Phép tắc 12: SỰ TẠI NHÂN VI

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Sự tại nhân vi cũng là một phép tắc quan trọng của sói. Cơ hội chỉ là điều kiện có lợi cho thành công, còn có thành công hay không thì tùy thuộc vào sự nỗ lực chủ quan của bạn.

Có một câu chuyện rất quen thuộc như sau:

Helen Keller bị mắc bệnh khi mới hơn một tuổi, từ đó, bà bị mù hai mắt và vừa câm vừa điếc. Chính vì vậy, tính khí Helen rất nóng nảy cáu gắt, động một tí là nổi giận đập phá đồ đạc. Gia đình của Helen thấy không ổn nên mời Sullivan, một cô giáo sư có lòng kiên nhẫn cao, đến dạy cho Helen. Dưới sự dạy dỗ của cô Sullivan, Helen dần thay đổi. Helen hiểu mọi người đều rất yêu quý mình, vì vậy, bà không phụ lại kỳ vọng của mọi người. Bà nhận biết thế giới xung quanh chỉ bằng vị giác, xúc giác và khứu giác. Bà cố gắng trau dồi bản thân, sau đó, tiến đến học sáng tác. Vài năm sau, tác phẩm đầu tay "Cuộc đời tôi" của bà được xuất bản và đã làm cả nước Mỹ xôn xao. Helen Keller đã không chấp nhận số phận, mà còn nỗ lực vươn lên. Vì vậy, cuối cùng Helen Keller đã đạt được thành tựu to lớn.

Chỉ cần bạn muốn làm và hạ quyết tâm cố gắng thực hiện mục tiêu đó thì bạn sẽ làm được. Vậy phải nỗ lực như thế nào để giành được thành công?

Thứ nhất, có một phương hướng hành động rõ ràng, tức là mục tiêu để nỗ lực.

Thứ hai, hiểu một cách thấu đáo "sự tại nhân vi".

Đã xác định mục tiêu hành động và những việc phải làm thì phải thi hành để giành lấy thành công. Trong "Thuyết uyển - thuyết tùng" có một câu rất hay: "Mưu tiên sự tác xương, sự tiên mưu tắc vong." (tính trước làm sau thì hưng thịnh, làm trước tính sau thì suy vong). Nếu chúng ta vạch kế hoạch trước rồi mới bắt đầu hành động, thì sẽ thành công, sự nghiệp ắt hưng vượng và phát đạt. Nếu chúng ta làm trước rồi mới bắt đầu vạch kế hoạch thì sẽ thất bại. Làm bất cứ chuyện gì, chúng ta cũng cần phải chuẩn bị trước, không thể bắt đầu vội vàng, hấp tấp. Kế hoạch phải được thiết lập trên cơ sở phân tích khoa học và hiểu rõ tình hình khách quan. Đánh trận phải hiểu được tình hình địch, bạn, ta. Lập ra doanh nghiệp thì phải hiểu được nhu cầu của thị trường và tình hình của người cùng ngành nghề. Chỉ trên cơ sở nắm rõ tình hình khách quan thì mới có thể vạch ra được phương châm hành động và kế hoạch làm việc chính xác. Tìm hiểu tình hình không những chỉ tìm hiểu những tình huống có lợi mà còn tìm hiểu tình huống bất lợi.

"Binh Pháp Tôn Tử" viết: "Trí giả chi lự tất tạp vu thương hại, tạp vu lợi nhi vũ khả tín dã, tạp vu hại nhi hoạn khả giải dã." (Cửu Biến). Người thông minh suy tính tất phải cân nhắc đến mặt lợi và hại. Biết được điều kiện có lợi thì mới có thể nâng cao được lòng tin hoàn thành nhiệm vụ; biết được yếu tố bất lợi thì mới có thể loại bỏ được hiểm họa, phòng ngừa khi chưa xảy ra. Nếu thiếu tự tin khi làm một việc gì thì nên nghĩ đến những điều kiện có lợi, dùng lòng tin kiên định để tăng thêm dũng khí. Khi đã xây dựng được sự tự tin và quyết định hành động thì hãy bình tĩnh phân tích yếu tố bất lợi, chuẩn bị ứng phó với những vấn đề và nguy hiểm có thể xảy ra.

Việc vạch ra kế hoạch cần phải hợp lý có căn cứ, bám sát những khâu quan trọng, suy nghĩ vấn đề ở nhiều mặt, nhiều góc độ. Khi vạch kế hoạch cần phải thu thập ý kiến hữu ích, nhưng phải giữ vững quyền quyết đoán. Hành động cần phải quả đoán nhanh chóng. Khi làm thì phải làm cho có nguyên tắc, để người khác tín phục. Sau khi đã chuẩn bị những điều kiện chủ chốt kể trên, bạn đã có thể theo đuổi sự nghiệp của mình mà không cần phải lo lắng sẽ thất bại.

Nếu bạn tìm được chân dung của bạn trong những câu chuyện dưới đây thì bạn sẽ không thể thực hiện tốt phép tắc "sự tại nhân vi". Bạn sẽ có nguy cơ thất bại.

Câu chuyện thứ nhất:

Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, loạn lạc triền miên, phong trào luyện võ rất thịnh hành. Các thanh niên trai tráng của nước Sở đều mang theo binh khí phòng thân. Mọi người đều biết chút võ nghệ.

Một hôm, một anh thanh niên muốn qua sông để gặp bạn. Anh ta có đeo một thanh bảo kiếm ở bên hông. Anh ta theo mọi người xuống thuyền. Vừa ngồi xuống, anh ta đã ôm thanh bảo kiếm vào lòng. Cảnh sắc trên đường qua sông đẹp khôn tả. Anh ta ngắm kỹ cảnh vật xung quanh, nhưng vẫn ôm thanh bảo kiếm một cách cẩn thận. Khi thuyền đến giữa sông, một con sóng nhỏ vỗ đến, mũi thuyền bị nghiêng, người khách ngồi bên cạnh bị mất đà nên động vào người anh ta. Anh thanh niên sẩy tay làm rơi kiếm quý xuống sông. Người đó nhìn thấy kiếm quý bị rơi xuống sông, định nhảy xuống sông để tìm, nhưng anh ta ngăn lại. Chỉ thấy anh ta chậm rãi lấy một con dao nhỏ từ trong tay áo ra và khắc một dấu lên con thuyền đúng ngay chỗ bị kiếm rơi. Người đó vẫn không hiểu ý định của anh thanh niên, anh ta cười đáp: "Tôi tự có diệu kế!"

Khi thuyền sang bờ bên kia, anh ta vội xuống thuyền và theo dấu khắc trên thuyền để xuống nước tìm gươm, nhưng không tìm ra được. Anh ta mặt mày ủ dột. Người hành khách đó chợt hiểu ra nên cười lớn. Mọi người thì bàn tán xôn xao: "Người này đúng là ngốc thật! Kiếm rơi giữa sông thì sẽ chìm xuống đáy sông, chứ đâu thể đi theo thuyền được. Ha ha ha..."

Câu chuyện thứ hai:

Có người đang đi bên bờ sông, nhìn thấy một người đang định quẳng đứa bé đi cùng xuống sông. Đứa bé đang khóc lóc, người đó liền hỏi anh ta xem có chuyện gì.

Anh ta nói: "Bố đứa bé này rất giỏi bơi lội."

Bố đứa bé đó rất giỏi bơi lội, vậy đứa bé sẽ biết bơi sao?

Câu chuyện trên đây tuy chỉ là câu chuyện ngụ ngôn nhưng xung quanh chúng ta, những chuyện ngu ngốc như vậy chẳng phải là xảy ra khắp nơi sao? Vì vậy, khi làm bất cứ việc gì, chúng ta cũng đều phải căn cứ vào sự thay đổi của thời thế, để không ngừng thay đổi kế hoạch và phương án của mình, chứ không thể làm một cách máy móc.

Trên đường đời, trong quá trình thực hiện kế hoạch, chúng ta sẽ gặp những biến cố bất ngờ và khó khăn nghiêm trọng. Đây là một thử thách lớn đối với tố chất của một người. Có người thì ung dung, bình tĩnh, gặp biến cố cũng không hoảng hốt, có thể tìm được biện pháp ổn thỏa để ứng phó, từ đó khắc phục được khó khăn, đến được bến bờ thắng lợi. Có người thì hoảng hốt, lúng túng, bi quan, thất vọng, không có chí tiến thủ. Kết quả là chỉ có thể rơi vào khó khăn mà không tự thoát ra được. Thực ra, khi làm việc, làm như thế nào mới là mấu chốt của vấn đề.

"Tả Truyện" có ghi: Tôn Vũ đến gặp Ngô Vương Hạp Lư để cùng ông bàn luận về chuyện soái lĩnh đánh trận. Tôn Vũ nói rất rõ ràng rành mạch. Ngô Vương nghĩ bàn việc binh trên giấy thì có ích gì, phải thử tài ông ta. Ngô Vương bèn đưa ra một yêu cầu khó là huấn luyện cơ phi cung nữ. Tôn Vũ chọn ra một trăm cung nữ, để cho hai người thiếp được Ngô Vương sủng ái làm đội trưởng. Tôn Vũ nói rất rõ ràng yếu lĩnh của bài huấn luyện hàng ngũ. Nhưng đến khi hô khẩu lệnh, những cung nữ này lại cười ngả nghiêng, làm rối loạn hàng ngũ, không ai nghe lời ông nói. Tôn Vũ lại giảng giải thêm một lần nữa và bảo hai đội trưởng làm mẫu. Nhưng ông vừa hô khẩu lệnh, các cung nữ vẫn không để ý đến, hai đội trưởng thì cười ngất. Tôn Vũ nói một cách nghiêm khắc: ở đây là nơi diễn võ, không phải là cung vua, các ngươi hiện giờ là lính, không phải là cung nữ, khẩu ngữ của ta chính là quân lệnh, không phải là lời nói đùa. Các ngươi không thao luyện theo khẩu lệnh, hai người đội trưởng không nghe theo chỉ huy chính là ngang nhiên làm trái quân pháp, sẽ bị xử trảm! Nói xong, ông bèn sai hai võ sĩ đem hai đội trưởng ra chém.

Bầu không khí lập tức im phăng phắc, các cung nữ sợ đến mức không dám lên tiếng. Khi Tôn Vũ hô khẩu lệnh, các cung nữ bước đi rất chỉnh tề, động tác đều răm rắp, trở thành những người lính được huấn luyện thực thụ. Tôn Vũ cho người mời Ngô Vương đến kiểm duyệt. Ngô Vương đang thương tiếc vì mất đi hai ái thiếp, nên không có tâm trạng đi xem các cung nữ thao luyện, chỉ sai người đến nói với Tôn Vũ: ta đã lĩnh giáo được cách soái lĩnh của ngươi. Quân đội do ngươi chỉ huy thì chắc chắn sẽ rất kỷ luật, có thể đánh thắng trận.

Làm người đã khó, làm người ưu tú còn khó hơn. Nhưng chỉ cần khi làm việc, bạn biết chú trọng sách lược, phương pháp thì bạn sẽ thực hiện tốt phép tắc "sự tại nhân vi". Đôi lúc, chúng ta cũng gặp những vấn đề như Tôn Vũ, tức là khi tiến hành một số chính sách, chúng ta đã động chạm đến lợi ích cố hữu của một số người nên chính sách của chúng ta không thể nào thực thi được. Những người này hoặc là có chức vụ cao hơn chúng ta, hoặc là có rất nhiều mâu thuẫn mà chúng ta không thể đắc tội được, những rào cản do họ tạo ra sẽ làm bạn tiến thoái lưỡng nan. Nhưng là một người quản lý thì bạn cần giữ chắc nguyên tắc đúng đắn. Kết quả của việc thực thi có thể là bị mất chức vì đắc tội với những người đó nhưng nếu chính sách của bạn không thực thi được thì tiền đồ của bạn cũng chấm dứt. Đây chính là cái giá của cơ hội mà chúng ta thường nhắc đến. Thực ra, chỉ cần bạn chấp hành chính sách một cách khách quan, công chính, chứ không vì tư lợi của bản thân thì bạn sẽ thành công.

Đã lập ra kế hoạch tác chiến thì phải chấp hành, quyết định phát binh thì phải lập tức hành động; tướng soái không được hoài nghi về kế hoạch, sĩ binh không được dao động. Chúng ta hãy xem chiến dịch lấy ít thắng nhiều nổi tiếng trong lịch sử Đông Tấn - trận chiến Phì Thủy, để thấy Tạ An hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình như thế nào.

Nước Tấn, năm Thái Nguyên thứ tám (năm 383 sau Công Nguyên), Tiền Tần Phù Kiên thống lĩnh hơn 80 vạn quân, tấn công xuống phía nam. Cường địch tiến sát vào biên giới, Đông Tấn rơi vào tình trạng nguy cấp. Tể tướng Tạ An một mình gánh vác an nguy của cả Đông Tấn. Ông gấp rút bố trí quân sự, lệnh cho Tạ Thạch chỉ huy toàn quân, Tạ Huyền làm tướng tiên phong, thống lĩnh 8 vạn binh mã chống lại quân Tần. Tạ An chăm chú quan sát, phân tích những thay đổi của chiến cục, nhưng bề ngoài vẫn tỏ ra bình thản, suốt ngày chỉ chơi cờ và du sơn ngoạn thủy. Tướng của nước Tấn là Lưu Lao Chi tập kích tướng của Tần ở Lạc Thủy, sau đó binh mã thủy bộ ở các hướng đồng loạt tấn công. Đến Phì Thủy, quân Tấn chờ cho quân Tần lui về sau, để vượt sông quyết chiến. Phù Kiên định chờ cho quân Tấn qua đến nửa sông sẽ đánh úp, nên lệnh cho quân Tần lui về sau. Lúc này, Chu Tự hô to: Quân Tần thua rồi! Quân Tần hoảng sợ bỏ chạy tán loạn, không ngăn lại được, đến nỗi thần hồn nát thần tính, chết ở nơi hoang vu.

Tạ An đang chơi cờ với khách thì nhận được thư báo quân Tần thua to. Người khách hỏi trong thư viết gì, Tạ An bình thản nói: "Bọn nhỏ đã thắng", rồi tiếp tục chơi cờ.

Tại sao Đông Tấn lại có thể chiến thắng được cường địch? Chính là nhờ có Tạ An lo đại sự, áp dụng tốt phép tắc "sự tại nhân vi". Thực ra, trong lòng ông rất lo lắng, chơi xong ván cờ là vội vàng trở về phòng, đến nỗi va vào bậc cửa làm gãy guốc mộc. Các tướng soái đều nên có phong thái ung dung trước mọi chuyện, như vậy mới có thể làm yên lòng người. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thắng lợi ở trận Phì Thủy là nội bộ đoàn kết và cách sắp xếp chỉ huy của Đông Tấn. Nhưng thái độ điềm tĩnh của Tạ An cũng có tác dụng không nhỏ trong việc ổn định nhân tâm, nâng cao tự tin.

Chúng ta cũng thế. Khi gặp chuyện bất ngờ hoặc khó khăn, nếu chúng ta giữ được bình tĩnh, thì sẽ luôn tìm được cách khắc phục khó khăn và thoát khỏi khó khăn. Khi làm việc gì, chúng ta có thể sẽ gặp thất bại, nhưng thất bại không quan trọng, Emerson nói: "Thất bại cũng là cái chúng ta cần". Chỉ cần bạn vượt qua được thử thách này thì chắc chắn bạn sẽ thành công. Nhà thơ Đỗ Mục có một bài thơ viết về Hạng Vũ như sau:

"Thắng bại binh gia sự bất kỳ

Bao tu nhẫn sỉ thị nam nhi

Giang Đông tử đệ đa tài huấn

Quyển thổ trùng lai vị khả tri."

(Dịch nghĩa:

Chuyện binh gia có lúc thắng lúc bại

Chịu được nhục nhã mới là nam nhi

Đệ tử Giang Đông lắm tài nghệ

Biết đâu có ngày sẽ quật khởi.)

Trong bài thơ, Đỗ Mục vừa đồng tình với Hạng Vũ, lại vừa có ý tiếc cho Hạng Vũ. Nếu Hạng Vũ có thể chịu được nỗi nhục thất bại trước mắt, trở về Giang Đông, tổng kết lại bài học thất bại, dựa vào đệ tử Giang Đông để dựng lại ngọn cờ thì không chừng sau này có thể quật khởi, tiếp tục trận thư hùng với Lưu Bang. Sở dĩ Hạng Vũ bị thất bại triệt để là vì ông không hiểu được phép tắc "sự tại nhân vi", nên phạm phải sai lầm to lớn.

Trên thế giới, người bị thất bại đáng sợ nhất có thể kể đến Nobel, nhưng ông lại trở thành nhà phát minh vĩ đại nhất của thế giới. Trước Nobel, rất nhiều người đã từng nghiên cứu và chế tạo thuốc nổ, như thuốc súng đen của Trung Quốc và Nitroglycerin, phát minh của người Ý. Sức công phá của Nitroglycerin lớn hơn rất nhiều so với thuốc súng đen, nhưng rất khó kiểm soát, dễ tự phát nổ và khó nổ theo ý muốn của con người. Việc chế tạo, bảo quản và vận chuyển loại thuốc nổ này rất nguy hiểm. Con người không biết cách sử dụng loại thuốc nổ này nên mười mấy năm sau khi nó được phát minh, con người cũng chỉ dùng nó để điều trị bệnh đau thắt cơ tim. Nobel bắt đầu từ việc nghiên cứu và chế tạo Nitroglycerin. Ban đầu, ông dùng thuốc súng đen dẫn nổ Nitroglycerin, rồi phát minh ra ngòi nổ, giúp cho Nitroglycerin phát nổ hữu hiệu. Sau khi đạt được thành công bước đầu, Nobel gặp phải một thất bại lớn đó là phòng thí nghiệm bị nổ tung. Nobel đành phải chuyển phòng thí nghiệm lên thuyền. Sau nhiều thăng trầm, ông đã tìm được một nơi để đặt xưởng sản xuất mới và ông đã xây dựng xưởng sản xuất Nitroglycerin đầu tiên trên thế giới.

Con đường nghiên cứu của Nobel quả là đầy khó khăn và nguy hiểm. Nitroglycerin do ông chế tạo ra thường xuyên phát nổ: một đoàn tàu hỏa của Mỹ đa bị nổ tung thành đống sắt vụn; một công xưởng ở Đức biến thành đống đổ nát; một con tàu biển bị chìm và nhiều người bị thương vong. Những câu chuyện đau thương này làm cho các nước trên thế giới mất đi lòng tin đối với Nitroglycerin. Một số nước còn ra lệnh cấm chế tạo, tàng trữ và vận chuyển Nitroglycerin. Trước tình hình khó khăn này, Nobel không hề nản lòng, khi chưa giải quyết được vấn đề không ổn định này của Nitroglycerin thì ông quyết không chịu thua. Trải qua rất nhiều thí nghiệm, cuối cùng ông cũng phát minh ra phương pháp dùng đất tảo cát để hấp thu Nitroglycerin, tạo ra ngành công nghiệp thuốc nổ an toàn trong việc sử dụng và vận chuyển. Nobel không ngừng nổ lực để phát triển thêm thành quả phát minh của mình. Ông dùng bông thuốc súng và Nitroglycerin làm nguyên liệu để phát minh ra thuốc nổ dạng chất dẻo có sức công phá mạnh; rồi lại thêm vào Nitroglycerin và thuốc nổ dạng chất dẻo một ít long não để tạo ra thuốc nổ không khói.

Trên con đường dẫn đến thành công, chỉ cần chúng ta biết cách lợi dụng thất bại và thực hiện được phép tắc "sự tại nhân vi" thì mỗi một lần thất bại đều có giá trị. Trong quá trình thí nghiệm của Nobel, thuốc nổ đã cướp đi sinh mạng của người em trai ông, làm cha của ông ấy bị thương. Nhưng Nobel vẫn không hề chùn bước, ông vẫn nghiên cứu đúc kết nguyên nhân thất bại. Cuối cùng, Nobel đã chế tạo thành công thuốc nổ hiện đại, một cống hiến quan trọng cho nền văn minh của nhân loại và cung cấp kinh nghiệm thành công cho người đời sau.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#kinhdoanh