Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (1971)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bài thơ kể về người mẹ dân tộc Tà-ôi, vừa địu con trên lưng vừa tham gia sản xuất và kháng chiến, ở trong bài có tổng cộng 3 lời ru mỗi lời ru được chia ra làm hai phần, một là của tác giả, một là của người mẹ dành cho người con. Trong cả 3 lời ru đều có hai câu thơ:

"Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ"

Và kết thúc đều có sự lặp lại lời ru của người mẹ: 

"Ngủ ngoan A-kay ơi, ngủ ngoan A-Kay hỡi

Mẹ thương A-kay...
Con mơ cho mẹ....

Mai sau con lớn..."

Trong mỗi câu hát ru đều có nêu lên công việc của người mẹ, bao gồm cả những mong ước mà người mẹ mong muốn đứa con của mình trong tương lai khi trưởng thành sẽ trở thành một con người như thế nào và những tình yêu, niềm tin của người mẹ dành cho lãnh tụ, đất nước.

"Mẹ đang giã gạo mẹ nuôi bộ dội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiên

Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi

Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối

Lưng đưa nôi và tim hát thành lời"

Trong khổ thơ này đã nêu rõ lên công việc của người mẹ, người mẹ Tà-ôi lúc này đang giã gạo để tiếp tế lương thực cho bộ đội, đây là một công việc vô cùng vất vả đồng thời cũng mất rất nhiều thời gian và công sức của người làm. Dường như em Cu Tai cũng cảm nhận được nỗi vất vả vả của mẹ, nên rất ngoan ngoãn nằm trên lưng mẹ ngủ một rất thật ngoan. Em nằm trên lưng mẹ, mỗi nhịp chày giã thì cơ thể em lại nghiêng theo từng động tác của mẹ, hơi thở của em cũng như hòa vào hơi thở của mẹ cùng mẹ san sẻ những mệt mỏi. Nỗi vất vả của mẹ, em lại càng có thể cảm nhận rõ ràng hơn nỗi vất vả của mẹ qua từng giọt mồ hôi nóng chảy trên khuôn mặt mình. Vai mẹ tuy gầy gò, nhưng đối với em nó lại thật êm dịu tựa như chiếc gối đưa em vào giấc ngủ. Lưng mẹ theo mỗi chuyển động giã gạo, lại như chiếc nôi đung đưa đung đưa, những lời hát ru của mẹ xuất phát từ trái tim chan chứa đầy tình yêu thương dành cho con, nên những lời hát thật êm dịu thiết tha khiến em chìm sâu vào trong giấc ngủ. Chỉ trong một khổ thơ ngắn tình mẹ con thắm thiết đã được tác giả lột tả một cách vô cùng rõ ràng.

"-Ngủ ngoan A-kay ơi, ngủ ngoan A-kay hỡi

Mẹ thương A-kay, mẹ thương bộ đội

Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
Mai sau con lớn vung chày lún sân"

Ở khổ thơ trước là lời hát ru của tác giả, thì khổ thơ này lại là lời hát ru trực tiếp của người mẹ. Qua lời ru của tác giả tình mẹ con đã được thể hiện một cách rất tươi đẹp, thì nay tình mẫu tử lại càng trở nên đẹp và thiêng liêng hơn bao giờ hết. Tình yêu thương con còn được gắn liền với tình yêu bộ đội, tình yêu đất nước. Mẹ mong rằng trong giấc ngủ em Cutai sẽ mơ cho mẹ "hạt gạo trắng ngần" mẹ hy vọng em Cu Tai sẽ lớn thật nhanh để có thể tiếp sức sản xuất lưng thực cho quân đội. Mẹ cũng mong ước em Cu Tai sau này lớn lên sẽ là một chàng trai thật khỏe mặt, có sức mạnh phi thường "vung chày lún sân" vừa có thể tham gia kháng chiến vừa có thể tham gia sản xuất bảo vệ nước nhà.

"Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi

Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ
Em ngủ cho ngoan em đừng làm mẹ mỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng"

Khác với lời ru trước, lần này người mẹ không còn làm công việc giã gạo mà làm công việc tỉa bắp trên núi. Từ đó ta có thể thấy người mẹ không chỉ làm riêng một công việc mà còn làm thay phiên các công việc khác không chỉ là để tham gia sản xuất lương thực phục vụ kháng chiến, mà còn sản xuất lương thực cứu đói cho dân làng. Em Cu tai vẫn cùng mẹ đồng hành trong công việc tỉa bắp. Trong khổ thơ có hình ảnh so sánh hết sức được biệt "lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ" thể hiện nỗi vất vả của người mẹ, lưng núi thì lớn, nương bắp thì rộng mà sức mẹ lại có hạn. Trong hai câu thơ cuối hình ảnh mặt trời được tác giả sử dụng bằng nghệ thuật ẩn dụ một cách vô cùng tinh tế, mặt trời của bắp là chỉ mặt trời thực còn mặt trời của mẹ chính là em Cu tai vẫn đang ngủ say sưa trên lưng. Tuy sức mẹ có hạn, nhưng em lại chính là nguồn động lực của mẹ, chỉ cần có em ở bên cạnh thì bao nhiêu khó khăn, gian khổ mẹ cũng có thể vượt qua.

"-Ngủ ngoan A-kay ơi, ngủ ngoan A-kay hỡi

Mẹ thương A-kay mẹ thương làng đói
Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều

Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi"

Càng yêu thương con, thì mẹ lại càng thương dân bản đang sống trong tình trạng đói khổ hơn, người mẹ ước mong về một tương lai làng bản được ấm no hạnh phúc, không còn đói khổ. Người mẹ mong trong giấc mơ con có thể mơ hạt bắp lên đều, mong con sau này lớn lên sẽ thật khỏe mạnh để cày cấy, phát thật nhiều bắp ngô cứu đói cho dân làng

"Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng
Thằng Mĩ đuổi ta phải rời con suối
Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông
Mẹ địu em đi để giành trận cuối

Từ trên lưng mẹ, em đến chiến trường
Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn."


Trong lời ru này, người mẹ không còn làm việc hậu phương nữa mà trực tiếp địu em Cu Tai them gia kháng chiến. Làng bản đã bị bọn Mĩ chiếm đóng, chúng đuổi người dân phải ròi đi nơi khác. Tất cả mọi người đều đồng lòng góp sức, có súng cầm sung, có chông cầm chông chẳng phân già trẻ gái trai tất cả đều đồng lòng kháng chiến để đánh đuổi giặc Mĩ ra khỏi làng bản của họ và em Cu Tai từ trên lưng mẹ cũng đã trực tiếp tham gia kháng chiến. Cả hai mẹ con đều cùng nhau xông pha chiến trường giết giặc nơi Trường Sơn đẫm máu, nơi mà sự sống và cái chết chỉ cách nhau đúng một gang tấc.

"-Ngủ ngoan A-kay ơi, ngủ ngoan A-kay hỡi
Mẹ thương a-kay, mẹ thương đất nước

Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ

Mai sau con lớn làm người Tự Do"

Tình yêu của người mẹ dành cho con trong khổ thơ này là được thể hiện rõ ràng và thiêng liêng nhất, tình yêu con gắn liền với tình yêu đất nước, tình yêu lãnh tụ. Lần này ước mơ của mẹ đối với người con là một mong ước vô cùng lớn lao đó chính là mong con sau này lớn lên có thể là một con người tự do, sống trong một đất nước tự do không phải chịu sự áp bức từ Đế quốc. Có thể tự do làm những điều mình muốn, tự do phát triển bản thân mà không phải cực khổ, gò bó như cuộc sống của mẹ.



Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro