PTBCTC2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Slide số 6

Pepsico và coca đạt lợi nhuận cao nhất?

Lực 1: Đối thủ hiện tại

Trên thị trường nước giải khát Việt Nam có rất nhiều công ty nước giải khát như: Tribeco, Coca-cola, Pepsi, Wonderfarm…Trong đó, nổi bật lên với 2 đại gia lớn nhất trong ngành là Coca-cola và pepsi. Sự cạnh tranh giữa các công ty trong ngành là rất cao vì luôn có nhiều sự chọn lựa cho khách hàng, các công ty trong ngành không ngừng nâng cao sản xuất, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm thu hút khách hàng. Tóm lại sự cạnh tranh trong ngành là cao bởi vậy đòi hỏi coca-cola và pepsi phải nỗ lực trong các hoạt động, đảm bảo và mở rộng thị trường tại Việt Nam dựa trên những thuận lợi sẵn có.

2 Đối thủ tiềm ẩn

Trên thị trường nước giải khát Việt Nam Cocacola và Pepsico là 2 công ty nước giải khát lớn,  bên cạnh đó còn có những hãng nước giải khát khác như Tribeco, Tân Hiệp Phát…Coca-cola có mặt trên thị trường việt Nam năm 1960 và pepsico có mặt tại Việt Nam 1991 đã trở nên quen thuộc và được sự ủng hộ của người tiêu dùng Việt Nam. Dưới sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường nước giải khát như hiện nay  thì rào cản gia nhập ngành của đối thủ là rất cao, tuy nhiên coca-cola và pepsi cũng phải luôn đưa ra những chiến lược và sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thui trường vì đây cũng là một ngành hấp dẫn, nhu cầu đa dạng nên đối thủ tiềm ẩn luôn có.

3. Đe dọa sản phẩm thay thế

Trên thị trường nước giải khát cạnh tranh gay gắt như hiện nay, yếu tố giá cả,chất lượng, các yếu tố khác như môi trường văn hóa, xã hội, công nghệ cũng ảnh hưởng đến sự đe dọa sản phẩm thay thế. Hiện nay sản phẩm thay thế đó là các loại nước được chế biến tại các quán nước như: nước ép từ trá cây tươi, nước dừa, cà phê, trái cây…Coca và pepsi cần có những phương án đầu tư nghiên cứu và chế biến các sản phẩm tươi ngon, nguyên chất, hợp vệ sinh, đa chủng loại và mới lạ để thu hút người tiêu dùng.

4.Năng lực thương lượng của người mua

Đây là ngành có nhiều khách hàng và các nhà cung cấp nước giải khát hiện nay trên thị trường cũng rất nhiều, hình thức nước giải khát hiện nay cũng rất đa dạng. Người mua ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn giữa các hãng trong ngành và với sự ra đời của tổ chức, hiệp hội người tiêu dùng thì năng lực thương lượng của người mua ngày càng nâng cao hơn so với trước đây. Vì vậy, coca-cola và pepsi phải nỗ lực đảm bảo đáp ứng được nhu cầu và làm thõa mãn khách hàng với việc cung cấp sản phẩm với chất lượng tốt hơn, an toàn hơn, đảm bảo không gây hại cho sức khỏe

5.Năng lực thương lượng của nhà cung cấp

Pepsi và coca tự sản xuất siro và mua các nguyên liệu đầu vào khác, 2 công ty ký hợp đồng mua chai/hộp với nhà cung cấp, bê n cạnh đó cũng có một số nguyên liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài . Nhưng đối với Coca và pepsi là những doanh nghiệp lâu đời thì mối quan hệ với nhà cung cấp đã thiết lập từ lâu, khá bền chặt, nhưng công ty cũng phải đảm bảo nguồn nguyên liệu từ nhiều nhà cung cấp khác nhau nhằm tránh rủi ro.

Slide11

 Fred cho rằng, “Tôi thích nhất những chuẩn mực kế toán loại bỏ tất cả quyền tự do lựa chọn của ban giám đốc khi lập báo cáo tài chính – bằng cách đó, tôi có thể đồng nhất các con số cho tất cả các công ty và không cần phải phân tích kế toán”. Bạn có đồng ý không? Tại sao đồng ý hay không đồng ý?

Không đồng ý.

a.Mục đích và tấm quan trọng của phân tích kế toán

Phân tích kế toán nhằm đánh giá mức độ doanh nghiệp áp dụng kế toán, phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của công ty.Phân tích kế toán tốt sẽ tăng độ tin cậy cho báo cáo tài chính để có những đánh giá bước đầu về thông tin, số liệu trên BCTC liệu có hợp lý hay không?

Thông tin kế toán sẽ phản ánh tình hình hoạt động của công ty ít hơn nếu ban giám đốc không thể linh hoạt  lựa chọn chính sách kế toán

Vd :Những chính sách như: khấu hao, những khoản ước tính, dự phòng, pp đánh giá hàng tồn kho… cần có chính sách cụ thể do ban giám đốc lựa chọn.

Việc đồng nhất các con số cho tất cả các công ty và không cần phân tích kế toán sẽ làm giảm độ tin cậy của BCTC, người đọc sẽ không đánh giá được tình hình hoạt động hiện tại của công ty, chính sách công ty áp dụng là gì, rủi ro của công ty trong tương lai…Vì vậy, quy trình phân tích kế toán là quy trình thiết yếu để đánh giá chất lượng kế toán thông qua đánh giá các chính sách và các ước tính kế toán.

Slide 16

Một công ty ghi nhận chi phí nợ khó đòi trên cơ sở dồn tích khi lập báo cáo tài chính và trên cơ sở tiền khi lập báo cáo thuế. Trên BCTC năm 2009, công ty báo cáo số dư đầu năm và cuối năm của Nợ phải thu khó đòi lần lượt là 1.200 triệu và 1.650 triệu và số dư phải thu quá hạn là 550 triệu USD. Thuế suất áp dụng là 40%. Tài sản thuế hoãn lại phát sinh từ chênh lệch giữa kế toán và cơ sở thuế là bao nhiêu? Nếu 30% tài sản được cho rằng không thể thu hồi, nghiệp vụ sẽ được ghi nhận như thế nào? Là một nhà phân tích tài chính, bạn sẽ hỏi giám đốc điều hành như thế nào về tài sản thuế hoãn lại?

      Số dư cuối kỳ nợ phải thu khó đòi là 1.650 triệu

Số dư phải thu quá hạn là 550 triệu

Vì công ty ghi nhận chi phí nợ khó đòi trên cơ sở dồn tích khi lập báo cáo tài chính và trên cơ sở tiền khi lập báo cáo thuế nên có xảy ra chênh lệch giữa kế toán và thuế.

Tổng chi phí liên quan đến nợ phải thu khó đòi kế toán ghi nhận trong kỳ là 1.650 triệu

Tuy nhiên cơ quan thuế chỉ chấp nhận chi phí hợp lí trong kỳ là 550 triệu là số dư phải thu đã quá hạn (theo cơ sở tiền)

Vậy chi phí theo kế toán > chi phí theo thuế => chênh lệch tạm thời được khấu trừ, làm phát sinh tài sản thuế thu nhập hoãn lại.

Tài sản thuế hoãn lại phát sinh : ( 1.650 – 550) * 0.4  = 440 triệu

      Bút toán ghi nhận:

Xóa sổ nợ phải thu khó đòi:

N642          495 triệu

      C139                495 triệu

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro