PTBCTC3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Slide 4: những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngành:

1.      Đối thủ hiện tại

Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh. Các doanh nghiệp có thể cạnh tranh trên quy mô giá cả và phi giá cả ( như nhãn hiệu, công nghệ, chất lượng…). Trong một ngành các yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ:

·         Tốc độ tăng trưởng ngành

·         Mức độ tập trung/phân tán

·         Sự khác biệt và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp

·         Quy mô kinh tế, tỉ lệ định phí – biến phí

Ngành lớn mạnh, nổi trội à cạnh trạnh thấp, ngành ko cần quy mô lớn à nhiều DN tham gia à cạnh tranh cao.

Định phí > biến phí à cạnh tranh cao về giá.

·         Vượt công suất và ko bị rào cản

Đối thủ mới vào/ đối thủ tiềm ẩn

Đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau

+ Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành.

+Những rào cản gia nhập ngành : là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn

·         Quy mô kinh tế: Vốn, nguồn lực(Nguyên vật liệu đầu vào ( Bị kiểm soát ), Bằng cấp , phát minh sáng chế, Nguồn nhân lực, sự bảo hộ của chính phủ ....), công nghệ

·         Các yếu tố thương mại, nắm được các kênh phân phối và các mqh ( Hệ thống phân phối, thương hiệu , hệ thống khách hàng ...)

·         Thuận lợi của người khai phá đầu tiên: các DN đã ở lâu năm trong ngành, đã áp đặt luật lệ đối với ng cung cấp, ng mua…

·         Rào cản pháp lý: đối với những ngành có quy định riêng về pháp lý ( quy định về vốn điều lệ, quy định về chứng chỉ hành nghề…)

Sản phẩm thay thế

Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành.

Đe dọa từ sp thay thế phụ thuộc vào: giá cả tương đối và hiệu quả cạnh tranh cùng với sự thỏa mãn của khách hàng. Áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản phẩm trong ngành, thêm vào nữa là các nhân tố về giá, chất lượng, các yếu tố khác của môi trường như văn hóa, chính trị, công nghệ cũng sẽ ảnh hưởng tới sự đe dọa của sản phẩm thay thế.

Quyền lực đàm phán của người mua

Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.

Khách hàng được phân làm 2 nhóm:

+ Khách hàng lẻ

+ Nhà phân phối

Cả hai nhóm đều gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là người điểu khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng.

Các tác động đến áp lực cạnh tranh từ khách hàng đối với ngành:

+ mức độ nhạy cảm về giá: KH nhạy cảm hơn khi ko có sự khác biệt về hình thức, chất lượng và chi

phí chuyển đổi nhà cung cấp thấp. Ngoài ra còn phụ thuộc vào mức độ quan trọng của sp trong cơ cấu giá thành của KH

+ quyền lực đàm fán: ( Slide)

Quyền lực đàm phán của nhà cung cấp

Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.

Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp : Trong vấn đề này ta nghiên cứu khả năng thay thế những nguyên liệu đầu vào do các nhà cung cấp và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp (Switching Cost).

       Thông tin về nhà cung cấp : Trong thời đại hiện tại thông tin luôn là nhân tố thúc  đẩy sự phát triển của thương mại, thông tin về nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp.

Câu 3 slide 13:

Chính sách kế toán: Là các nguyên tắc, cơ sở và phương pháp kế toán cụ thể được doanh nghiệp áp dụng trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính

Doanh nghiệp phải lựa chọn và áp dụng chính sách kế toán nhất quán đối với các giao dịch, sự kiện tương tự. Chỉ được thay đổi chính sách kế toán khi :

(a) Có sự thay đổi theo quy định của pháp luật hoặc của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán; hoặc

(b) Sự thay đổi sẽ dẫn đến báo cáo tài chính cung cấp thông tin tin cậy và thích hợp hơn về ảnh hưởng của các giao dịch và sự kiện đối với tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp

Việc áp dụng chính sách kế toán là trách nhiệm của BGĐ. Mục đích của việc BGĐ thay đổi chính sách kế toán: giúp BGĐ có chiến lược trao đổi thông tin hoặc che giấu thông tin hiệu quả

Khi một  công ty tự động thay đổi chính sách kế toán, nhà phân tích cần xem xét:

§   tình hình kinh doanh, chiến lược kinh doanh hiện tại của công ty là gì: vì có thể tình hình kinh doanh của công ty thay đổi bất thường, nên cần phải có những chính sách kế toán mới cho phù hợp. Sau đó cần xét xem sự thay đổi đó là phù hợp hay ko phù hợp à nếu phù hợp thì việc thay đổi là cần thiết.

Vd:

§   có động cơ để xảy ra gian lận không( nêu các động cơ)

§   có dấu hiệu nghi ngờ có gian lận kế toán ( nêu các dấu hiệu, chỉ tiêu)

Nếu ko có động cơ hoặc dấu hiệu gian lận à việc thay đổi chính sách kế toán không làm giảm sự trung thực, hợp lý của BCTC.

Khi chính sách kế toán được doanh nghiệp tự nguyện thay đổi có ảnh hưởng đến kỳ hiện tại hoặc một kỳ kế toán nào đó trong qúa khứ hoặc các kỳ trong tương lai, doanh nghiệp phải trình bày những thông tin sau:

- Bản chất của sự thay đổi chính sách kế toán;

- Lý do của việc áp dụng chính sách kế toán mới đem lại thông tin đáng tin cậy và phù hợp hơn;

- Các khoản được điều chỉnh vào kỳ hiện tại và mỗi kỳ trước như: Từng khoản mục trên báo cáo tài chính bị ảnh hưởng và chỉ số lãi trên cổ phiếu

-  Khoản điều chỉnh liên quan đến các kỳ sớm nhất

à xét xem doanh nghiệp có trình bày đầy đủ các yêu cầu trên hay chưa.

Kết luận: phải xem xét các yếu tố trên để Quyết định có đầu tư vào công ty đó hay không, không nên chỉ vì công ty có thay đổi chính sách kế toán mà ko đầu tư

Slide 22: (bán thương phiếu)

Nếu thương phiếu được xem như là đã bán

Doanh nghiệp đã chuyển giao quyền sở hữu thương phiếu cho ng mua ( Ngân hàng)

Ghi nhận tăng tiền hoặc các khoản phải thu, ghi giảm đầu tư tài chính dài hạn (thương phiếu 2 năm) và ghi nhận doanh thu từ hoạt động tài chính.

à      

Tác động đến BCĐKT:

-          Tăng tiền or khoản phải thu :  $ 208.978

-          Giảm đầu tư tài chính dài hạn: $ 200.000

Tác động đến BCKQHĐKD:

-     DT HĐTC:  $ 8.978

Nếu thương phiếu được xem như cung cấp TS thế chấp cho một khoản vay Ngân hàng.

Thương phiếu lúc này vẫn là TS của doanh nghiệp, và doanh nghiệp vẫn nhận lãi hàng kỳ.

Do đó doanh nghiệp sẽ ko ghi nhận gì về việc giảm thương phiếu trên sổ kế toán mà chỉ theo dõi riêng thương phiếu này

Ngoài ra, doanh nghiệp ghi nhận khoản tiền vay Ngân hàng, hàng kỳ theo ghi nhận doanh thu từ hoạt động tài chính ( lãi từ thương phiếu), đồng thời ghi tăng chi phí lãi vay.

à

      BCĐKT: tài sản: ghi tăng tiền ( số nhận được từ vay Ngân hàng), NV: tăng vay nợ Ngân hàng.

      BCKQHĐKD: ghi tăng dt hđ tài chính( lãi thg phiếu) và tăng cp tài chính( lãi vay).

Các câu hỏi :

1.       DN ghi nhận lãi thương phiếu và lãi vay theo phương thức lãi định kỳ, lãi trước hay lãi sau?

2.       DN phân bổ chi phí, doanh thu trong năm hiện hành như thế nào? Cơ sở ước tính?

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro