Cảnh ngày xuân

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng



"Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"

Hai câu thơ đầu vừa gợi không gian vừa gợi thời gian theo các riêng. Vừa đọc ta đã có thể cảm nhận được bức tranh mùa xuân thật tươi đẹp với bầu trời cao vời vợi, từng đàn én đang chao liệng trên bầu trời thể hiện sự vui tươi, đầy sức sống của mùa xuân. Tuy nhiên hình ảnh "con én đưa thoi" còn là một hình ảnh ẩn dụ về thời gian, khiến cho người đọc cảm nhận thời gian ngày xuân trôi qua thật nhanh. Cảm giác nuối tiếc càng được thể hiện rõ trong câu thơ thứ hai, ngày xuân gồm có chín mươi ngày thì nay đã trôi qua hơn sáu mươi, tức là mùa xuân cũng đã sắp qua đi khiến cho người ta không khỏi nuối tiếc vì một mùa xuân vui tươi đã sắp qua đi. Hai câu thơ tiếp theo như dẫn dắt người đọc sâu vào bên trong bức tranh về vẻ đẹp mùa xuân do Nguyễn Du vẽ nên. "Cỏ non" và "cành lê" chỉ là những sự vật vô cùng giản dị, với hai gam màu xanh và trắng, dù giản dị nhưng khi kết hợp với nhau thì cả hai gam màu ấy lại có sự hòa hợp nâng đỡ vẻ đẹp của nhau, bứ tranh thiên nhiên mùa xuân cùng với những màu sắc hài hòa đến mức tuyệt diệu. Từ "điểm" trong câu thơ cuối, khiến cho sự vật lại càng trở nên sinh động hơn chứ không hề có sự tĩnh tại.

"Thanh minh trong tiết tháng ba

Lễ là tỏa mộ hội là đạp thanh

Gần xa nô nức yến anh

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân

Dập dìu tài tử giai nhân

Ngựa xe như nước áo quần như nêm
Ngổn ngang gò đống kéo lên

Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay"

Trong khổ thơ thứ nhất thì tác giả miêu tả về cảnh vật và bức tranh thiên nhiên mùa xuân, còn ở trong khổ thơ thứ hai thì tác giả lại miêu tả về cảnh lễ hội. Trong Tết Thanh Minh có hai hoạt động lớn nhất đó chính là lễ tảo mộ và hội đạp thanh. Đây là thời điểm mà con cháu sẽ đến để sửa sang lại phần mộ cho những người đi trước, thể hiện lòng thành kính biết ơn của mình đối với những người đã khuất. Còn hội đạp thanh là hội giẫm chân lên cỏ trong ngày Tiết Thanh Minh vào thời bấy giờ tuy nhiên thì hiện tại lễ hội này ở Việt Nam đã không còn, nhưng đây là dịp để các nam thanh nữ tú gặp mặt, làm quen, cùng vui đùa và thể hiện tài năng của mình. Lễ hội được diễn ra trong sự háo hức, vui mừng của tất cả mọi người, các chị em từ sớm đã sắm sửa áo quần chuẩn bị đi chơi hội, "dập dìu tài tử giai nhân" cho thấy sự nô nức đông vui của lễ hội, lễ hội có cả sự xuất hiện của cả nam và nữ nên khiến cho bức tranh ngày hội càng thêm đằm thắm hữu tình. Chỉ trong 8 câu thơ mà Nguyễn Du đã cho người đọc biết và ngầm ca ngợi những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đó chính là truyền thống "uống nước nhớ nguồn" dù thời gian có trải qua bao lâu thì ta vẫn mãi không bao giờ quên công ơn của những người đi trước đã gây dựng nên và lễ hội đạp thanh hết sức đặc biệt mà không kém phần vui tươi, nhộn nhịp

"Tà tà bóng ngả về tây

Chị em thơ thẩn dan tay ra về

Bước dần theo ngọn tiểu khê

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh

Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang"

Trong 6 câu thơ cuối, tác giả miêu tả cảnh vật thiên nhiên khi về chiều tà, lễ hội đã kết thúc mọi người mang theo bao nhiêu sự nuối tiếc trở về nhà. Trong đoạn thơ tác giả sử dụng một loạt các từ láy "tà tà", "thanh thanh", "nao nao", "nho nhỏ" để miêu tả cảnh vật khi về chiều, không còn sự háo hức tươi vui như buổi sớm mà lúc này phong cảnh dường như lại nhuốm màu tâm trạng cũng man mác buồn mang chút gì đó tiếc nuối giúp con người. Tuy nhiên buổi chiều tà vẫn có những nét đẹp rất riêng, rất thanh của mùa xuân: nắng nhạt, khe nước nhỏ, nhịp cầu nhỏ bước ngang, mọi chuyển động cũng thật nhẹ nhàng "tà tà bóng ngả về Tây", bước chân thơ thẩn nuối tiếc sự nhộn nhịp nô nức của lễ hội "thơ thẩn dan tay ra về" và cả "dòng nước uốn quanh" thấm đậm tâm trạng. Dường như dòng nước "nao nao" giống như một điềm báo trước, bởi vì ngay sau lúc này thôi Thúy Kiều sẽ gặp nấm mồ Đạm Tiên và gặp chàng thư sinh trẻ rất mực trung thủy Kim Trọng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro