗ khác. Cho dù vậy, trong mỗi tâm hồn nhân dân hai bên Đức yêu thơ ca và nghệ thuật lại là niềm khát khao bùng cháy về ngày sum họp, thống nhất hai miền Đông-Tây.

Đứng bên này của bức tường mà nhìn qua bên kia. Lính lác lườm cả hai với con mắt viên đạn nghi ngờ nhưng rồi họ chỉ buông một câu và tiếp tục công việc: "Không phận sự thì đi chỗ khác, hai tên vét-tông kia!". Nhưng Erika và Kano vẫn đứng ngây ra đó mà nhìn. Có cái gì nghẹn ngào trong lòng và cổ họng. Lệ ở khóe mắt dần lộ ra.

"Này các anh lính, chúng tôi cảm ơn các anh nhiều lắm!" Nói rồi cả hai cúi đầu kiểu Nhật rồi đứng đó tầm năm phút nữa rồi mới rời đi. Nhưng có gì đó cứ quyến luyến dưới chân họ như đinh đóng chặt vào gỗ. Họ không muốn rời đi.

"Rõ là bọn này lạ thường!" Một người lính Anh bình luận.

Nước Đức sau chiến tranh đấy. Đang dần phục hồi (cũng không thể thiếu những thành phần phản nghịch trong nước), những lỗ hỏng và vết sẹo của một ký ức hãi hùng vẫn còn vương vấn, hằn sâu trong tim mỗi người- nhất là những người đã đích thân trải qua những ký ức không thể chìm vào vực sâu của sự quên lãng đó. Nhưng "Tôi sẽ không để nó, để nó đánh gục tôi khuỵu xuống..." (Frank Sinatra- "That's Life"), dù thế nào, mọi thứ vẫn cố mà đứng lên mà quên đi cái cũ. Đó là luật chơi!

...

Vài ngày sau, họ đụng phải hai thanh thiếu niên. Và điều này làm Erika mừng hơn là ngại ngùng và hoảng hốt sau một lúc nói chuyện. Đó là Albert và Monika. Tuy chưa biết nhau, nhưng qua lời kể, Erika đã mừng hơn bao giờ hết. Anh rối rít bắt tay cả hai và ôm lấy họ. Họ tán dốc vài chuyện cho màn khai mạc ra mắt ở trong một công viên ở Bonn.

"Ta cùng về nhà tôi đi! Nơi đó có trà và... trà. Các cô cậu thấy sao?" Là không ai từ chối cả.

Nhà của Erika là một căn nhà gạch đỏ ở trong một khu phố cổ ở Bonn. Nơi đây gần nhiều nơi thiết yếu như giáo đường, chợ, tiệm thuốc, rạp phim, bệnh viện... đi vài phút cuốc bộ là đến trung tâm.

Erika tiếp hai bạn trẻ. Kano đi làm việc "đồng án" ở phòng trên. Ngoài ra, dưới bếp có một cô bé cũng đã đủ tuổi lao động đang làm bữa tối.

Albert là người kể thay cho cả Monika. Erika lắng nghe mà không hề xen vào.

Khi nước Đức bị chia làm đôi cũng là lúc nhiều dân xa xứ cũng bắt đầu quay lại quê hương thông qua passport chứng nhận là người Đức hay có người thân ở Đức, có giấy thông hành của quốc gia chiếm đóng.

Albert và Monika đã cùng con mèo, trên tay là tấm hộ chiếu Đức của người mẹ của Marie với một lọ gì đó và theo chỉ dẫn, họ bảo đây là mẹ họ. Mẹ họ đã qua đời tại Pháp, và theo di nguyện thì giờ muốn được chôn hài cốt ở tại đất tổ, và con cái muốn về đó chung luôn. Và cái hủ chứa tro đó chính là tro của chú bồ câu! Theo lời nhắn của Marie, họ sẽ phải đánh độc chú bồ câu bằng một loại thuốc gây tê có tác dụng "hao mòn từ từ sinh lực". Và khi chú bồ câu đáng thương đã ngã quỵ, họ vuốt ve bộ lông của nó, Monika đã khóc, Albert thì không nói gì, chỉ cùng nhau, tay đỡ tay nâng, đem chú chim đi hỏa táng và lấy đó làm tro cốt của người mẹ bất đắc dĩ. Dĩ nhiên, con mèo đen không được thấy cảnh này, nhưng cứ hễ thấy cái hũ là nó tránh xa, xù lông.

Cả hai đã tự xé bỏ tấm hộ chiếu Đức Quốc xã để cho chính những người Đồng Minh định đoạt số phận họ. Họ không muốn dính liếu gì đến xã hội cũ- tàn dư của cái gọi là "Chỉ biết khóc... bằng trái tim bị chảy máu".

Vì là "trẻ mồ côi" nên họ được lính Mỹ hộ tống cùng một đoàn tàu khác dành cho "trẻ con và đàn bà, người già". Họ được đối xử chu đáo và còn được khen là "con ngoan có hiếu!"- một người lính đã nói thế.

Chuyến tàu này đã khiến họ có giấc ngủ yên bình nhất từ trước tới giờ. Trên con tàu này, họ nhận ra, cũng có nhiều cậu bé, cô bé thuộc nhóm thanh niên xung phong SA. Họ cũng đã chọn cách giống Albert và Monika. "HÃY TRỞ VỀ!"...

"Cảm ơn em, Marie!" Albert, đang dỗ cho Monika ngủ yên, thầm cảm ơn cô bé người Do Thái.

Tiếng tàu tu tu làm con tim Albert, và như cùng một cảm xúc đồng điệu với những người trên chuyến tàu này, rạo rực.

Sở dĩ cả hai không thể đem theo xác Marie về cũng vì họ không có bằng chứng chính đáng cho việc: Marie là em họ! Con mèo không đủ, những thứ linh tinh thì rõ là linh tinh trong việc khẳng định thân thế của Marie... nên họ đã đành bỏ lại Marie, để sau này, mọi thứ đâu vào đấy, chính phủ sẽ lo liệu cho những nạn nhân của chiến tranh- như Marie.

"Chúng con đã cố tìm cái cớ xác đáng nhất chỉ để đưa cả thi hài Marie về nhưng vô vọng..." Albert nói, giọng buồn man mác.

"Nhưng" Bỗng Monika lên tiếng làm ai cũng giật mình, ngỡ là đã nghe thấy giọng ai từ lòng đất "Chúng con đã nắm thông tin và địa chỉ nơi mà những người Pháp chôn cất em sau chiến tranh. Một nghĩa trang dành riêng cho người Do Thái."

...

Erika lắng nghe không chút bối rối, hay tức tối, chỉ đứng dậy và bắt tay hai đứa trẻ.

"Hãy ở lại dùng cơm với tôi và gia đình của tôi, hai cô cậu thân mến! Hãy cho tôi được đền đáp hai ân nhân đây."

Mặc dù chả hiểu gì, họ đã kiếm cách từ chối, nhưng vì Erika và cả Kano mời họ quá nhiệt tình, họ đã ở lại.

Đó quả là bữa cơm tuyệt nhất, với mỗi cách nhìn của mỗi cá nhân. Gia đình sum vầy sau chiến tranh.

...

Tin Marie mất làm cho Erika vô cùng giày vò đau đớn. Nhưng anh luôn nghĩ, Marie luôn ở bên anh mà nhắn nhủ anh- đúng hơn là canh me anh. Nên anh đã không tỏ thái độ buồn bã sầu thảm vì sợ Marie khiển trách và bảo là "đồ trẻ con", anh giấu trong lòng những xúc cảm.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro