CHƯƠNG 1: MIẾU BÀ CHÚA XỨ DÂNG HƯƠNG CHUỐC HOẠ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Truyện này kể về cuối đời Nguỵ Việt khi Nguỵ Vương mất nước và triều đại Nguyễn kế vị.

Vua Nguỵ là con thứ hai của vua Hiệp Hoà, dòng dõi Huỳnh công dưới đời Lê.

Nhân lúc Hiệp Hoà ra vườn uyển ở dinh Thọ Sơn để thưởng ngoạn, trông thấy cây liễu phía trước già nua trông xấu xí vô cùng liền sai các quan đến nhổ bỏ. Các quan văn theo vua đều không ai nhổ nổi.

Bấy giờ có Thọ Vương Huỳnh Thành đi theo, thấy vậy liền vận công tay, ôm trọn gốc liễu, hít một hơi bứng gốc cây.

Các quan trông thấy ai cũng quỳ lạy chúc mừng.

Thừa tướng Vũ Tiến và đại thần Văn Mẫn quỳ lạy tâu với vua Hiệp Hoà:

_Thọ Vương tuy là con út nhưng tài năng như vậy có thể làm rạng rỡ nhà Nguỵ Việt ta, xin bệ hạ phong làm Thái tử để nối ngôi.

Hiệp Hoà bằng lòng, lập Huỳnh Thành làm Thái tử.

Vua Hiệp Hoà trị vì thêm được ba năm sau thì băng hà. Lúc lâm chung có phó thác Thọ Vương Thành cho Thái sư Quang Trung. Sau đó Huỳnh Thành nối ngôi Thiên tử, hiệu là Nghi Dân đế, sử nhà Nguyễn gọi là Nguỵ Vương, đóng đô tại Tây Đô, Thanh Hoá.

Văn thì có Thái sư Đặng Quang Trung đủ tài trị nước, võ thì có Trấn Quốc Võ Thành Vương Nguyễn Thành An đủ trấn áp các chư hầu.

Trong cung có ba bà cung hậu như Chánh cung Trương hoàng hậu, Tây cung Nguyễn Mai Hân (em Nguyễn Thành An), Nam cung Lâm thị đều có đức hạnh, trinh chinh.

Vua Nguỵ ngồi hưởng thái bình, muôn dân lạc nghiệp, mưa thuận gió hoà.

Bấy giờ nhà Nguỵ có tổng cộng 4 chư hầu lớn cát cứ ở 4 vùng trên toàn cõi Đông Dương. Mỗi chư hầu cai quản khoảng 200 trấn lớn nhỏ.

Bốn chư hầu gồm có:

1. Đông Định Vương Trương Minh Trung ( cha đẻ của Trương hoàng hậu)

2. Nam Văn Vương Nguyễn Hoàng Nhân

3. Tây Sơn Vương Trịnh Tuấn

4. Bắc Bình Vương Huỳnh Khánh Trọng (tông thất nhà Nguỵ, em họ Nghi Dân đế)

Sau khi Nguỵ Vương lên ngôi, nước Ai Lao không còn cống nạp như xưa, điều này khiến vua Nguỵ tức tối, sai Thái sư Quang Trung mang quân đi đánh dẹp.

Quang Trung ra đi, việc triều chính thiếu người định đoạt nên vua Nguỵ thường gần gũi hai tên nịnh thần Huỳnh Trí (tông thất) và Vương Thái. Trước kia Quang Trung nhiều lần can vua, không cho vua Nguỵ gần hai tên ấy.

Một hôm vào tiết tháng ba, vua Nguỵ ngự triều, Thừa tướng Vũ Tiến tâu:

_Ngày mai là ngày rằm, nhằm vía bà chúa xứ, xin bệ hạ đi dâng hương cầu phước.

Vua Nguỵ hỏi:

_Bà chúa xứ là ai mà phải đích thân trẫm bỏ ngai vàng đi dâng hương?

Vũ Tiến tâu:

_Bà chúa xứ phục vụ vua Quang Huy, một vị thần hiển linh lắm. Trước kia Công Tấn làm phản, đụng đầu vào núi Sam, đất nghiêng sụp, bà chúa xứ bèn lấy đá ngũ sắc vá trời, nên được đời Gia Long đưa vào thờ cúng. Nơi nào thờ cúng bà chúa thì mưa thuận gió hoà, dân gian khoẻ mạnh. Xin bệ hạ đến đó dâng hương, đừng khinh lễ thánh thần.

Vua Nguỵ nhận lời:

_Được! Chuẩn bị cho trẫm cỗ xe, ngày mai khởi giá đến miếu dâng hương cầu phước, sẵn dịp du ngoạn một chuyến.

Hôm sau vua Nguỵ truyền long giá ra đi, các quan theo phò tá rất đông. Ba ngàn kị binh, tám trăm quân Ngự Lâm do Nguyễn Thành An chỉ huy, trước sau có thêm 1 vạn hậu quân hỗ trợ.

Khi đến trước miếu bà chúa, vua Nguỵ bước xuống xe đến nơi chính điện đặt một đĩnh hương, các quan đồng lạy.

Vua Nguỵ trông thấy trong điện trang nghiêm lắm, những hình tượng toàn bằng vàng ngọc đứng hầu hai bên. Những cặp con trai cầm phướng đúc vàng, những tượng con gái chạm bằng ngọc đứng dâng hương. Trên điện không thiếu gì hạc múa loan xòe, rồng bay phượng lộn, đèn chưng như sao mọc, khói tỏa như mây mờ, uy nghiêm chẳng khác gì đền vua.

Nguỵ Vương đang say mê, thì bỗng một luồn gió nhẹ thổi qua làm bức màn vẹt qua, vua trông thấy tượng bà Chúa Xứ rất rõ, hình dung như một người sống chẳng khác gì một nàng tiên, hương trời sắc nước không đâu bì kịp.

Lời xưa thường nói:

- Nước gần mất thì có yêu nghiệt hiện ra.

Vua Nguỵ nhìn tượng thần bà chúa xứ không nháy mắt tự nhủ với lòng:

- Ta tuy làm vua giàu có bốn biển, nhưng trong tam cung lục viện không thấy có người nào được cái nhan sắc như vậy.

Nghĩ rồi truyền thị vệ đem bút mực đến, và đề một bài thơ ngay trên vách tường:

Lạnh lùng trướng phủ xõa màn loan

Bóng sắc khen ai khéo điểm trang

Liễu uốn mày ngài khoe sắc lục

Xiêm tung sóng nước điểm non vàng

Hải đường sương đượm màu tươi tốt

Thược dưọc mưa nhuần bóng vẻ vang

Ðem về cung điện dựa thiên nhan.

Thừa tướng Vũ Tiến thấy vua Nguỵ đề thơ như vậy thì thất kinh quỳ thưa:

_Trăm lạy bệ hạ, bà chúa xứ là thần tiên cõi Trời. Cúi xin bệ hạ đừng đề thơ thất kính, có ý vô lễ như vậy. Mong bệ hạ lấy nước rửa đi để tránh tai hoạ cho cơ đồ tiên đế.

Vua Nguỵ nói:

_ Trẫm thấy tượng thần xinh đẹp, đề một bài thơ tán thưởng chớ chẳng có ý gì khác. Vả lại Trẫm là thiên tử cũng nên để lại mấy vần thơ này cho thiên hạ rõ nhan sắc của bà, và chiêm ngưỡng vần thơ của Trẫm chứ?

Nghe Nguỵ Vương nói vậy thì các quan im lặng, không ai dám thưa gì nữa. Vua Nguỵ ra lệnh long giá về Tây Đô.

Lại nói bà chúa xứ đi chầu ở mộ Thoại Ngọc Hầu và Quang Huy về chính điện. Chợt thấy trên vách có bài thơ của vua Nguỵ thì nổi giận linh đình, quát với các tiên đồng:

_Huỳnh Thành hôn quân! Không lo sửa mình trị thiên hạ lại sanh tâm tà bậy, không sợ luật trời. Thật đáng ghét! Trước kia vua Gia Long đuổi vua Cảnh Thịnh mà thu thiên hạ, hưởng dư sáu trăm năm đến nay tuần thời đã hết. Nếu ta không báo ứng sao gọi là linh.

Bà chúa xứ toan đằng vân vào điện Vạn Thọ để vật chết vua Nguỵ nhưng bấm tay lại biết khí số nhà Nguỵ còn tới tận 28 năm nữa mới dứt. Trong lòng hậm hực bèn gọi ba con yêu quái ở mộ Vĩnh Tế vào chầu.

Ba con yêu tu luyện ngàn năm, phép thuật cao cường, biến hoá khôn lường chỉ nhận lệnh khi có phướn chiếu yêu. Bà chúa xứ tung phướn lên khiến ba con yêu bị quầng sáng trên phướn khuất phục, quỳ thưa:

_ Chúng tôi là hồ ly ngàn năm, chim trĩ chín đầu và đàn tỳ bà bằng đá ngọc thạch đến chầu nương nương.

Bà chúa xứ nói:

_Nay cơ nghiệp Gia Long đã sắp tàn, Nguỵ Vương lại là hôn quân vô đạo bất kính với bề trên. Thành Gia Định, núi Kỳ Sơn lại đang sắp hưng thịnh, đây là ý trời. Ba chị em bây hãy dấu mình yêu quái, trà trộn vào cung điện, làm cho Nguỵ Vương điêu đứng. Ðợi cho Việt Vương đánh Nguỵ thành công, ta cho chúng bay thành thần. Song ta cấm một điều là không được tàn hại bá tánh, chỉ trả thù Nguỵ Vương thôi.

Ba yêu vâng lệnh, đằng vân về động.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro