Phần 12

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


12. NHÂN VẬT KHÔNG DUY LÝ

George Bernard Shaw từng viết: "Người duy lý sẽ điều chỉnh bản thân sao cho

thích nghi với thế giới. Người không duy lý lại kiên trì nỗ lực để điều chỉnh thế

giới. Do đó tất các tiến bộ phụ thuộc vào người không duy lý".

Chúng ta có kết luận rằng Buffett là "người không duy lý" được không? Để trả

lời được câu hỏi này, chúng ta phải coi phương pháp đầu tư của ông đại diện

cho tiến bộ trong giới tài chính. Bởi vì những thành tựu gần đây của những

người "duy lý", chúng ta chỉ thấy những sự thất thường nhất cùng

những thảm họa tồi tệ nhất.

Thập kỷ 1980 có lẽ sẽ luôn được nhớ đến như là thập kỷ cú sốc tương lai

(Future shock) của quản lý tài chính. Giao dịch chứng khoán qua hệ thống

mạng Internet, việc mua lại các công ty, các trái phiếu có tính đầu cơ, các

chứng khoán phái sinh đã khiến các nhà đầu tư lo sợ. Sự khác biệt giữa

những người quản lý quỹ dần biến mất. Nghiên cứu cơ bản được thay thế

bằng những chiếc máy vi tính hoạt động nhanh chóng. Những chiếc hộp đen

thay thế cho các cuộc điều tra và phỏng vấn về quản lý. Tự động thay thế cho

trực giác.

Có lẽ cuối thập kỷ 1990 còn tồi tệ hơn. Hiện tượng vượt quá giá trị thị trường

thường được gọi là bùng nổ dot -com sụp đổ hoàn toàn. Warren Buffett gọi nó

là "Bong bóng lớn". Tất cả chúng ta đều biết chuyện gì sẽ xảy ra với bong

bóng khi chúng quá lớn: chúng vỡ tung ra và phạm vi ảnh hưởng của chúng

rấtlớn.

Nhiều nhà đầu tư đã tỉnh ngộ và xa rời thị trường tài chính. Phần còn lại của

thị trường chờ giá xuống trong vòng ba năm từ năm 2000 tới 2002 đã để lại

cho nhiều người cảm giác cay đắng hơn. Thậm chí đến tận bây giờ, có quá

nhiều nhà quản lý quỹ không thể tăng giá trị cho danh mục đầu tư của khách

hàng, thật dễ hiểu tại sao việc đầu tư thụ động lại được ưathích.

Trong suốt vài thập kỷ vừa qua, các nhà đầu tư tiếp cận với các phương

pháp đầu tư khác nhau. Cổ phần hóa nhỏ, cổ phần hóa lớn, tăng trưởng, giá

trị, đà, sự luôn phiên theo chủ đề và khu vực tỏ ra thích hợp về phương diện

tài chính. Vào từng thời điểm, những phương pháp này đẩy những người

theo đuổi chúng vào những giai đoạn không thành công. Buffett là một ngoại

lệ, đã thoát khỏi giai đoạn này. Việc tiến hành đầu tư của ông thu được nhiều

thành công. Khi cả nhà đầu tư và đầu cơ đều bị rối tung trước

các phương pháp đầu tư bí truyền, Buffett đã tích lũy được khối tài sản lên tới

nhiều tỷ đô la. Kinh doanh luôn là công cụ lý tưởng của ông.

Vậy ông đã làm việc đó như thế nào?

Công bố những thành công trong hoạt động của Buffett dưới dạng tư liệu

cùng với sự đơn giản trong phương pháp của ông dẫn tới một câu hỏi thích

đáng hơn: Tại sao các nhà đầu tư khác không áp dụng phương pháp của

ông? Câu trả lời nằm trong suy nghĩ của mọi người về đầu tư.

Buffett đầu tư, ông nghiên cứu rất kỹ doanh nghiệp. Hầu hết các nhà đầu tư

chỉ xem xét giá chứng khoán. Họ tiêu tốn quá nhiều thời gian và công sức để

xem xét, dự đoán, và tiên đoán sự thay đổi giá, sử dụng quá ít thời gian để

hiểu về doanh nghiệp mà họ sở hữu một phần. Đó là sự khác biệt căn bản của

Buffett.

Chứng khoán thật đơn giản. Tất cả những việc bạn phải làm là mua cổ phiếu

của những công ty lớn với bộ máy quản lý hoàn thiện và có năng lực nhất ở

mức giá thấp hơn giá trị nội tại của doanh nghiệp. Sau đó, bạn sở hữu những

cổ phiếu đó vĩnh viễn.

WARREN BUFFETT, 1990

Trong khi các chuyên gia đầu tư khác bận rộn với việc nghiên cứu các mô

hình định giá tài sản vốn, và các thuyết danh mục đầu tư hiện đại, Buffett lại

nghiên cứu báo cáo thu nhập, các điều kiện tái đầu tư vốn, năng lực luồng

tiền mặt của công ty. Những kinh nghiệm thực tiễn từ việc quản lý các doanh

nghiệp cùng với rất nhiều các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều ngành

công nghiệp của đã khiến Buffett khác biệt so với các chuyện gia đầu tư khác.

Buffett hỏi: "Bạn có thể thực sự giải thích cho một con cá xem nó giống như

cái gì nếu đi trên mặt đất? Một ngày trên mặt đất đáng giá hàng nghìn năm đối

với nó và một ngày điều hành doanh nghiệp cũng có giá trị như vậy".

Theo Buffett, nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp nên có cách nhìn nhận chung về

một công ty, bởi vì cơ bản cả hai đều muốn cùng một thứ. Chủ doanh nghiệp

muốn mua toàn bộ công ty còn nhà đầu tư muốn mua những phần của nó.

Theo lý thuyết, để thu được lợi nhuận, chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư cần

xem xét những biến số giống nhau.

Nếu việc làm quen với chiến lược đầu tư của Buffett chỉ đòi hỏi thay đổi tầm

nhìn, thì có lẽ nhiều nhà đầu tư sẽ đi theo chiến lược này. Tuy nhiên, áp dụng

phương pháp của Buffett còn yêu cầu phải đánh giá và phổ biến. Tiêu chuẩn

truyền thống để đánh giá việc thực hiện là sự thay đổi giá cả, tức sự khác biệt

giữa mức giá khởi điểm bạn mua chứng khoán và thị giá của chứng khoán.

Trong một thời gian dài, thị giá của chứng khoán xấp xỉ với sự thay đổi giá trị

của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong một thời gian ngắn, thị giá có thể thấp

hơn hoặc cao hơn rất nhiều so với giá trị của công ty vì nhiều lý do vô

lý. Vấn đề ở đây là hầu hết các nhà đầu tư sử dụng sự thay đổi thị giá trong

ngắn hạn để đánh giá sự thành công hay thất bại trong phương pháp đầu tư

của họ, cho dù những thay đổi đó thường ít dùng để xác định giá trị kinh tế

thay đổi của doanh nghiệp mà chủ yếu dùng để dự đoán hành vi của các nhà

đầu tư khác.

Việc khách hàng yêu cầu các chuyên gia đầu tư phải công bố tình hình hoạt

động mỗi quý khiến cho vấn đề càng trở nên tồi tệ hơn. Các chuyện gia đầu tư

bị ám ảnh bởi việc chạy theo giá chứng khoán vì biết rằng họ phải hoàn thiện

hoạt động ngắn hạn nếu không sẽ mất khách hàng.

Thị trường chỉ là nơi chúng ta tham khảo xem có ai đang làm việc ngốc

nghếch không.

WARREN BUFFETT, 1988

Buffett tin rằng thật là ngớ ngẩn nếu sử dụng giá cả ngắn hạn để nhận xét

thành công của công ty. Thay vào đó, ông đánh giá giá trị dựa trên sự phát

triển kinh tế của chúng. Mỗi năm một lần, ông kiểm tra những biến số sau:

• Lợi nhuận trên cổ phiếu.

• Thay đổi lãi gộp kinh doanh, mức nợ, và các nhu cầu chi phívốn.

• Khả năng tăng tiền mặt của công ty.

Nếu những thước đo kinh tế đó đang hoàn thiện, ông biết giá cổ phiếu sẽ phản

ánh điều này trong dài hạn. Chuyện gì xảy ra với giá phiếu trong thời gian

ngắn đều không quan trọng.

Đầu tư theo phong cách của Buffett

Mục tiêu chính của cuốn sách này là giúp các nhà đầu tư hiểu và áp dụng

những chiến lược đầu tư đem lại thành công cho Buffett. Tôi hy vọng rằng qua

việc học hỏi những kinh nghiệm trước đây của ông, bạn sẽ có thể tiến tới áp

dụng các phương pháp của ông. Có lẽ trong tương lai, bạn có thể mua bán

theo kiểu Buffett và kiếm được lợi nhuận từđó.

Chẳng hạn như...

• Khi thị trường chứng khoán làm giảm giá của các công ty tốt, như từng xảy

ra với WashingtonPost.

• Khi một rủi ro tạm thời nào đó gây nguy hiểm cho doanh nghiệp, như từng

xảy ra với Well Fargo.

• Khi sự thờ ơ của các nhà đầu tư cho phép các công ty có tiếng tăm như Coca-

Cola được định giá bằng một nửa giá trị nội tại củahãng.

... những nhà đầu tư biết suy nghĩ và hành động giống như Buffett sẽ được

thưởng công.

Phương pháp đầu tư của Buffett rất đơn giản. Bạn không phải học bất cứ

chương trình máy tính nào, không phải tìm hiểu bất cứ cuốn sách dày cộp nào

mà chỉ cần đánh giá doanh nghiệp và sau đó trả giá thấp hơn giá trị của doanh

nghiệp đó. Buffett nói: "Những gì chúng ta phải làm không nằm ngoài khả

năng của bất kỳ ai. Bạn không cần phải làm những việc khác thường mới có

được những kết quả khác thường".

Ẩn sau thành công của Buffett một phần là những thất bại của người khác.

Ông nói "Tôi thấy rất có ích khi có hàng chục nghìn sinh viên tốt nghiệp các

trường kinh tế với suy nghĩ này". Ở đây tôi không có ý ám chỉ rằng Buffett chỉ

ở mức trung bình, ngược lại là khác. Không ai có thể phủ nhận được là Buffett

rất giỏi. Khoảng cách giữa Buffett và các chuyên gia đầu tư khác càng tăng

lên khi họ sẵn lòng đóng vai người thua cuộc còn Buffett lựa chọn không chơi.

Những độc giả của cuốn sách này cũng có lựa chọn như Buffett.

Dù bạn có đủ khả năng tài chính để mua 10% công ty hay chỉ mua 100 cổ

phiếu, phong cách của Buffett vẫn giúp bạn kiếm lợi nhuận đáng kể. Nhưng

phương pháp này sẽ chỉ công dụng với những nhà đầu tư có quyết tâm lớn.

Để thành công, bạn phải quyết tâm làm theo những suy nghĩ của chính bạn.

Nếu bạn thường xuyên cần sự xác nhận rằng những quyết định đầu tư của

bạn là chính xác, đặc biệt trong thị trường chứng khoán, lợi nhuận của bạn sẽ

giảm.Nhưng nếu bạn có thể suy nghĩ cho bản thân, áp dụng các phương pháp

tương đối đơn giản, và đủ can đảm theo đuổi niềm tin của bạn, bạn sẽ tăng cơ

hội kiếm lời lên rất nhiều.

