quy trinh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Quy trinh

Phần thứ nhất

Phạm vi áp dụng

Q.1. Quy trình kỹ thuật an toàn điện được ban hành chủ yếu nhằm mục đích gì?

Đáp án:

          1. Quy định về pháp lý trong công tác kỹ thuật an toàn.

          2. Đảm bảo an toàn lao động sản xuất trong ngành điện.

          3. *Đảm bảo phòng tránh các tai nạn do điện gây ra đối với con người.

Q.2. Chỉ được chỉ thị hoặc ra mệnh lệnh cho những người như thế nào?

Đáp án:

1.     Đã được học tập, sát hạch quy trình.

2.     Hiểu rõ những việc sẽ phải thừa hành.

3.     *Cả hai yêu cầu trên.

Q.3. Khi người lãnh đạo của mình ra mệnh lệnh trái với quy trình thì người nhận lệnh có quyền thực hiện việc nào sau đây?

Đáp án:

1.     Kiên quyết không chấp hành.

2.     *Không chấp hành nhưng phải đưa ra được lý do.

3.     Vẫn phải chấp hành nhưng có quyền báo cáo cấp trên.

Q.4. Với mệnh lệnh trái quy trình, người nhận lệnh không chấp hành và nêu lý do nhưng người ra lệnh không chấp thuận thì người nhận lệnh xử trí thế nào?

Đáp án:

1.     Vẫn phải chấp hành.

2.     Kiên quyết không chấp hành.

3.     *Không chấp hành và báo cáo cấp trên.

Q.5. Khi anh (chị) phát hiện cán bộ, công nhân vi phạm quy trình hoặc có hiện tượng đe dọa đến tính mạng con người và thiết bị thì cần xử trí như thế nào?

Đáp án:

1.     Nhắc nhở ngay.

2.     Lập tức ngăn chặn.

3.     *Lập tức ngăn chặn, đồng thời báo cáo cấp trên.

Q.6. Những người nào có nhiệm vụ kiểm tra và đề ra các biện pháp an toàn lao động trong đơn vị của mình?

Đáp án:

1.     *Đơn vị trưởng, tổ trưởng, cán bộ kỹ thuật.

2.     Toàn thể CBCNV trong đơn vị.

3.     Tất cả những người kể trên.

Q.7. Cán bộ an toàn của đơn vị có trách nhiệm và quyền hạn gì sau đây?

Đáp án:

1.     Kiểm tra, lập biên bản.

2.     Ghi phiếu thông báo an toàn để nhắc nhở.

3.     *Thực hiện cả hai việc trên.

Q.8. Trong trường hợp vi phạm các biện pháp an toàn có thể dẫn đến tai nạn thì phải có biện pháp gì?

Đáp án:

1.     Báo cáo người có thẩm quyền để xin ý kiến chỉ đạo.

2.     Ngừng ngay mọi công việc và rút khỏi nơi làm việc.

3.     *Đình chỉ công việc cho đến khi thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn mới được tiếp tục tiến hành công việc.

Q.9. Những đối tượng nào sau đây có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh quy trình kỹ thuật an toàn điện?

Đáp án:

1.     Tất cả CBCNV trong Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.

2.     *CBCNV trong và ngoài Tổng Công ty Điện lực Việt Nam khi làm việc ở công trình và thiết bị điện do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam quản lý.

3.     Tất cả CBCNV trực tiếp quản lý vận hành, sửa chữa, thí nghiệm và xây dựng đường dây, trạm điện trên đất nước Việt Nam.

Q.10. Quy trình kỹ thuật an toàn điện quy ước chia ra các loại điện áp nào sau đây?

Đáp án:

1.     *Điện hạ áp và cao áp.

2.     Điện hạ áp, trung áp và cao áp.

3.     Điện hạ áp, trung áp, cao áp và siêu cao áp.

Q.11. Quy trình kỹ thuật an toàn điện quy ước thế nào điện hạ áp?

Đáp án:

1.     0,4 kV.

2.     *Dưới 1000 V.

3.     Đến 1000 V.

Q.12. Quy trình kỹ thuật an toàn điện quy ước thế nào về điện cao áp?

Đáp án:

1.     Trên 1000 V.

2.     *Từ 1000 V trở lên.

3.     Cả hai quy ước trên đều đúng.

Điều kiện được công tác trong ngành điện

Q.13. Phải tổ chức khám sức khoẻ cho cán bộ, công nhân quản lý vận hành, sửa chữa điện định kỳ là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     1 năm 2 lần.

2.     *1 năm 1 lần.

3.     2 năm 1 lần.

Q.14. Phải tổ chức khám sức khoẻ cho cán bộ, công nhân làm thí nghiệm điện định kỳ là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     *1 năm 2 lần.

2.     1 năm 1 lần.

3.     2 năm 1 lần.

Q.15. Phải khám lại sức khoẻ trước khi làm việc cho những người làm việc ở độ cao trên bao nhiêu mét?

Đáp án:

1.     20 mét.

2.     30 mét.

3.     *50 mét.

Q.16. Nhân viên mới vào phải tổ chức học tập như thế nào trước khi giao nhiệm vụ?

Đáp án:

1.     Được nhân viên có kinh nghiệm kèm cặp.

2.     Sát hạch đạt yêu cầu về trình độ kỹ thuật và kỹ thuật an toàn.

3.     *Phải đủ hai yêu cầu trên.

Q.17. Công nhân, kỹ thuật viên, kỹ sư trực tiếp sản xuất phải được kiểm tra quy trình KTAT điện định kỳ thời gian là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     *1 năm.

2.     2 năm.

3.     3 năm.

Q.18. Trưởng, phó đội sản xuất, chi nhánh điện (hoặc các cấp tương đương), kỹ thuật viên phải được kiểm tra quy trình KTAT điện định kỳ thời gian là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     1 năm.

2.     *2 năm.

3.     3 năm.

Các thao tác thực hiện theo phiếu và không theo phiếu

Q.19. Thao tác trên thết bị điện cấp điện áp bao nhiêu thì phải chấp hành phiếu thao tác?

Đáp án:

1.     Dưới 1000 vôn.

2.     *Từ 1000 vôn trở lên.

3.     Tất cả các cấp điện áp.

Q.20. Những người nào sau đây được viết phiếu thao tác?

Đáp án:

1.     Trưởng, phó Điện lực, Trưởng ca điều độ miền (A0, A1, B1).

2.     Trưởng, phó hoặc công nhân bậc cao đội quản lý vận hành.

3.     *Cán bộ phương thức, trưởng ca, cán bộ kỹ thuật, trưởng kíp hoặc trực chính.

Q.21. Phiếu thao tác phải đảm bảo yêu cầu gì mới có hiệu lực để thực hiện?

Đáp án:

1.     *Người duyệt phiếu kiểm tra, ký duyệt.

2.     Báo cáo nội dung thao tác với trực ca cấp trên.

3.     Người viết đã kiểm tra đầy đủ chính xác theo sơ đồ.

Q.22. Khi xảy ra tai nạn hoặc sự cố, xét thấy có thể gây ra hư hại thiết bị, công nhân vận hành được phép làm gì?

Đáp án:

1.     Phải đứng xa thiết bị đó ít nhất 5 mét nếu trong nhà, 10 mét nếu ngoài trời.

2.     Cắt máy cắt hoặc cầu dao không cần có lệnh hoặc phiếu và phải ghi vào sổ nhật ký vận hành.

3.     *Cắt máy cắt hoặc cầu dao không cần có lệnh hoặc phiếu, nhưng sau đó phải báo cho nhân viên vận hành cấp trên và người phụ trách đơn vị biết nội dung những công việc đã làm và phải ghi vào sổ nhật ký vận hành.

Q.23. Những thao tác như thế nào thì được phép thực hiện theo lệnh?

Đáp án:

1.     Những thao tác chỉ có một động tác đóng, cắt một thiết bị (như máy cắt, cầu dao).

2.     Đóng, cắt, xử lý sự cố do trưởng ca điều độ Quốc gia, điều độ Miền, điều độ Điện lực hoặc trưởng ca nhà máy ra lệnh.

3.     *Cả hai trường hợp trên.

Điều kiện đảm bảo an toàn khi thực hiện thao tác

Q.24. Người ra lệnh đóng, cắt điện phải thực hiện những gì trước khi ra lệnh, giao phiếu cho người đi thao tác?

Đáp án:

1.     Viết đầy đủ nội dung, đúng thứ tự hạng mục và báo cáo điều độ cấp trên.

2.     *Kiểm tra lại lần cuối cùng trình tự thao tác, sơ đồ lưới điện và ký vào phiếu.

3.     Phải thực hiện đủ cả hai công việc trên.

Q.25. Người ra lệnh đóng, cắt điện được coi là hoàn thành nhiệm vụ khi nào?

Đáp án:

1.     Đã ký vào phiếu.

2.     Đã giao phiếu cho người đi thao tác.

3.     *Người thực hiện báo cáo đã thao tác xong.

Q.26. Thao tác đóng, cắt điện ở hệ thống điện cao áp được phép có mấy người thực hiện?

Đáp án:

1.     *Hai người.

2.     Trong trường hợp đặc biệt có thể có một người.

3.     Cả hai trường hợp trên.

Q.27. Người thao tác và người giám sát phải có trình độ an toàn bao nhiêu?

Đáp án:

1.     Người giám sát từ bậc III trở lên, người thao tác từ bậc IV trở lên.

2.     *Người thao tác từ bậc III trở lên, người giám sát từ bậc IV trở lên.

3.     Người thao tác từ bậc IV trở lên, người giám sát bậc V.

Q.28. Khi thực hiện nhiệm vụ thao tác, ai là người phải chịu trách nhiệm chính về việc thao tác?

Đáp án:

1.     Người thao tác.

2.     Người giám sát.

3.     *Cả hai người trên.

Q.29. Khi thời tiết như thế nào thì cấm đóng, cắt điện, thay cầu chì đối với thiết bị ngoài trời?

Đáp án:

1.     Trời có sương mù, mưa phùn ẩm ướt.

2.     Trời đang kéo cơn, sắp có mưa, dông, sét.

3.     *Có mưa to nước chảy thành dòng trên thiết bị và dụng cụ an toàn hoặc đang có dông, sét.

Q.30. Đóng và cắt máy cắt, cầu dao cách ly truyền động bằng tay phải mang dụng cụ an toàn gì?

Đáp án:

1.     Mang găng tay cách điện.

2.     Mang găng tay cách điện, đi ủng và đứng trên ghế cách điện.

3.     *Mang găng tay cách điện, đi ủng hoặc đứng trên ghế cách điện.

Năm quy định đối với người thao tác và người giám sát

Q.31. Trong điều kiện vận hành bình thường, khi nhận phiếu đi thao tác người thao tác và người giám sát phải chấp hành quy định nào sau đây?

Đáp án:

1.     Đọc kỹ phiếu và kiểm tra lại nội dung theo sơ đồ, nếu chưa rõ phải hỏi lại người ra lệnh.

2.     Cùng ký vào phiếu rồi đem đến địa điểm thao tác.

3.     *Phải thực hiện cả hai việc trên.

Q.32. Trong điều kiện vận hành bình thường, người thao tác và người giám sát khi tới hiện trường, trước khi thực hiện nhiệm vụ thao tác phải chấp hành quy định nào sau đây?

Đáp án:

1.     Phải kiểm tra lại một lần nữa theo sơ đồ (nếu có) và đối chiếu vị trí thiết bị trên thực tế đúng với nội dung ghi trong phiếu.

2.     Kiểm tra xung quanh hay trên thiết bị nếu không có gì trở ngại mới được phép thao tác.

3.     *Phải thực hiện cả hai việc trên.

Q.33. Trong điều kiện vận hành bình thường, người thao tác và người giám sát khi thực hiện thao tác phải chấp hành quy định nào sau đây?

Đáp án:

1.     Người giám sát đọc to từng động tác theo thứ tự ghi trong phiếu. Người thao tác phải nhắc lại, người giám sát ra lệnh “đóng” hoặc “cắt”... người thao tác mới được làm động tác.

2.     Mỗi động tác đã thực hiện xong, người giám sát phải đánh dấu vào mục tương ứng trong phiếu.

3.     *Phải thực hiện cả hai việc trên.

Q.34. Trong khi thao tác, nếu thấy nghi ngờ gì về động tác vừa làm thì xử lý như thế nào?

Đáp án:

1.     Báo cáo người ra lệnh để kiểm tra lại và xin ý kiến.

2.     *Ngừng ngay công việc để kiểm tra lại toàn bộ rồi mới tiếp tục tiến hành.

3.     Nếu không thấy xảy ra sự cố gì thì để nguyên và tiếp tục thao tác các hạng mục tiếp theo.

Q.35. Trong khi thao tác, nếu thao tác sai hoặc gây sự cố thì xử lý như thế nào?

Đáp án:

1.     Phải thao tác trả lại về vị trí ban đầu.

2.     *Phải ngừng ngay và báo cho người ra lệnh biết.

3.     Căn cứ tình hình thực thế mà thực hiện một trong hai việc trên.

Q.36. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thao tác, sau khi đã xử lý xong việc thao tác sai hoặc gây sự cố, nếu có thao tác tiếp tục thì thực hiện phiếu như thế nào?

Đáp án:

1.     *Theo phiếu mới.

2.     Theo phiếu đang thực hiện.

3.     Theo phiếu đang thực hiện nhưng phải ghi nội dung thay đổi vào phiếu đó.

4.     Không cần thực hiện theo phiếu mà theo trường hợp xử lý sự cố.

Tiêu chuẩn thí nghiệm dụng cụ an toàn

Q.37. Thời hạn thử nghiệm của găng cách điện định kỳ là bao nhiêu thời gian?

Đáp án:

1.     *Sáu tháng.

2.     Một năm.

3.     Hai năm.

Q.38. Thời hạn thử nghiệm của ủng cách điện định kỳ là bao nhiêu thời gian?

Đáp án:

1.     *Sáu tháng.

2.     Một năm.

3.     Hai năm.

Q.39. Thời hạn thử nghiệm của sào cách điện định kỳ là bao nhiêu thời gian?

Đáp án:

1.     Sáu tháng.

2.     *Một năm.

3.     Hai năm.

Q.40. Thời hạn thử nghiệm của thảm cách điện định kỳ là bao nhiêu thời gian?

Đáp án:

1.     Sáu tháng.

2.     Một năm.

3.     *Hai năm.

Q.41. Thời hạn thử nghiệm của ghế cách điện định kỳ là bao nhiêu thời gian?

Đáp án:

1.     Một năm.

2.     Hai năm.

3.     *Ba năm.

Q.42. Điện áp thử nghiệm đối với sào cách điện 6kV là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     18 kV.

2.     24 kV.

3.     *40 kV.

Q.43. Điện áp thử nghiệm đối với sào cách điện 10kV là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     18 kV.

2.     30 kV.

3.     *40 kV.

Q.44. Điện áp thử nghiệm đối với sào cách điện 35kV là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     40 kV.

2.     75 kV.

3.     *105 kV.

Q.45. Điện áp thử nghiệm đối với sào cách điện 110kV là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     150,0 kV.

2.     199,5 kV.

3.     *330,0 kV.

Q.46. Điện áp thử nghiệm đối với ghế cách điện 20kV là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     *40 kV.

2.     50 kV.

3.     60 kV.

Q.47. Điện áp định mức của lưới điện cao áp thường hay gọi theo điện áp nào?

Đáp án:

1.     Điện áp pha.

2.     *Điện áp dây.

3.     Điện áp dây đối với lưới có trung tính cách ly.

Q.48. Các dụng cụ an toàn sau khi thí nghiệm đạt yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng phải tổ chức quản lý như thế nào?

Đáp án:

1.     Lập biên bản thí nghiệm.

2.     Ghi kết quả vào sổ quản lý để theo dõi.

3.     *Thực hiện cả hai việc trên.

Q.49. Đối với dụng cụ an toàn thí nghiệm không đạt yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng thì phải làm gì?

Đáp án:

1.     Ghi kết quả vào sổ quản lý để theo dõi.

2.     Lập biên bản thanh lý và loại ra, không được phép sử dụng.

3.     *Thực hiện cả hai việc trên.

Q.50. Sổ quản lý dụng cụ an toàn lập theo cách như thế nào?

Đáp án:

1.     Theo mẫu thống nhất của Công ty.

2.     *Theo mẫu thống nhất của Tổng Công ty.

3.     Đơn vị căn cứ thực tế mà lập mẫu sổ cho phù hợp mô hình quản lý.

Q.51. Những người nào có quyền xem sổ quản lý dụng cụ an toàn?

Đáp án:

1.     Tổ, đội trưởng trực tiếp và an toàn viên của tổ.

2.     Lãnh đạo đơn vị, cán bộ an toàn, tổ, đội trưởng trực tiếp.

3.     *Những người có nhiệm vụ quản lý, sử dụng các dụng cụ an toàn đó.

Biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn nơi làm việc

Q.52. Sau khi cắt điện để chuẩn bị nơi làm việc, người cắt điện phải làm gì để ngăn ngừa người khác đóng trở lại?

Đáp án:

1.     Khoá bộ truyền động bằng chốt bu lông hoặc bằng khoá.

2.     *Dùng khoá để khoá bộ truyền động, tháo cầu chảy mạch thao tác.

3.     Treo biển “Cấm đóng điện! có người đang làm việc” ở tay thao tác.

Q.53. Sau khi cắt điện máy cắt, cầu dao có bộ truyền động điều khiển từ xa để chuẩn bị nơi làm việc, người cắt điện phải làm gì để ngăn ngừa đóng nhầm trở lại?

Đáp án:

1.     Dùng khoá để khoá bộ truyền động.

2.     *Tháo cầu chảy hoặc cắt aptômát mạch điều khiển.

3.     Treo biển “Cấm đóng điện! có người đang làm việc” ở tay thao tác.

Q.54. Sau khi cắt điện để chuẩn bị nơi làm việc, người cắt điện phải treo biển gì ở tay thao tác?

Đáp án:

1.     “Cấm mở! có người đang làm việc”.

2.     * “Cấm đóng điện! có người đang làm việc”.

3.     “Cấm lại gần! Có điện nguy hiểm chết người”.

Q.55. Khi cắt điện để chuẩn bị nơi làm việc, phải thực hiện làm tiếp đất như thế nào?

Đáp án:

1.     Đấu đầu nối đất của tiếp đất di động trước sau đó lắp mỏ móc của tiếp đất vào thiết bị điện.

2.     Dùng bút thử điện chuyên dùng kiểm tra hết điện sau đó đấu phần nối đất của tiếp đất di động rồi lắp mỏ móc của tiếp đất vào thiết bị điện.

3.     *Đấu sẵn dây tiếp đất lưu động xuống đất, kiểm tra không còn điện ở phần thiết bị sẽ làm việc, sau đó lắp mỏ móc của tiếp đất vào vị trí đã kiểm tra chắc chắn hết điện.

Q.56. Hãy sắp xếp thứ tự đúng theo quy trình của bốn biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn nơi làm việc có cắt điện sau đây?

Đáp án:

1.     1) Cắt điện; 2) Thử hết điện; 3) Đấu đầu nối đất của tiếp đất sau đó tiếp đất vào thiết bị; 4) Đặt rào, treo biển “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc”.

2.     1) Cắt điện; 2) Khoá để ngăn đóng trở lại; 3) Đấu đầu nối đất của tiếp đất sau đó thử hết điện và đấu tiếp đất vào thiết bị; 4) đặt rào treo biển “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc”.

3.     *1) Cắt điện và khoá để ngăn đóng trở lại; 2) Treo biển “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc”; 3) Đấu đầu nối đất của tiếp đất sau đó thử hết điện và đấu tiếp đất vào thiết bị; 4) Đặt rào treo biển an toàn.

Cắt điện, đặt rào chắn, biển báo

Q.57. Khi cắt điện để làm việc phải đảm bảo những yêu cầu nào sau đây?

Đáp án:

1.     *Sao cho nhìn thấy rõ phần thiết bị dự định tiến hành công việc đã được cách ly khỏi các phần có điện từ mọi phía bằng dao cách ly, tháo cầu chảy, tháo đầu cáp, tháo thanh cái.

2.     Sao cho cách ly được hoàn toàn phần thiết bị dự định tiến hành công việc khỏi các phần có điện từ mọi phía bằng dao cách ly, tháo cầu chảy, tháo đầu cáp, tháo thanh cái.

3.     Sao cho phần thiết bị dự định tiến hành công việc đã được cắt điện hoàn toàn từ mọi phía bằng dao cách ly, tháo cầu chảy, tháo đầu cáp, tháo thanh cái.

Q.58. Cắt điện để làm việc cần ngăn ngừa những nguồn điện hạ áp qua các thiết bị nào?

Đáp án:

1.     Máy biến áp lực, máy phát diesel.

2.     Máy biến áp đo lường.

3.     *Cả hai đáp án trên.

Q.59. Sau khi cắt điện để công tác, ai là người treo biển “Cấm đóng điện! có người đang làm việc”?

Đáp án:

1.     Người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác.

2.     Người cho phép đơn vị công tác vào làm việc.

3.     *Nhân viên vận hành trực tiếp thao tác thiết bị đó.

Q.60. Sau khi cắt điện và công tác xong, ai là người tháo biển “Cấm đóng điện! có người đang làm việc”?

Đáp án:

1.     Người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác.

2.     Người cho phép đơn vị công tác vào làm việc.

3.     *Nhân viên vận hành trực tiếp thao tác thiết bị đó.

Q.61. Khi cắt điện để công tác, để tránh được va chạm hoặc đến gần với khoảng cách an toàn, cầu phải thực hiện như thế nào?

Đáp án:

1.     Nếu không thể cắt điện được thì phải làm rào chắn tạm thời.

2.     Phải cắt điện những phần có điện mà trong khi làm việc không thể tránh được va chạm hoặc đến gần với khoảng cách an toàn.

3.     *Thực hiện một trong hai việc trên.

Khoảng cách an toàn

Q.62. Khoảng cách an toàn không rào chắn với điện áp 6kV là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     0,6 mét.

2.     *0,7 mét.

3.     1,0 mét.

Q.63. Khoảng cách an toàn không rào chắn với điện áp 10kV là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     0,6 mét.

2.     *0,7 mét.

3.     1,0 mét.

Q.64. Khoảng cách an toàn không rào chắn với điện áp 22kV là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     0,6 mét.

2.     0,7 mét.

3.     *1,0 mét.

Q.65. Khoảng cách an toàn không rào chắn với điện áp 35kV là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     0,6 mét.

2.     0,7 mét.

3.     *1,0 mét.

Q.66. Khoảng cách an toàn không rào chắn với điện áp 110kV là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     1,0 mét.

2.     *1,5 mét.

3.     2,5 mét.

Q.69. Khoảng cách an toàn từ rào chắn đến vật mang điện điện áp 6kV là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     *0,35 mét.

2.     0,60 mét.

3.     0,70 mét

Q.70. Khoảng cách an toàn từ rào chắn đến vật mang điện điện áp 10kV là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     *0,35 mét.

2.     0,60 mét.

3.     0,70 mét.

Q.71. Khoảng cách an toàn từ rào chắn đến vật mang điện điện áp 22kV là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     0,35 mét.

2.     *0,60 mét.

3.     0,70 mét.

Q.72. Khoảng cách an toàn từ rào chắn đến vật mang điện điện áp 35kV là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     0,35 mét.

2.     *0,60 mét.

3.     0,70 mét.

Q.73. Khoảng cách an toàn từ rào chắn đến vật mang điện điện áp 110kV là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     1,0 mét.

2.     *1,5 mét.

3.     2,5 mét

Rào chắn tạm thời

Q.76. Rào chắn tạm thời có thể làm bằng vật liệu gì?

Đáp án:

1.     Sắt, đồng, nhôm.

2.     *Gỗ, tấm vật liệu cách điện.

3.     Tuỳ trường hợp thực tế mà chọn sử dụng các vật liệu như trên.

Q.77. Trên rào chắn tạm thời phải treo biển gì?

Đáp án:

1.     * “Dừng lại! có điện nguy hiểm chết người”.

2.     “Cấm đóng điện! có người đang làm việc”.

3.     Tuỳ trường hợp thực tế mà chọn sử dụng các biển như trên.

Q.78. Trong điều kiện như thế nào rào chắn có thể đặt chạm vào phần có điện?

Đáp án:

1.     Ở thiết bị điện điện áp đến 15 kV.

2.     Rào chắn phải đáp ứng tiêu chuẩn thử nghiệm cách điện phù hợp.

3.     *Phải đáp ứng đủ cả hai điều kiện trên.

Q.79. Người tiến hành đặt rào chắn tạm thời chạm vào phần có điện phải có đủ điều kiện an toàn gì?

Đáp án:

1.     Đeo găng cách điện và sào cách điện.

2.     Đeo găng cách điện, đi ủng cách điện hoặc đứng trên thảm cách điện.

3.     *Đeo găng cách điện, đi ủng cách điện hoặc đứng trên thảm cách điện và phải có hai người.

Q.80. Trước khi đặt rào chắn tạm thời chạm vào phần có điện phải làm những việc gì sau đây?

Đáp án:

1.     Dùng giẻ khô lau sạch bụi của rào chắn.

2.     Chọn vi trí thích hợp sao cho khi có nguy hiểm người làm việc có thể thoát ra khỏi vùng nguy hiểm dễ dàng.

3.     *Phải thực hiện cả hai việc trên.

Q.81. Trong thời gian làm việc, có thể di chuyển hoặc tháo bỏ các rào chắn tạm thời và biển báo an toàn không?

Đáp án:

1.     *Cấm di chuyển hoặc tháo bỏ các rào chắn tạm thời và biển báo an toàn.

2.     Có thể di chuyển hoặc tháo bỏ các rào chắn tạm thời và biển báo an toàn nếu thấy cần thiết.

3.     Có thể di chuyển hoặc tháo bỏ các rào chắn tạm thời và biển báo an toàn nếu thấy cần thiết nhưng phải do người của đơn vị vận hành thực hiện.

Quy tắc thử điện

Q.82. Có thể căn cứ vào những tín hiệu nào để khẳng định hết điện?

Đáp án:

1.     *Phải thử bẳng bút thử điện chuyên dùng.

2.     Căn cứ vào các tín hiệu như đèn, quạt, rơ le, đồng hồ.

3.     Có thể áp dụng cả hai trường hợp trên.

Q.83. Quy định việc kiểm tra chất lượng bút thử điện bằng phương pháp nào sau đây?

Đáp án:

1.     Kiểm tra bằng mắt xem có vấn đề gì không.

2.     Ấn nút kiểm tra tín hiệu xem đèn có sáng, còi có kêu không.

3.     *Kiểm tra tại nơi chắc chắn có điện trước và bảo quản tốt khi di chuyên.

Q.84. Khi thử điện cần phải thực hiện thử như thế nào?

Đáp án:

1.     Phải thử cả 3 pha vào và ra của thiết bị.

2.     Phải thử tất cả các đầu dây vào của thiết bị.

3.     *Phải thử tất cả các đầu dây vào và ra của thiết bị.

Ý nghĩa tác dụng của tiếp đất di động

Q.85. Tiếp đất an toàn có tác dụng như thế nào sau đây?

Đáp án:

1.     Làm ngắn mạch các dòng điện cao, hạ áp ba pha.

2.     Tản xuống đất các dòng điện một pha xoay chiều, một chiều, tần số cao, cảm ứng, sét.

3.     *Cả hai tác dụng trên.

Q.86. Tiếp đất an toàn có tác dụng gì sau đây?

Đáp án:

1.     Ngăn ngừa sự cố hư hỏng thiết bị.

2.     *Ngăn ngừa tai nạn điện cho người.

3.     Cả hai tác dụng trên.

Q.87. Trong vận hành bình thường ta có thể căn cứ vào dấu hiệu nào sau đây để khẳng định thiết bị điện không có điện?

Đáp án:

1.     *Đã đấu với tiếp đất an toàn.

2.     Các đèn tín hiệu, đồng hồ, phụ tải không làm việc.

3.     Có thể căn cứ vào một trong hai dấu hiệu trên.

Cấu tạo chính của tiếp đất di động

Q.88. Dây tiếp đất di động được quy định dùng loại dây gì?

Đáp án:

1.     Dây nhôm mềm nhiều sợi.

2.     *Dây đồng mềm, nhiều sợi.

3.     Có thể là một trong hai loại trên.

Q.89. Dây tiếp đất di động được quy định dùng loại dây có tiết diện bao nhiêu?

Đáp án:

1.     Bằng 25 mm2.

2.     *Nhỏ nhất là 25 mm2.

3.     Lớn nhất là 25 mm2.

Q.90. Tiếp đất di động hạ áp, loại thông thường có bao nhiêu mỏ móc để đấu vào thiết bị điện?

Đáp án:

1.     2 cái.

2.     3 cái.

3.     *4 cái.

Q.91. Tiếp đất di động cao áp, loại thông thường có bao nhiêu mỏ móc để đấu vào thiết bị điện?

Đáp án:

1.     2 cái.

2.     *3 cái.

3.     4 cái.

Q.92. Sào cách điện của tiếp đất di động được thử nghiệm định kỳ như thế nào?

Đáp án:

1.     6 tháng.

2.     *1 năm.

3.     3 năm.

Nguyên tắc đặt và tháo tiếp đất di động

Q.93. Trình độ an toàn của hai người đặt và tháo tiếp đất lưu động như thế nào?

Đáp án:

1.     Một người có ít nhất bậc III, người còn lại có ít nhất  bậc II.

2.     *Một người có ít nhất bậc IV, người còn lại có ít nhất  bậc III.

3.     Một người có bậc V, người còn lại có ít nhất  bậc IV.

Q.94. Khi đặt tiếp đất phải thực hiện như thế nào mới đúng quy định?

Đáp án:

1.     Dùng bút thử điện kiểm tra chắc chắn hết điện sau đó đấu đầu nối đất và lắp đầu kia vào dây dẫn.

2.     *Đấu đầu nối đất trước, dùng bút thử điện kiểm tra chắc chắn hết điện sau đó mới lắp đầu kia vào dây dẫn.

3.     Cả hai cách trên đều được.

Q.95. Khi tháo tiếp đất phải thực hiện như thế nào mới đúng quy định?

Đáp án:

1.     *Tháo đầu phía dây dẫn trước sau đó tháo đầu nối đất.

2.     Dùng bút thử điện kiểm tra chắc chắn hết điện sau đó tháo đầu phía dây dẫn và cuối cùng tháo đầu nối đất.

3.     Tháo đầu nối đất trước, dùng bút thử điện kiểm tra chắc chắn hết điện sau đó mới tháo đầu kia ở dây dẫn.

Q.96. Khi lắp tiếp đất di động vào dây dẫn cần phải có dụng cụ an toàn gì?

Đáp án:

1.     Dùng sào cách điện.

2.     Không cần sử dụng dụng cụ an toàn nào.

3.     *Mang găng cách điện và phải dùng sào cách điện.

Q.97. Khi tháo tiếp đất di động ra khỏi dây dẫn cần phải có dụng cụ an toàn gì?

Đáp án:

1.     Dùng sào cách điện.

2.     Không cần sử dụng dụng cụ an toàn nào.

3.     *Mang găng cách điện và phải dùng sào cách điện.

Quy định về bố trí đặt dây tiếp đất lưu động

Q.98. Trước khi tiến hành đặt tiếp đất di động cần chú ý xem xét việc gì?

Đáp án:

1.     Nơi đặt nối đất phải chọn sao cho đảm bảo khoảng cách an toàn đến các phần dẫn điện đang có điện.

2.     Số lượng và vị trí đặt tiếp đất phải chọn sao cho những người công tác nằm trọn vẹn trong khu vực được bảo vệ bằng những tiếp đất đó.

3.     *Cả hai việc trên.

Q.99. Khi sửa chữa thanh cái có phân đoạn, quy định đặt tiếp đất như thế nào?

Đáp án:

1.     *Trên mỗi phân đoạn phải đặt một tiếp đất.

2.     Trên mỗi phân đoạn phải đặt hai tiếp đất.

3.     Không cần tiếp đất khi đã cắt tất cả các cầu dao, máy cắt.

Q.100. Trên đường trục cao áp không nhánh phải đặt tiếp đất như thế nào?

Đáp án:

1.     Đặt tiếp đất một đầu phía nguồn đến khi đường dây dài dưới 2 km.

2.     Phải đặt tiếp đất cả hai đầu không phụ thuộc vào độ dài đường dây.

3.     *Phải đặt tiếp đất cả hai đầu. Nếu khu vực sửa chữa dài quá 2 km phải đặt thêm một tiếp đất ở giữa.

Q.101. Làm việc trên đường trục cao áp có nhánh phải đặt tiếp đất như thế nào?

Đáp án:

1.     Phải tiếp đất tất cả các đầu nhánh của đường dây.

2.     Nếu không có hoặc không cắt được dao thì phải đặt tiếp đất ở đầu nhánh nằm trong khu vực công tác.

3.     *Ngoài tiếp đất hai đầu, nếu các đầu nhánh trong khu vực công tác không có hoặc không cắt được dao thì phải đặt tiếp đất ở các đầu nhánh.

Q.102. Đối với hai đường trục đi chung cột, nếu sửa chữa một đường (đường kia vẫn vận hành) thì hai bộ tiếp đất không được đặt xa nhau quá bao nhiêu?

Đáp án:

1.     200 mét.

2.     *500 mét.

3.     2 km.

Q.103. Khi làm việc ở các khoảng vượt sông thì quy định đặt tiếp như thế nào?

Đáp án:

1.     Đặt hai bộ tiếp đất tại hai cột hãm.

2.     Ngoài hai bộ tiếp đất đặt tại hai cột hãm phải có thêm tiếp đất tại vị trí công tác.

3.     *Ngoài hai bộ tiếp đất đặt tại hai cột hãm cần phải có thêm tiếp đất phụ đặt ngay tại các cột vượt.

Q.104. Khi làm việc trên các nhánh rẽ vào trạm nếu nhánh dài không quá 200 mét cho phép đặt tiếp đất như thế nào?

Đáp án:

1.     Đặt tiếp đất cả ở hai đầu nhánh.

2.     Đặt một tiếp đất đầu nhánh và cắt hết phụ tải cuối nhánh.

3.     *Đặt một tiếp đất để ngăn nguồn điện đến và đầu kia nhất thiết phải cắt cầu dao cách ly của máy biến áp.

Q.105. Khi làm việc trên đoạn cáp ngầm quy định đặt tiếp đất như thế nào?

Đáp án:

1.     Nhất thiết phải đặt tiếp đất hai đầu.

2.     *Đặt tiếp đất một đầu nếu đoạn cáp dài không quá 200 m.

3.     Nếu đoạn cáp dài không quá 200 m thì tiếp đất một đầu hoặc không cần đặt tiếp đất khi hai đầu đã cắt dao các ly.

Q.106. Đối với đường dây hạ áp, khi cắt điện để sửa chữa yêu cầu đặt tiếp đất như thế nào?

Đáp án:

1.     Dùng tiếp đất di động chuyên dùng để tiếp đất.

2.     Chập 3 pha với dây trung tính và đấu xuống đất.

3.     *Cả hai cách trên đều được.

Công việc làm cho phép không tiếp đất

Q.107. Quy trình KTATĐ phân loại công việc làm có cắt điện nhưng không tiếp đất là những việc gì?

Đáp án:

1.     Công việc tạm thời phải gỡ dây tiếp đất.

2.     Công việc cho phép không cần đặt dây tiếp đất.

3.     *Cả hai loại trên.

Q.108. Quy trình KTATĐ quy định loại công việc làm có cắt điện nhưng tạm thời phải gỡ dây tiếp đất là những việc gì?

Đáp án:

1.     Kiểm tra điện trở của hệ thống trạm.

2.     Củng cố lại tiếp đất của thiết bị hoặc của cả hệ thống trạm.

3.     *Cả hai loại công việc trên.

Q.109. Khi làm việc có cắt điện nhưng tạm thời phải gỡ dây tiếp đất để thí nghiệm điện trở tiếp đất thì việc tháo tiếp đất đó phải do ai thực hiện?

Đáp án:

1.     Nhân viên vận hành thiết bị.

2.     Người chỉ huy trực tiếp đơn vị thí nghiệm.

3.     *Nhân viên vận hành thiết bị có thể uỷ nhiệm cho người chỉ huy trực tiếp đơn vị thí nghiệm.

Q.110. Khi làm việc có cắt điện nhưng tạm thời phải gỡ dây tiếp đất để thí nghiệm điện trở tiếp đất, nếu Nhân viên vận hành thiết bị có thể uỷ nhiệm việc tháo tiếp đất cho người chỉ huy trực tiếp đơn vị thí nghiệm thì nhân viên vận hành phải thực hiện như thế nào?

Đáp án:

1.     Chỉ rõ vị trí tiếp đất được phép tháo.

2.     Ghi cụ thể việc uỷ nhiệm đó vào phiếu công tác.

3.     *Thực hiện cả hai việc trên.

Q.111. Khi làm việc có cắt điện, cho phép không cần tiếp đất với điều kiện thiết bị điện phải như thế nào sau đây?

Đáp án:

1.     Đã cắt cách ly hoàn toàn bằng cầu dao mà đứng tại chỗ nhìn thấy rõ.

2.     Có cấu trúc hình khối gọn, quan sát toàn bộ dễ dàng, chắc chắn không có điện cảm ứng.

3.     *Phải đủ tất cả các điều kiện trên.

Q.112. Khi làm việc có cắt điện và trong trường hợp được phép không làm tiếp đất thì trước khi tiếp xúc với thiết bị dẫn điện (như: máy cắt, máy biến áp, máy biến điện thế đã cắt nguồn phía thứ cấp, cuộn dập hồ quang, các động cơ, chống sét, tụ điện) ta phải làm gì để đảm bảo an toàn?

Đáp án:

1.     *Khử hết điện tích tàn dư.

2.     Thử đèn kiểm tra hết điện.

3.     Thực hiện cả hai việc trên.

Q.113. Khi làm việc có cắt điện với đoạn cáp ngầm, nếu hai đầu đoạn cáp đã cắt cách ly nhìn thấy rõ thì có cần làm tiếp đất không?

Đáp án:

1.     Không cần làm tiếp đất.

2.     Chỉ cần làm tiếp đất một đầu.

3.     *Cấm làm việc nếu không làm tiếp đất trước.

Q.114. Khi làm việc có cắt điện với đoạn đường dây nổi, nếu hai đầu đoạn đường dây đã cắt cách ly nhìn thấy rõ thì có cần làm tiếp đất không?

Đáp án:

1.     Không cần làm tiếp đất.

2.     Chỉ cần làm tiếp đất một đầu.

3.     *Cấm làm việc nếu không làm tiếp đất trước.

Những công việc làm cần phải có phiếu công tác

Q.115. Những công việc nào làm trên đường cáp ngầm, đường dây nổi phải có phiếu công tác?

Đáp án:

1.     Sửa chữa, tăng cường đường cáp ngầm cao áp, đường dây nổi cao áp.

2.     Đấu các nhánh dây mới xây dựng vào đường dây trục của lưới cao áp.

3.     *Cả hai đáp án trên.

Q.116. Những công việc nào làm ở máy phát điện, động cơ, máy biến áp, máy cắt, cầu dao, thiết bị chống sét, tụ điện, các máy chỉnh lưu, các thanh cái, rơ-le bảo vệ ...  phải có phiếu công tác?

Đáp án:

1.     Sửa chữa, di chuyển, hiệu chỉnh, thử nghiệm các thiết bị điện đó.

2.     *Sửa chữa, di chuyển, tháo, lắp, tăng cường, hiệu chỉnh, thử nghiệm các thiết bị điện đó trên lưới.

3.     Sửa chữa, di chuyển, tháo, lắp, tăng cường, hiệu chỉnh, thử nghiệm các thiết bị điện đó ở trên hoặc gần lưới điện cao áp.

Q.117. Những công việc như thế nào ở lưới điện hạ áp phải có phiếu công tác?

Đáp án:

1.     Làm việc trực tiếp với thiết bị đang mang điện hạ áp.

2.     Làm việc gần các thiết bị đang mang điện cao áp với khoảng cách cho phép.

3.     *Cả hai đáp án trên.

Những công việc được phép thực hiện theo lệnh công tác

Q.118. Những công việc như thế nào được phép thực hiện theo lệnh?

Đáp án:

1.     Những công việc làm ở xa các thiết bị có điện.

2.     Những công việc đơn giản, có khối lượng ít, thời gian ngắn do nhân viên vận hành trực tiếp làm hoặc nhân viên khác làm dưới sự giám sát của nhân viên vận hành.

3.     *Cả hai đáp án trên.

Quy định thực hiện phiếu công tác

Q.119. Phiếu công tác phải viết làm mấy bản?

Đáp án:

1.     Một bản.

2.     *Hai bản.

3.     Ba bản.

Q.120. Khi tiến hành công việc những người nào được giữ phiếu công tác?

Đáp án:

1.     Người lãnh đạo công việc và người giám sát.

2.     Người cấp phiếu, người chỉ huy và người cho phép.

3.     *Người chỉ huy hoặc người giám sát và người cho phép.

Q.121. Phiếu công tác có hiệu lực bao nhiêu lâu?

Đáp án:

1.     10 ngày.

2.     *15 ngày.

3.     1 tháng.

Q.122. Phiếu công tác được lưu giữ bao nhiêu lâu?

Đáp án:

1.     10 ngày.

2.     15 ngày.

3.     *1 tháng.

Q.123. Trong suốt thời gian đơn vị công tác đang làm việc người chỉ huy trực tiếp hoặc người giám sát phải giữ phiếu công tác ở đâu?

Đáp án:

1.     *Tại vị trí công tác.

2.     Trong cặp “đang công tác” tại phòng trực.

3.     Có thể là một trong hai đáp án trên.

Q.124. Trong suốt thời gian đơn vị công tác đang làm việc người cho phép phải giữ phiếu công tác ở đâu?

Đáp án:

1.     Tại vị trí công tác.

2.     *Trong cặp “đang công tác” tại phòng trực ca vận hành.

3.     Có thể là một trong hai đáp án trên.

Q.125. Khi công tác xong phải tiến hành làm thủ tục gì đối với phiếu công tác để có thể đóng điện an toàn?

Đáp án:

1.     *Ghi giờ, ngày và ký khoá phiếu.

2.     Ghi giờ, ngày và ký kết thúc công tác.

3.     Ghi giờ, ngày, ký kết thúc công tác và báo cho đơn vị vận hành.

Q.126. Phiếu công tác giao cho người chỉ huy trực tiếp hoặc người giám sát sau khi thực hiện xong phải trả lại cho ai?

Đáp án:

1.     Đơn vị vận hành.

2.     *Người cấp phiếu.

3.     Người cho phép.

Q.127. Phiếu công tác giao cho người cho phép khi thực hiện xong phải trả lại cho ai?

Đáp án:

1.     *Đơn vị vận hành.

2.     Người cấp phiếu.

3.     Trong cặp “đang công tác” tại phòng trực ca vận hành.

Q.128. Những phiếu công tác trong khi tiến hành công việc có liên quan đến sự cố hoặc tai nạn thì phải lưu như thế nào?

Đáp án:

1.     Phải lưu 1 tháng.

2.     *Lưu tại hồ sơ vụ sự cố hoặc tai nạn đó.

3.     Lưu tại hồ sơ kỹ thuật quản lý công trình đó.

Q.129. Khi có nhiều tổ hoặc nhiều đơn vị cùng công tác trên một hệ thống đường dây, một trạm biến áp hay một công trường mà có người chỉ huy riêng thì việc cấp phiếu công tác và làm biện pháp an toàn như thế nào?

Đáp án:

1.     *Mỗi đơn vị sẽ được cấp một phiếu riêng, làm biện pháp an toàn riêng.

2.     Các đơn vị công tác sẽ được cấp chung một phiếu công tác nhưng phải làm biện pháp an toàn riêng.

3.     Các đơn vị công tác sẽ được cấp chung một phiếu và làm chung biện pháp an toàn nếu người lãnh đạo công việc có thế giám sát được hết những người đang làm việc.

Q.130. Việc thay đổi nhân viên đơn vị công tác có thể do ai quyết định?

Đáp án:

1.     *Người cấp phiếu hoặc người lãnh đạo công việc.

2.     Người lãnh đạo công việc hoặc người chỉ huy trực tiếp.

3.     Người cấp phiếu hoặc người quản lý lao động của đơn vị công tác.

Người chịu trách nhiệm về an toàn của phiếu công tác

Q.131. Những chức danh nào trong phiếu công tác phải chịu trách nhiệm về an toàn?

Đáp án:

1.     Người cấp phiếu, người chỉ huy trực tiếp và người cho phép.

2.     Người cấp phiếu, người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp và người cho phép.

3.     *Người cấp phiếu, người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp, người cho phép và nhân viên đơn vị công tác.

Q.132. Cho phép một người được kiêm nhiệm mấy chức danh trong phiếu công tác?

Đáp án:

1.     Một đến hai.

2.     *Hai đến ba.

3.     Ba đến bốn.

Q.133. Những người như thế nào thì được quyết định giao nhiệm vụ cấp phiếu công tác?

Đáp án:

1.     Những người có trình độ an toàn bậc V và được huấn luyện về cấp phiếu công tác.

2.     Cán bộ kỹ thuật; trưởng hoặc phó trạm, đội quản lý, phòng thí nghiệm; điều độ viên lưới điện; trưởng ca nhà máy.

3.     *Cán bộ kỹ thuật (trưởng hoặc phó chi nhánh, trạm, phòng thí nghiệm, đội quản lý), điều độ viên lưới điện, trưởng ca nhà máy. Những người này phải có trình độ an toàn bậc V.

Q.134. Người cấp phiếu công tác phải có trình độ để thực hiện điều gì dưới đây?

Đáp án:

1.     Biết rõ nội dung công việc, phạm vi và khối lượng công việc để đề ra các biện pháp an toàn cần thiết.

2.     Phân công người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp và nhân viên đơn vị công tác đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách an toàn.

3.     *Phải thực hiện được cả hai điều trên.

Q.135. Người được giao trách nhiệm lãnh đạo công việc theo phiếu công tác cao áp phải có trình độ như thế nào?

Đáp án:

1.     Cán bộ kỹ thuật, kỹ thuật viên đủ năng lực để đảm nhận nhiệm vụ và có trình độ an toàn bậc V.

2.     Công nhân lành nghề đủ năng lực để đảm nhận nhiệm vụ và có trình độ an toàn bậc V.

3.     *Cả hai đáp án trên.

Q.136. Người được giao trách nhiệm lãnh đạo công việc theo phiếu công tác hạ áp phải có trình độ như thế nào?

Đáp án:

1.     *Không cần có người lãnh đạo công việc.

2.     Công nhân lành nghề đủ năng lực để đảm nhận nhiệm vụ và có trình độ an toàn bậc V.

3.     Cán bộ kỹ thuật, kỹ thuật viên đủ năng lực để đảm nhận nhiệm vụ và có trình độ an toàn bậc V.

Q.137. Người lãnh đạo công việc chịu trách nhiệm về những gì sau đây?

Đáp án:

1.     Chỉ dẫn cho người chỉ huy trực tiếp về các biện pháp đảm bảo an toàn công tác.

2.     Về số lượng và trình độ nhân viên trong đơn vị công tác sao cho họ đảm bảo được an toàn trong khi làm việc.

3.     *Về số lượng, trình độ nhân viên trong đơn vị công tác, sao cho người chỉ huy trực tiếp đảm bảo được khả năng giám sát an toàn họ trong khi làm việc.

Q.138. Khi tiếp nhận nơi làm việc hoặc khi trực tiếp làm thủ tục cho phép đơn vị công tác vào làm việc, người lãnh đạo công việc phải chịu trách nhiệm như thế nào?

Đáp án:

1.     Ngang với người cho phép về việc chuẩn bị nơi làm việc.

2.     Về các biện pháp an toàn cũng như các điều kiện đặc biệt ghi trong phiếu.

3.     *Phải chịu trách nhiệm về cả hai việc trên.

Q.139. Người chỉ huy trực tiếp theo phiếu cao áp phải có trình độ an toàn bậc mấy?

Đáp án:

1.     Bậc III trở lên.

2.     *Bậc IV trở lên.

3.     Bậc V.

Q.140. Người chỉ huy trực tiếp theo phiếu hạ áp phải có trình độ an toàn bậc mấy?

Đáp án:

1.     *Bậc III trở lên.

2.     Bậc IV trở lên.

3.     Bậc V.

Q.141. Người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác phải chịu trách nhiệm gì dưới đây?

Đáp án:

1.     Kiểm tra lại và thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn cần thiết.

2.     Bố trí, phân công và giám sát sao cho mọi người trong đơn vị tiến hành công việc một cách an toàn.

3.     *Phải chịu trách nhiệm về cả hai việc trên.

Q.142. Người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác phải chịu trách nhiệm gì dưới đây?

Đáp án:

1.     Phải liên tục có mặt lại nơi làm việc.

2.     Chất lượng của các dụng cụ, trang bị an toàn .

3.     *Phải chịu trách nhiệm về cả hai việc trên.

Q.143. Khi đơn vị đang làm việc mà người chỉ huy trực tiếp cần phải vắng mặt thì xử lý như thế nào?

Đáp án:

1.     Phải rút toàn đơn vị công tác ra khỏi nơi làm việc.

2.     Phải bàn giao nơi làm việc và phiếu công tác cho người khác trong đơn vị công tác.

3.     *Nếu có người đúng chức danh được phép thay thế thì phải bàn giao nơi làm việc và phiếu công tác cho người đó, trường hợp không có người thay thế thì phải rút toàn bộ đơn vị công tác ra khỏi nơi làm việc.

4.     Phải bàn giao nơi làm việc và phiếu công tác cho người đúng chức danh được phép thay thế

Q.144. Trong trường hợp nào sau đây đơn vị quản lý vận hành cần cử người giám sát an toàn điện?

Đáp án:

1.     Đơn vị công tác do nơi khác cử đến.

2.     Đơn vị công tác do nơi khác cử đến đồng thời người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác không đủ trình độ an toàn điện.

3.     *Người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác không đủ trình độ an toàn điện hoặc đơn vị công tác do nơi khác cử đến không có người đủ trình độ kỹ thuật an toàn điện.

Q.145. Người giám sát an toàn do đơn vị vận hành cử đến thì có nhiệm vụ giám sát những gì?

Đáp án:

1.     *Chỉ giám sát an toàn về điện.

2.     Giám sát an toàn lao động và an toàn về điện.

3.     Giám sát chất lượng thi công và an toàn về điện.

Q.146. Trong khi làm việc, người chỉ huy trực tiếp đủ trình độ an toàn điện thì có nhiệm vụ giám sát những gì sau đây?

Đáp án:

1.     Chỉ giám sát an toàn về lao động.

2.     Giám sát an toàn lao động và an toàn về điện.

3.     *Giám sát chất lượng thi công, an toàn lao động và an toàn về điện.

Q.147. Trong khi làm việc, người chỉ huy trực tiếp không đủ trình độ an toàn điện thì có nhiệm vụ giám sát những gì sau đây?

Đáp án:

1.     Chỉ giám sát an toàn về lao động.

2.     Giám sát an toàn lao động và an toàn về điện.

3.     *Giám sát chất lượng thi công và an toàn lao động.

Q.148. Trong khi đơn vị công tác đang làm việc, người giám sát an toàn do đơn vị vận hành cử đến còn phải chấp hành những việc gì dưới đây?

Đáp án:

1.     Phải có mặt liên tục tại nơi làm việc.

2.     Không được làm bất cứ việc gì thêm.

3.     *Phải chấp hành cả hai việc trên.

Q.149. Người giám sát an toàn điện tại công trường có cắt điện một phần hoặc gần nơi có điện phải có bậc an toàn là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     Bậc II trở lên.

2.     Bậc III trở lên.

3.     *Bậc IV trở lên.

Q.150. Người giám sát an toàn điện tại công trường có cắt điện hoàn toàn hoặc xa nơi có điện phải có bậc an toàn là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     Bậc II trở lên.

2.     *Bậc III trở lên.

3.     Bậc IV trở lên.

Q.151. Người cho phép đơn vị công tác vào làm việc phải có bậc an toàn là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     Bậc II trở lên.

2.     Bậc III trở lên.

3.     *Bậc IV trở lên.

Q.152. Người nào sau đây có thể kiêm nghiệm làm người cho phép?

Đáp án:

1.     Người lãnh đạo công việc hoặc người chỉ huy trực tiếp của đơn vị công tác.

2.     *Người lãnh đạo công việc hoặc người chỉ huy trực tiếp của đơn vị công tác là đơn vị trực tiếp quản lý vận hành.

3.     Người chỉ huy trực tiếp đủ trình độ an toàn điện hoặc ngươi giám sát an toàn điện do đơn vị vận hành cử đến.

Q.153. Người như thế nào thì được coi là nhân viên đơn vị công tác trong phiếu công tác?

Đáp án:

1.     Là tất cả những người tham gia công tác tại hiện trường.

2.     *Là công nhân đã được đào tạo, huấn luyện để làm việc.

3.     Là những người tham gia công tác tại hiện trường trừ những người là lãnh đạo công việc, người cho phép và người chỉ huy trực tiếp hay giám sát.

Công việc của người cho phép

Q.154. Khi ra hiện trường làm nhiệm vụ, người cho phép phải chuẩn bị mang theo đầy đủ những gì?

Đáp án:

1.     Các trang bị an toàn lao động cá nhân.

2.     Găng cách điện, ủng cách điện, sào cách điện, bút thử điện, tiếp đất lưu động, rào chắn tạm thời, biển báo an toàn.

3.     *Dụng cụ cần thiết để làm các biện pháp an toàn phù hợp với nội dung công tác (như găng, sào, ủng cách điện, bút thử điện, tiếp đất lưu động, rào chắn tạm thời, biển báo…).

Q.155. Khi được giao nhiệm vụ cho phép đơn vị công tác vào làm việc, trong trường hợp thiết bị công tác có liên quan đến nhiều đơn vị quản lý vận hành thì người cho phép phải làm gì?

Đáp án:

1.     Thực hiện công việc của người đại diện cho phép nếu được phân công tại biên bản khảo sát hiện trường.

2.     Thông báo cho tất cả các đơn vị có liên quan cùng đến hiện trường để thực hiện theo quy định của phiếu bàn giao.

3.     *Thực hiện cả hai công việc trên.

Q.156. Khi ra đến hiện trường, trước tiên người cho phép phải làm là công việc nào sau đây?

Đáp án:

1.     *Kiểm tra phiếu công tác và so sánh thực tế.

2.     Thử đèn, làm tiếp địa, đặt rào tạm thời, treo biển báo.

3.     Làm các biện pháp an toàn theo phiếu công tác.

Q.157. Khi kiểm tra phiếu công tác và so sánh thực tế hiện trường mà có điểm không phù hợp thì người cho phép phải làm thế nào?

Đáp án:

1.     Không cho đơn vị công tác tiến hành công việc.

2.     *Báo cáo lãnh đạo đơn vị quản lý vận hành để có ý kiến chỉ đạo giải quyết.

3.     Yêu cầu đơn vị công tác viết lại phiếu cho phù hợp thực tế và thực hiện cho phép đơn vị công tác vào làm việc.

Q.158. Sau khi nhận được thông tin chính thức bàn giao thiết bị, đường dây, người cho phép tiến hành công việc gì sau đây?

Đáp án:

1.     Thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn và ký phiếu công tác cho phép đơn vị công tác vào làm việc.

2.     Thông báo về việc đã cho phép đơn vị công tác vào làm việc cho trực ca điều độ vận hành.

3.     *Thực hiện cả hai nội dung trên.

Q.159. Khi đơn vị công tác kết thúc công việc, người cho phép đến nhận lại hiện trường công tác thì công việc nào sau đây phải làm đầu tiên?

Đáp án:

1.     Tháo các biện pháp an toàn đã làm và các tiếp đất an toàn.

2.     *Cùng người chỉ huy trực tiếp hoặc người lãnh đạo công việc kiểm tra lại công việc.

3.     Yêu cầu đơn vị công tác thu dọn dụng cụ, vật liệu, vệ sinh công trường.

Q.160. Khi đơn vị công tác kết thúc công việc, nếu kiểm tra lại thấy có sai sót thì người cho phép phải làm gì?

Đáp án:

1.     Yêu cầu đơn vị công tác xử lý ngay.

2.     Báo cáo lãnh đạo đơn vị quản lý vận hành để có ý kiến chỉ đạo giải quyết.

3.     *Thực hiện theo đáp án 1 trước, nếu không được thì thực hiện theo đáp án 2.

Q.161. Khi đơn vị công tác kết thúc công việc, việc đặt lại biển báo vận hành, rào chắn cố định (nếu có tháo ra ở phần thiết bị công tác) do ai thực hiện?

Đáp án:

1.     Người cho phép.

2.     *Người của đơn vị công tác.

3.     Có thể tuỳ theo điều kiện thực tế mà người cho phép hay người của đơn vị công tác thực hiện.

Q.162. Khi đơn vị công tác kết thúc công việc, người cho phép đến nhận lại hiện trường công tác thì công việc nào sau đây phải làm sau cùng?

Đáp án:

1.     *Tháo các biện pháp an toàn đã làm và tháo tiếp đất.

2.     Yêu cầu đơn vị công tác rút hết người, thiết bị, dụng cụ, vật liệu ra ngoài khu vực công tác.

3.     Tháo bỏ các biện pháp an toàn do đơn vị công tác làm thêm như rào chắn, biển báo tạm thời, ..., tiếp đất.

Q.163. Khi đơn vị công tác kết thúc công việc, trong trường hợp thiết bị công tác có liên quan đến nhiều đơn vị quản lý vận hành thì người cho phép phải làm gì?

Đáp án:

1.     Thông báo cho tất cả các đơn vị có liên quan cùng đến hiện trường để thực hiện theo quy định của phiếu bàn giao.

2.     Thực hiện công việc khoá phiếu của người đại diện cho phép nếu được phân công tại biên bản khảo sát hiện trường.

3.     *Phải thực hiện cả hai công việc trên.

Q.164. Khi đơn vị công tác kết thúc công việc, sau khi khoá phiếu công tác người cho phép phải thực hiện việc gì sau đây?

Đáp án:

1.     Thông báo nội dung công tác đã hoàn thành cho lãnh đạo đơn vị.

2.     *Thông báo nội dung công tác đã hoàn thành cho trực ca vận hành.

3.     Thông báo nội dung công tác đã hoàn thành cho Tổ trưởng hay Đội trưởng trực tiếp của mình.

Thực hiện phiếu bàn giao

Q.165. Phiếu bàn giao được sử dụng trong những trường hợp nào sau đây?

Đáp án:

1.     Bàn giao nơi làm việc đối với mọi công việc làm liên quan đến an toàn điện giữa đơn vị quản lý vận hành với đơn vị công tác.

2.     Bàn giao nơi làm việc đối với công việc làm mà yêu cầu phải có phiếu công tác.

3.     *Bàn giao biện pháp an toàn đã làm đối với công việc phải có phiếu công tác, đồng thời nơi làm việc có liên quan đến biện pháp an toàn về điện của nhiều đơn vị quản lý vận hành.

4.     Bàn giao thiết bị đã cắt điện giữa đơn vị điều độ và đơn vị vận hành.

Q.166. Đối với trường hợp phải sử dụng đến phiếu bàn giao thì ai là người thực hiện làm phiếu bàn giao?

Đáp án:

1.     Người lãnh đạo công việc.

2.     *Một đại diện cho các đơn vị quản lý vận hành có liên quan.

3.     Người cho phép của từng đơn vị quản lý vận hành có liên quan.

Q.167. Nếu đơn vị công tác làm việc trực tiếp trên thiết bị của một đơn vị nhưng nơi làm việc có liên quan đến nhiều đơn vị quản lý vận hành thì người đại diện cho phép thuộc đơn vị nào?

Đáp án:

1.     *Thuộc đơn vị quản lý vận hành thiết bị công tác.

2.     Do các đơn vị quản lý vận hành thống nhất cử ra.

3.     Thuộc đơn vị quản lý vận hành thiết bị có cấp điện áp cao nhất và ở gần nơi làm việc nhất.

Q.168. Nếu đơn vị công tác làm việc trên nhiều thiết bị do nhiều đơn vị quản lý vận hành và nơi làm việc có liên quan đến nhiều đơn vị quản lý vận hành khác thì người đại diện cho phép thuộc đơn vị nào?

Đáp án:

1.     Thuộc đơn vị quản lý vận hành thiết bị công tác.

2.     Do các đơn vị quản lý vận hành thống nhất cử ra.

3.     *Thuộc đơn vị quản lý vận hành thiết bị có cấp điện áp cao nhất và ở gần nơi làm việc nhất.

Q.169. Khi tiến hành làm các thủ tục theo phiếu bàn giao, việc tổ chức cắt điện, làm tiếp đất, đặt rào, treo biển báo các thiết bị, đường dây do đơn vị nào thực hiện?

Đáp án:

1.     Do các đơn vị quản lý vận hành thống nhất cử ra.

2.     *Đơn vị nào quản lý vận hành thiết bị điện nào thì đơn vị đó phải thực hiện trên thiết bị điện đó.

3.     Người đại diện cho phép phải thực hiện ở tất cả các thiết bị điện công tác và có liên quan.

Q.170. Khi tiến hành làm các thủ tục theo phiếu bàn giao, đối với các đơn vị quản lý vận hành thiết bị có liên quan nhưng không cử người đại diện cho phép thì thực hiện bàn giao biện pháp an toàn cho ai?

Đáp án:

1.     *Giao cho người làm đại diện cho phép.

2.     Giao cho người chỉ huy (hoặc người giám sát) đơn vị công tác.

3.     Giao cho người lãnh đạo công việc hay người chỉ huy trực tiếp (hoặc người giám sát) đơn vị công tác.

Q.171. Đối với công việc làm có liên quan đến biện pháp an toàn của nhiều đơn vị quản lý vận hành, sau khi kết thúc công tác, người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác cần bàn giao thiết bị cho ai?

Đáp án:

1.     Giao cho từng đơn vị có liên quan.

2.     *Giao cho người làm đại diện cho phép.

3.     Giao cho từng đơn vị có thiết bị công tác.

Q.172. Đối với công việc làm có liên quan đến biện pháp an toàn của nhiều đơn vị quản lý vận hành, sau khi kết thúc công tác, việc bàn giao lại thiết bị cho các đơn vị quản lý vận hành có liên quan sẽ do ai thực hiện?

Đáp án:

1.     Người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác.

2.     Đơn vị quản lý vận hành thiết bị công tác.

3.     *Đơn vị quản lý vận hành có người làm đại diện cho phép thực hiện.

Q.173. Đối với công việc làm có liên quan đến biện pháp an toàn của nhiều đơn vị quản lý vận hành, sau khi kết thúc công tác, việc tổ chức tháo gỡ tiếp đất, tháo các biện pháp an toàn và đóng lại điện, do ai thực hiện?

Đáp án:

1.     Đơn vị quản lý vận hành thiết bị công tác thực hiện.

2.     *Do đơn vị quản lý vận hành từng thiết bị, đường dây đó thực hiện.

3.     Đơn vị quản lý vận hành có người làm đại diện cho phép thực hiện.

Thực hiện công tác

Q.174. Khi tiến hành công việc, cán bộ nhân viên đơn vị công tác phải thực hiện các yêu cầu gì sau đây?

