tthcm14

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA

1. Khái niệm văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Nghĩa rộng: Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra nhằm phục vụ cho con người.

Nghĩa hẹp: Văn hoá là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc về kiến trúc thượng tầng xã hội.

2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề chung của văn hóa

a) Quan điểm về vị trí và vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội

- Văn hóa là đời sống tinh thần, thuộc kiến trúc thượng tầng.

Trong luận điểm này, Hồ Chí Minh đặt văn hoá ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội, tạo thành 4 vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội và các vấn đề này có quan hệ mật thiết với nhau.

+ Văn hoá trong quan hệ với chính trị: Chính trị như thế nào thì văn hoá như thế ấy, xã hội có được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng. Chính trị được giải phóng sẽ mở đường cho văn hoá phát triển. Ngược lại văn hoá phải tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị, phải là một mặt trận trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Người nói: “Xã hội thế nào, văn nghệ thế ấy…Dưới chế độ thực dân và phong kiến, nhân dân ta bị nô lệ, thì văn nghệ cũng bị nô lệ, bị tồi tàn không thể phát triển được.

+ Văn hoá trong quan hệ với kinh tế: Kinh tế đóng vai trò là cơ sở, nền tảng cho văn hoá. Ngược lại văn hoá có nhiệm vụ phải thúc đẩy kinh tế. VD: đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển của đất nước.

- Văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng

(Mục tiêu: đều là những giá trị mà con người cần phải hướng tới.

Động lực: Khi đạt được những thành quả nào đấy sẽ thúc đẩy để đi tới mục tiêu lớn hơn.)

b) Quan điểm về chức năng của văn hóa

- Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp

+ Tư tưởng đúng đắn: tư tưởng lớn đó chính là lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

+ Tình cảm cao đẹp: đó là lòng yêu nước, thương dân, thương yêu con người, yêu tính trung thực, chân thành, thuỷ chung.

Hồ Chí Minh cho rằng văn hoá có chức năng bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp, nhằm loại bỏ những sai lầm trong tư tưởng của mỗi người, chức năng cao quý ấy phải được tiến hành thường xuyên vì những tư tưởng, tình cảm của mỗi người luôn chuyển biến theo thực tiễn. (vì sao phải luôn bồi dưỡng những tư tưởng, tình cảm đúng đắn)

- Mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí

- Bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách tốt đẹp, lành mạnh, hướng con người đến chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân.

c) Quan điểm về tính chất của nền văn hóa

- Trong cách mạng dân tộc dân chủ: Văn hoá có tính Dân tộc, khoa học và đại chúng.

+ Tính dân tộc ở đây chính là bản sắc của dân tộc, những nét tinh hoa, tinh tuý nhất của dân tộc.

+ Tính khoa học: thể hiện ở tính hiện đại, tiên tiến thuận với những trào lưu tiến bộ của thời đại.

+ Tính đại chúng: thể hiện ở chỗ nền văn hoá ấy do quần chúng vun trồng nên, quần chúng nhân dân vừa là người sáng tạo, vừa là chủ thể hưởng thụ những giá trị của nền văn hoá đó.

- Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa: Có tính chất dân tộc và nội dung xã hội chủ nghĩa.

3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hóa

a) Văn hóa giáo dục

- Vai trò của văn hoá giáo dục: Sinh thời Hồ Chí Minh là một người rất quan tâm đến vai trò của văn hoá giáo dục, người cho rằng một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ sự nghiệp giáo dục.

-  Mục tiêu của văn hóa giáo dục: Chính là thực hiện ba chức năng của văn hóa

-  Nội dung giáo dục: đó là giáo dục một cách toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội: văn hoá, chính trị, khoa học, nghệ thuật…

- Phương châm, phương pháp giáo dục: học phải đi đôi với hành, lý luận phải gắn liền với thực tiễn. Phải học tập một cách thường xuyên mọi lúc, mọi nơi, người đề cao việc tự học.

b) Văn hóa văn nghệ

 - Người coi văn hóa - văn nghệ là một mặt trận, người nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận đó, các tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng. (thơ xưa yêu cảnh…)

- Văn nghệ phải gắn với thực tiễn của đời sống nhân dân, phải phản ánh chân thực cuộc sống và phải phục vụ cuộc sống.

- Người cho rằng cần phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới, phải phản ánh thật hay, thật sinh động sự nghiệp cách mạng của nhân dân, các tác phẩm văn nghệ phải đạt tới sự thống nhất, hài hoà giữa nội dung và hình thức để phục vụ quần chúng.

c) Văn hóa đời sống

- Văn hoá đời sống thực chất là đời sống mới được Hồ Chí Minh nêu ra với 3 nội dung: đạo đức mới, lối sống mới, nếp sống mới, ba nội dung này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau:

+ Đạo đức mới: đó là nêu cao và thực hiện tinh thần Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư.

+ Lối sống mới: là lối sống văn minh, tiên tiến, kết hợp hài hoà giữa bản sắc dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại.

+ Nếp sống mới: chính là lối sống mới đã trở thành thói quen của mỗi người, trở thành một nếp sống văn minh, tiên tiến.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro