Phần 11

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

11. TÂM LÝ TIỀN BẠC

Nghiên cứu điều gì có ảnh hưởng đến hành động của tất cả chúng ta là việc

thật vô cùng hấp dẫn. Điều này đặc biệt lôi cuốn tôi bởi nó đóng vai trò quan

trọng trong đầu tư, một lĩnh vực mà người ta thường bị chi phối bởi những

con số nhạt nhẽo và dữ liệu vô hồn. Khi đi đến một quyết định đầu tư, đôi lúc

chúng ta cảm thấy không tin tưởng, thường là mâu thuẫn và đôi khi lại không

sáng suốt. Có những lúc, chúng ta liên tục đưa ra những quyết định không hợp

lý, nhưng chúng ta lại không nhận thấy điều đó. Chúng ta đưa ra những quyết

định đúng vì những lý do không giải thích được, và quyết định sai vì chẳng có

lý do hợp lý nào cả.

Điều thực sự đáng báo động và tất cả các nhà đầu tư cần biết là chính họ

thường không nhận thức được rằng quyết định họ đưa ra là sai lầm. Để hiểu

biết thấu đáo về thị trường và việc đầu tư, chúng ta phải hiểu sự phi lý trong

chính bản thân chúng ta. Do sự sợ hãi hay tính tham lam, hoặc cả hai, các nhà

đầu tư thường mua hay bán cổ phiếu ở mức giá không hợp lý, quá cao hoặc

quá thấp so với giá trị thực của công ty. Nói cách khác, cảm tính của

các nhà đầu tư có tác động rõ rệt hơn cả tình hình công ty.

Nhiều vấn đề ảnh hưởng đến quyết định mua chứng khoán được giải thích chỉ

bằng những nguyên tắc trong hành vi ứng xử của con người. Theo định nghĩa,

thị trường là tập hợp các quyết định của những người mua cổ phiếu, cho nên

không có gì là cường điệu khi nói rằng động cơ tâm lý có tác động tích cực và

tiêu cực lên toàn bộ thịtrường.

Thành công trong đầu tư không tương quan với chỉ số IQ nếu chỉ số của bạn

trên 125. Nếu bạn khá thông minh, thì cái bạn cần là khả năng kiểm soát

những ham muốn khiến người ta gặp khó khăn trong đầu tư.

WARREN BUFFETT, 1999

Do đó, bất cứ ai hy vọng tham gia thị trường để tìm kiếm lợi nhuận đều phải

chấp nhận ảnh hưởng của cảm xúc. Đây là vấn đề mang tính hai mặt: Kiểm

soát những cảm xúc biểu lộ trên nét mặt càng nhiều càng tốt và nhạy bén với

những thời điểm đem đến cho bạn cơ hội quý giá khi quyết định của các nhà

đầu tư khác bị tình cảm chi phối.

Bước đầu tiên trong việc đánh giá chính xác ảnh hưởng của cảm xúc trong

đầu tư là hiểu được nó. Sẽ thật may mắn nếu chúng ta có những thông tin tốt

trong tay. Trong những năm gần đây, các nhà tâm lý bắt đầu quan tâm đến

hoạt động của các nguyên tắc ứng xử của con người khi tiền bạc trở thành

động lực. Sự pha trộn của kinh tế học và tâm lý học được gọi là tài chính hành

vi. Nhưng mãi đến tận bây giờ, nó mới thoát khỏi lý thuyết của các trường đại

học để trở thành một phần trong cuộc họp giữa các chuyên gia đầu tư, những

người mà nếu nhìn lên vai họ, bạn sẽ thấy bóng dáng nụ cười của Ben

Graham.

Tính cách của nhà đầu tư thực sự

Như chúng ta đã biết, Ben Graham thường khuyến khích các sinh viên của

mình nghiên cứu sự khác biệt cơ bản giữa nhà đầu tư và nhà đầu cơ. Theo

ông, người đầu cơ cố gắng đoán trước và kiếm lợi từ sự thay đổi giá, còn nhà

đầu tư chỉ tìm kiếm để mua cổ phiếu của các công ty với giá hợp lý. Sau đó,

ông giải thích tiếp: Nhà đầu tư thành công thường là người có những tính

cách nhất định: bình tĩnh, kiên nhẫn, sáng suốt. Nhà đầu cơ có tính cách trái

ngược: nôn nóng, thiếu kiên nhẫn, và không lý trí. Kẻ thù lớn nhất của họ

không phải là thị trường chứng khoán mà là bản thân họ. Họ có thể có

khả năng về toán học, tài chính, và kế toán, nhưng nếu không thế kiểm soát

cảm xúc, họ sẽ gặp khó khăn khi kiếm lợi từ đầu tư.

Graham hiểu bất lợi của cảm xúc đối với thị trường rõ như bất cứ nhà tâm lý

hiện đại nào. Quan điểm của ông cho rằng người ta có thể nhận ra các nhà đầu

tư thực sự thông qua tính cách và kỹ năng của họ vẫn đúng cho đến tận ngày

hôm nay.

Các nhà đầu tư có những đặc điểm sau:

● Bình tĩnh. Họ biết rằng dưới ảnh hưởng của các tác động hợp lý và không

hợp lý, giá chứng khoán sẽ giảm hoặc tăng kể cả chứng khoán mà họ sở hữu.

Khi chuyện đó xảy ra, họ bình thản phản ứng; đầu tiên họ biết rằng chừng nào

công ty vẫn còn những phẩm chất từng thu hút họ đầu tư, thì chừng đó, giá

chứng khoán sẽ khôi phục trở lại. Trong lúc đó, họ không thấy hoang mang.

Buffett nói thẳng quan điểm của ông về vấn đề này: Nếu bạn quá hoảng sợ khi

thấy chứng khoán giảm 50%, thì bạn không nên đầu tư vào thị trường chứng

khoán. Ông nói thêm, miễn là bạn thấy việc kinh doanh của bạn hiệu quả, bạn

nên đón nhận mức giá thấp hơn như một cách để tăng lợi nhuận cổ phần của

bạn.

Các nhà đầu tư thực sự cũng rất bình tĩnh khi đối diện với cái mà chúng ta gọi

là ảnh hưởng của tâm lý đám đông. Khi một chứng khoán, một ngành công

nghiệp hay một quỹ tương hỗ đột nhiên trở nên lôi cuốn, đám đông sẽ đổ xô

theo hướng đó. Vấn đề là ở chỗ khi mọi người đưa ra cùng một quyết định vì

"mọi người" đều biết là phải làm như vậy, thì không ai có thể thu lợi cả. Trong

bài bình luận đăng trên tạp chí Fortune cuối năm 1999, Buffett khẳng định

nhân tố "không thể bỏ lỡ xu hướng chung" đã gây ảnh hưởng đến nhiều nhà

đầu tư vào thị trường giá lên. Ông cảnh bảo: Những nhà đầu tư thực sự sẽ

không lo lắng khi bỏ lỡ xu hướng chung. Họ lo lắng về việc tiếp cận những xu

hướng mới mà họ chưa sẵnsàng.

● Kiên nhẫn. Thay vì bị cuốn theo đám đông, các nhà đầu tư thực sự nói

không nhiều hơn nói có. Buffett nhớ lại rằng khi ông làm việc cho Graham –

Newman với vị trí phân tích chứng khoán để xác định thời điểm mua vào,

Ben Graham từ chối hầu hết các gợi ý của ông. Buffett nói Graham không bao

giờ muốn mua chứng khoán nếu ông không hài lòng với tất cả. Từ kinh

nghiệm này, Buffett hiểu rằng khả năng nói không là một lợi thế rất lớn của

các nhà đầu tư.

Chúng ta không cần phải thông minh hơn người khác, chúng ta chỉ cần tự chủ

hơn họ.

WARREN BUFFETT, 2002

Buffett tin rằng hiện nay có tình trạng rất nhiều nhà đầu tư, thay vì chờ đợi

một vài công ty đặc biệt, lại thấy cần mua thật nhiều chứng khoán, đa phần

những chứng khoán này đều là chứng khoán thường. Để củng cố bài học

của Graham, Buffett thường sử dụng hình ảnh phiếu đục lỗ để so sánh. Ông

nói: "Một nhà đầu tư nên hành động như thể anh ta có một phiếu quyết định

trong cả đời chỉ với 20 lỗ được đóng trên đó. Với mỗi quyết định đưa ra, phiếu

đó sẽ bị đục một lỗ. Càng về sau, phiếu của anh ta sẽ càng có ít chỗ đục lỗ

hơn". Buffett chỉ ra rằng nếu nhà đầu tư bị hạn chế theo cách này, họ sẽ buộc

phải kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi có cơ hội đầu tư lớnhơn.

● Sáng suốt. Các nhà đầu tư tiếp cận thị trường và thế giới dựa trên những

suy nghĩ hợp lý. Họ không quá bi quan cũng như không lạc quan thái quá; trái

lại, họ suy nghĩ logic và sáng suốt.

Buffett thấy rất lạ khi có quá nhiều người thường không thích những thị

trường họ quan tâm nhất nhưng lại thích những thị trường liên tục gây khó

khăn cho họ. Họ lạc quan khi thị giá tăng, bi quan khi giá giảm. Nếu họ dấn

thêm bước nữa và để những cảm giác này ảnh hưởng đến hành động, họ sẽ

làm gì? Bán ra ở mức giá thấp hơn và mua vào ở mức giá cao hơn. Rõ ràng,

đây không phải là chiến lược có lợi nhất.

Sự lạc quan thái quá nảy sinh trong đầu họ khi các nhà đầu tư tự dưng giả

định rằng bằng cách nào đó, số phận mỉm cười với họ và chứng khoán họ lựa

chọn sẽ là một trong hàng trăm loại chứng khoán thực sự khởi sắc. Điều này

đặc biệt phổ biến trong thị trường giá lên khi sự quá kỳ vọng diễn ra phổ

biến. Những người lạc quan thấy họ không cần thiết phải phân tích và nghiên

cứu căn bản, những điều đã đem lại thành công cho các nhà đầu tư dài hạn

thực sự (ví dụ, trong trường hợp này là số ít nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu của

các công ty công nghệ) bởi vì những số liệu trong ngắn hạn rất hấp dẫn.

Sự bi quan thái quá, dù là hướng vào một công ty cụ thể hay thị trường nói

chung, sẽ khiến các nhà đầu tư bán ra vào thời điểm hoàn toàn sai lầm.

Theo quan điểm của Buffett, các nhà đầu tư thực sự cảm thấy hài lòng khi

phần lớn giới đầu tư bi quan vì họ thấy được bản chất của vấn đề: Đây là thời

điểm lý tưởng để mua cổ phiếu của công ty tốt với mức giá thỏa thuận. Ông

nói bi quan là "nguyên nhân phổ biến khiến giá giảm... Chúng ta muốn kinh

doanh trong môi trường như thế không phải bởi vì chúng ta thích sự bi quan

mà do chúng ta thích mức giá nó đem lại. Chính sự lạc quan là kẻ thù của các

nhà đầu tư sáng suốt".

Nhà đầu tư cảm thấy lạc quan hay bi quan là dựa trên suy nghĩ của các nhà

đầu tư về tương lai. Dự đoán điều gì sắp xảy ra đòi hỏi bạn phải rất tinh tế, và

thật ngốc nghếch nếu lạc quan (hay bi quan) dựa trên cảm xúc nhiều hơn là

nghiên cứu. Buffett không cố gắng đoán trước các giai đoạn thị trường tăng

hoặc giảm. Thay vào đó, ông quan sát xu hướng cảm xúc chung của toàn bộ

thị trường, và hành động theo đó. Ông giải thích: "Chúng ta chỉ đơn thuần nỗ

lực để sợ hãi khi những người khác tham lam và chỉ tham lam khi những

người khác sợ hãi".

Giới thiệu Ngài Thị trường

Để chỉ cho sinh viên của mình biết cảm xúc có liên quan chặt chẽ đến biến

động của thị trường như thế nào, và giúp họ nhận ra những ảnh hưởng tiêu

cực nếu không chế ngự được cảm xúc, Graham đã tạo ra một nhân vật có tính

biểu tượng có tên là "Ngài Thị Trường". Sau này, Buffett thường chia sẻ câu

chuyện về Ngài Thị trường với các cổ đông của Berkshire.

Tưởng tượng rằng bạn và Ngài Thị trường là đối tác trong một doanh nghiệp

tư nhân. Ngày nào cũng thế, Ngài Thị trường báo mức giá ông sẵn sàng mua

cổ phần của bạn hoặc bán cổ phần của ông cho bạn. Doanh nghiệp do cả bạn

và ông ta cùng sở hữu may mắn có được tình hình kinh tế ổn định, nhưng

báo giá của Ngài Thị trường lại thay đổi liên tục. Như bạn biết, Ngài Thị

trường thường xuyên thay đổi cảm xúc. Trong một vài ngày, ông ta vui vẻ và

hết sức lạc quan, và có thể nhìn thấy những ngày tươi đẹp hơn ở phía trước.

Gần đây, ông đề nghị trả một mức giá rất cao cho các cổ phần trong doanh

nghiệp của bạn. Vào thời điểm khác, Ngài Thị trường lại chán nản và vô cùng

bi quan. Ông không thấy được gì ngoài những rắc rối ở phía trước, ông định

giá rất thấp cho cổ phần của bạn trong doanhnghiệp.

Graham nói Ngài Thị trường có một đức tính rất dễ mến: Ông không để ý đến

việc bị lạnh nhạt. Nếu báo giá của ông bị tảng lờ, ông sẽ quay trở lại vào

ngày hôm sau với một báo giá mới. Graham cảnh báo sinh viên của ông rằng

chính sổ tay chứ không phái sự sáng suốt của Ngài Thị trường là cái có ích.

Nếu Ngài Thị trường thể hiện thái độ ngốc ngếch, bạn có thể thoái mái tảng lờ

hay lợi dụng ông, nhưng sẽ thật tồi tệ nếu bạn lại chịu ảnh hưởng của ông.

Graham viết: "Nhà đầu tư tự cho phép mình hành động bột phát hay lo lắng

quá mức do ảnh hưởng từ sụt giảm vô lý của thị trường tới tài sản của ông ta,

thì nhà đầu tư đó đang sai lầm khi chuyển lợi thế cơ bản của mình sang bất lợi

cơ bản".

Để thành công, các nhà đầu tư cần có đầu óc kinh doanh tốt và khả năng bảo

vệ mình khỏi ảnh hưởng từ cảm xúc của Ngài Thị Trường. Không ai có thể tồn

tại một mình. Một nhân tố rất quan trọng trong thành công của Buffett là ông

luôn tránh được những tác động cảm xúc của thị trường chứng khoán. Ông

thừa nhận Ben Graham và Ngài Thị trường đã dạy ông cách bảo vệ mình khỏi

những cảm xúc ngốc ngếchđó.

Ngài Thị trường gặp Charlie Munger

Đã hơn 60 năm kể từ khi Ben Graham giới thiệu nhân vật Ngài Thị trường, 60

năm kể từ khi ông bắt đầu viết về sự vô lý tồn tại trên thị trường. Tuy nhiên,

ngay cả những năm sau đó, thái độ của các nhà đầu tư vẫn không có chút thay

đổi rõ ràng nào. Họ vẫn hoạt động không hợp lý. Những sai lầm ngớ ngẩn vẫn

diễn ra hàng ngày. Sự sợ hãi và tham lam vẫn tràn ngập thị trường.

Bằng nhiều cuộc điều tra và nghiên cứu trên lý thuyết, chúng ta có thể tìm ra

sự ngớ ngẩn của các nhà đầu tư. Nếu chúng ta làm theo hướng dẫn của

Buffett, chúng ta có thể chuyển sự sợ hãi và tham lam của người khác thành

lợi thế của mình. Nhưng để hiểu rõ về tác động của cảm xúc trong đầu tư,

chúng ta hãy chuyển sang một nhân vật khác: Charlie Munger.

Sự hiểu biết của Munger về ảnh hưởng của tâm lý tới các nhà đầu tư và sự quả

quyết xem xét vấn đề này của ông có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của

Berkshire Hathaway. Có thể nói, nó là một trong những đóng góp quan trọng

nhất của ông. Ông đặc biệt nhấn mạnh đến cái gọi là tâm lý phán đoán sai lầm:

Điều gì trong bản chất khiến người ta đưa phán đoán sai lầm?

Munger tin rằng nguyên nhân chủ yếu là do chúng ta phân tích không đầy

đủ. Chúng ta đưa ra quyết định quá nhanh chóng, và rất dễ bị lầm đường và bị

lôi kéo. Để đối phó với vấn đề này, Munger tạo một thói quen tinh thần giúp

đỡ ông rất nhiều: Trong bài phát biểu được in lại trong tập san Outstanding

Investor Digest năm 1994, ông nói: "Bản thân tôi đã nhận ra và bây giờ đang

sử dụng một phép phân tích hai hướng. Đầu tiên là tìm ra nhân tố nào thực sự

ảnh hưởng đến các lợi ích liên quan, được xem xét sáng suốt; và thứ hai, tiềm

sự thiển cận dẫn tới các quyết định sai lầm. Một phần nguyên nhân khiến cận

thị gây ra một phản ứng thiếu sáng suốt như vậy là do một loại tâm lý khác:

Bản năng muốn tránh thất bại.

Ác cảm với thua lỗ

Theo các nhà đầu tư tin vào thuyết hành vi, nỗi đau thua lỗ còn lớn hơn nhiều

niềm vui khi có lợi nhuận. Nhiều nghiên cứu của Thaler và những người khác

đã chứng minh rằng con người cần thành công nhiều gấp đôi để vượt qua một

thất bại. Với tỷ lệ đánh cược chính xác là 50/50, hầu hết mọi người sẽ không

bao giờ mạo hiểm trừ phi thành công dự tính cao gấp đôi thất bại dự tính.

Điều này được gọi là Ác cảm thất bại không cân xứng: Mặt tiêu cực có ảnh

hưởng lớn hơn mặt tích cực, và đó chính là khía cạnh cơ bản trong tâm lý con

người. Xét trong thị trường chứng khoán, điều này có nghĩa là các nhà đầu tư

cảm thấy thất vọng vì thua lỗ nhiều gấp đôi niềm vui khi chiến thắng. Ác cảm

đối với thua lỗ khiến các nhà đầu tư thận trọng quá mức với giá cao. Tất cả

chúng ta đều muốn tin rằng quyết định của mình là đúng đắn. Do đó, chúng ta

giữ lại các lựa chọn sai lầm quá lâu với hy vọng mong manh rằng nhiều thứ sẽ

thay đổi. Nếu không tin rằng mình từng sai lầm, chúng ta sẽ không bao giờ

phải đối mặt với những thất bại do mình gây nên. Nếu không bán đi những sai

lầm, bạn có thể tiếp tục kiếm lợi bằng cách tái đầu tư thông minh.

Tính toán trí tuệ

Khía cạnh cuối cùng cần quan tâm trong tài chính hành vi là tâm lý Tính toán

trí tuệ. Tâm lý này cho thấy thói quen thay đổi triển vọng tiền bạc khi hoàn

cảnh xung quanh thay đổi. Chúng ta có xu hướng gửi tiền vào các "tài khoản"

khác nhau và quyết định chúng ta sẽ sử dụng chúng như thế nào.

Một ví dụ đơn giả sẽ minh họa điều này. Hãy tưởng tượng bạn đang trở về

nhà cùng chồng/vợ bạn vào một buổi tối. Bạn lấy ví để trả cho người trông

trẻ, nhưng không tìm thấy 20 đô la mà bạn nghĩ là ở trong ví. Do đó, trên

đường đến nhà người trông trẻ, bạn dừng ở trạm ATM và rút ra 20 đô la khác.

Ngày hôm sau, bạn phát hiện ra tờ 20 đô la đầu tiên ở trong túi áo.

Giống như mọi người, ban sẽ thấy rất sung sướng. 20 đô la trong túi áo là tiền

"được tìm thấy". Mặc dù cả hai tờ 20 đô la đều từ tài khoản của bạn, và cả hai

tờ đều là tiền bạn phải làm việc vất vả mới có được, nhưng tờ 20 đô la trong

tay bạn là tiền bạn không hy vọng có, và bạn thoải mái tiêu nó không cần tính

toán.

Một lần nữa, Richard Thaler đã tiến hành thử nghiệm lý thuyết để chứng

minh khái niệm này. Ông bắt đầu tiến hành với hai nhóm người. Các thành

viên trong nhóm đầu tiên được đưa cho 30 đô la tiền mặt và có hai lựa chọn:

(1) Họ có thể bỏ tiền vào túi và bỏ đi, hoặc (2) tung đồng xu. Nếu họ thắng, họ

có thêm 9 đô la và nếu họ thua họ sẽ mất 9 đô la. Hầu hết mọi người (70%) đã

đánh cược vì họ thấy rằng ít nhất họ cũng còn lại 21 đô la. Những người ở

nhóm hai nhận được lời đề nghị khác: (1) Họ có thể đánh cược đồng xu xấp

hay ngửa: Nếu họ thắng, họ sẽ có 39 đô la và nếu họ thua họ sẽ có 21 đô la;

hoặc (2) họ có thể có 30 đô la chẵn nếu không đánh cược xấp ngửa. Hơn một

nửa (57%) quyết định lấy khoản tiền chắc chắn. Cả hai nhóm đều có khoản

tiền bằng nhau với lợi thế như nhau, nhưng họ nhận thức vấn đề khác nhau.

Chấp nhận rủi ro

Giống như một nam châm hút tất cả mảnh kim loại gần nó, mức độ chịu đựng

rủi ro của bạn gắn liền với các yếu tố tài chính tâm lý. Các khái niệm tâm lý rất

trừu tượng; chính những quyết định mua bán hàng ngày của bạn khiến chúng

trở nên thực tế hơn. Và một điểm chung trong tất cả các quyết định đó là bạn

cảm nhận về rủi ro như thế nào.

Trong khoảng 12 năm qua, những chuyên gia đầu tư đã mất rất nhiều công

sức để giúp mọi người có thể đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro của họ. Ban

đầu, đó dường như là một công việc đơn giản. Bằng cách đưa ra các cuộc

phỏng vấn và các bảng câu hỏi, họ có thể lập được bản mô tả sơ lược rủi ro

cho mỗi nhà đầu tư. Vấn đề là ở chỗ mức độ chấp nhận rủi ro của con người

lại dựa trên cảm xúc, và điều đó có nghĩa là nó sẽ thay đổi theo hoàn cảnh. Khi

thị trường giảm mạnh, ngay cả những nhà đầu tư mạo hiểm nhất cũng trở nên

rất cẩn trọng. Còn khi thị trường bùng nổ, có vẻ tốc độ mua thêm chứng

khoán các nhà đầu tư thận trọng cũng nhanh như các nhà đầu tư

mạo hiểm.

Việc tìm hiểu bản chất của chấp nhận rủi ro đòi hỏi phải xem xét kỹ lưỡng

những câu hỏi đánh giá chất lượng và những vấn đề điều tra tâm lý. Vài

năm trước đây, với sự hợp tác của Tiến sỹ Justin Green của trường Đại học

Villanova, tôi đã tìm ra một công cụ phân tích rủi ro trực tiếp và rõ ràng hơn,

chủ yếu dựa trên tính cách con người.

Khi tổng kết nghiên cứu, chúng tôi thấy có xu hướng chấp nhận rủi ro liên

quan đến hai yếu tố về dân số: giới tính và tuổi tác. Nữ giới luôn cẩn trọng

hơn nam giới, và người lớn tuổi không dám chấp nhận rủi ro như người trẻ

tuổi. Xem xét các yếu tố tính cách, chúng ta biết rằng các nhà đầu tư có mức

độ chấp nhập rủi ro cao sẽ đặt mục tiêu và tin tưởng rằng họ có thể kiểm soát

được môi trường và tạo ảnh hưởng lên kết quả của nó. Họ coi thị trường

chứng khoán là nơi chứa đựng những bất ngờ, trong đó thông tin kết hợp với

những lựa chọn sáng suốt sẽ đem lại thắnglợi.

Đối với các nhà đầu tư, ngụ ý của tâm lý hành vi rất rõ ràng: Chúng ta quyết

định đầu tư như thế nào? Chúng ta lựa chọn quản lý đầu tư như thế nào? Có

rất nhiều việc phải làm với suy nghĩ của chúng ta về tiền bạc. Tính toán trí tuệ

được đưa ra vì một lý do khác, mọi người không bán chứng khoán đang xuống

giá. Trong suy nghĩ của họ, thua lỗ không trở thành hiện thực, cho đến khi họ

đối mặt với nó. Ngoài ra còn một mối liên hệ chặt chẽ khác liên quan đến rủi

ro: Chúng ta có vẻ dễ chấp nhận rủi ro nhiều hơn với những số tiền tìm thấy.

Nói rộng ra, tính toán trí tuệ nhấn mạnh vào điểm yếu của giả Thuyết thị

trường hiệu quả: Nó chứng minh rằng giá trị thị trường được xác định không

chỉ bằng thông tin được tập hợp mà còn bởi cách xử lý các thông tin đó.

Tâm lý đầu tư tập trung

Tất cả những gì chúng ta đã biết về tâm lý và đầu tư trong cuốn sách này đều

là của Warren Buffett. Ông tin tưởng vào nghiên cứu của mình, chứ không tin

vào sự may mắn. Các hành động của ông đều bắt nguồn từ những mục tiêu

được suy tính cẩn thận. Ông không bao giờ bị chệch hướng bởi những sự kiện

trong ngắn hạn. Ông hiểu những yếu tố đích thực của rủi ro và tự tin chấp

nhận hậu quả.

Trước khi tài chính hành vi được đặt tên rất lâu, một số người tiến bộ như

Warren Buffett và Charlie Munger đã nhận ra và chấp nhập nó. Charlie cho

biết khi ông và Buffett tốt nghiệ, họ đã "bước vào thế giới kinh doanh để tìm

kiếm những ví dụ lớn, dễ dự đoán về sự bất hợp lý. Ông không nói về việc dự

đoán đúng thời điểm mà nói về ý tưởng rằng khi sự bất hợp lý diễn ra, nó

kéo theo saunhững kiểuhành vi có thể dựđoánđược.

Trong mối liên hệ với đầu tư, cảm xúc có tác động thực tế theo hướng tác

động lên hành vi con người và cuối cùng thì ảnh hưởng đến giá thị trường. Tôi

chắc rằng các bạn đã hiểu hai lý do khiến nhận thức về động lực của con

người lại rất có giá trị với việc đầu tư của bản thân bạn:

1. Sẽ có những hướng dẫn giúp bạn tránh được những lỗi thường gặp nhất.

2. Bạn có thể nhận ra những sai lầm của người khác đúng lúc để kiếm lợi.

Tất cả chúng ta bị đe dọa bởi những lỗi phán đoán cá nhân, có thể ảnh

hưởng đến thành công của mỗi chúng ta. Hàng nghìn hay hàng triệu người

mắc lỗi phán đoán sẽ đẩy thị trường vào chiều hướng tiêu cực. Như vậy, cám

dỗ chạy theo đám đông quá lớn, phán đoán sai tích tụ chỉ càng làm nó tồi tệ

thêm. Trong một biển hành vi sai lầm hỗn loạn, một số người hành động

sáng suốt có thể lànhững ngườitồn tại duynhất.

Các nhà đầu tư sáng suốt thành công cần có tính cách nhất định. Con đường

luôn gập ghềnh, và đường đi đúng đắn thường đi ngược với trực giác. Sự thay

đổi liên tục của thị trường chứng khoán có thể làm các nhà đầu tư lo lắng và

khiến họ có hành động không hợp lý. Bạn cần phải cẩn thận với những cảm

xúc này và chuẩn bị để hành động một cách nhạy bén thậm chí ngay cả khi

bản năng mách bảo bạn phải hành động ngược lại. Và như chúng ta đã biết,

tương lai sẽ thưởng cho các nhà đầu tư sáng suốt đủ để công nhận nỗ lực của

họ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#truyện