- Phép tắc 11: KIỀM CHẾ LỜI NÓI VÀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH BẰNG LÝ TRÍ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Để học được trạng thái tinh thần của loài sói, trước hết cần phải kiềm chế cử chỉ và việc làm của mình bằng lý trí. Chúng ta thường nói có cái nên làm nhưng cũng có cái không nên làm là vậy. Một người dù có vĩ đại đến mức nào, thì cũng không thể tự do giống như động vật được. Con người phải chịu nhiều ràng buộc hơn con vật, muốn thành công thì phải biết nên làm gì và không nên làm gì. Trong xã hội, chúng ta thường gặp những người rất được kính trọng. Nhưng chúng ta nên biết rằng, một người có nhận được sự kính trọng của người khác hay không, không phải là họ có bao nhiêu tự do mà là họ có đủ khả năng kiềm chế hay không.

Trong thế giới tự nhiên, để có được thức ăn, loài sói có thể chờ đợi không biết mệt mỏi. Chúng có đủ khả năng kiềm chế. Người thành đạt trong xã hội cũng là người biết cách kiềm chế mình giống như loài sói. Trong thực tiễn, họ luôn nhận được một thông tin: thành công cần phải nhẫn nại!

Người có khả năng kiềm chế mình là người lý trí, cũng là một người vĩ đại.

Năm 494 trước Công Nguyên, Ngô Vương Phù Sai tấn công nước Việt và đánh bại quân Việt ở Phu Tiêu (nay thuộc Thái Hồ, Động Đình). Việt Vương Câu Tiễn cùng đường, đành phải quỳ gối trước Phù Sai để cầu hòa. Câu tiễn và ba trăm đại thần của mình, trong đó có Phạm Lãi đến phục dịch cho nước Ngô. Câu tiễn nuôi ngựa cho Ngô Vương, hầu hạ suốt ba năm ròng. Phù Sai cho rằng câu tiễn đã hoàn toàn thần phục, nên thả cho quân thần Việt Vương về nước.

Sau khi về nước, Câu Tiễn thề phải báo thù rửa nhục. Ông sợ cuộc sống an nhàn sẽ làm hao mòn ý chí, nên ông lấy củi làm chăn, và thường xuyên nếm túi mật đắng treo trong phòng, để nhắc nhở mình không được quên đại nghiệp phục hưng. Từ đó mới có câu "nếm mật nằm gai". Câu Tiễn dốc sức chăm lo việc nước, trọng dụng những hiền năng như Phạm Lãi, Văn Trọng..., để họ quản lý quốc sự, đồng thời, huấn luyện quân đội, phát triển sản xuất. Sau mười năm phấn đấu, cuối cùng nước Việt cũng trở nên hùng mạnh.

Năm 428 trước Công Nguyên, Câu Tiễn nhân thời cơ Ngô Vương Phù Sai gặp gỡ các chư hầu để đánh úp nước Ngô. Quân Ngô bị thua to, thái tử nước Ngô bị bắt làm tù binh. Phù Sai phải cầu hòa với nước Việt. Năm 473 trước Công Nguyên, câu tiễn bình định nước Ngô, Phù Sai tự sát. Từ đó, nước Việt trở thành cường quốc của một dải sông Hoài. Việt Vương Câu Tiễn cũng trở thành bá vương của thời Xuân Thu Chiến Quốc.

Sự kiềm chế của Việt Vương Câu Tiễn đã trở thành tấm gương cho người đời sau. Thành công của ông có sức thuyết phục điển hình. Chúng ta nên nhớ những tấm gương này để làm nguồn động viên cho mình.

"Nếm mật nằm gai" nên trở thành những "chữ khắc trên bia" của chúng ta. Trong cuộc đời, quá trình phấn đấu luôn yêu cầu chúng ta phải "nếm mật nằm gai".

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#kinhdoanh