Kiều ở lầu Ngưng Bích

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


"Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng"

Từ "Khóa xuân" trong câu thơ đầu mang sắc thái mỉa mai, bởi vì từ này chỉ được dùng cho những người thiếu nữ chưa chồng, còn Thúy Kiều nàng đã bị tên Mã giám sinh làm nhục, từ "khóa xuân" không còn phù hợp cho hoàn cảnh của nàng mà nó lại mang một sắc thái mỉa mai cho cuộc đời éo le, đau khổ của nàng. 6 câu thơ đầu tập chung miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên xung quanh lầu Ngưng Bích đó là một không gian hết sức mênh mông, hoang vắng. Dường như nơi này chỉ còn một mình Kiều bơ vơ giữa không gian dợn ngợp, vắng lặng, heo hút không một bóng người. Xung quanh không một bóng người, vì vậy nàng phải coi những thứ vô tri vô giác làm những thứ ở bên cạnh mình, coi chúng như là thứ để an ủi tâm hồn cô đơn, lẻ bóng "vẻ non xa tấm trăng gần ở chung". Sự vắng lặng, heo hút lại càng được thể hiện rõ trong câu thơ thứ ba "bốn bề bát ngát xa trông" xung quanh bốn hướng đều bát ngát chẳng có lấy một bóng người, đó là một hình ảnh mênh mông trời nước, chỉ nhìn thấy những dãy núi xa xa, những cồn cát mờ mịt. Cụm từ "mây sớm đèn khuya" lại càng khắc họa thêm nỗi cô đơn của nàng, nàng chỉ có thể sống trơi vơi, một mình làm bạn với cảnh vật, rơi vào tình trạng cô đơn tuyệt đối, một mình lẻ bóng thui thủi nơi đất khách quê người.

"Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày không mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ

Sân lai cách mấy nắng mưa

Có khi gốc tử đã vừa người ôm"

Những khi cô đơn như vậy nàng lại nhớ đến Kim Trong, nhớ đến cha mẹ. Mỗi người nàng đều có một nỗi nhớ riêng, nhưng đều chung là một nỗi nhớ da diết khôn nguôi. Nàng nhớ đến Kim TRọng, người đàn ông đã cùng mình uống chén rượu nguyện thề dưới trăng, nàng rất mong một ngày nào đó có thể gặp lại chàng nhưng càng mong thì nàng lại càng cảm thấy đau xot tủi hổ cho số phận éo le của mình. Nàng sợ rằng Kim Trọng vẫn chẳng hề biết chuyện của nàng, mà suốt bao lâu qua vẫn tin và mong chờ người con gái "bạc tình lỡ hẹn", ở nơi đất khách quê người khi nhớ về người yêu lòng nàng lại càng bi phẫn tột cùng, nghĩ đến bản thân đã chẳng còn là người con gái trong trắng nàng lại càng cảm thấy tủi hổ xót xa. Không chỉ Kim Trọng, mà nỗi nhớ cha mẹ cũng không hề kém cạnh, nàng thực sự lo lắng sợ rằng cha mẹ mỗi ngày đều đứng tựa cửa ngóng trông tin tức nàng, nàng lại càng lo lắng hơn khi mình đã đi xa thì ai sẽ là người chăm sóc cho cha mẹ lúc này, càng cảm thấy hổ thẹn hơn khi bản thân nàng vẫn chưa thể báo đáp công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ. Trong thơ văn cổ, thường khi nói đến nỗi nhớ thì con người thường là sẽ nhớ đến cha mẹ trước sau đó mới nhớ tới người yêu, nhưng đoạn trích này thì ngược lại, Kiều nhớ đến Kim Trọng trước sau đó mới nhớ tới cha mẹ của mình. Thực ra đây là một điều rất phù hợp với hoàn cảnh của truyện và nhân vật, bởi vì nàng đã bán mình để chuộc cha và em trai thì phần nào công nuôi dưỡng và sinh thành cũng đã được đền đáp, nhưng còn Kim Trọng nàng lại ra đi mà chẳng để cho chàng biết về một chút tin tức, Kiều cảm thấy mình là kẻ phụ tình bạc nghĩa vì đã phụ lòng Kim Trọng, chính vì vậy nàng mới nhớ đến người đàn ông cùng nàng uống chén rượu nồng thề nguyện dưới trăng trước phụ mẫu của mình.

"Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi."

Trong khổ thơ này thì điệp từ "buồn trông" được lặp lại 4 lần, mỗi lần được lặp lại thì mức độ nỗi xót xa đau lòng của nàng Kiều lại càng tăng lên. Nàng ở nơi đất khác quê người, nhưng lại phải ở trong lầu Ngưng Bích tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài, chỉ có thể nhìn thấy những cánh buồm thấp thoáng phía xa xa, từ "thuyền ai" cũng giống như một câu hỏi nhưng câu hỏi này lại chẳng có một ai đáp lại nàng vì vậy nàng lại càng cảm thấy cô đơn, buồn tủi. Nhìn ngọn mới mới sa, những cánh hoa lênh đênh trên mặt nước nàng lại nghĩ về cuộc đời mình, rồi tương lai của nàng sẽ đi về đâu? Trước mắt nàng tương lai là một thứ gì đó vô cùng mù mịt, cuộc đời nàng cũng như những cánh hoa trôi trên mặt nước, lênh đênh lân đận bị xô đẩy mà chẳng thể cập bến bờ. "Nội cỏ rầu rầu" là cỏ đã bị người khác giâm lên, nàng cũng cảm thấy cuộc đời mình cũng giống như chúng vậy, bị coi là mặt hàng để mua bán rồi bị chà đạp. Cảnh cuối, trước mắt nàng là hình ảnh biển nước mênh mông rộng lớn với từng tiếng sóng kêu "ầm ầm" giống như là đang gào thét, đây cũng là một hình ảnh ẩn dụ lấy tiếng ầm ầm của sóng như là tiếng khóc thương tâm của Kiều cho số phận bi thảm của mình. Hình ảnh này cũng giống như một điềm báo trước bởi vì chỉ ngay sau lúc này thôi, Kiều sẽ mắc vào cái bẫy của tên Sở Khanh và Tú bà, cuộc đời cũng từ đó mà chính thức trở thành người làm cái nghề bần cùng nhất của xã hội, thật đáng thương làm sao.

Đoạn thơ Kiều ở lầu Ngưng Bích là đoạn thơ tả cảnh ngụ tình hay nhất trong Truyện Kiều cũng như văn học trung đại Việt Nam. Đoạn thơ giúp ta hiểu thêm về Kiều, môt người tình chung thủy, một đứa con hiếu thảo và lòng một con người giàu lòng vị tha, khiến ta căm hận xã hội phong kiến bất công tàn bạo đưa đẩy con người tài hoa vào kiếp lầu xanh tủi hổ.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro