Ánh trăng (1978)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


"Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ

Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa"

Hai khổ thơ đầu nói về vầng trăng trong tuổi thơ và chiến tranh. Từ khi còn nhỏ vầng trăng đã luôn gắn bó với con người chưa một lần tách biệt, khi còn bé con người hòa mình vào với thiên nhiên đồng, bể. Nó diễn tả một tuổi thơ đi nhiều, được cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên vầng trăng một cách rõ rệt, mỗi khi đi đâu đều luôn có vầng trăng bên cạnh. Những năm tháng hồn nhiên ngây thơ, vầng trăng giống như một người bạn, cùng với con người tham gia những trò chơi thú vui thuở nhỏ. Cho tới khi lớn lên, con người tham gia kháng chiến vầng trăng cũng là một người bạn đồng hành, không hề rời bỏ con người kể cả trong hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm vì vậy con người luôn cảm thấy biết ơn, trân trọng vâng trăng mà coi vầng trăng ấy là tri kỉ, tình nghĩa. Vầng trăng là hình ảnh của quá khứ chan chứa tình nghĩa và người ta sẽ mãi đinh ninh về sự bền chặt của mối giao tình ấy.

"Từ hồi về thành phố

quen ánh điện cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dương qua đường"

Bằng nghệ thuật nhân hóa, so sánh, đối lập, tác giả đã miêu tả sự đổi thay trong tình cảm của con người. Con người trở nên vô tình khiến cho vầng trăng tri kỉ bị rơi vào lãng quên. Khi con người ta sống trong một cuộc sống đầy đủ tiện nghi, thì họ dễ quên đi những khó khăn gian khổ lúc trước mà mình đã từng phải trải qua. Và thứ mà con người cũng vô tình quên đi ấy, chính là vầng trăng tri kỉ tình nghĩa gắn bó với mình suốt những tháng năm tuổi thơ và chiến tranh. Hình ảnh "vầng trăng đi qua ngõ" đây là một hình ảnh nhân hóa hết sức đặc sắc của tác giả, trong đó có cả sự đối lập giữa tình cảm của con người. Trước đây mỗi khi thấy vầng trăng con người đều cảm thấy vui mừng, hạnh phúc. Nhưng hiện tại? Vầng trăng đi qua ngay trước mắt, con người vẫn chẳng thèm để ý tới dường như mối giao tình lúc trước chưa hề tồn tại. Sự thay đổi trong tình cảm của con người thật đáng sợ biết mấy.

"Thình lình đèn điện tắt

phòng byun-đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn"

Đây là khổ thơ quan trọng trong cấu tứ toàn bài, tạo nên sự chuyển biến và bước ngoặc trong tâm trạng và tình cảm của con người. Cuộc sống hiện đại tiện nghi đến mấy, thì đôi khi cũng sẽ xảy ra những sự cố bất thường trong cuộc sống hiện đại và đó chính là mất điện. Con người đã sống quen với "ánh điện cửa gương" vì vậy việc đột ngột mất điện đã khiến cho con người không khỏi hoảng hốt muốn tìm kiếm ánh sáng, vì vậy đã "vội bật tung cửa sổ" đây là một hành động rất nhanh và mạnh. Khi cửa sổ mở ra, từ bên ngoài một nguồn ánh sáng tuy không quá sáng nhưng cũng đủ để soi sáng tâm can con người, lại thức dậy trong lòng con người cũng tâm tư tình cảm và đặc biệt là gợi lại quá khứ tình nghĩa hai "người" đã từng cùng nhau trải qua. Vầng trăng tròn đầy đâu phải chỉ khi mất điện mới xuất hiện, mà vầng trăng suốt bao lâu qua dù là khi có điện vẫn luôn đứng ở đó chờ đợi con người nhìn về phía mình, nhớ lại những khoảng thời gian đã từng gắn bó bên nhau, mọi thứ thực ra vẫn còn ở đó nguyên vẹn chỉ là con người không hề nhận ra mà thôi.

"Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng"

Khổ thơ có giọng điệu ngân nga, thiết tha dường như cũng có gì đó thật xúc động. Hình ảnh so sánh được sử dụng trong khổ thơ này cũng hết sức đặc sắc, khi gặp lại ánh trăng con người lại nhớ đến điều bình dị mà bản thân đã từng hòa mình vào với chúng, cảm nhận vẻ đẹp của chúng một cách chân thực nhất và cũng chính trong lúc này đây con người lại nhớ đến lời khẳng định năm xưa. Trước đây con người đã từng đinh ninh về mối giao tình mình và vầng trăng, nhưng đến cuối cùng bản thân lại là người quên đi mối giao tình ấy. Đối diện với vầng trăng, con người tự cảm thấy hổ thẹn bởi vì suốt bao lâu chính bản thân mình đã quên đi người bạn tri kỉ, tình nghĩa, cùng nhau gắn bó trong suốt chặng đường tuổi thơ và chiến tranh.

"Trăng cứ tròn vành vạch

kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình"

Trong khổ thơ cuối, tác giả đã khéo léo sử dụng hình ảnh đối lập giữa hai sự vật đó chính là cái tròn vành vạnh của vầng trăng và cái thiếu hụt, vô tình của con người. Giữa sự im lặng của vầng trăng và sự giật mình thức tỉnh của con người. Vầng trăng sau bao nhiêu năm bị lãng quên mà vẫn tròn vành vạch, thể hiện sự tròn đầy vẹn nguyên chẳng thể phai mờ, chính vì điều ấy đã khiến con người cảm thấy hổ thẹn mà suy ngẫm, nhìn lại chính sự vô tâm, vô tình của chính bản thân mình. Hình ảnh "ánh trăng im phăng phắc" được nhân hóa giống như là một con người, ánh trăng ở đây chính là quá khứ bình dị đẹp đẽ của tuổi thơ, là quá khứ vất vả gian lao trong những năm tháng kháng chiến, đồng thời cũng là hiện tại tròn đầy vẹn nguyên chẳng hề phai mờ. Vầng trăng không chỉ là quá khứ, mà còn là người bạn, nhân chứng, nghĩa tình mà nghiêm khắc đang nhắc nhở không chỉ là đối với nhà thơ mà còn nhắc nhở tới tất cả chúng ta đừng bao giờ quên đi tình xưa nghĩa cũ. Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình thì vẫn là bất diệt.



Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro