PHẦN 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

  [Trans] Phỏng vấn trên tạp chí People: Lắng nghe những câu chuyện ở Canada, Hàn Quốc rồi đến Trung Quốc của Ngô Diệc Phàm.  

 [ Trên đời có 2 loại người tin tưởng rằng số phận bản thân được nắm giữ trong tay mình. Một loại người là lớn lên trong hũ mật, chưa từng trải qua sự dằn vặt của số phận. Còn một loại người từng đấu tranh với vận mệnh của chính mình, sau đó dành được thắng lợi. Ngô Diệc Phàm thuộc về loại người sau.]

Đứa trẻ trầm lặng!

Năm 2007, nhìn con trai dần dần thích nghi với cuộc sống sinh hoạt ở Vancourver, mẹ của Ngô Diệc Phàm lần đầu tiên cảm thấy ổn định và hài lòng. Cô ấy ngồi trong nhà mà dường như có thể nhìn thấy được quỹ đạo đường đời dài dằng dặc mai sau: đứa con trai 17 tuổi, năm hai sẽ từ đây mà thi lên đại học, bước vào xã hội rồi. Dựa theo mục tiêu trở thành một vị bác sĩ tài giỏi mà cô ấy đặt ra cho con trai mình, sau đó kết hôn rồi sinh con, lúc trách nhiệm nuôi nấng dạy dỗ của cô ấy đã hoàn thành, có thể nhẹ lòng mà buông tay. Cô ấy nói: "Sau đó, chúng tôi sẽ sống một cuộc đời có sinh hoạt ổn định như thế."

"Quả thật có một thời gian tôi rất cứng đầu, từng bỏ nhà trốn đi." Ngô Diệc Phàm bảo "Bỏ nhà ra đi", thế nhưng mẹ Ngô Diệc Phàm lại không nhớ việc con trai mình từng bỏ nhà đi. Nhiều năm sau, khi được nghe kí giả của "People" kể lại việc này, cô ấy có chút kinh ngạc, nghĩ ngợi một lúc sau đó nói, "Thằng bé có thể nghĩ là nó đã bỏ nhà đi, thế nhưng có lẽ cùng lắm cũng chỉ là ra ngoài dạo qua một vòng mà thôi."

Đến gần kì thi đại học thì "Dạo qua một vòng" đó ngày càng nhiều hơn, vào lúc tâm tình bế tắc, "bức tranh cuộc sống" mà Ngô Diệc Phàm và mẹ mình nhìn thấy là hoàn toàn khác nhau.

Cậu ấy cho rằng, mối quan hệ với mẹ mình đang có chiều hướng rạn nứt, ngôi nhà của họ lung lay sắp đổ. "Không phải là một gia đình có thể khiến tôi dễ dàng từ bỏ". Cậu ấy hồi tưởng lại với phóng viên với People chúng tôi "Tôi nghĩ mình cần phải trợ giúp cho ngôi nhà này, cảm xúc của sứ mạng này đặc biệt mạnh mẽ. Tôi là người đàn ông duy nhất trong gia đình, tôi phải đứng ra."

Từ khi được sinh ra, Ngô Diệc Phàm về cơ bản là do một mình mẹ nuôi nấng. Năm ấy hôn nhân đỗ vỡ. Năm 2000, một người mẹ ngoài 30 có một quyết định trọng đại. Cô ấy quyết tâm cho đứa con đổi theo họ của mình, đem tất cả cuộc sống của riêng mình dâng hiến cho con.

Điều này cũng bao gồm vì để cho cậu ấy có thể nhận được một nền giáo dục tốt hơn, liền một mình dẫn cậu từ Quảng Châu đến Vancouver, sự bắt đầu này cần gần mười năm xa quê hương mới có thể lấy được thân phận công dân (Canada). "Mất ba năm qua lại trong nước, rốt cuộc vẫn phải đóng cửa xí nghiệp mà mình đã từng sở hữu, lại quay về là một người nội trợ không có thu nhập" Ngoài chi phí đắt đỏ, còn vì tránh cho con trai có cảm giác nơi này không phải là nhà mình, bảo đảm cho mọi sự chú ý của mình đều tập trung vào đứa con. Trước khi con trai 18 tuổi lên đại học, cô ấy tự đặt ra cho mình yêu cầu tuyệt không cho phép có người đàn ông thứ hai xuất hiện trong ngôi nhà hai người, cô ấy lo lắng về bất kì một nhân tố nào có thể gây ảnh hưởng đến sự trưởng thành của con trai.

Khoảng hơn hai tiếng phỏng vấn, "Ổn định" là một trong những từ ngữ then chốt mà mẹ Ngô Diệc Phàm thường nhắc đến, tổng cộng bảy lần. Chuyên tâm đắm chìm trong thế giới nuôi nấng con trai, mẹ Ngô Diệc Phàm ít khi phát sinh liên hệ với bên ngoài, cũng không tham gia hoạt động đoàn thể xã hội của người Hoa khu vực Vancouver, chỉ có một vị hội trưởng hội phụ nữ ở địa phương mới có thể khiến cô ấy bước chân ra khỏi cửa. Khi cô vừa đến nơi này, đưa mắt nhìn quanh chẳng ai quen biết. Muốn mau chóng mua nhà cửa để bắt đầu cuộc sống, khi ấy lại không tìm được luật sư. Chính là vị hội trưởng này đã đưa tay giúp đỡ, chính là lần "đưa than sưởi ấm trong ngày tuyết rơi" này khiến cô mang ơn đến tận ngày nay.
* Đưa than sưởi ấm trong ngày tuyết rơi ý chỉ sự giúp đỡ của người khác trong lúc mình đang gặp khó khăn nhất, cần sự giúp đỡ nhất.

Từ lần được ăn cả ngã về không kia đến giờ, cuộc sống của cô luôn thường xuyên làm bạn với sự lo lắng kề bên. Ở Canada, cô bài xích mọi thứ phức tạp, dơ bẩn có thể tiến vào ngôi nhà của mình và con trai. Một thời gian rất dài, con trai tiếp xúc với những ai, cô đều tự mình đích thân đi tìm hiểu. Nếu như phát hiện người đó có vấn đề, cô sẽ tìm ra biện pháp ngăn cản ngay. "Thật ra có thể cũng không có vấn đề gì lớn xảy ra, thế nhưng tôi cũng sẽ đem những yếu tố xấu đó bóp chết ngay từ khi mới manh nha."

Cô bắt đầu trở nên "Luôn luôn dài dòng lải nhải", "Hơi một tí thấy cái này là bắt đầu dạy dỗ, thấy người ta xảy ra việc gì đó là lập tức đem về giảng dạy cho con trai ngay, luôn luôn là vậy."

Cô tin rằng, càng chịu khổ sẽ càng khiến con trai thêm nỗ lực cố gắng. Trong quan điểm của cô, là con trai thì phải có ý thức trách nhiệm. Phương thức giáo dục của cô là dạy cho con trai biết con cần phải độc lập, không lệ thuộc, 18 tuổi phải tự lập. Ở một mức độ nào đó thì đây cũng là lí do mà cô ấy không muốn dựa vào người khác, tự mình nuôi nấng Ngô Diệc Phàm. Mặc dù có vất vả đấy, nhưng cô ấy lại cho rằng sự vất vả này sẽ khiến cho con trai ý thức được phải "hiếu thuận với mẹ", càng sớm sinh ra ý thức trách nhiệm hơn.

Ngô Diệc Phàm năm ấy 13 tuổi, mẹ cậu phát hiện con trai còn cao hơn cả mình. Lúc này trong nhà lại gặp phải một chút chuyện, cô ấy theo bản năng nói, chuyện này hẳn phải do đàn ông các người làm nha. "Sau đó, 'người ta' (Phàm) liền không nói năng gì đứng lên đi làm." Lúc nói những lời này, phóng viên của "People" ngồi đối diện có thể cảm nhận được sự kiêu ngạo xen lẫn vui mừng của cô ấy. "Đặc biệt thú vị!", cô nói. Thế nhưng sau đó cô lại có chút bất an mà rằng "Thằng bé cũng chỉ mới 13 tuổi thôi..."

Đứa bé này có sự trầm lặng trước tuổi cho nên khiến cho người bạn tốt của mẹ Ngô Diệc Phàm là cô Sindy bị khắc sâu ấn tượng cùng một chút lo lắng không yên trong lòng. Tháng 12 năm 2015, ngồi đối diện với phóng viên của "People", Sindy nhớ lại cảnh tượng mà người bạn của mình nói về con trai. Cô ấy nhớ rất rõ bạn mình từng nói, đứa trẻ này bình thường rất trầm lặng ít lời. "Phàm Phàm không thích nói chuyện." - Sindy nói với phóng viên People như thế.

Lần khiến Sindy ấn tượng sâu sắc nhất chính là khi mẹ Ngô Diệc Phàm nói rằng cô ấy thấy con trai mình không chịu nghỉ ngơi đúng giờ giấc mà mê mệt ngồi trước máy vi tính chơi trò chơi, cô ấy đã không nói bất cứ lời nào..., chỉ "Bộp" một tiếng tắt máy vi tính đi. "Hơi quá đáng rồi..." - Sindy nhớ kĩ mình đã nói với bạn rằng, "Tôi nói nếu mà mẹ tôi làm như thế với tôi, tôi không thể không tức giận được. Mặc kệ thế nào thì cũng đang chơi vui mà, bộp một cái tắt của người ta rồi." Sindy dựa lưng vào ghế, cau nhẹ chân mày lại.

Cô ấy nghĩ rằng nếu mà đặt việc này trên người mấy đứa trẻ con nhà khác, có thể sớm đã làm loạn lên rồi. Ngô Diệc Phàm không hề có phản ứng như những đứa trẻ bình thường cùng lứa tuổi. "Cho nên tôi nghĩ đứa bé này cực kì không giống những đứa trẻ khác....Trên cơ bản, thằng bé sẽ không bao giờ làm ầm ĩ, cũng không gây sự đòi hỏi huyên náo ồn ào... Thằng bé không thích nói."

Có điều là, cô ấy không dùng sự nghi hoặc này để nghĩ ngợi mà là dùng cách thức suy xét truyền thống của người Trung Quốc để khen ngợi đứa trẻ, "Tôi nghĩ thằng bé rất tự lập, tâm lí, trên phương diện sinh hoạt cuộc sống hằng ngày đều rất độc lập nữa."

Năm 2000, vừa đến Canada Ngô Diệc Phàm đã phải đối mặt với cuộc thi tiếng Anh để nhập học. Khi nghe kể rằng con nhà người ta tận 2, 3 năm không thể thi qua, mẹ Ngô Diệc Phàm liền rơi vào chứng lo lắng thói quen, "Tôi không ngừng nhắc nhở, con học từ vựng tiếng Anh đi, nếu không sẽ không qua được, sau đó thế này thế kia... Cứ luôn cằn nhằn thằng bé, con mà không qua được kì thi thì thế này thế nọ... Trước khi thằng bé thi tôi vẫn luôn cằn nhằn nó... Một năm đó, tôi chỉ biết cằn nhằn thằng bé mà thôi." Biểu tượng cảm xúc cry

Ngô Diệc Phàm 10 tuổi không nói một lời. Phát hiện con trai cũng không có biểu hiện khẩn trương lo lắng giống mình, mẹ lại bắt đầu lo đứa con có phải không hiểu ý mẹ nói hay không." (Thằng bé) không nói gì, tôi lại cho rằng là nó vẫn chưa hiểu vấn đề, thế là tôi liền đổi một cách thức khác tiếp tục dạy bảo. Còn không chịu nói nữa tôi lại đổi một cách thức khác nữa."

Dù vẫn chưa đạt được tới nỗ lực như mẹ mong đợi, thế nhưng bởi vì đã bắt đầu chuẩn bị cho kì thì từ sớm mà lần thi tiếng Anh đầu tiên đó Ngô Diệc Phàm cũng vượt qua. Thế nhưng đứa trẻ này cũng không nhận được sự khen ngợi nó nên có, không khen ngợi con là vì người mẹ lo lắng rằng điều đó sẽ mất đi lực kiểm soát với đứa con mình. "Tôi không thể làm một người mẹ dịu dàng, chỉ nói lời ngọt ngào với thằng bé được, tôi thật không có cách nào khác... Bởi vì tôi nghĩ mình còn phải dạy dỗ cho nó, cho nên tôi phải cố tạo ra một vẻ uy nghiêm với con trai mình. Bằng không để thằng bé biết được, thì sẽ không còn hiệu quả nữa. Tôi đã nghĩ như thế." Cô ấy nói với phóng viên của People.

Phàm súp gà

Quảng Châu những năm 1990, một cậu bé lớp một lớp 2 gì đó, vì người nhà quá bận công việc nên chỉ có thể đến lớp học bơi giết thời gian khi nghỉ hè. Ngô Diệc Phàm đến bây giờ vẫn nhớ được cảnh tượng khi cậu ấy và những bạn nhỏ khác đứng trước hồ bơi. Lúc đó, thành phố phía nam nóng ẩm này vừa mới trải qua một trận mưa, trên mặt hồ nổi lên rất nhiều lá cây, nước trong hồ cực kì đục. Nhưng lúc huấn luyện viên nói mọi người nhảy xuống, cậu ấy vẫn là anh bạn nhỏ duy nhất không hề do dự nhảy xuống hồ. Ngày hôm sau, cậu ấy vì viêm tai mà phải vào bệnh viện.

"Tôi cảm thấy thầy nói rất đúng, không sao cả, là bạn có dám nhảy xuống hay không thôi, tôi dám nhảy nên tôi đã nhảy." Hiện tại đã là gần 20 năm sau, Ngô Diệc Phàm nói, "Tôi không muốn khiến người khác thất vọng, nhất là các trưởng bối (người lớn)."

Ngô Diệc Phàm không muốn bản thân là một kẻ yếu đuối. Trong sự kì vọng cao ngất đối với bản thân mình, đối diện với vấn đề di dân, cậu ấy không hề bình tĩnh như trong suy nghĩ của mẹ, mà giống như đối diện với khủng hoảng trưởng thành rất lớn. Thời thơ ấu của Ngô Diệc Phàm, từ quê hương Bạch Ngân - Cam Túc, đến Quảng Châu, rồi lại đến Vancouver, luôn là không ngừng chuyển nhà, chuyển trường. Bởi vì cứ đổi trường học mãi, những người bạn vừa mới thân quen chút thì lại đã phải đi kết bạn mới, mỗi bữa cơm trưa hằng ngày đối với Ngô Diệc Phàm mà nói là thời khắc vô cùng xấu hổ, nhìn những người bạn đã thân thiết với nhau ngồi chung một chỗ ăn cơm, cậu ấy chỉ có thể ngồi một mình một góc, điều này khiến cậu ấy có một khoảng thời gian "vô cùng hướng nội, vô cùng tự kỉ". "Không phải là một bông hoa thân thiện, trước giờ đều không phải là người giỏi giao tiếp." Cậu ấy nói, "Hồi nhỏ tôi vô cùng muốn trở thành một trung tâm, ai mà không muốn trở thành một nhân vật trung tâm chứ, nhất là những cậu bé."

Ngô Diệc Phàm không hề nói những phiền não này với mẹ, cậu ấy sợ sẽ khiến mẹ mình thêm lo lắng, cậu ấy muốn một mình mạnh mẽ gánh vác.

Kết quả của mạnh mẽ gánh vác chính là bây giờ Ngô Diệc Phàm có một thói quen, lúc gặp phải chuyện không biết nên xử trí thế nào, suy nghĩ đầu tiên không phải là hỏi người bên cạnh, mà là xem xem những cuốn sách dạy làm người có dạy qua không. Mẹ cậu lúc đó là con đường khơi thông duy nhất, nhưng cậu ấy đã phong tỏa con đường này lại, cậu ấy chỉ có thể đi dạo quanh các cửa hàng sách, mua về những quyển best-seller (sách bán chạy nhất), "sách gì tôi cũng đọc", "sách tiếng Trung hay tiếng Anh đều đọc qua". Đại đa số đều là những cuốn sách dạy cách làm người, giao tiếp như thế nào, làm người phải ra sao, cách quan sát đánh giá người khác và ngôn ngữ cơ thể. Cậu ấy muốn tìm ra cách để bản thân mình được đón nhận từ những cuốn sách. Nhìn thấy phương pháp ở đâu đó liền nghĩ "Cái này ngày mai mình có thể thử". "Thật đó, trong sách có tòa nhà bằng vàng mà"(*). Ngô Diệc Phàm nói với phóng viên của PEOPLE như vậy.

(*) Nguyên văn cả câu là "Thư trung tự hữu hoàng kim ốc, thư trung tự hữu nhan như ngọc" (Trong sách có tòa nhà bằng vàng, trong sách có mỹ nhân đẹp như ngọc, ý nói chăm chỉ đọc sách, khoa cử đỗ đạt thì mới có giàu sang phú quý, vợ đẹp như ngọc; cũng có thể hiểu là tri thức trong sách phong phú, có thể đem lại cho người đọc những tưởng tượng thú vị), xuất xứ từ một bài thơ của Tống Chân Tông Triệu Hằng.

Ví dụ như, sách nói với cậu ấy rằng, cười nhẹ với người lạ như một cách chào hỏi có thể kéo gần khoảng cách giữa người với người. Cho đến tận bây giờ, Ngô Diệc Phàm gặp ai cũng đều nở nụ cười. "Gặp ai cũng cười đã là một thói quen rồi, tôi tin rằng bạn đối xử với người khác như thế nào, người khác cũng sẽ đối xử với bạn như vậy, hoặc ít nhất sẽ không thể ghét bạn. Hơn nữa nụ cười có thể ảnh hưởng đến những người xung quanh, tôi nghĩ rằng cảm giác thân thiện có thể cùng tương tác đấy."

Thời gian dài làm bạn với sách dạy đối nhân xử thế mà tự trưởng thành khiến cho Ngô Diệc Phàm sau này có một biệt danh, "Phàm súp gà".

Sự xuất hiện của bóng rổ là lần đầu tiên Ngô Diệc Phàm kết nối được với thế giới. Năm đó Ngô Diệc Phàm 15 tuổi, mẹ cậu vì giải quyết công việc cuối cùng trong nước mà đưa theo con trai về Quảng Châu một năm, vì nền giáo dục ở Vancouver và trong nước bất đồng, Ngô Diệc Phàm về Quảng Châu theo học một trường thể dục thể thao, chơi bóng rổ. Cậu ấy là đội trưởng đội bóng rổ, chơi ở vị trí hậu vệ khống chế bóng, là người dẫn dắt bóng đi cho đúng hướng, nhiều khi cần phải chuyền bóng cho đồng đội, suy nghĩ vì đại cục. Ngô Diệc Phàm rất thích vai trò này, "Lúc đồng đội ghi được điểm, tôi cũng sẽ rất vui mừng."

Đối với Ngô Diệc Phàm mà nói, yêu thích bóng rổ khiến nội tâm cậu ấy có những thay đổi về bản chất, đó là lần đầu tiên cậu ấy cảm nhận rằng mình được giải phóng, có được bạn bè, cũng theo lẽ tự nhiên tìm ra cách giao tiếp với mọi người. Quan trọng hơn là lần đầu tiên cậu ấy phát hiện ra thứ mà sau này cậu ấy nhận định là "quý giá nhất" trong tính cách: "Đơn thuần", "Chân thật".

Đối với sự trưởng thành của thế hệ sau 90, truyện tranh là một người bạn đồng hành quan trọng, "Naruto và "Vua Hải Tặc" dường như là những bộ truyện mà 9x nào cũng đọc, nhưng Ngô Diệc Phàm nói rằng cậu ấy chỉ đọc duy nhất SLAMDUNK, bởi vì nó có liên quan đến bóng rổ. "Cho nên tôi là một người rất đơn thuần, tôi có thể làm một thứ tôi thích, chơi bóng rổ là chơi bóng rổ, những môn thể thao khác tôi không quan tâm." Ngô Diệc Phàm nói vậy.

Ngô Diệc Phàm lần đầu tiên cảm nhận được niềm vui khi bộc lộ bản thân mình, cho nên muốn theo đuổi cảm giác này, cậu ấy lấy NBA làm mơ ước cho cuộc đời mình. Nhưng đối với mẹ cậu ấy, chơi bóng rổ "dễ bị thương" và có "tuổi thọ nghề khá ngắn".

Mẹ Ngô Diệc Phàm còn nhớ rằng giáo viên trường thể dục thể thao luôn khen con trai mình là "hậu vệ giỏi nhất", "thằng bé không tranh giành, luôn hướng về đại cục, nó trước giờ không hề nói nó muốn tự thể hiện bản thân mình", mẹ Ngô Diệc Phàm nói. Bây giờ nhớ lại, cô ấy cảm thấy đó là tập thể mà Ngô Diệc Phàm khó khăn lắm mới tìm được, có người khen ngợi cậu ấy, có người cần cậu ấy, cậu ấy muốn thể hiện tốt hơn nữa. Cho dù thời gian tiếp xúc không dài, Ngô Diệc Phàm hiện tại mỗi năm quay về Quảng Châu vẫn đi gặp gỡ những đồng đội của năm ấy.

Cuối cùng, mẹ Ngô Diệc Phàm vẫn phải "miễn cưỡng kéo thằng bé đi" khỏi Quảng Châu. Ngô Diệc Phàm tiếc cho giấc mơ của bản thân chưa kịp hình thành đã vội tàn lụi, "Lúc về Vancouver tôi rất buồn, lần đầu tiên phát hiện ra bản thân mình có ước mơ, hơn nữa rất không đành lòng, lúc đó mơ hồ có một chút giá trị quan cho riêng mình và cả thứ mà mình muốn theo đuổi, nhưng vẫn phải theo mẹ quay về, không còn lựa chọn khác." Tháng 3 năm 2016, trong một chương trình talkshow, cậu ấy đã nói với MC như vậy. Cậu ấy đã tóm gọn nguyên nhân của việc không có con đường lựa chọn khác là "Vì lúc đó còn quá nhỏ".

Mẹ Ngô Diệc Phàm còn nhớ rằng con trai "lúc quay về rất buồn bã, có mấy ngày liền không ra ngoài". Khi có việc, mẹ Ngô Diệc Phàm đều miễn cưỡng lôi cậu ấy ra ngoài, "nhiệm vụ của thời gian đó là làm sao giúp thằng bé vượt qua," cô ấy nói, "nhưng tôi nhớ rằng quãng thời gian đó vô cùng khó khăn."



CRE: https://www.facebook.com/wuyifannetizenbuzzvtrans/posts/1556336254665576:0

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro