Phần Kết

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


LỜI BẠT

Quản lý tiền theo phong cách Warren Buffett

Mùa hè năm 1984, tôi bắt đầu làm quản lý quỹ ở Legg Mason. Đó là một ngày

nóng ẩm thường thấy ở Baltimore. Mười bốn người chập chững bước vào

nghề môi giới đầu tư trong đó có tôi đến một phòng họp để bắt đầu khóa học.

Khi ngồi ở bàn, tất cả chúng tôi được nhận một bản copy của cuốn sách Nhà

đầu tư thông minh của Benjamin Graham (trước đó, tôi chưa bao

giờ nghe nói đến cuốn sách này) và một bản sao báo cáo thường niên năm

1983 của Berkshire Hathaway (một công ty lần đầu tôi nghe đến) của Warren

Buffett (lần đầu tôi được biết đến).

Buổi học đầu tiên chỉ là buổi giới thiệu và chào mừng từ các nhà quản lý hàng

đầu, trong đó có cả một số nhà môi giới thành công nhất trên cả nước. Lần

lượt từng người tự hào giải thích rằng 100% triết lý đầu tư của Legg Mason

đều dựa trên giá trị. Dựa trên cuốn Nhà đầu tư thông minh, mỗi người lần

lượt kể lại một chương từ nguyên bản. Họ nói đến việc mua chứng khoán với

tỷ suất giá trên doanh lợi (P/E), giá kế toán thấp và cổ tức cao. Họ nói đừng để

ý đến sự biến động hàng ngày của thị trường chứng khoán; nhịp điệu của thị

trường sẽ làm bạn đi sai hướng. Hãy tìm cách thoát khỏi điều đó. Hãy mua

chứng khoán khi chúng được chiết khấu và không hấp dẫn. Như thế khi chúng

trở nên hấp dẫn, bạn có thể bán chúng ở mức giá cao.

Những thông điệp chúng tôi nhận được trong suốt ngày đầu tiên đều nhất

quán và hợp lý. Chúng tôi đã dành một buổi chiều để phân tích các báo cáo

nghiên cứu về Đường giá trị và học cách phân biệt giữa chứng khoán giảm giá

và chứng khoán có vẻ rẻ và chứng khoán tăng giá và chứng khoán có vẻ đắt.

Kết thúc buổi học đầu tiên, tất cả chúng tôi đều tin rằng mình đã chạm đến

Chén Thánh Đầu tư. Khi chúng tôi thu xếp đồ dùng cá nhân, giáo viên hướng

dẫn nhắc chúng tôi cầm báo cáo thường niên của Berkshire Hathaway và đọc

nó trước giờ vào lớp ngày mai. Cô vui vẻ nhắc nhở: "Các anh chị biết không,

Warren Buffett là học trò nổi tiếng nhất của Benjamin Graham đấy".

Khi quay trở lại phòng khách sạn tối hôm đó, tôi đã mệt lử. Mắt tôi mờ đi và

trĩu xuống. Đầu óc tôi tràn ngập bản cân đối tài sản, báo cáo thu nhập, và tỷ

suất kế toán. Thành thật mà nói, điều cuối cùng tôi muốn làm là phải dành

khoảng một tiếng để đọc báo cáo thường niên kia. Tôi tin chắc, chỉ cần thêm

một điều gì đó vào đầu nữa, chắc chắn tôi sẽ nổ tung. Tôi miễn cưỡng và mệt

mỏi cầm bản báo cáo lên.

Bản báo cáo bắt đầu bằng lời mở đầu Dành cho cổ đông của Berkshire

Hathaway. Trong phần này, Buffett ghi vắn tắt các nguyên tắc hoạt động chính

của công ty. Ông viết: "Mục tiêu kinh tế dài hạn của chúng tôi là tối đa hóa tỷ

lệ thu nhập trung bình hàng năm dựa trên giá trị nội tại của một cổ phiếu.

Chúng tôi ưu tiên đạt được mục tiêu này bằng cách sở hữu trực tiếp

một nhóm gồm nhiều doanh nghiệp có khả năng thu được tiền mặt và liên tục

có lợi nhuận trên vốn cao hơn mức trung bình". Ông cam kết: "Chúng tôi sẽ

công bố các báo cáo đúng sự thật đến các bạn, nhấn mạnh các yếu tố tích cực

và tiêu cực có ảnh hưởng quan trọng đến việc xác định giá trị doanh nghiệp.

Chúng tôi chủ trương cung cấp cho các bạn biết tình hình thực tế của doanh

nghiệp. Qua đó, chúng tôi muốn biết vị trí của chúng tôi có bị thay đổi

không".

Mười bốn trang tiếp theo nói sơ lược về tài sản chính của Berkshire bao gồm

See's Candy Shop Nebraska, Furniture Mart, Buffalo Evening News, và

Goverment Employees Insurance Company. Thành thật trong từng câu chữ,

Buffett tiép tục cho tôi biết mọi thứ tôi cần về tình hình kinh tế của công ty và

hơn thế nữa. Ông liệt kê danh sách cổ phiếu thường trong danh mục đầu tư

bảo hiểm của Berkshire, bao gồm Afiliated Publications, General Foods,

Ogilvy & Mather, R.J Reynolds Industries, và Washington Post. Ngay lúc đó, tôi

cảm thấy thật ngạc nhiên, và không hiểu làm thế nào Buffett có thể liên tục

luân phiên miêu tả các chứng khoán ở danh mục đầu tư và những đóng góp

kinh doanh của các tài sản lớn cứ như thể là phân tích chứng khoán và phân

tích doanh nghiệp là một vậy. Cứ cho là tôi dành trọn một ngày để phân tích

những chứng khoán mà tôi biết đó là một phần tài sản của doanh nghiệp sở

hữu, nhưng tôi không đưa ra được mối liên hệ phân tích nào. Khi nghiên cứu

báo cáo Đường giá trị, tôi thấy các số liệu kế toán và các tỷ lệ tài chính. Còn

khi đọc báo cáo của Berkshire, tôi biết thêm về sản phẩm và khách hàng của

doanh nghiệp. Tôi thấy được tình hình tài chính và thu nhập tiền mặt. Tôi

cũng thấy các đối thủ cạnh tranh và chi phí vốn. Đúng ra, tôi nên biết tất cả

những điều này khi phân tích báo cáo dòng giá trị nhưng vì lý do nào đó, tôi

đã không làm được như vậy. Khi tôi tiếp tục đọc báo cáo của Berkshire, toàn

bộ thế giới đầu tư, thế giới vẫn còn bí ẩn đối với tôi, bắt đầu hé mở. Tối hôm

đó, trong một khoảnh khắc quý giá, Warren Buffett đã hé lộ cho tôi bản chất

của đầu tư.

Buổi sáng hôm sau, trong tôi tràn ngập niềm đam mê đầu tư mới mẻ, và khi

khóa học kết thúc, tôi nhanh chóng quay lại Philadelphia với một mục đích

duy nhất: Tôi sẽ đầu tư tiền của khách hàng theo đúng cách Warren Buffett đã

làm.

Tôi biết tôi cần học hỏi thêm, do đó tôi đã tìm kiếm những thông tin cơ bản về

Warren Buffet. Đầu tiên, tôi thu thập tất cả các bản sao báo cáo thường niên

của Berkshire Hathaway. Sau đó, tôi đặt mua các báo cáo thường niên

được công bố của những công ty thương mại mà Buffett đầu tư. Tiếp theo, tôi

tập hợp tất cả các tạp chí và bài báo về Buffett mà tôi có thể tìm được.

Khi tập hợp được tất cả các tài liệu, tôi bắt đầu thực hiện mục đích của mình.

Mục tiêu của tôi là trở thành chuyên gia đầu tiên nghiên cứu về Warren

Buffett, rồi sau đó sẽ chia sẻ những hiểu biết sâu sắc này với khách hàng của

mình.

Trong những năm tiếp theo, tôi xây dựng được một công việc kinh doanh đầu

tư đáng nể. Tôi giúp các khách hàng đầu tư thành công nhiều hơn khi đi theo

hướng dẫn và lựa chọn chứng khoán của Buffett. Hầu hết khách hàng của tôi

đều rất sáng suốt khi mua cổ phần với suy nghĩ coi chứng khoán là doanh

nghiệp và cố gắng mua những doanh nghiệp tốt nhất với mức chênh lệch. Một

vài khách hàng không thân thiết đã bỏ đi không phải bởi vì phương pháp của

Buffett sai lầm mà do họ không chịu được quá nhiều thử thách cảm xúc. Một

số người bỏ đi chỉ đơn giản vì họ không đủ kiên nhẫn để chờ đợi thành công.

Họ mất bình tĩnh khi hành động và không ngừng mong muốn thu về một cái gì

đó. Chính mong muốn nóng vội đã khiến họ đi chệch hướng. Khi nhìn lại, tôi

tin rằng tôi khó có thể làm việc được với bất cứ ai công khai phản đối tính hợp

lý trong phương pháp đầu tư của Buffett.

Tôi tiếp tục thu thập dữ liệu về Buffett những khi có thể. Tôi đọc, phân tích và

lưu giữ các báo cáo thường niên, bài báo, các cuộc phỏng vấn, và bất cứ điều

gì liên quan đến Warren Buffett và Berkshire Hathaway. Tôi giống như một

đứa trẻ chạy theo người chơi bóng. Buffett là người anh hùng trong suy nghĩ

của tôi và mỗi ngày, tôi đều cố gắng để trở nên giỏi giang như ông.

Nhiều năm trôi qua, tôi càng nóng lòng trở thành một nhà quản lý danh mục

đầu tư chuyên nghiệp. Vào thời điểm đó, các nhà môi giới đầu tư được trả hoa

hồng dựa trên giao dịch mua và bán. Đó là một hệ thống dựa trên tiền hoa

hồng phổ biến. Với tư cách là môi giới, tôi đã khiến phần "mua" của phương

trình diễn ra hợp lý, nhưng Buffett lại nhấn mạnh phải giữ chứng khoán dài

hạn. Điều này khiến cho phần "bán" gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, hầu hết

các doanh nghiệp dịch vụ tài chính cho phép các nhà môi giới đầu tư và các

nhà tư vấn tài chính quản lý tiền bạc cho khách hàng để lấy phí thay hoa

hồng nếu họ muốn. Cuối cùng, tôi gặp một số nhà quản lý danh mục đầu tư,

những người được trả tiền để hoạt động không liên quan đến việc họ có mua

hay bán nhiều hay không. Đối với tôi, sự thay đổi này là môi trường hoàn hảo

để áp dụng các bài học củaBuffett.

Đầu tiên, tôi thu thập kinh nghiệm quản lý danh mục đầu tư ở phòng tín thác

của một ngân hàng địa phương ở Philadelphia, kết hợp với việc chọn lựa

phân tích tài chính toàn diện bắt buộc. Sau đó, tôi tham gia hãng tư vấn đầu tư

nhỏ. Ở đó, tôi quản lý danh mục đầu tư cho khách hàng để hưởng phí. Mục

đích của chúng tôi là giúp khách hàng đạt được tỷ lệ lợi nhuận hợp lý mà

không gặp rủi ro. Hầu hết mọi người đã đạt được mục tiêu tài chính của mình,

và bây giờ họ muốn duy trì tài sản của họ. Chính vì điều này, rất nhiều danh

mục đầu tư ở hãng chúng tôi cân bằng giữa chứng khoán và trái phiếu.

Chính tại đây, tôi bắt đầu viết ra những suy nghĩ của tôi về Buffett, chia sẻ với

khách hàng của mình phương pháp đầu tư khôn ngoan của ông. Xét cho cùng,

Buffett đã đầu tư trong suốt 40 năm, và kiếm được những khoản lợi nhuận

khổng lồ, thì việc học hỏi cách thức ông đã làm chắc chắn không thể có hại.

Những văn bản tổng hợp này về sau đã trở thành nền tảng cho Phong cách

đầu tư Warren Buffett.

Quyết định bắt đầu một quỹ tương hỗ chứng khoán dựa trên những nguyên

tắc được đề cập trong Phong cách đầu tư Warren Buffett được hình thành

dựa trên hai vấn để. Thứ nhất, hãng tư vấn đầu tư của chúng tôi cần một công

cụ để quản lý những tài khoản không đủ lớn để có thể quản lý danh mục đầu

tư riêng lẻ. Thứ hai, tôi muốn thiết lập một hồ sơ thực hiện khi cần thiềt dựa

trên những bài học có trong cuốn sách. Tôi muốn chứng minh rằng nếu tuân

theo những gì Buffett dạy và những điều tôi viết, các nhà đầu tư sẽ kiếm được

lợi nhuận từ thị trường. Hoạt động chính là bằng chứng chính xác nhất.

Ngày 17 tháng Tư năm 1995, một quỹ mới được thành lập. Với những kiến

thức thu lượm được từ việc nghiên cứu của Warren Buffett trong hơn 10

năm, kết hợp với những kinh nghiệm quản lý danh mục đầu tư trong bẩy năm

đó, tôi cảm thấy chúng tôi đang có vị trí thuận lợi để giúp khách hàng đạt

được lợi nhuận trên mức trung bình.

Chuyện gì đã xảy ra?

Khi phân tích danh mục đầu tư và thị trường chứng khoán trong suốt giai

đoạn này, tôi phát hiện ra hai lý do quan trọng nhưng không liên quan đến

nhau. Đầu tiên, khi mở quỹ này, tôi đã lựa chọn những chứng khoán gần như

giống với Berkshire Hathaway: báo chí, các công ty nước giải khát, các doanh

nghiệp hàng tiêu dùng không lâu bền, và các công ty dịch vụ tài chính

được lựa chọn. Thậm chí tôi còn mua cả cổ phiếu của Berkshire Hathaway.

Vì quỹ của tôi áp dụng thí điểm các bài học của Buffett nên có lẽ không có gì

ngạc nhiên khi rất nhiều chứng khoán trong danh mục đầu tư là chứng khoán

mà Buffett đã mua. Nhưng sự khác biệt giữa chứng khoán của Buffett những

năm 1980 và những chứng khoán này vào năm 1997 rất rõ ràng. Cuối

những năm 1990, phần lớn các công ty liên tục tăng lợi nhuận chủ sở hữu ở tỷ

lệ hai chữ số đã giảm tỷ lệ xuống một chữ số. Thêm vào đó, trong suốt thập kỷ

trước, giá chứng khoán của những công ty này tăng đều đặn, do đó mức chênh

lệch so với giá trị nội tại đã thấp hơn giai đoạn đầu. Khi tăng trưởng của công

ty chậm lại và chênh lệch với giá trị nội tại giảm đi, những cơ hội tăng lợi

nhuận đầu tư trong tương lai tuộtmất.

Nếu như nhân tố đầu tiên là thiếu tốc độ tăng trưởng cao bên trong danh mục

đầu tư, thì nhân tố thứ hai là chuyện gì đang xảy ra bên ngoài danh mục đầu

tư. Trong khi kinh tế của các doanh nghiệp trong quỹ đang chậm lại, kinh tế

của các công ty kỹ thuật nhất định—viễn thông, phần mềm, dịch vụ

Internet—lại tăng lên nhanh chóng. Bởi vì những ngành công nghiệp mới

này đang nắm thị phần lớn hơn trong thị trường, nên thị trường chứng khoán

sẽ tăng nhanh hơn. Điều tôi sớm nhận ra đó là kinh tế của những doanh

nghiệp tôi sở hưu trong quỹ này không bắt kịp với những công ty ra đời muộn

hơn, những công ty dựa trên công nghệ cao đang tăng tốc trên thị trường

chứng khoán.

Năm 1997 là thời điểm quyết định đối với quỹ của tôi. Nếu tôi tiếp tục đầu tư

vào những chứng khoán truyền thống giống như Buffett, có lẽ lợi nhuận sẽ chỉ

ở mức trung bình. Thậm chí Buffett nói với các cổ đông của Berkshire

Hathaway rằng họ có thể không mong đợi thu được lợi nhuận đầu tư trên

trung bình như trong quá khứ nữa. Tôi biết nếu tôi tiếp tục sở hữu những

chứng khoán đó với mức giá cao và tăng trưởng kinh tế ổn định, tôi có thể

không tạo được lợi nhuận đầu tư trên mức trung bình cho các cổ đông. Và

trong trường hợp đó, kết quả sẽ như thế nào? Nếu một quỹ tương hỗ liên tiếp

không thể tạo ra lợi nhuận đầu tư tốt hơn chỉ số thị trường, thì các cổ đông tốt

hơn nên chuyển sang một quỹ tương hỗ chỉ số.

Đứng giữa ngã tư đường trong suốt giai đoạn này thật khó khăn. Tôi không

biết có nên tiếp tục duy trì quỹ này không. Nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh

vấn đề liệu Buffett có thể cạnh tranh với các công ty ra đời sau nhưng vẫn cps

lợi nhuận trên mức trung bình hay không. Liệu tất cả những phương

pháp coi chứng khoán như doanh nghiệp có còn thích hợp khi nghiên cứu các

ngành kinh doanh mới mẻ hướng vào công nghê không?

Trong thâm tâm, tôi biết phương pháp đầu tư của Buffett vẫn có giá trị. Tôi

biết chắc chắn nó vẫn đem lại cơ hội cho các nhà đầu tư phát hiện khi định

giá không hợp lý, từ đó kiếm được lợi nhuận từ thị trường hẹp hơn. Tôi biết

tất cả những điều đó và còn hơn thế nữa. Nhưng ngay bây giờ, tôi đang do dự,

chưa thể bước sang mảnh đất kinh tế mới.

