tthcm13

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

III. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI

1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người

            a) Khái niệm con người

- Con người theo nghĩa rộng là nhân loại: những người củng khổ bị áp bức; giai câp vô sản; những người nô lệ da đen; những người da trắng bần cùng, những người lao động làm cách mạng; bạn bè năm châu.

- Theo nghĩa hẹp là nói đến nhân dân Việt Nam: mọi con dân nước Việt, mọi con Lạc cháu Hồng, mọi người Việt Nam yêu nước, đồng bào. Con người trong mối quan hệ XH, giai cấp, lứa tuổi, giới tính, công nhân, nông dân, trí thức, sỹ, nông, công, thương, thanh niên, phụ nữ, phụ lão, nhi đồng…

b, Con người được nhìn nhận trong tính toàn diện, đa dạng, chỉnh thể

+ Con người như một chỉnh thể, thống nhất về tâm lực, thể lực, trí lực, thẩm mỹ

+ Con người được nhìn nhận trong tính đa dạng: đa dạng trong quan hệ xã hội (quan hệ dân tộc, giai cấp, tầng lớp, đồng chí, đồng bào); trong tính cách, khát vọng, phẩm chất, khả năng.

+ Hồ Chí Minh cho rằng con người có sự thống nhất giữa hai mặt: mặt sinh học và mặt xã hội. Do đó, Hồ Chí Minh xem xét con người trong sự thống nhất của hai mặt đối lập: thiện - ác, hay – dở, tốt – xấu…

2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người và chiến lược "trồng người"

a) Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người.

- Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng.

+ HCM cho rằng trong bầu trời không gì quý bằng dân, không gì mạnh bằng sức mạnh đoàn kết của toàn dân, dễ mười lần ko dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong; có được lòng dân là có tất cả.

+ HCM luôn tin tưởng vào dân: Dù trong khó khăn nhất, sự đầu độc của CNĐQ không thể làm tê liệt sức sống của nhân dân, càng không làm tê liệt tư tưởng cách mạng…Dân ta tài năng, trí tuệ, sáng tạo; Dân ta hăng hái tham gia cách mạng với lòng yêu nước, ý chí kiên cường và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn mà không súng đạn nào thắng được.

- Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng.

+ Con người là mục tiêu của cách mạng:

> Khẳng định quyền con người là quyền bất khả xâm phạm, quyền sống, quyền tự do, quyền bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc…

> CNĐQ đã trà đạp lên quyền cơ bản của con người, quyền cơ bản của dân tộc. Đấu tranh chóng CNĐQ giải phóng dân tộc, giải phóng con người.

> Công việc đầu tiên của cách mạng là công việc đối với con người, phải thực hiện ngay làm cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở, được học hành. Đảng phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế, văn hoá…nhằm không ngừng nâng cao đời sống nhân dân. Nếu để dân đói, dân rết, dân dốt, dân ốm là Đảng, Chính phủ có lỗi.

+ Con người là động lực của cách mạng.

> Con người không thụ động hưởng thành quả cách mạng mà họ là chủ nhân của quá trình phát triển, chủ nhân của cách mạng.

> Sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là sự nghiệp của dân; công cuộc đổi mới xây dựng là trách nhiệm của dân. Muốn giành thánglợi Đảng phải giáo dục toàn dân, tổ chức và tập hợp toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân.

> Tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân.

b) Quan điểm của Hồ Chí Minh về chiến lược "trồng người".

- "Trồng người" là yêu cầu khách quan, một chiến lược, là nhiệm vụ trọng đại.

Trên cơ sở khẳng định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đào tạo, rèn luyện con người.

Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người.

- Chiến lược "trồng người" là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

- Để thực hiện chiến lược "trồng người" phải coi trọng vai trò của giáo dục và đào tạo. Bởi vì, giáo dục tốt sẽ tạo ra tính thiện, đem lại tương lai tương sáng cho thanh niên. Ngược lại, giáo dục tồi sẽ ảnh hưởng xấu đến thanh niên, nội dung và phương pháp giáo dục phải toàn diện.

KẾT LUẬN

- Sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh

+ Đề cao vai trò của văn hoá, gắn văn hoá với phát triển

+ Xác lập hệ thống quan điểm có giá trị xây dựng nền văn hoá mới Việt Nam

+ Đề cao vai trò của đạo đức, gắn đạo đức với sự phát triển tiến bộ của xã hội

+ Xác lập hệ chuẩn giá trị đạo đức cho con người mới Việt Nam

+ Coi trọng con người và xây dựng con người

- ý nghĩa của việc học tập

+ Thấy rõ những cống hiến kiệt xuất của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực văn hoá, đạo đức và xây dựng con người mới

+ Xác định rõ phương hướng, biện pháp học tập tư tưởng văn hoá, đạo đức, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

+ Nhận thức rõ biểu hiện cụ thể của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, đặc biệt là sự quan tâm đến con người

+ Xác định con đường phấn đấu để trở thành con người mới theo tư tưởng Hồ chí Minh.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro