Phần 10

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


10. QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ

Về vấn đề này, chúng tôi đã nghiên cứu phương pháp quyết định đầu tư của

Warren Buffett. Phương pháp này được xây dựng dựa trên những nguyên tắc

cơ bản được được đúc rút thành 12 nguyên lý. Chúng tôi quan sát cách ông áp

dụng những nguyên lý này vào việc mua cổ phiếu, trái phiếu, và nắm giữ các

công ty. Ngoài ra, chúng tôi cũng dành thời gian tìm hiểu sâu về những

nguyên tắc khác ảnh hưởng đến việc hình thành triết lý đầu tư của ông.

Tuy nhiên, đối với bất cứ nhà đầu tư nào, quyết định mua loại cổ phiếu gì chỉ

mới là một nửa của vấn đề. Nửa còn lại chính là quá trình quản lý danh mục

đầu tư và cách đối phó với những biến đổi cảm xúc tác động đến quyết định

này.

Ở đây, chúng ta thấy rõ tố chất lãnh đạo của Warren Buffett.

Các bộ phim của Hollywood thường xây dựng một nguyên mẫu chung về nhà

quản lý tài chính: cùng một lúc nói chuyện điện thoại với hai người, vừa dán

mắt vào màn hình vi tính nhấp nháy liên tục từ tất cả các hướng, vừa ghi chép

lia lịa những thay đổi trên đó và vò đầu bứt tai khi có dấu hiệu cho thấy giá cổ

phiếu rớt nhẹ.

"Chúng tôi chỉ tập trung vào một vài công ty nổi bật. Chúng tôi là những nhà

đầu tư tập trung".

WARREN BUFFETT, 1994

Warren Buffett gần như khác hẳn những nguyên mẫu này. Ông luôn hành

động bình tĩnh và tự tin. Ông không cần theo dõi hàng chục màn hình vi tính

cùng một lúc, vì những biến động từng phút của thị trường không nằm trong

mối quan tâm của ông. Warren cũng không bao giờ suy nghĩ trong vài phút,

vài ngày hay vài tháng, mà ông nghiên cứu cả năm. Ông cũng không bao giờ

theo dõi hàng trăm công ty cùng một lúc bởi vì danh mục đầu tư của ông chỉ

tập trung vào một số công ty đã được lựa chọn. Phương pháp này giúp việc

quản lý danh mục đầu tư trở nên đơn giản hơn và được gọi là Đầu tư tập

trung.

Tình huống: Chọn một trong hai

Hiện nay đang diễn ra môt cuộc tranh cãi về hai phương pháp quản lý danh

mục đầu tư mà mọi người thường áp dụng. Đó là phương pháp quản lý danh

mục đầu tư chủ động và phương pháp đầu tư theo chỉ số.

Những người quản lý theo phương pháp thứ nhất thường liên tục mua và bán

một số lượng lớn các cổ phiếu thường. Mục đích của họ là cố gắng làm cho

khách hàng hài lòng. Điều này có nghĩa là lúc nào họ cũng phải làm cho thị

trường trở nên tốt hơn để mỗi ngày trôi qua, một khách hàng khi áp dụng một

phương pháp thông thường để đánh giá hoạt động của danh mục đầu tư của

mình so với tình hình chung của thị trường, họ sẽ cảm thấy khả quan. Khách

hàng sẽ vẫn giữ tiền của mình trong quỹ. Để duy trì được vị trí dẫn đầu, các

nhà quản lý quỹ đầu tư chủ động phải cố gắng dự đoán xem chứng khoán sẽ

biến động như thế nào trong sáu tháng tới, rồi tiếp tục thay đổi danh mục đầu

tư, hy vọng thu được lợi nhuận từ những dự đoán đó.

Trong khi đó, phương pháp đầu tư theo chỉ số là phương pháp mua và nắm

giữ. Đầu tiên, các nhà quản lý thu gom cổ phiếu và sau đó nắm giữ, tạo ra một

danh mục đầu tư đa dạng với các cổ phiếu thường đã được cân nhắc kỹ.

Phương pháp này mô phỏng cách thức hoạt động của một loại chỉ số tiêu

chuẩn, ví dụ như chỉ số S&P 500. Cách thức đơn giản và phổ biến nhất để thực

hiện nó là thông qua một quỹ tương hỗ.

Những người đề xướng ra hai phương pháp này đã tranh cãi với nhau để

chứng minh phương pháp nào đem lại nhiều lợi nhuận hơn.

Các nhà quản lý theo phương pháp quản lý danh mục đầu tư chủ động lập

luận rằng, nhờ hiệu quả của những kỹ năng chọn lọc các cổ phiếu tốt nhất, họ

sẽ đầu tư tốt hơn bất cứ phương pháp đầu tư theo chỉ số nào. Về phần

mình, những người theo phương pháp đầu tư theo chỉ số cũng có những bằng

chứng thực tế về hiệu quả của phương pháp này. Theo một nghiên cứu về các

kết quả đầu tư trong giai đoạn 20 năm từ năm 1977 đến năm 1997, con số

tính theo tỉ lệ phần trăm của quỹ tương hỗ đã làm giảm đáng kể chỉ số S&P

500, từ 50% trong 16 năm đầu xuống gần 25% trong bốn năm cuối giai đoạn.

Đến tháng Mười năm 1998, có 90% các quỹ đầu tư chủ động hoạt động kém

hiệu quả hơn thị trường (trung bình thấp hơn 14% so với chỉ số S & P 500).

Điều này có nghĩa là chỉ 10% các quỹ này hoạt động tốt hơn thị trường.

Phương pháp quản lý danh mục đầu tư chủ động được áp dụng phổ biến hiện

nay nhìn chung kém hiệu quả hơn so với phương pháp đầu tư theo chỉ số.

Nguyên nhân thứ nhất là quỹ này được thiết lập dựa trên cơ sở không vững

chắc. Bởi vì nhà quản lý chỉ mua những cổ phiếu mà họ dự đoán là có khả

năng sinh lợi sớm, chứ không quan tâm xem đó là cổ phiếu gì. Do đó, nguy cơ

khó tránh khỏi ở đây là những điều nhà đầu tư dự đoán có thể

không xảy ra do tính phức tạp của lĩnh vực tài chính. Nguyên nhân thứ hai là

do số lần giao dịch nhiều nên chi phí giao dịch làm giảm lợi nhuận của nhà

đầu tư. Khi phân tích các chi phí này, chúng tôi nhận thấy rõ ràng là chính

phương pháp quản lý danh mục đầu tư chủ động đã tạo ra sự sa sútđó.

Xét trên nhiều khía cạnh, phương pháp đầu tư theo chỉ số hiệu quả hơn

phương pháp quản lý danh mục đầu tư chủ động vì nó không tạo ra sự cân

bằng về chi phí giao dịch và lợi nhuận. Tuy nhiên, ngay cả một quỹ chỉ số tốt

nhất, đạt mức đỉnh lợi nhuận cũng chỉ mang lại cho bạn lợi nhuận ở mức

trung bình của thị trường. Các nhà đầu tư theo phương pháp chỉ số không

thua kém hơn so với thị trường nhưng cũng không thể đạt mức cao hơn.

Các nhà đầu tư thông minh luôn phải tự hỏi mình: Chẳng lẽ ta lại hài lòng với

kết quả trung bình? Liệu ta có thể làm tốt hơn không?

Lựa chọn mới

Nếu phải chọn một trong hai phương pháp trên, Warren Buffett sẽ không hề

do dự khi lựa chọn phương pháp đầu tư theo chỉ số. Phương pháp này rất phù

hợp với các nhà đầu tư không sẵn sàng chịu rủi ro cao và những người không

có nhiều kiến thức về kinh tế nhưng vẫn muốn thu lợi nhuận lâu dài khi đầu

tư vào cổ phiếu thường.

Warren nói theo phong cách riêng của mình: "Khi đầu tư theo từng giai đoạn

trong một quỹ chỉ số, các nhà đầu tư không biết gì cũng có thể đầu tư như

những chuyên gia". Tuy nhiên, Buffett cũng đưa ra một lựa chọn thứ ba

– Đầu tư tập trung. Phương pháp này hiệu quả hơn hẳn phương pháp đầu

tư theo chỉ số.

Đầu tư tập trung: Một bức tranh lớn

Về bản chất, đầu tư tập trung nghĩa là lựa chọn một số cổ phiếu có khả năng

lợi nhuận hơn mức trung bình của thị trường trong một thời gian dài, tập

trung vốn đầu tư của bạn vào những loại cổ phiếu đó và kiên trì nắm giữ

chúng trong bất cứ giai đoạn lên xuống ngắn hạn nào của thị trường.

Các phần tiếp theo sẽ mô tả cụ thể từng giai đoạn của quá trình thực hiện

chiến lược này.

"Tìm kiếm các công ty nổi bật"

Trong những năm qua, Warren Buffett đã đặt ra cách thức xác định những

công ty đáng đầu tư. Cách thức này dựa trên một quan niệm khá phổ biến:

Nếu như một công ty làm ăn tốt do những người có năng lực quản lý, thì cuối

cùng giá cổ phiếu sẽ phản ánh giá trị thực của nó. Do đó, Buffett không chú ý

phân tích giá cổ phiếu mà tập trung vào phân tích hiệu quả kinh tế của công ty

và đánh giá năng lực quản lý của ban quản lý công ty đó.

NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀNG CỦA NHà ĐẦU TƯ TẬP TRUNG

1. Tập trung đầu tư vào các công ty nổi bật do ban quản lý có năng lực điều

hành.

2. Tự giới hạn số lượng các công ty mà bạn thực sự hiểu rõ. Tốt nhất, bạn chỉ

nên đầu tư vào khoảng từ 10 đến 20 loại cổ phiếu. Nhiều hơn 20 có nghĩa là

việc đầu tư của bạn đang có vấn đề.

3. Lựa chọn những công ty hoạt động hiệu quả mà bạn cho là tốt nhất, và tập

trung đầu tư vào chúng.

4. Hãy đầu tư dài hạn: tối thiểu là từ năm đến mườinăm.

5. Biến động có thể xảy ra. Cần phải kiêntrì.

Như đã nói trong các chương trước, chúng ta có thể coi những nguyên lý của

Buffett là một bộ công cụ. Mỗi một nguyên lý là một công cụ phân tích và

khi kết hợp chúng lại với nhau, chúng ta sẽ có một phương pháp để chọn lọc

được những công ty có tiềm năng lợi nhuận cao nhất. Buffett thường sử dụng

các nguyên lý này để tìm kiếm các công ty hoạt động tốt trong thời gian dài

và có cơ chế quản lý tương đối ổn định. Sự ổn định ở đây có nghĩa là các công

ty đó chắc chắn sẽ hoạt động tốt trong những năm tiếp theo như đã đạt được

trong quá khứ. Yếu tố cốt lõi của chiến dịch đầu tư này là: Tập trung đầu tư

vào những công ty có khả năng hoạt động hiệu quả hơn mức trung bình của

thị trường nhất.

"Ít hơn là hiệu quả hơn"

Đối với các nhà đầu tư "không biết gì", hãy ghi nhớ lời khuyên của Buffet: Đầu

tư theo các quỹ chỉ số. Tuy nhiên, chúng ta hãy quan tâm nhiều hơn đến

những gì Buffett nói dưới đây:

"Nếu như bạn là một nhà đầu tư có kiến thức, am hiểu về kinh tế, kinh doanh,

và có thể lựa chọn từ năm đến mười công ty được định giá hợp lý và có lợi thế

cạnh tranh đáng kể trong dài hạn, thì việc đầu tư đa dạng (dựa trên danh mục

đầu tư chủ động) không phù hợp với bạn".

Đa dạng hóa đầu tư có điều gì không ổn? Thứ nhất, nó gia tăng khả năng mua

phải những cổ phiếu mà bạn không có thông tin đầy đủ. Philip Fisher là một

người rất nổi tiếng với việc sử dụng danh mục đầu tư tập trung. Mặc dù không

sử dụng thuật ngữ đầu tư tập trung nhưng Fisher đã tác động sâu sắc lên

quan điểm của Buffett. Fisher luôn nói rằng ông thích sở hữu số ít các công ty

nổi bật mà ông biết rõ hơn là sở hữu một lượng lớn các công ty mà ông chẳng

có thông tin gì.

Áp dụng các nguyên lý của Buffet, những nhà đầu tư có kiến thức nên tập

trung đầu tư vào một số công ty nhất định. Nhưng một số là bao nhiêu? Ngay

cả các chuyên gia tài chính hiện đại cũng thấy rằng trung bình với 15 loại cổ

phiếu, mức độ đa dạng hóa của bạn là 85%. Đối với các nhà đầu tư trung bình,

số lượng danh mục đầu tư hợp lý là khoảng từ 10 đến 20 loại cổ phiếu. Đầu tư

tập trung sẽ là vô ích khi áp dụng cho một danh mục đầu tư với hàng chục cổ

phiếu.

"Hãy đặt cược lớn cho những sự kiện có khả năng xảy ra nhất"

Ảnh hưởng của Phil Fisher đối với Buffett còn được thể hiện ở một khía cạnh

khác. Fisher tin rằng khi bạn có cơ hội lớn, thì hành động hợp lý duy nhất là

nắm bắt cơ hội đó để tiến hành một vụ đầu tư lớn. Warren Buffett

nhắc lại quan điểm này: "Khi thực hiện một vụ đầu tư, chúng ta nên tin tưởng

và mạnh dạn đầu tư ít nhất 10% giá trị tài sản ròng của mình vào mỗi loại cổ

phiếu".

Bạn có thể hiểu tại sao Buffett lại nói rằng danh mục đầu tư lý tưởng không

nên vượt quá 10 loại cổ phiếu, nếu như mỗi loại chiếm 10% vốn đầu tư. Tuy

nhiên, đầu tư tập trung không đơn giản chỉ là lựa chọn 10 loại cổ phiếu tốt

nhất rồi phân bổ đồng đều vốn đầu tư của bạn vào mỗi loại cổ phiếu đó. Mặc

dù tất cả các loại cổ phiếu trong danh mục đầu tư tập trung đều có khả năng

tăng trưởng cao, những vẫn sẽ có một số loại cổ phiếu tốt hơn những

loại cổ phiếu khác. Bạn nên phân bổ tỷ trọng vốn đầu tư lớn hơn cho những

cổ phiếu đó.

Bằng trực giác, các nhà đầu tư gan dạ đều hiểu rằng: Khi đã nắm chắc cơ hội

trong tay, hãy đặt cược thật lớn.

Tôi không thể sở hữu 50 hay 70 loại cổ phiếu. Đó là cách đầu tư theo kiểu

"thuyền Nô-ê" và làm bạn trắng tay. Tôi thích đầu tư một khoản vốn đáng kể

vào một số cổ phiếu hơn.

WARREN BUFFETT, 1987

Chúng ta hãy cùng xem lại quyết định mua cổ phiếu American Express của

Buffett cho Công ty hợp danh TNHH đã được trình bày ở Chương 1. Tin đồn

xấu khiến giá cổ phiếu của American Express giảm tới một phần hai nên

Buffett đã đầu tư tới 40% tài sản của công ty hợp danh vào riêng công ty này.

Ông tin tưởng rằng mặc dù có tin đồn nhưng công ty này vẫn đáng tin cậy và

chắc chắn cuối cùng giá cổ phiếu của công ty cũng sẽ tăng trở lại mức giá trị

thực Vào lúc đó, Buffett đã nhận ra một cơ hội rất lớn. Tuy nhiên, liệu nó có

thực sự xứng đáng để chiếm tới gần 40% tổng tài sản của ông không? Quả là

một vụ đặt cược lớn. Và thực tế cho thấy Buffett thu được kết quả rất tốt: Ông

đã bán số cổ phiếu này sau hai năm mua và thu được khoản lợi nhuận lên tới

20 triệu đô la Mỹ.

"Hãy kiên nhẫn"

Đầu tư tập trung đối lập hoàn toàn với phương pháp đa dạng hóa. Mặc dù đầu

tư tập trung là lựa chọn tối ưu nhất trong tất cả các chiến lược làm tăng thu

nhập từ cổ phiếu nhưng phương pháp này lại đòi hỏi các nhà đầu tư phải

kiên trì nắm giữ danh mục đầu tư của mình ngay cả khi các chiến lược

khác tỏ ra hiệu quả hơn ở những thời điểm nhất định.

Nắm giữ trong một khoảng thời gian bao nhiêu lâu được coi là đủ dài? Như

bạn có thể tưởng tượng, không có quy tắc "khó và nhanh" (mặc dù Buffett cho

rằng bất cứ thứ gì dưới năm năm đều là lý thuyết của kẻ ngốc). Mục tiêu

hướng tới không phải là thu nhập bằng 0 (tức là không bao giờ bán bất cứ thứ

gì). Song, nếu bạn làm ngược lại, thì quả thật là ngốc nghếch. Bởi vì điều đó sẽ

cản trở bạn thu lợi nhuận cao hơn so với một loại cổ phiếu nào đó khi bạn

nắm giữ nó lâu dài. Nguyên tắc chung của chiến lược này là bạn nên nhắm tới

mục tiêu tỷ lệ doanh thu giữa 10% và 20%. Điều này có nghĩa là nắm giữ cổ

phiếu khoảng từ 5 đến 10 năm.

"Đừng hốt hoảng trước biến động của giá chứng khoán"

Mục tiêu của đầu tư tập trung là đạt hiệu quả trên mức trung bình. Cả lý

thuyết và thực tế đều chứng minh rằng chiến lược này có thể đạt hiệu quả

như vậy. Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận rằng thực hiện chiến lược này

không đơn giản, bởi vì tính không ổn định của giá cả là hệ quả tất yếu của

chiến lược đầu tư tập trung. Các nhà đầu tư tập trung sẵn sàng chấp nhận

điều đó vì họ biết rõ, trong dài hạn, giá trị kinh tế của công ty sẽ lớn hơn bất

kỳ khoản chênh lệch giá cả chứng khoán nào trong ngắn hạn.

Buffett là một bậc thầy trong việc giữ bình tĩnh trước những biến động giá cả.

Giống như vậy, cộng sự của ông là Charlie Munger đã sử dụng bảng lãi kép và

phương pháp chơi bài pocker, tính toán được rằng chừng nào ông có thể đối

phó với những biến động giá cả, thì chừng đó việc sở hữu khoảng ba cổ phiếu

sẽ chẳng là gì. "Tôi biết là tôi có thể bình tĩnh trước những biến động lên

xuống của giá chứng khoán. Bởi lẽ, tôi được cổ vũ bởi những người luôn làm

chủ những biến độngđó".

Có thể bạn cũng là một trong số những người có khả năng đối phó với những

biến động giá. Tuy nhiên, nếu như không may mắn là một trong số đó, thì bạn

vẫn có thể học một số tố chất của họ. Hình thành thói quen mới và thay đổi tư

duy không thể thực hiện một sớm một chiều nhưng việc loại bỏ dần tâm lý

hoang mang và phản ứng vội vàng trước những thay đổi đột ngột của thị

trường là hoàn toàn có thể, và cần thiết.

Buffett và Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại

Sự tin tưởng của Warren Buffett vào những quan điểm cơ bản về đầu tư tập

trung đặt ông vào thế bất đồng quan điểm với nhiều nhà tài chính khác, đặc

biệt là với tập hợp những quan điểm có tên là Lý thuyết danh mục đầu tư hiện

đại. Vì đây là một cuốn sách về quan điểm của Buffett và vì Buffett không tự

mình xây dựng, hay đóng góp vào lý thuyết trên, nên chúng tôi sẽ không trình

bày quá nhiều về nó. Song, vì bạn đang học cách đầu tư và có thể bạn sẽ được

nghe nhiều về lý thuyết này, nên việc xem xét những nội dung cơ bản của lý

thuyết này là vô cùng quantrọng.

Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại là sự kết hợp của ba quan điểm tài chính

có ảnh hưởng sâu sắc của ba chuyên gia trong lĩnh vực này. Harry Markowitz,

tốt nghiệp ngành kinh tế trường Đại học Chicago là người đầu tiên lượng hóa

mối quan hệ giữa thu nhập và rủi ro. Bằng cách sử dụng phương pháp thống

kê, ông lượng hóa được những biến động phức tạp của một nhóm cổ phiếu,

rồi đánh giá tính rủi ro của cả danh mục.

Markowitz kết luận rằng, rủi ro đầu tư không bắt nguồn từ mức độ biến động

giá của một cổ phiếu riêng lẻ nào mà phát sinh do sự biến động cùng chiều về

giá của một nhóm cổ phiếu nhất định. Nếu như vậy, rất có khả năng những

biến động về kinh tế sẽ khiến giá của tất cả cổ phiếu trong nhóm giảm cùng

một lúc. Theo Markowitz, chỉ có duy nhất một biện pháp hợp lý để tránh điều

đó xảy ra. Đó là đa dạng hóa danh mục đầu tư.

Mười năm sau, một học giả khác là Bill Sharpe (tốt nghiệp trường Đại học

California - Los Angeles) đã phát triển một phương pháp toán học đo lường

biến động giá. Cách tính này đơn giản hóa phương pháp của Markowitz. Bill

Sharpe gọi đó là Mô hình định giá tài sản vốn.

Trong suốt thập kỷ đó, hai học giả này đã phát triển hai nội dung quan trọng

của Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại. Markowitz nêu quan điểm cho rằng

cân bằng rủi ro/lợi nhuận phụ thuộc vào đa dạng hóa danh mục đầu tư. Còn

Sharpe thì đưa ra định nghĩa về rủi ro. Quan điểm thứ ba là Thuyết thị trường

hiệu quả (Effient Market Theory - EMT) do Eugene Fama, một giáo sư trẻ

nghiên cứu tài chính của trường Đại học Chicago đưa ra.

Fama bắt đầu nghiên cứu những thay đổi của giá chứng khoán từ đầu những

năm 1960. Là một giáo sư đầy nhiệt huyết, Fama miệt mài phân tích tất cả các

công trình nghiên cứu hiện có về hành vi của thị trường chứng khoán. Sau đó,

ông đưa ra kết luận rằng người ta không thể dự đoán giá cổ phiếu bởi vì thị

trường quá hiệu quả. Trong một thị trường hiệu quả, thông tin luôn có sẵn. Do

đó, sẽ có một lượng lớn những người nhanh nhạy, tranh

thủ tận dụng thông tin của thị trường để điều chỉnh giá cổ phiếu trước khi

mọi người có thể thu lời. Tại bất cứ thời điểm nào, giá cổ phiếu cũng phản ánh

các thông tin hiện có. Do đó, những dự đoán về tương lai không có chỗ đứng

trong một thị trường hiệu quả. Bởi lẽ, giá cổ phiếu được điều chỉnh quá

nhanh.

Quan điểm của Buffett về rủi ro

Theo Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại, những biến động về giá cổ phiếu

đồng nghĩa với rủi ro. Tuy nhiên, trong suốt sự nghiệp đầu tư của mình,

Buffett luôn có cơ hội kiếm lời từ những đợt cổ phiếu rớt giá. Theo quan điểm

của ông, hiện tượng cổ phiếu rớt giá thực sự giúp giảm tính rủi ro của thị

trường. Ông chỉ ra rằng: "Đối với một chủ sở hữu doanh nghiệp, thì định

nghĩa về rủi ro khác xa với rủi ro trong thực tế, do đó gây ra nhiều hiểu lầm.

Đây cũng là cách nghĩ của chúng ta về các cổ đông".

Một định nghĩa khác về rủi ro của Buffett là khả năng xảy ra thiệt hại. Lúc này,

nó sẽ là một nhân tố cấu thành nên giá trị thực của doanh nghiệp chứ không

phải những động thái của giá cổ phiếu. Thiệt hại về tài chính xuất phát từ sự

đánh giá sai các lợi nhuận trong tương lai của doanh nghiệp cộng với những

tác động tiêu cực không thể dự đoán và kiểm soát của thuế và lạm phát.

Ngoài ra, Buffett cũng xem rủi ro là điều khó tránh khỏi của nhà đầu tư. Ông

giải thích: Nếu như hôm nay, bạn mua cổ phiếu thì bạn đã rơi vào một giao

dịch đầy rủi ro. Xác suất dự đoán đúng sự tăng hay giảm trong một giai đoạn

ngắn cũng giống như xác suất tung sấp ngửa một đồng xu. Bạn có thể sẽ đánh

mất một nửa thời gian. Tuy nhiên, Buffett cũng nói rằng, nếu bạn kéo dài thời

gian đầu tư tới một vài năm (luôn giả định rằng bạn tiến hành một giao dịch

mua theo cảm tính), thì giá trị khoản lợi nhuận của bạn sẽ lớn hơn nhiều.

Quan điểm của Buffett về đa dạng hóa

Quan điểm về rủi ro Buffett tới chiến lược đa dạng hóa danh mục đầu tư và

quan điểm này cũng hoàn toàn trái ngược với Lý thuyết danh mục đầu tư

hiện đại. Theo lý thuyết đó, lợi ích đầu tiên của một danh mục được đa dạng

hóa rộng là làm giảm bớt chênh lệch giá cả của từng cổ phiếu. Tuy nhiên, nếu

bạn không quan tâm đến tính không ổn định của giá chứng khoán như Buffett,

thì bạn sẽ có quan điểm khác về đa dạng hóa danh mục đầu tư.

Theo quan điểm của các học giả uyên thâm, Buffett biết rằng chiến lược của

Berkshire tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Tuy nhiên, ông không quan tâm. Ông nói

rằng: "Chúng tôi tin tưởng chiến lược đầu tư tập trung có thể hạn chế rủi ro

phát sinh, vì nó làm tăng mức độ suy nghĩ của các nhà đầu tư về công ty mình

đầu tư cũng như mức độ hài lòng của họ đối với các đặc điểm kinh tế trước

khi đầu tư vào nó". Bằng cách tập trung đầu tư có chủ đích vào một số công ty

đã lựa chọn, bạn sẽ dễ kiểm soát tình hình hơn. Đồng thời, bạn sẽ có thể tìm

hiểu kỹ lưỡng hơn về những công ty đó cũng như hiểu được giá trị nội tại của

chúng. Càng hiểu biết về công ty bạn đầu tư, bạn sẽ càng có khả năng hạn chế

rủi ro.

Theo Buffett, "người ta thường sử dụng phương pháp đa dạng hóa danh mục

đầu tư khi hiểu biết không nhiều về công ty mà mình đầu tư. Nếu bạn muốn

đảm bảo chắc chắn là sẽ không có tình huống xấu nào liên quan đến thị

trường xảy ra với bạn, thì bạn phải sở hữu tất cả các cổ phiếu. Điều này không

sai. Nó dường như là phương pháp hoàn hảo cho những ai không biết phân

tích kinh doanh".

Quan điểm của Buffett về Thuyết thị trường hiệu quả

Buffett không tán thành Thuyết thị trường hiệu quả ở điểm mấu chốt: Nó

không hỗ trợ cho các nhà đầu tư để họ có thể đánh giá toàn bộ các thông tin

sẵn có. Nhưng việc đánh giá các thông tin trên thị trường lại là điều Buffett

khuyến khích các nhà đầu tư nên làm bởi vì nó mang lại nhiều lợi thế cạnh

tranh cho họ.

Song, Thuyết thị trường hiệu quả lại được giảng dạy rất cẩn thận trong các

trường kinh doanh. Buffett không đồng tình với quan điểm này. Ông chế giễu:

"Một số sinh viên và nhà chuyên môn cả tin bị chơi khăm do thường xuyên bị

nhồi nhét rằng Thuyết thị trường hiệu quả là công cụ giúp đỡ đặc biệt cho

chúng ta và những ai đi theo quan điểm của Graham. Theo ý kiến chủ quan

của mình, tôi nghĩ chúng ta nên đảm bảo sao cho thuyết này sẽ được giảng

dạy vĩnh viễn trong trường học".

Xét trên nhiều phương diện, Thuyết danh mục đầu tư hiện đại giúp các nhà

đầu tư không có kiến thức và hiểu biết hạn chế đánh giá đúng một doanh

nghiệp. Song, theo Buffett, thuyết này có hạn chế là "Nó chỉ giúp bạn đạt được

hiệu quả đầu tư ở mức trung bình. Mà theo tôi, đa số người đầu tư đều có thể

tìm ra cách đạt được hiệu quả ở mức trung bình".

Những nhà đầu tư siêu hạng trong Vương quốc của Buffett

Một trong những cuốn sách viết về đầu tư thành công nhất mọi thời đại là

cuốn Security Analysis (Phân tích chứng khoán) của Benjamin Graham và

David Dodd ra đời năm 1934, vào giai đoạn cao trào của cuộc Đại Suy thoái.

Nó được mọi người trên khắp thế giới hoan nghênh và coi là một trong những

cuốn sách kinh điển về đầu tư chứng khoán. Từ lần xuất bản đầu tiên đến nay,

cuốn sách đã được hơn 70 năm và trong hơn 70 năm đã được tái bản năm lần.

Đây không phải là sự nói quá về ảnh hưởng của nó trong đầu tư chứng khoán

hiện đại.

50 năm sau kể từ khi ấn bản đầu tiên ra đời, trường Đại học Kinh doanh

Columbia đã tài trợ cho một hội thảo kỷ niệm ngày ra đời của ấn bản có ảnh

hưởng sâu rộng này. Khi đó, Warren Buffett là một trong những nam sinh

xuất sắc của trường này và cũng là người đề xuất nổi tiếng nhất về phương

pháp giá trị của Graham. Trong hội thảo, Buffett đã có bài phát biểu với tiêu

đề Những nhà đầu tư siêu hạng trong vương quốc Graham và Dodds. Ngay

sau đó, bài phát biểu đã trở thành kinh điển như cuốn sách mà nó ca tụng.

Buffett mở đầu bằng việc tóm tắt ngắn gọn nội dung trọng tâm nhất của Lý

thuyết danh mục đầu tư hiện đại. Khi thị trường trở nên hiệu quả, thì tất cả

các cổ phiếu đều được định giá chính xác. Do đó, những ai có thể đánh bại thị

trường, thì lý do chỉ đơn giản là họ may mắn. Điều này hoàn toàn có thể xảy

ra. Tôi biết một số người đã kiếm được lợi nhuận theo cách này, nhưng đó chỉ

là những trường hợp rất hiếm hoi".

Sau đó, ông đưa ra bằng chứng chứng minh cho luận điểm của mình. Ông

minh họa bằng một ví dụ thực tế là tất cả mọi người liên tục kiếm được lợi

nhuận trên thị trường, không phải do may mắn mà là do họ đều thực hiện

theo những nguyên tắc của Ben Graham. Ông khẳng định: Tất cả những người

đó đều cư trú trong Ngôi làng trí tuệ ở Vương quốc Graham và Dodd.

Gần hai thập kỷ sau, có khá nhiều nhà đầu tư tiếp tục tán thành quan điểm của

Graham. Đồng thời, họ cũng ủng hộ quan điểm của Buffett cho rằng hiệu quả

của danh mục đầu tư chỉ tập trung vào một số cổ phiếu nhất định. Đó chính là

những nhà đầu tư siêu hạng của Vương quốc Buffett như Charlie Munger,

Bill Ruane, Lou Simpson và tất nhiên là cả Buffett nữa. Kết quả đầu tư ấn

tượng của họ sẽ là những bài học quý báu cho tất cả chúngta.

Charlie Munger

Mặc dù thành tích đầu tư của Berkshire Hathaway luôn gắn liền với vị Chủ

tịch nhưng chúng ta cũng không nên quên Charlie Munger, vị Phó Chủ tịch của

nó, cũng là một nhà đầu tư xuất sắc. Các cổ đông từng tham dự đại hội thường

niên của Berkshire, hoặc những ai đã nghiên cứu các quan điểm của Charlie

trong cuốn Outstanding Investor Digest đều nhận thấy rõ Charlie là một nhà

đầu tư rất xuất sắc.

Bảng 10.1 Công ty hợp danh Charles Munger

Buffett cho biết: "Tôi gặp Munger vào khoảng năm 1960. Khi đó, tôi nói rằng

làm nghề luật cũng tốt vì nó đúng sở thích của ông, nhưng ông ấy còn có thể

làm việc khác tốt hơn nữa. Như bạn biết, lúc đó, Munger có một văn phòng

luật rất phát đạt ở Los Angeles. Nhưng sau đó, văn phòng này chuyển dần

thành công ty hợp danh đầu tư mang tên ông. Các kết quả thể hiện tài năng

đầu tư của ông được phản ánh qua các số liệu ở bảng10.1.

Buffett phân tích: "Danh mục của Charlie chỉ tập trung vào một số loại chứng

khoán. Do đó, lợi nhuận của ông tuy biến động lớn nhưng lại dựa trên

phương pháp giống hệt phương pháp chiết khấu giá trị". Bằng việc đưa ra các

quyết định đầu tư cho công ty hợp danh của mình, Charlie đã áp dụng hệ

phương pháp của Graham và chỉ để mắt tới cổ phiếu của những công ty đang

được bán với giá thấp hơn giá trị thực. "Charlie sẵn sàng chấp nhận mức giá

đỉnh cao hơn và mức giá đáy thấp hơn. Vô tình, ông trở thành nhà đầu tư tập

trung".

Cần lưu ý là Buffett không sử dụng từ "rủi ro" khi nói về việc đầu tư của

Charlie. Theo định nghĩa thông thường về rủi ro (tức là sự không ổn định của

giá cả), chúng ta có thể khẳng định rằng tình hình hoạt động của Công

ty hợp danh Charlie Munger trong suốt lịch sử 30 năm tiềm ẩn vô cùng nhiều

nguy cơ rủi ro do độ lệch chuẩn khiến giá trị tăng cao gấp đôi so với thị

trường. Tuy nhiên, cũng trong giai đoạn 30 năm đó, có những thời điểm giá trị

của nó cao hơn mức trung bình của thị trường tới 18 điểm. Rõ ràng, đây

không phải là những quyết định đầu tư liều lĩnh của một người thích rủi ro,

mà phải là của một một nhà đầu tư rất sắc sảo.

Bill Ruane

Lần đầu tiên Buffett gặp Bill Ruane là vào năm 1951, khi cả hai cùng tham dự

khoá học Phân tích chứng khoán của Ben Graham ở Columbia. Sau khóa học

này, hai người liên tục giữ liên lạc với nhau. Trong nhiều năm, Buffett quan

sát tình hình đầu tư của Ruane và rất đỗi khâm phục người bạn này. Sau khi

đóng cửa công ty hợp danh đầu tư vào năm 1969, Buffett đề nghị Ruane quản

lý vốn cho một số thành viên trong công ty. Và Quỹ Sequoia ra đời từ đó.

Tuy nhiên, việc thành lập một quỹ tương hỗ vào thời điểm này gặp rất nhiều

khó khăn. Thị trường chứng khoán đang phân chia thành thị trường hai cấp.

Gần như toàn bộ lượng tiền quay vòng liên tục giữa các công ty trong nhóm

Nifty - Fifty (bao gồm các tên tuổi lớn như IBM và Xerox). Điều này khiến giá

của cổ phiếu bị rớt lại. Song, Ruane không hề nản lòng. Sau này, Buffett đã có

lần nói: "Tôi rất hài lòng vì các thành viên của mình không những đồng ý để

Ruane quản lý vốn mà còn góp thêm vốn. Đây rõ ràng là một kết quả rất khả

quan".

Sequoia thực sự là một quỹ tiên phong. Nó là quỹ tương hỗ đầu tiên hoạt động

theo phương pháp đầu tư tập trung. Số lượng lớn cổ phần của Sequoia được

công chúng nắm giữ chứng tỏ rằng Bill Ruane và Rick Cuniff, cộng sự của ông

trong công ty Cuniff & Company đã quản lý được một danh mục đầu tư tập

trung có doanh thu thấp. Trung bình, khoảng 90% vốn của quỹ được tập

trung vào sáu đến mười công ty nhất định.

Chỉ có duy nhất Bill Ruane mới có quan điểm này. Nhìn chung, các nhà quản lý

đều bắt đầu bằng một quan điểm đã định trước về việc quản lý danh mục đầu

tư, rồi sau đó mới đưa nhiều loại cổ phiếu đa dạng vào danh mục. Thế nhưng,

tại Ruane, và Cuniff & Company thì lại khác. Các thành viên bắt đầu bằng việc

lựa chọn một số cổ phiếu tiềm năng nhất, rồi sau đó thiết lập danh mục đầu

tư tập trung theo những lựa chọnnày.

Tuy nhiên, việc lựa chọn những loại cổ phiếu tiềm năng nhất đòi hỏi phải

nghiên cứu chuyên sâu. Về điểm này, một lần nữa công ty Ruane, Cuniff&

Company lại có cách thực hiện không giống như các nhà quản lý khác. Họ

không làm theo các báo cáo nghiên cứu của Hiệp hội các nhà đầu tư phố Wall.

Thay vào đó, họ đầu tư dựa trên chính những nghiên cứu chuyên sâu và điều

tra xác thực của mình. Ruane cho biết: "Chúng tôi không tham gia quá nhiều

vào các vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên, khi chúng tôi đã tiến hành, thì có lẽ

danh thiếp của tôi nên ghi là Bill Ruane, Nhà phân tích nghiên cứu". Vậy

phương pháp quản lý khác biệt này mang lại những gì cho các cổ đông của họ.

Bảng 10.2 tóm tắt tình hình đầu tư của Quỹ Sequoia từ năm 1971 đến năm

2003. Trong giai đoạn này, thu nhập trung bình hàng năm của quỹ là 18%,

trong khi đó, mức trung bình của chỉ số S&P 500 là 12,9%.

Bảng 10.2 Công ty quản lý quỹ Sequoia

Lou Simpson

Cuối những năm 1970, khi bắt đầu mua cổ phần của Government Employees

Insuarance Company (GEICO), Buffett cũng mua cổ phần của một công ty bảo

hiểm khác và thu được lợi nhuận trực tiếp nhờ tình hình tài chính mạnh của

công ty này. Đó là công ty bảo hiểm của Lou Simpson.

Simpson lấy bằng Thạc sỹ Kinh tế tại trường Đại học Princeton. Trước khi

được Buffett mời về GEICO năm 1971, Simpson đã làm việc cho cả Stein Roe

& Farnham lẫn Western Asset Management. Hiện tại, ông là Tổng Giám đốc

Điều hành của Capital Operation. Buffett nhớ lại trong buổi phỏng vấn tuyển

dụng, Lou đã thể hiện "tố chất của một nhà đầu tư". Ông nói Lou là một người

có quan điểm độc lập và rất tự tin vào những nghiên cứu của bản thân, đồng

thời là "người không hề cảm thấy hài lòng khi hoạt động cùng hay chống lại

đám đông".

Mặc dù là một người rất ham mê đọc và tìm tòi, nhưng Simpson không để ý

đến các nghiên cứu của Phố Wall. Thay vào đó, ông mải mê nghiên cứu báo

cáo hàng năm. Quy trình lựa chọn các cổ phiếu của Simpson khá giống với

Buffett. Ông chỉ mua cổ phiếu của những công ty có lợi nhuận cao và được

quản lý tốt, và có mức giá hợp lý. Simpson có nhiều điểm tương đồng với

Buffett: Ông chỉ tập trung danh mục đầu tư vào một vài loại cổ phiếu và danh

mục vốn trị giá hàng tỉ đô la của GEICO thường có chưa đầy 10 loại cổ phiếu.

Trong giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1996, danh mục đầu tư của GENCO có

mức thu nhập bình quân hàng năm đạt tới 24,7% so với mức trung bình của

thị trường là 17.8% (xem số liệu ở Bảng 10.3). Buffett cho biết: "Đây không

chỉ là những con số rất lớn, mà quan trọng là Simpson đạt được nó nhờ cách

thức đầu tư rất đúng đắn. Ông chỉ đầu tư vào các cổ phiếu đang bị đánh giá

thấp. Nếu xét riêng lẻ từng loại, thì chúng không thể gây ra bất kỳ tổn thất nào

về tài chính. Còn nếu tập hợp lại, chúng gần như không có khả năng gây ra bất

kỳ rủi ro nào".

Cần lưu ý rằng với chiến lược tập trung hoá đôi khi bạn phải kiên trì vài năm

nhưng tổng giá trị danh mục đầu tư của bạn vẫn không cao. Ngay cả những

nhà đầu tư vĩ đại nhất mà chúng ta không thể phủ nhận tài năng và sự thành

công của họ đôi khi cũng phải đối mặt với tình hình không khả quan trong

một vài chu kỳ ngắn. Các số liệu ở Bảng 10.4 cho thấy một số giai đoạn khó

khăn mà những nhà đầu tư đó đã trải qua.

Bạn nghĩ gì về những điều có thể xảy ra với Munger, Simpson và Ruane nếu

họ chỉ là những nhà quản lý non trẻ bắt đầu công việc trong một môi trường

không thể nhìn thấy giá trị hoạt động đầu tư của một năm, hay thậm chí chỉ là

của một quý. Khi đó, hẳn là họ sẽ phải chật vật với những khoản thua lỗ khổng

lồ của các khách hàng.

Bảng 10.2 Lou Simpson, GEICO

Tạo ra sự thay đổi trong danh mục đầu tư

Đừng bao giờ bị ru ngủ bởi ý nghĩ rằng vì danh mục đầu tư tập trung đôi lúc

tách biệt với giá cả của thị trường chứng khoán nên bạn không cần thường

xuyên nghiên cứu cẩn thận. Cứ cho là một nhà đầu tư tập trung không nên

phụ thuộc vào những thay đổi bất thường của thị trường chứng khoán, nhưng

bạn cần luôn nhận thức sâu sắc về những biến động kinh tế của các công ty

trong danh mục đầu tư của bạn. Luôn có những thời điểm để mua hoặc bán

một loại cổ phiếu nào đó.

Bảng 10.4

Quyết định mua: Một chỉ dẫn đơn giản

Khi cân nhắc tiến hành thêm một vụ đầu tư mới, trước tiên, Buffett thường

xem lại những loại cổ phiếu mà ông đang sở hữu để đánh giá xem liệu vụ

đầu tư mới này có đem lại hiệu quả tốt hơn hay không. Charlie Munger nhấn

mạnh: "Tất cả những gì Buffett nói rất hữu ích đối với bất cứ nhà đầu tư nào.

Với mỗi cá nhân, thứ tốt nhất mà chúng ta có đó là phương pháp đo lường".

Các sự kiện sắp xảy ra là một trong bí quyết làm tăng giá trị danh mục đầu tư

quan trọng nhất nhưng thường bị bỏ sót. Charlie nói: "Nếu loại cổ phiếu

mới mà bạn định mua không tốt hơn cổ phiếu mà bạn đang có, bạn đừng mua

chúng. Nó sẽ loại bỏ 99% những gì bạn xem xét".

Quyết định bán: Hai lý do xác đáng để tiến hành từ từ

Đầu tư tập trung là một chiến lược đầu tư dài hạn. Nếu bạn hỏi Buffett rằng

thời gian nắm giữ bao lâu là lý tưởng nhất, chắc chắn Buffett sẽ trả lời là

"chừng nào công ty vẫn hoạt động hiệu quả hơn thị trường và cách thức quản

lý hợp lý tạo ra thu nhập cao cho nó thì chừng đó bạn hãy cứ nắm giữ cổ

phiếu của công ty đó". Ông giải thích "không giao dịch gì giúp chúng ta có

những hành vi thông minh".

Nếu bạn sở hữu một công ty kém cỏi, hãy bán cổ phiếu của công ty đó để thu

hồi vốn. Nếu không, gần như bạn sẽ không thu được gì từ nó trong suốt quãng

thời gian dài. Ngược lại, nếu bạn sở hữu một công ty làm ăn rất hiệu quả, thì

việc cuối cùng bạn nên làm mới là bán cổ phiếu của nóđi".

Chiến lược quản lý danh mục đầu tư nghe có vẻ "thụ động" này (vì ít tiến hành

các giao dịch) có thể lạ lùng và bị những nhà đầu tư cổ phiếu chủ động chế

giễu. Tuy nhiên, bên cạnh việc đem lại mức tăng trưởng lợi nhuận cao hơn

mức trung bình của thị trường, chiến lược này còn mang lại hai lợi ích kinh tế

hết sức quan trọng nữa:

1. Giảm chi phí giao dịch: Đây là lợi ích cơ bản, có thể dễ dàng nhận ra của

chiến lược này. Mỗi khi bạn thực hiện một giao dịch mua hay bán, bạn đều

phải trả phí môi giới và nó làm giảm thu nhập củabạn.

2. Tăng lợi nhuận sau thuế cho nhà đầu tư: Mỗi khi bạn bán một loại cổ phiếu

nào đó và có lợi nhuận so với lúc mua, bạn sẽ bị đánh thuế thu nhập vào

khoản lợi nhuận đó. Vậy giải pháp là: Hãy để cổ phiếu đấy. Vì nếu bạn đặt

những khoản thu đúng chỗ (tức, những khoản thu chưa thực hiện), số tiền

của bạn sẽ còn tăng thêm rất nhiều. Nhìn chung, các nhà đầu tư thường đánh

giá thấp giá trị to lớn của các khoản thu chưa thực hiện. Buffett gọi các khoản

thu này là "khoản vay không tính lãi suất từ kho bạc".

Để làm rõ điểm này, Buffett đề nghị chúng ta hãy thử hình dung xem điều gì

sẽ xảy ra nếu chúng ta mua một cổ phiếu với giá 1 đô la mà cuối năm giá trị

của nó sẽ tăng lên gấp đôi. Nếu bạn bán cổ phiếu đó đi vào cuối năm đầu tiên,

bạn sẽ thu được khoản lãi ròng là 0,66 đô la (với giả định là bạn phải chịu

mức thuế thu nhập là 34%). Rồi bạn tái đầu tư số tiền 1,66 đô la, và nó lại

tăng giá trị lên gấp đôi vào cuối năm. Nếu như năm nào, khoản đầu tư

cũng tăng giá trị lên gấp đôi, và bạn cứ bán đi vào cuối năm, rồi nộp thuế,

sau đó tiếp tục tái đầu tư thì đến cuối năm thứ 20, bạn sẽ có một khoản lãi

ròng là 25.200 đô la sau khi nộp 13.000 đô la tiền thuế. Trong khi đó, nếu bạn

mua cổ phiếu giá 1 đô la mà giá trị của nó cũng tăng gấp đôi mỗi năm, nhưng

bạn không bán đi cho đến khi kết thúc năm thứ hai mươi. Khi đó, bạn sẽ thu

được khoản lãi ròng là 692.000 đô la sau khi nộp 356.000 đô la tiền thuế.

Như vậy, chiến lược tối ưu nhất để đạt được khoản lợi nhuận sau thuế lớn là

luôn giữ tỉ lệ thu nhập hàng năm của danh mục đầu tư từ 0% đến 20%. Để

giữ tỉ lệ thu nhập hàng năm thấp, bạn có thể thực hiện hai chiến lược sau. Một

là, hãy gắn nó với một quỹ tương hỗ, theo định nghĩa, tỉ lệ thu nhập tính theo

năm của các quỹ này rất thấp. Tuy nhiên, những ai thích phong cách đầu tư

chủ động hơn có thể áp dụng chiến lược thứ hai: đầu tư tậptrung.

Những khó khăn khi thực hiện chiến lược đầu tư tập trung

Mục đích của tôi là đưa ra những lập luận cho chiến lược đầu tư tập trung mà

nhờ nó, Buffett đã gặt hái được những thành công lớn. Song, sẽ là thiếu sót

nếu như tôi không đề cập đến hậu quả tất yếu của chiến lược này. Đó là tính

không ổn định cao của giá chứng khoán. Bởi lẽ, khi danh mục đầu tư của bạn

chỉ tập trung vào một vài công ty, thì một thay đổi bất kỳ về giá của mỗi loại

chứng khoán trong danh mục sẽ có tác động lớn đến danh mục của bạn.

Khả năng đối phó với sự bất ổn định này có tính chất quyết định đối với thành

công của doanh nghiệp và khả năng xử lý bình tĩnh của bạn. Hãy xem những

tác động của tâm lý con người đối với kết quả đầu tư được đề cập trong

Chương 11.

Các vấn đề tài chính luôn là những vấn đề ảnh hưởng nhiều nhất đến tâm lý

của tất cả chúng ta. Có lẽ, điều này chẳng bao giờ thay đổi. Tuy nhiên, tại cùng

một thời điểm, nếu cảm xúc quá mạnh có thể khiến hành động của bạn không

sáng suốt. Cách khắc phục là bạn phải kiềm chế cảm xúc của mình. Điều đó sẽ

đơn giản hơn nếu bạn hiểu những yếu tố cơ bản nhất về tâm lý con người.

Thách thức đối với thành công

Buffett không gặp khó khăn với vấn đề tâm lý vì ông rất am hiểu yếu tố cảm

xúc trong lĩnh vực đầu tư. Thách thức đối với ông là việc duy trì tỉ lệ thu nhập

mà những người khác kỳ vọng ở ông. Thứ nhất, trong những năm trở lại đây,

Buffett rất khó tìm được những loại cổ phiếu theo tiêu chí của ông. Đây là vấn

đề về thị trường. Thứ hai, bạn cần có một mức doanh thu kinh tế lớn để duy

trì định hướng khi phải điều hành một công ty với số vốn 100 tỷ đô la. Đây là

vấn đề về quy mô.

Buffett giải thích: "Trong một vài năm trước đây, một vụ đầu tư trị giá 10

triệu đô la có thể khiến chúng ta băn khoăn. Hiện nay, kết hợp 10 cơ hội như

vậy và tăng gấp 3 giá trị mỗi cơ hội sẽ chỉ tăng giá trị thuần của Berkshire lên

0,25%. Bây giờ, chúng ta cần những vụ đầu tư thật lớn để thu về lợi nhuận

đáng kể nhưng thật khó để tìm được một vụ đầu tư như vậy". Kể từ đầu năm

2002, giá trị thuần của Berkshire tiếp tục tăng lên và có lẽ việc tìm kiếm

những cơ hội lớn đó ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Thông tin tốt cho hầu hết các nhà đầu tư là họ có thể gạt đi lo lắng. Một tin

tốt khác là nền tảng của việc đầu tư tập trung vẫn có tác dụng bất kể quy mô

vốn của bạn như thế nào. Dù bạn có bao nhiêu tiền, bạn sẽ luôn muốn làm

theo đúng như những gì Buffett đã làm: Khi thấy một sự kiện có khả năng lợi

nhuận cao, hãy đặt cược lớn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#truyện