Tôi thật may mắn vì đã kết bạn với Bill Miller khi bắt đầu công việc ở Legg

Mason. Lúc đó, Bill đang đồng quản lý quỹ cùng với Ernie Kiehne. Bill định kỳ

dành thời gian gặp gỡ các nhà môi giới đầu tư mới để chia sẻ những suy nghĩ

của ông về thị trường chứng khóan, về công ty, và các ý tưởng từ vô số quyển

sách ông đã đọc. Sau khi tôi rời Legg Mason để trở thành một nhà quản lý

danh mục đầu tư, tôi và Bill vẫn là bạn. Sau khi xuất bản cuốn Phong cách đầu

tư Warren Buffett, chúng tôi vẫn gặp nhau để bàn luận về đầu tư và những

khó khăn khi bắt tay vào làm kinhtế.

Trong cuốn sách, tôi chỉ ra rằng Buffett không chỉ dựa trên tỷ lệ P/E thấp để

lựa chọn chứng khoán. Động lực tạo ra giá trị là lợi nhuận chủ sở hữu và khả

năng tạo ra lợi nhuận trên vốn trên mức trung bình của công ty. Đôi khi,

chứng khoán có tỷ lệ P/E thấp tạo ra tiền mặt và đạt được lợi nhuận trên vốn

cao và sau đó trở thành vụ đầu tư lớn. Nhưng lại có lúc, chứng khoán có tỷ lệ

P/E thấp tiêu tốn tiền mặt và tạo ra lợi nhuận trên vốn dưới mức trung bình

và đo đó trở thành vụ đầu tư tồi. Buffett nói rằng những chứng khoán với tỷ lệ

P/E thấp có thể được ví như một cái ao dễ chịu cho cá bơi trong đó, nhưng cái

khiến tỷ lệ này tăng lên lại là tiền mặt và lợi nhuận trên vốn đầu tư cao.

Bill nhận ra điều này sớm hơn một vài năm, và ông đã điều chỉnh quỹ đầu tư

của mình theo hướng này. Nhiều năm liên tiếp, ông hoạt động thành công

hơn và hướng dần vào thị trường đầu tư.

Khi quỹ của tôi cố gắng đạt đến mức an toàn, tôi đã gặp Bill để thảo luận về

chiến lược và cơ hội. Tôi nói với ông rằng phương pháp của Buffett rất đáng

tin cậy. Ông đồng ý. Tôi khẳng định với ông cách duy nhất để giành chiến

thắng trên thị trường chứng khoán là coi chứng khoán như doanh nghiệp để

phát hiện ra những thay đổi cơ bản tồn tại từ lâu trong doanh nghiệp đó

trước khi cơ chế tự điều chỉnh giá của thị trường tìm ra nó. Ông đồng ý. Tôi

cũng quả quyết là mình tin chắc phương pháp của Buffett có thể được áp

dụng cho các ngành công nghiệp mới nhưng tôi vẫn không chắc phải bắt đầu

như thế nào. Và Bill nói: "Hãy đến làm việc ở Legg Mason đi. Tôi sẽ chỉ cho

anh biết".

Bằng cách sử dụng phương pháp định giá chủ yếu dựa trên thu nhập tiền mặt

và lợi nhuận trên vốn chứ không phải là tỷ lệ P/E, Bill đã và đang theo đuổi

những công ty ra đời sau trong ngành kỹ thuật. Năm 1996, ông mua hãng máy

tính Dell khi thu nhập gấp sáu lần với lợi nhuận trên vốn là 40%. Các nhà

quản lý quỹ khác cũng mua Dell nhưng sau đó họ bán đi khi thu nhập gấp 12

lần bởi vì theo suy nghĩ thông thường bạn luôn mua vào khi mức lợi nhuận

gấp 6 lần và bán đi ở mức lợi nhuận gấp 12 lần. Thay vào đó, Bill lại nghiên

cứu các báo cáo kinh doanh và nhanh chóng phát hiện ra rằng lợi nhuận trên

vốn của Dell đang tăng nhanh chóng với tỷ lệ thu nhập trên vốn đáng ngạc

nhiên ở mức ba con số. Do đó, trong khi các nhà quản lý quỹ khác bán cổ

phiếu của Dell khi lợi nhuận tăng 12 lần thì Bill lại giữ lại cho đến khi đạt lợi

nhuận gấp 20, 30, 40 lần, vì ông tin rằng công ty vẫn được định giá thấp hơn

rất nhiều so với giá trị nội tại đang tăng rất nhanh của nó. Và ông đã đúng. Vụ

đầu tư vào hãng máy tính Dell của ông đã đem về 3000% lợi nhuận cho các cổ

đông trong quỹ củaông.

Bill quan tâm đến việc đầu tư thêm vào mảnh đất Kinh tế mới. Ông đã thành

công liên tiếp với AOL. Ông đầu tư vào viễn thông, thu được lợi nhuận vô cùng

lớn tại Nokia và hãng tin tức Nexel. Người quản lý vốn Legg Mason là cổ đông

lớn thứ hai của Amazon.com, chỉ đứng sau Tổng Giám đốc Điều hành Jeff

Bezos. Gần đây, Bill lại đưa eBay vào danh mục đầu tư của quỹ, vì hãng này

đóng vai trò là cổng chắn kinh tế tương tự như Microsoft năm 1993.

Vào thời điểm đó, Microsoft là công ty có giá trị 22 tỷ đô la. Hầu hết các nhà

đầu tư giá trị đều rằng Microsft đã được đánh giá quá cao. Nhưng đến cuối

năm 2003, giá trị của Microsoft tăng lên 295 tỷ đô la. Giá của công ty tăng trên

1000% trong khi chỉ số S&P 500 tăng 138% tại cùng thời điểm.

Năm 1993, Microsoft có phải là một chứng khoán giá trị? Câu trả lời rõ ràng là

như vậy mặc dù không có nhà đầu tư nào nhận ra điều đó. Hiện nay, eBay có

phải là chứng khoán giá trị? Tất nhiên, chúng ta tin tưởng điều đó, nhưng

chúng ta không thể biết chắc trong vài năm tới, mọi chuyện sẽ thay đổi như

thế nào. Nhưng chúng ta biết rõ một điều: Bạn không thể xác định xem eBay

có phải là một cổ phiếu giá trị hay không nếu dựa trên tỷ lệ P/E cũng như bạn

không thể định giá Microsoft dựa trên tỷ lệ này.

Yêú tố chủ chốt trong tất các các quyết định đầu tư của Bill là phải hiểu mô

hình kinh doanh của công ty. Đâu là các nhân tố tạo ra giá trị? Công ty tạo ra

tiền mặt như thế nào? Công ty có thể thu được bao nhiêu tiền mặt và tỷ lệ

tăng trưởng dự đoán có thể đạt được là bao nhiêu? Lợi nhuận trên vốn của

công ty là bao nhiêu? Nếu công ty đạt mức lợi nhuận trên chi phí vốn, tức là

công ty đang tạo ra giá trị. Nếu công ty có tỷ lệ lợi nhuận dưới chi phí vốn, tức

là, công ty đang mất giá trị.

Nhờ những phân tích của mình, Bill hiểu ra cái gì đem lại giá trị cho doanh

nghiệp, khi dựa trên giá trị hiện tại đã được chiết khấu của các khoản thu

nhập bằng tiền mặt trong tương lai. Mặc dù quỹ của Bill sở hữu các doanh

nghiệp không giống các doanh nghiệp trong danh mục đầu tư của công ty

Berkshire Hathaway của Buffett nhưng không ai có thể phủ nhận rằng cả hai

đang tiếp cận với quy trình đầu tư theo cùng một cách thức. Điểm khác biệt

duy nhất là Bill quyết định chọn thuyết đầu tư và áp dụng nó vào các vụ

nhượng quyền kinh doanh đang thống trị thị trường kinh tế toàncầu.

Khi Bill yêu cầu tôi làm việc tại công ty quản lý vốn Legg Mason và sáp nhập

cả quỹ của tôi, tôi tin chắc, phương pháp của chúng tôi giống hệt nhau. Một lợi

thế quan trọng hơn khi gia nhập nhóm của Bill là bây giờ tôi đã là một phần

của tổ chức mong muốn áp dụng phương pháp định giá trị doanh nghiệp vào

đầu tư ở bất cứ nơi nào có cơ hội tạo ra giá trị. Sự quan tâm của tôi không chỉ

giới hạn ở những cổ phiếu Buffett đã mua. Nó mở rộng ra toàn bộ thị trường

chứng khoán.

Một trong những lỗi tư duy đầu tiên khi bắt tay vào quản lý quỹ là niềm tin

mù quáng cho rằng bởi vì Buffett không sở hữu các doanh nghiệp công nghệ

cao nên những doanh nghiệp này chắc hẳn không thể phân tích được. Đúng là,

những doanh nghiệp mới ra đời này chứa đựng nhiều rủi ro kinh tế hơn các

doanh nghiệp mà Buffett sở hữu. Người ta có thể dễ dàng dự đoán tình hình

kinh doanh của các hãng sản xuất nước soda, dao cạo râu, thảm,

sơn, kẹo, và đồ dùng gia đình, nhưng lại không thể làm thế với ngành kinh

doanh phần mềm máy tính, viễn thông và dịch vụ Internet.

Nhưng "khó dự đoán" không có nghĩa là "không thể phân tích". Dĩ nhiên, môi

trường kinh tế của các công ty kỹ thuật hay biến đổi hơn môi trường kinh tế

của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Nhưng một cuộc nghiên cứu tỷ

mỷ hoạt động của các doanh nghiệp vẫn cho phép chúng ta xác định một loạt

các khả năng giá trị. Hơn nữa, phương pháp của Buffett không hề bắt

chúng ta phải xác định chính xác giá trị của doanh nghiệp là gì, mà chỉ là

khuyên chúng ta nên mua công ty ở mức giá chênh lệch đáng kể (biên độ an

toàn) trong một loạt các khả năng giá trị.

Nhưng có một điều mà các nhà nghiên cứu phương pháp của Buffett chưa

nghĩ tới đó là mức lợi nhuận thu về khi phân tích đúng các công ty kỹ thuật

cao hơn mức phạt khi gặp phải rủi ro. Phân tích mỗi chứng khoán như một

doanh nghiệp, xác định giá trị của doanh nghiệp và đòi hỏi biên độ an toàn

cao hơn trong giá mua để giảm tỷ lệ rủi ro kinh tế là tất cả những gì chúng ta

phải làm.

Chúng ta không nên quên rằng trong nhiều năm, những người tán thành

phương pháp đầu tư của Warren Buffett đã lựa chọn và áp dụng nó vào

những mảng thị trường chứng khoán khác nhau. Một số nhà đầu tư nổi bật

mua chứng khoán không có trong danh mục đầu tư của Berkshire. Những

người khác mua chứng khoán vốn hóa nhỏ hơn. Còn một số ít lại đưa ra

phương pháp của Buffett ra thị trường quốc tế và mua các chứng khoán của

nước ngoài. Kết luận quan trọng đó là: Chúng ta có thể áp dụng phương pháp

đầu tư của Buffett vào tất cả các lĩnh vực kinh doanh, bất kể là ngành công

nghiệp, thị trường vốn hay các ngành kinh doanh nào khác.

Từ khi trở thành một bộ phận của công ty quản lý vốn Legg Mason vào năm

1998, quỹ của tôi đã trải qua một giai đoạn đầu tư thành công nổi bật. Thành

công đó không phải là do phương pháp hay quy trình đầu tư thay đổi, mà do

phương pháp và quy trình đầu tư này đã được áp dụng vào những danh mục

chứng khoán rộng hơn. Khi các nhà quản lý danh mục đầu tư và các nhà

phân tích sẵn sàng nghiên cứu tất cả các loại hình kinh doanh, và không để ý

tới sự phân loại các ngành công nghiệp, thì cơ hội khai thác những công ty

định giá sai định kỳ trên thị trường ngày càng mở rộng, và chuyển cơ hội đó

thành lợi nhuận cho các cổ đông của chúngtôi.

Điều này không có nghĩa là chúng tôi không có những năm, những quý hay

những tháng tồi tệ. Nó chỉ đơn giản là khi bạn tính tổng những lần chúng tôi

thua lỗ trên thị trường trong một giai đoạn nào đó, lượng tiền thua lỗ đó nhỏ

hơn tiền lãi chúng tôi kiếm được trên thị trường.

Xét theo khía cạnh này, thành tích của quỹ không khác nhiều so với những

danh mục đầu tư tập trung. Bạn hãy nhìn lại hoạt động của Charlie Munger,

Bill Ruane, và Lou Simpson. Mỗi người đều đạt được thành công suất sắc

trong dài hạn nhưng cũng phải trải qua những giai đoạn hoạt động không

hiệu quả ngắn hạn. Mỗi người đều sử dụng một phương pháp định giá doanh

nghiệp để xác định xem liệu chứng khoán có bị định giá sai hay không. Mỗi

người đều điều hành một danh mục đầu tư tập trung có doanh thu thấp.

Phương pháp họ sử dụng giúp họ đạt được kết quả tốt trong dài hạn với chi

phí chệch hướng tiêu chuẩn cao hơn.

Nhà chiến lược hàng đầu của công ty quản lý vốn Legg Mason, Michael

Mauboussin đã tiến hành nghiên cứu các quỹ tương hỗ hoạt động tốt nhất từ

năm 1992 tới năm 2002. Ông chọn những quỹ do một người quản lý trong

suốt giai đoạn, có tài sản ít nhất là 1 tỷ đô la, và vượt qua chỉ số S&P 500 trong

giai đoạn 10 năm. Có 31 quỹ tương hỗ đã lọt vào danh sách.

Sau đó ông xem xét phương pháp mà mỗi nhà quản lý sử dụng để thành công

trên thị trường, và đưa ra bốn tiêu chí khiến những nhóm này tách ra khỏi

phần lớn các nhà quản lý quỹ khác:

1. Doanh thu danh mục đầu tư: Nói chung, các quỹ tương hỗ thành công trên

thị trường có tỷ suất doanh thu trung bình khoảng 30%. Điều này hoàn toàn

trái ngược với lợi nhuận của tất cả các quỹ chứng khoán-110%.

2. Danh mục đầu tư tập trung: Những người thành công hơn trong dài hạn có

xu hướng chọn danh mục đầu tư tập trung hơn là các chỉ số hay các quỹ

chứng khoán thông thường. Trung bình một quỹ tương hỗ hoạt động hiệu quả

sẽ sử dụng 37% tài sản vào các công ty hàngđầu.

3. Phong cách đầu tư: Đa số những nhà kinh doanh trên thị trường theo đuổi

phương pháp giá trị nội tại để lựa chọn chứng khoán.

4. Vị trí địa lý: Chỉ một bộ phận nhỏ các nhà nhà đầu tư nổi tiếng đến từ trung

tâm tài chính ở bờ biển Đông, New York hay Boston. Hầu hết những người

thành công nhất lại xây dựng sự nghiệp ở các thành phố như Chicago, Thành

phố Salt Lake, Memphis, Omaha, và Baltimore. Michael cho rằng cólẽ việc

thoát khỏi tốc độ phát triển quá nhanh chóng ở New York và Boston đã giảm

bớt những hành động quá khích tràn ngập ra quá nhiều danh mục đầu tư quỹ

tương hỗ.

Chiến lược đầu tư chú trọng vào các vụ đánh cược tập trung, doanh thu thấp

và quy trình lựa chọn chứng khoán chậm dựa trên việc tìm ra giá trị nội tại

của chứng khoán là mối đe dọa chung cho việc đầu tư hiệu quả, dù là của

những nhà đầu tư siêu hạng như Graham và Dodds, Buffett và những

người điều hành các quỹ mà nghiên cứu của Michael đã chỉ ra.

Tuy nhiên, phần lớn các nhà quản lý quỹ vẫn tiếp tục thua lỗ trên thị trường

chứng khoán. Một vài người tin rằng đây là bằng chứng của hiệu quả thị

trường. Có lẽ với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà quản lý tiền bạc, chứng

khoán sẽ được định giá chính xác hơn. Điều này cũng có phần đúng. Chúng ta

tin rằng thị trường trở nên hiệu quả hơn, và có nhiều cơ hội tìm kiếm lợi

nhuận cao hơn từ thị trường chứng khoán bằng cách sử dụng các kỹ thuật

đơn giản để xác định giá trị. Chắc chắn không ai còn tin rằng thị trường sẽ cho

phép bạn kiếm được lợi nhuận chỉ bằng cách tính tỷ lệP/E.

Các nhà phân tích hiểu rằng những thay đổi cơ bản biểu hiện trong các mô

hình kinh doanh sẽ có thể tìm ra những giá trị bất thường xuất hiện trên thị

trường. Họ sẽ có quan điểm khác thị trường về sự tồn tại và tầm quan trọng

của khả năng thu lợi nhuận của công ty. Bill Miller đã nói: "Không phải vì

không tán thành cách quản lý tiền tệ chủ động mà chỉ số chứng khoán S&P

500 đánh bại các nhà quản lý tiền tệ chủ động. Nguyên nhân là do chỉ số này

phản đối phương pháp mà hầu hết các nhà quản lý tiền tệ chủ động sử

dụng".

Đã hơn 20 năm kể từ lần đầu tiên tôi đọc báo cáo thường niên của Berkshire

Hathaway. Thậm chí ngay cả bây giờ, khi tôi nghĩ về Warren Buffett và

phương pháp của ông, tôi vẫn thấy tràn ngập vui sướng và thích thú. Tôi tin

chắc đây là phương pháp đúng đắn và nếu được áp dụng nhất quán, nó sẽ tạo

ra lợi nhuận trên trung bình trong dài hạn. Chỉ cần quan sát các nhà quản lý

tiền tệ nổi tiếng nhất hiện nay, chúng ta có thể thấy rằng tất cả đều sử dụng

phương pháp của Warren Buffett dưới các dạng khác nhau.

Mặc dù các công ty, các ngành công nghiệp, các thị trường và nền kinh tế sẽ

luôn thay đổi nhưng giá trị của phương pháp đầu tư Warren Buffett sẽ tồn tại

mãi mãi với thời gian. Với bất kỳ điều kiện nào, các nhà đầu tư có thể áp dụng

phương pháp của Buffett để lựa chọn chứng khoán và quản lý danh mục đầu

tư của mình.

Những năm 1950, 1960 khi Buffett bắt đầu quản lý tiền tệ, ông đã coi chứng

khoán như một doanh nghiệp và áp dụng phương pháp quản lý danh mục

đầu tư tập trung. Những năm 1970 và 1980 khi ông đưa thêm một ngành kinh

doanh mới mẻ là nhượng quyền kinh doanh vào danh mục đầu tư, ông vẫn coi

chứng khoán là doanh nghiệp và quản lý các danh mục đầu tư tập

trung. Cũng tương tự như vậy, khi Bill Miller mua các công ty kỹ thuật và nhà

cung cấp dịch vụ Internet cho quỹ giá trị của mình vào những năm 1990 và

nửa đầu thập kỷ này, Buffett vẫn coi coi chứng khoán là doanh nghiệp và quản

lý các danh mục đầu tư tậptrung.

Liệu những công ty được mua vào những năm 1950 có khác biệt với những

công ty mua vào những năm 1980 hay không? Có. Liệu những công ty được

mua vào những năm 1960 có khác biệt với những công ty mua vào những

năm 1990 hay không? Dĩ nhiên là có. Các doanh nghiệp đã thay đổi, công

nghiệp phát triển, và sự cạnh tranh của thị trường cho phép các vụ nhượng

quyền kinh doanh mới ra đời trong khi những loại hình khác ngày càng lụi tàn

hơn. Sự phát triển liên tục của các thị trường và công ty giúp các nhà đầu tư

nhận ra có một phương pháp đầu tư vẫn thiết thực ngay cả khi họ không thể

tránh khỏi những ảnh hưởng của quá trình chuyểnđổi.

Tại đại hội thường niên của Berskhire năm 2004, một cổ đông đã hỏi Warren

rằng nếu nhìn lại, ông có thay đổi bất cứ điều gì trong phương pháp của ông

không. Ông trả lời: "Nếu chúng ta phải tiến hành lại một lần nữa, tôi vẫn sẽ

làm theo đúng con đường đó. Chúng ta đọc mọi thứ về nội bộ các doanh

nghiệp và các ngành công nghiệp. Hệ thống đầu tư của chúng ta sẽ được mở

rộng hơn hiện tại rất nhiều với lượng vốn ít hơn đáng kể. Tôi sẽ tiếp tục học

hỏi các nguyên tắc cơ bản từ những vụ đầu tư thành công như của Ben

Graham, chịu ảnh hưởng của Charlie và Phil Fisher khi lựa chọn những doanh

nghiệp hiệu quả hơn". Ông dừng lại trong giây lát rồi nói tiếp: "Trong quan

điểm của tôi không có gì khác biệt về việc phân tích chứng khoán ngày hôm

nay so với 50 năm trước đây".

Chẳng có gì khác biệt dù là năm năm, 10 năm hay thậm chí 20 năm sau đi

chăng nữa. Sự thay đổi của thị trường giá cả, môi trường kinh tế, các ngành

công nghiệp liên tục diễn ra. Một nhà đầu tư thông minh sẽ thay đổi hành vi

của họ theo từng ngày để thích ứng với bối cảnh mới. Tuy nhiên, cái không

bao giờ thay đổi chính là nền tảng.

Những người theo đuổi con đường của Buffett vẫn sẽ phân tích chứng khoán

(và công ty) dựa trên những nguyên lý giống như vậy. Họ sẽ vẫn duy trì danh

mục đầu tư tập trung; và sẽ không quan tâm đến sự biến động, suy giảm, và

tác động. Giống như tôi, họ tin rằng những nguyên lý này từng chỉ đường cho

những quyết định đầu tư của Warren Buffett trong 60 năm qua thực sự sẽ tồn

tại mãi mãi, và tạo cơ sở cho những ý tưởng đầu tư đáng tin cậy mà tất cả

chúng ta có thể phát triển.

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên tôi muốn gửi lời cám ơn trân trọng nhất đến Warren Buffett vì

những bài học của ông. Đặc biệt, ông đã cho phép tôi sử dụng những tư liệu có

bản quyền. Những điều Warren nói gần như không thể hoàn thiện hơn được

nữa. Cuốn sách này trở nên hay hơn vì có thể sử dụng những từ ngữ của bản

thân ông thay vì đem đến cho các bạn những lời diễn giải dài dòng.

Tôi cũng muốn cám ơn Charlie Munger vì đóng góp của ông trong nghiên cứu

về đầu tư. Những ý tưởng của ông về "Tâm lý phán đoán sai" và "Những mô

hình trí tuệ dạng mắt cáo" thực sự rất quan trọng và tất cả mọi người nên

nghiên cứu chúng. Chúng tôi cũng đánh giá cao những cuộc trò chuyện sâu

sắc và những lời khích lệ, ủng hộ ban đầu của ông.

Trong việc phát triển các kỹ năng đầu tư của tôi, không ai quan trọng hơn Bill

Miller khi giúp tôi chuyển từ lý thuyết sang thực tiễn. Bill là người bạn và là

người thầy tài năng của tôi trong suốt hơn hai mươi năm. Sự giúp đỡ của ông

thật không gì sánh được. Với tư cách là Giám đốc Điều hành công ty Quản lý

vốn Legg Mason, Bill đã hướng dẫn cho tôi cách làm thế nào để áp dụng

phương pháp của Warren Buffett cho tất cả các công ty, bao gồm cả những

công ty gia nhập các ngành Kinh tế mới. Điều thật sự khiến tôi thích thú đó là

Bill không chỉ là một người bạn, một người thầy mà còn là một người đồng

nghiệp

Tôi cũng may mắn được làm việc trong một môi trường khuyến khích và phát

triển việc quản lý trí tuệ. Và do đó, tôi muốn cảm ơn tất cả những bạn đồng

nghiệp của tôi tại Legg Mason gồm có Nancy Dennin, Mary Chris Gay, Ernie

Kiehne, Kyle Legg, Ira Malis, Michael Mauboussin, Jenifer Murphy, David

Nelson, Randy Befumo, Scot Labin, Jay Leopold, Samatha McLemore, Mitchell

Penn, Dale Wettflauer, và Jean Yu.

Trong nhiều năm, tôi đã được lợi rất nhiều khi chia sẻ về Warren Buffett

trong các buổi nói chuyện với rất nhiều người tài giỏi như Bob Coleman, Tom

Russo, Chris Davis, David Winters, Jamie Clark, Bill Ruane, Bob Goldfarb, Lou

Simpson, Ajit, Lisa Rapuano, Alice Schroeder, Chuck Akre, Al Barr, David

Braverman, Wally Weitz, Mason Hawkins, Larry Pidgeon, và Ed Thorp.

Một số người đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong việc nghiên cứu những phần của

cuốn sách. Xin cám ơn Justin Green, Joan Lamm -Tennant, Pat Shunk,

Michael Levitan, Steward Davis, Mary Mclaugh, John Rothchild, Jack Bogle, Pil

Fisher, Ken Fisher, và Ed Halerman.

Trong nhiều năm, tôi có vinh dự được làm việc cùng với các nhà văn đều là

những người am hiểu về Buffett theo cách riêng của họ. Tôi đặc biệt gửi lời

cám ơn tới Andy Kilpatrick, nhà sử gia chính thức về Berkshire Hathaway

trong tâm trí tôi. Cám ơn Roger Lowenstein, Henry Emerson, Janet Lowe,

Carol Loomis, và Larry Cunningham.

Có ba người phụ nữ tài năng và vô cùng tài giỏi đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong

khi viết cuốn sách này, mỗi người đóng góp một phần nghiên cứu và phát

triển bản thảo. Cám ơn Ericka Peterson, Cathy Coladonato, và Victoria Larson.

Trong số tất cả những người kể trên, không ai tôi cảm thấy biết ơn nhiều như

nhà văn Maggie Stuckey. Mặc dù chúng tôi làm việc ở hai đầu châu lục nhưng

Maggie có khả năng thấu hiểu những suy nghĩ của tôi và biết chính xác tôi

muốn truyền đạt điều gì trước cả khi tôi nói ra. Bà là chuyên gia đã cống hiến

công sức không biết mệt mỏi để hoàn thành cuốn sách này. Tôi thật may mắn

khi có bà giúp đỡ.

Mối quan hệ của tôi với John Wiley & Sons luôn rất tốt đẹp. Người bạn và biên

tập viên của tôi là Myles Thompson đã rất am hiểu về cuốn sách Phong cách

đầu tư Warren Buffett khi chưa có ai từng nghe đến nó và chưa có bản sao

nào được bán. Cám ơn Myles. Tôi cũng muốn gửi lời cám ơn tới Joan O'Neil,

Pamela van Giessen, Mary Daniello, và các chuyên gia về xuất bản khác ở John

Wiley vì sự quan tâm và chú ý của họ tới những bài viết về Warren Buffett của

tôi.

Tôi thật sự mắc nợ nhân viên của tôi, Laurie Harper ở văn phòng Sebastian

Literary. Laurie là một người đặc biệt. Cô làm việc trung thực, với sự trung

thành, chính trực, thông minh và luôn làm hài lòng người khác. Tôi không thể

có một người phụ tá đắc lực hơn được. Lời cám ơn muộn tôi muốn dành cho

Michael Cohn vì đã tạo cơ hội cho một nhà văn khởi nghiệp mười năm trước

đây.

Bất cứ ai từng viết một cuốn sách đều biết rằng họ phải dành rất nhiều thời

gian làm việc một mình thay vì dành thời gian cho gia đình. Maggie, vợ tôi đã

luôn luôn dành tình cảm và ủng hộ tôi. Ngày đầu tiên tôi nói với cô rằng tôi

sẽ viết cuốn sách này, cô đã mỉm cười và thuyết phục tôi rằng tôi có thể làm

được. Trong nhiều tháng tiếp theo, cô đã chăm sóc gia đình để tôi có nhiều

thời gian sáng tác. Tình yêu vô tận dành cho các con của tôi, Kim, Robert, và

John và vợ tôi nữa, những người làm tất cả những gì có thể để giúp tôi. Mặc dù

họ nằm cuối danh sách này, nhưng họ mãi mãi là những người quan trọng

nhất trong trái tim tôi.

Vì tất cả những điều tốt đẹp và đúng đắn mà cuốn sách đem lại, các bạn có thể

biết ơn những người mà tôi đề cập trên đây. Tôi xin chịu trách nhiệm về

những lỗi và thiếu sót của cuốn sách này.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#truyện