Mọi người đều có những lo sợ ban đầu khi tiếp cận cái mới. Chấp nhận chiến

lược đầu tư mới và khác biệt luôn khiến người ta lo lắng. Theo phong cách

của Buffett, bước đầu tiên là bước đi thử thách nhất. Nếu bạn đi bước đầu tiên

vững chắc, phần còn lại của con đường sẽ trở nên dễ dànghơn.

Bước 1: Tách khỏi thị trường chứng khóan

Hãy nhớ rằng thị trường chứng khoán rất phức tạp. Đôi khi, triển vọng tương

lai của nó rất rộng mở, nhưng đôi khi, nó lại ảm đạm quá mức. Dĩ nhiên tình

trạng này đem đến những cơ hội, đặc biệt là khi cổ phiếu của các công ty đang

bán ở mức giá không hợp lý. Nhưng nếu bạn không nghe theo lời khuyên của

các nhà tư vấn đã bị rối loạn, bạn cũng không được phép để thị trường sai

khiến bạn.

Thị trường chứng khoán không phải là thầy giáo, nó chỉ tồn tại để hỗ trợ bạn

bằng bộ máy mua và bán cổ phiếu. Nếu bạn tin rằng thị trường chứng khoán

thông minh hơn bạn, thì hãy đầu tư vào các quỹ chỉ số. Nhưng nếu bạn đã có

kiến thức và hiểu doanh nghiệp của bạn và tự tin rằng bạn hiểu biết hơn thị

trường chứng khoán về doanh nghiệp ấy, hãy tách khỏi thị trường chứng

khoán.

Buffett không có hệ thống báo giá chứng khoán tại văn phòng làm việc và ông

vẫn thành công mà không cần đến nó. Nếu bạn dự định sở hữu cổ phiếu của

một doanh nghiệp đang phát hành trong một vài năm, chuyện gì xảy ra trên

thị trường mỗi ngày sẽ không quan trọng. Bạn chỉ cần kiểm tra đều đặn xem

chuyện gì có thể đem lại cho bạn cơ hội thuận lợi hay không. Bạn sẽ thấy,

danh mục đầu tư của bạn thay đổi theo chiều hướng tốt dù bạn không theo

dõi thị trường liên tục.

Buffett nói: "Sau khi mua chứng khoán, chúng ta không cần lo lắng xem thị

trường có đóng cửa trong một hay hai năm hay không. Nếu chúng ta nắm giữ

100% cổ phần của See's hay H.H. Brown, chúng ta không cần báo giá hàng

ngày để xác nhận tình trạng của mình. Như vậy tại sao chúng ta lại cần báo giá

cho 7% cổ phần của Coke?".

Buffett cũng cho chúng ta biết ông không cần biết giá thị trường để đánh giá

việc đầu tư cổ phiếu thường. Điều này cũng đúng với các nhà đầu tư cá

nhân. Bạn đang sử dụng kinh nghiệm của Buffett khi bắt đầu quan tâm đến

thị trường chứng khoán và câu hỏi duy nhấttrong đầu bạn là:"Liệu gần đây

có ai làm bất cứ điều gì ngốc nghếch có thể đem lại cho tôi cơ hội mua cổ

phiếucủacông tytốtvới mức giáhấpdẫnkhông".

Bước 2: Đừng lo lắng về nền kinh tế

Nếu mọi người tiêu tốn quá nhiều thời gian vô ích để lo lắng về thị trường

chứng khoán, thì họ cũng sẽ lo lắng vô ích về nền kinh tế. Nếu bạn thấy

mình đang bàn luận hoặc tranh cãi về vấn đề nền kinh tế đang ổn định để phát

triển hay đang trên đà suy thoái, tỷ lệ lãi suất tăng hay giảm, hay lạm phát hay

giảm phát có xảy ra hay không, HÃY DỪNG LẠI. Hãy cho phép chính mình

được nghỉ ngơi.

Các nhà đầu tư thường khởi đầu từ một giả định kinh tế và sau đó bắt tay

lựa chọn chứng khoán phù hợp nhất với giả định mới đó. Buffett cho rằng

cách suy nghĩ này thật là ngốc nghếch. Trước hết, không ai có khả năng dự

đoán kinh tế cao hơn là khả năng dự đoán thị trường. Thứ hai, nếu bạn

chọn chứng khoán sẽ đem lại lợi nhuận dựa trên môi trường kinh tế cụ thể,

chắc chắn bạn đang chạy theo lợi nhuận và sự đầu cơ, bởi vì bạn liên tục điều

chỉnh danh mục đầu tư để thu lợi trong bối cảnh kinh tế saunày.

Buffett thích mua doanh nghiệp có khả năng mang lại lợi nhuận trong bất kỳ

nền kinh tế nào. Tác động của kinh tế vĩ mô có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận

cận biên, nhưng nói chung các doanh nghiệp mà Buffett đầu tư có thể mang

lại lợi nhuận đáng kể ngay cả khi kinh tế biến đổi thất thường. Sẽ khôn ngoan

hơn nếu bạn sử dụng thời gian để định vị và sở hữu một doanh nghiệp có thể

đem lại lợi nhuận trong tất cả các môi trường kinh tế nếu kinh tế thay đổi

đúng như dự đoán.

Bước 3: Mua doanh nghiệp chứ không mua cổ phiếu

Hãy giả định rằng bạn phải đưa ra một quyết định rất quan trọng. Ngày mai,

bạn sẽ có cơ hội lựa chọn một doanh nghiệp để đầu tư vào. Để tăng thêm mức

độ hấp dẫn, hãy tiếp tục giả định là nếu đã đưa ra quyết định, bạn sẽ không

thể rút lại được nữa. Hơn nữa, bạn không được thay đổi việc đầu tư này trong

10 năm. Cuối cùng, sự giàu có từ việc sở hữu doanh nghiệp này sẽ nuôi sống

bạn khi bạn nghỉ hưu. Vậy, lúc nào bạn sẽ nghĩ gì?

Có lẽ rất nhiều câu hỏi sẽ xuất hiện trong đầu bạn, khiến bạn vô cùng bối rối.

Nhưng đặt Buffett vào tình huống như vậy ông sẽ bắt đầu đánh giá doanh

nghiệp này có phương pháp lần lượt dựa trên các nguyên lý của ông:

Doanh nghiệp này có đơn giản và dễ hiểu với lịch sử hoạt động ổn định và

triển vọng dài hạn sáng sủa không?

Nó có được điều hành bởi những người quản lý chân thật và giỏi giang, những

người phân bổ vốn hợp lý, nói chuyện thẳng thắn với các cổ đông không?

Tình hình kinh tế của công ty có khả quan với lợi nhuận cận biên, lợi nhuận

chủ sở hữu cao và giá trị thị trường tăng lên phù hợp với lãi không chia

không?

Cuối cùng, doanh nghiệp có mức chiết khấu trên giá trị nội tại hay không? Lưu

ý: Chỉ ở bước cuối cùng Buffett mới tính đến giá thị trường của chứng khóan.

Tính toán giá trị của công ty không phức tạp về mặt toán học. Tuy nhiên, khó

khăn nảy sinh khi chúng ta dự đoán sai luồng tiền mặt trong tương lai của

công ty. Buffett giải quyết vấn đề theo hai hướng. Trước hết, ông tăng cơ hội

dự đoán chính xác luồng tiền trong tương lai bằng cách giả định doanh

nghiệp đơn giản và ổn định hợp lý. Thứ hai, ông yêu cầu biên độ an toàn giữa

giá mua của công ty và giá trị được xác định của nó. Biên độ an toàn này giúp

tạo ra lớp chắn bảo vệ ông và bạn khỏi những công ty có luồng tiền mặt thay

đổi trong tương lai.

Bước 4: Quản lý danh mục đầu tư

Bây giờ bạn là chủ sở hữu doanh nghiệp chứ không phải là người mua chứng

khoán, kết cấu danh mục đầu tư của bạn sẽ thay đổi. Do bạn không còn đánh

giá thành công của mình chỉ bằng sự thay đổi giá hay so sánh sự thay đổi giá

hàng năm với giá chuẩn, nên bạn được tự do lựa chọn những doanh nghiệp

tốt nhất. Không có điều luật nào quy định bạn phải tham gia vào mọi ngành

kinh doanh lớn, hay bạn phải có 30, 40, 50 loại chứng khoán trong danh mục

của mình để đạt được mức độ đa dạng hóa thích hợp.

Buffett tin rằng người ta chỉ nên đa dạng hóa rộng khi các nhà đầu tư không

hiểu họ đang làm gì. Nếu các nhà đầu tư này muốn sở hữu cổ phiếu thường,

đầu tư vào các quỹ chỉ số là đơn giản nhất. Nhưng đối với các nhà đầu tư có

một chút kiến thức, sự đa dạng hóa thông thường với hàng chục chứng khoán

sẽ rất khó hiểu. Buffett yêu cầu bạn cân nhắc: Nếu doanh nghiệp tốt nhất bạn

sở hữu có ít rủi ro tài chính nhất và có triển vọng dài hạn sáng sủa nhất, tại

sao bạn không đầu tư vào công ty được quan tâm thứ 20 thay vì dành thêm

tiền cho lựa chọn hàng đầu đó.

Khi bạn đang quản lý danh mục đầu tư gồm các doanh nghiệp, nhiều thứ sẽ

bắt đầu thay đổi. Trước hết, bạn sẽ bán đi những doanh nghiệp tốt nhất vì

chúng đem lại lợi nhuận. Thứ hai, bạn sẽ lựa chọn mua những doanh nghiệp

mới được quan tâm nhiều. Việc mua những công ty không có lợi sẽ không

hấp dẫn được bạn. Nếu công ty đó không đạt được những tiêu chuẩn mà các

nguyên lý của bạn đặt ra, đừng mua nó. Hãy kiên nhẫn và chờ đợi doanh

nghiệp đáng để mua. Thật sai lầm khi cho rằng nếu hiện tại bạn không mua và

bán, bạn sẽ không khá lên được. Theo Buffett, quả thật rất khó để đưa ra hàng

trăm quyết định thông minh trong cả cuộc đời. Vì vậy, ông thiết lập một danh

mục đầu tư nhờ đó, ông chỉ cần đưa ra một số quyết định hợp lý.

Điều cốt lõi của Warren Buffett

Động lực trong chiến lược đầu tư của Buffett là sự phân bổ vốn hợp lý. Việc

xác định làm thế nào để phân bổ thu nhập của công ty là quyết định quan

trọng nhất một nhà quản lý đưa ra. Sự sáng suốt—thể hiện suy nghĩ sáng suốt

khi lựa chọn—là phẩm chất mà Buffett khâm phục nhất. Mặc dù có nhiều bất

ổn, vẫn có một con đường hợp lý xuyên qua thị trường tài chính. Thành công

của Buffett là kết quả của việc định vị được con đường hợp lý đó và không bao

giờ đi chệnh khỏi quỹ đạo của nó.

Buffett từng thất bại khi đầu tư cổ phiếu và có lẽ sẽ còn gặp một vài thất bại

nữa trong những năm sắp tới. Nhưng thành công từ đầu tư không có nghĩa là

không mắc sai lầm. Con đường của Buffett cũng thế. Thành công của nó phụ

thuộc vào việc rút ra những bài học từ nhiều sai lầm phức tạp (dự đoán thị

trường, kinh tế và giá chứng khóan) và một vài việc đơn giản mà bạn đã làm

đúng (như xác định giá trị doanh nghiệp).

Khi Buffett mua chứng khoán, ông chú trọng vào hai biến số: giá cả của doanh

nghiệp và giá trị của nó. Giá của doanh nghiệp có thể xác định dựa trên báo

giá. Để xác định giá trị, bạn cần tính toán, nhưng phương pháp này sẽ không

quá khó với những ai sẵn sàng.

Đầu tư không hề phức tạp. Bạn cần biết kế toán, ngôn ngữ của kinh doanh.

Bạn nên đọc cuốn Nhà đầu tư thông minh. Bạn cần có đầu óc tỉnh táo, tính

cách phù hợp. Bạn nên quan tâm đến quy trình và vòng tròn khả năng của

mình. Hãy học hỏi Ben Graham và Phil Fisher, đọc các báo cáo thường niên

và báo cáo tài chính, nhưng đừng xem chúng chỉ đơn thuần như tập hợp của

những chữ cái mà thôi.

WARREN BUFFETT, 1993

Vì bạn không cần lo lắng về thị trường chứng khoán, kinh tế hay dự đoán giá

chứng khoán nữa, bây giờ bạn được tự do sử dụng nhiều thời gian hơn để tìm

hiểu doanh nghiệp. Bạn có thể sử dụng thêm thời gian hữu ích để đọc

báo cáo thường niên và các bài báo về doanh nghiệp và ngành kinh doanh.

Điều đó sẽ giúp bạn củng cố kiến thức của một chủ sở hữu. Trên thực tế, bạn

càng chủ động điều tra doanh nghiệp bạn sở hữu, bạn càng ít phụ thuộc vào

người khác, những người khuyên chúng ta làm điều vô lý.

Về bản chất, các ý tưởng đầu tư tốt nhất sẽ xuất phát từ từ chính bạn. Bạn

không nên cảm thấy sợ hãi. Phong cách đầu tư Warren Buffett không vượt

quá khả năng của các nhà đầu tư nghiêm túc. Bạn không cần phải trở thành

nhà quản lý có bằng thạc sĩ kinh doanh mới có thể áp dụng nó thành công.

Nếu bạn vẫn không thấy thoải mái khi áp dụng những nguyên lý này, không gì

có thể cản trở bạn hỏi những nhà tư vấn tài chính những câu hỏi tương tự.

Trên thực tế, càng tham gia đối thoại về giá và giá trị, bạn sẽ càng hiểu và

đánh giá cao Phong cách đầu tư Warren Buffett.

Trong suốt cuộc đời mình, Buffett đã thử nhiều cách đầu tư khác nhau. Khi

còn trẻ, ông thậm chí còn vẽ biểu đồ chứng khoán bằng tay. Ông đã nghiên

cứu cùng Benjamin Graham, một trí tuệ tài chính thông minh nhất thế kỷ XX,

và quản lý và sở hữu hàng loạt doanh nghiệp cùng Charlie Munger, một nhà

đầu tư xuất sắc. Trong suốt năm năm vừa qua, Buffett đã trải qua mức lãi suất

hai chữ số, siêu lạm phát, sụp đổ thị trường chứng khoán. Song càng trải qua

tất cả những khủng hoảng đó, ông càng thấy được vị trí của mình. Buffett nói:

"Thái độ đầu tư của chúng ta phù hợp với tính cách và con đường chúng ta

lựa chọn để sống".

Thái độ của Buffett dễ dàng phản ánh sự hòa hợp này. Ông luôn vui vẻ và cảm

thông. Ông thích đi làm mỗi ngày. Ông nói: "Bây giờ, tôi đã có mọi thứ tôi

muốn trong cuộc đời này. Tôi yêu mọi ngày. Tôi rất vui khi được đi làm và

được làm việc với những người tôi yêu quý. Không có công việc nào trên thế

giới này lại hấp dẫn hơn điều hành Berkshire và tôi thấy thật may mắn với

những gì mình đang có"

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#truyện