Đáp án:

1.     Thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn nơi làm việc.

2.     Thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động.

3.     *Thực hiện đủ các yêu cầu trên.

Q.175. Khi tiến hành công việc, người chỉ huy trực tiếp hoặc người giám sát (nếu có cử riêng) phải thực hiện đúng quy định gì?

Đáp án:

1.     Thường xuyên đến kiểm tra các nhóm công tác để nhắc nhở.

2.     Giao nhiệm vụ cụ thể cho nhân viên đơn vị công tác thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn.

3.     *Phải có mặt liên tục tại nơi đơn vị đang làm việc và phải quan sát được toàn bộ công nhân đang làm việc.

Q.176. Khi tiến hành công việc, nếu khu vực làm việc rộng, đơn vị công tác phải chia thành nhiều nhóm mà người chỉ huy trực tiếp không thể cùng lúc quan sát hết được thì cần tổ chức thực hiện như thế nào?

Đáp án:

1.     Người chỉ huy trực tiếp phải thường xuyên đi kiểm tra các nhóm công tác.

2.     *Phải tổ chức thành nhiều đơn vị có phiếu công tác và người chỉ huy riêng.

3.     Người chỉ huy cử thêm ở mỗi nhóm một nhân viên làm công tác giám sát an toàn.

Q.177. Khi đang tiến hành công việc, nếu tại nơi công tác có xảy ra những hiện tượng bất thường như thời tiết, sự cố, tai nạn... hay đột xuất ngừng công việc thì người chỉ huy trực tiếp phải làm gì?

Đáp án:

1.     Báo cho người cho phép đến để làm thủ tục khoá phiếu công tác và bàn giao hiện trường.

2.     Cho ngừng mọi công việc, thu dọn dụng cụ vật liệu nhưng các biện pháp an toàn vẫn để nguyên.

3.     *Báo ngay cho trực ca điều độ vận hành biết để có giải pháp xử lý hoặc báo cáo cấp trên xin ý kiến chỉ đạo.

Q.178. Khi đơn vị công tác đang tiến hành công việc, trực ca điều độ vận hành phải nắm rõ những gì có liên quan?

Đáp án:

1.     Nội dung, địa điểm, thời gian công tác.

2.     *Số lượng và tên đơn vị công tác, nội dung, địa điểm, thời gian công tác.

3.     Số lượng và tên đơn vị công tác, tên người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp, nội dung, địa điểm, thời gian công tác.

Quy định về người giám sát an toàn điện

Q.179. Đơn vị công tác làm việc tại những nơi đặc biệt nguy hiểm mà người chỉ huy trực tiếp có đủ trình độ an toàn điện thì ai là người chịu trách nhiệm giám sát an toàn về điện?

Đáp án:

1.     Người chỉ huy trực tiếp.

2.     Người lãnh đạo công việc.

3.     *Đơn vị quản lý vận hành phải cử ra khi được Phó Giám đốc kỹ thuật (cấp Điện lực, Xí nghiệp) phê duyệt.

Q.180. Đơn vị công tác thi công lắp đặt dây dẫn và dây chống sét ở những nơi có đường dây điện cao áp hiện hành giao chéo (không cắt điện) mà người chỉ huy trực tiếp có đủ trình độ an toàn điện thì ai là người chịu trách nhiệm giám sát an toàn về điện?

Đáp án:

1.     Người chỉ huy trực tiếp.

2.     Người lãnh đạo công việc.

3.     *Do đơn vị quản lý vận hành phải cử ra.

Q.181. Trường hợp người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác không đủ trình độ an toàn điện thì việc cử người giám sát an toàn điện như thế nào?

Đáp án:

1.     Đơn vị cử người đi công tác vẫn phải có nhân viên kỹ thuật điện đủ trình độ để làm người giám sát an toàn về điện.

2.     Đơn vị cử người đi công tác phải ký hợp đồng với đơn vị quản lý vận hành để cử người giám sát an toàn điện.

3.     *Nếu không thực hiện được đáp án một thì theo đáp án hai.

Quy định về nghỉ giải lao

Q.182. Khi đơn vị công tác tạm ngừng công việc trong ngày (ăn trưa) thì phải thực hiện yêu cầu gì để đảm bảo an toàn?

Đáp án:

1.     Phải rút đơn vị ra khỏi nơi làm việc và rút hết các biện pháp an toàn.

2.     *Phải rút đơn vị ra khỏi nơi làm việc, các biện pháp an toàn vẫn để nguyên.

3.     Không cần rút đơn vị ra khỏi nơi làm việc nhưng các biện pháp an toàn vẫn để nguyên.

Q.183. Trong trường hợp đơn vị đang công tác mà có sự cố, nhân viên vận hành được phép làm gì dưới đây?

Đáp án:

1.     Cấm đóng điện khi đơn vị công tác chưa kết thúc công việc, chưa khoá phiếu công tác.

2.     Có thể đóng điện nếu biết chắc chắn trên thiết bị không có người làm việc, không cần chờ khoá phiếu.

3.     *Có thể đóng điện nếu biết chắc chắn trên thiết bị không có người làm việc, không cần chờ khoá phiếu. Nhưng phải tiến hành các biện pháp an toàn tại hiện trường theo Quy trình.

Q.184. Trong trường hợp đơn vị đang công tác mà có sự cố, nhân viên vận hành cần phải đóng điện vào thiết bị công tác thì phải tiến hành các biện pháp gì sau đây?

Đáp án:

1.     Tháo gỡ các biển báo, nối đất, rào chắn tạm thời. Đặt lại rào chắn cố định và treo biển: “Dừng lại! có điện nguy hiểm chết người”, thay cho biển: “Làm việc tại đây!”.

2.     Đơn vị vận hành phải cử người thường trực tại chỗ để báo cho người chỉ huy trực tiếp và nhân viên đơn vị công tác biết là thiết bị đã được đóng điện, cấm làm việc trên đó.

3.     *Thực hiện cả hai việc như trên.

Quy định về nghỉ hết ngày

Q.185. Nếu công việc phải kéo dài nhiều ngày và qua từng ngày không đóng trả lại điện thì sau mỗi ngày đơn vị công tác phải thực hiện yêu cầu gì để đảm bảo an toàn?

Đáp án:

1.     Thu dọn nơi làm việc, các lối đi và rút hết các biện pháp an toàn.

2.     Không cần thu dọn vật liệu, lối đi và để lại các biện pháp an toàn.

3.     *Thu dọn dọn nơi làm việc, các lối đi và vẫn để nguyên các biện pháp an toàn.

Q.186. Nếu công việc phải kéo dài nhiều ngày và qua từng ngày không đóng trả lại điện thì sau mỗi ngày làm việc phiếu công tác của người chỉ huy trực tiếp và chìa khoá giải quyết thế nào?

Đáp án:

1.     Người chỉ huy trực tiếp giữ hết.

2.     *Giao lại hết cho nhân viên vận hành.

3.     Người chỉ huy trực tiếp giữ phiếu công tác còn chìa khoá thì giao lại cho nhân viên vận hành.

Q.187. Nếu công việc phải kéo dài nhiều ngày và qua từng ngày không đóng trả lại điện thì sang ngày hôm sau trước khi vào làm việc những ai phải ký vào phiếu công tác?

Đáp án:

1.     Người chỉ huy trực tiếp.

2.     *Người chỉ huy trực tiếp và người cho phép.

3.     Người lãnh đạo công việc và người chỉ huy trực tiếp.

Q.188. Nếu công việc phải kéo dài nhiều ngày và sau ngày làm việc nào đó có đóng trả lại điện thì sang ngày hôm sau đó phải thực hiện thủ tục như thế nào?

Đáp án:

1.     *Làm thủ tục như một công việc mới theo phiếu công tác mới.

2.     Người cho phép thực hiện lại các biện pháp an toàn theo phiếu công tác đang làm việc và ký vào phần kết thúc công tác hàng ngày.

3.     Người cho phép căn cứ thực tế để làm các biện pháp đảm bảo an toàn công tác, ghi bổ sung và ký vào phần kết thúc công tác hàng ngày của phiếu công tác đang làm việc.

Biện pháp an toàn làm việc trên cao

Q.189. Tất cả công nhân từ bậc I nghề nghiệp trở lên nếu được bố trí làm việc trên cao nơi có điện hoặc gần nơi có điện thì phải có đủ điều kiện gì?

Đáp án:

1.     Được học tập và sát hạch đạt yêu cầu về quy trình KTAT điện.

2.     Đủ sức khoẻ, không ốm, đau, không có bệnh tim, thần kinh và không uống rượu, bia.

3.     *Phải có đủ hai điều kiện trên.

Q.190. Đối với công nhân tạm tuyển, hợp đồng theo thời vụ và học sinh thì được làm việc trên cao trong trường hợp nào?

Đáp án:

1.     Đủ sức khoẻ và chỉ được làm việc nơi không có điện.

2.     Được học tập và sát hạch đạt yêu cầu về quy trình KTAT điện.

3.     *Phải đủ các điều kiện như trên.

Q.191. Tổ chức làm việc trên cao ở nơi có xe, người qua lại phải thực hiện biện pháp an toàn gì dưới đây?

Đáp án:

1.     Đặt rào ngăn, biển báo “Chú ý! công trường”.

2.     Cử người cầm cờ hiệu hướng dẫn lối đi cho xe, người qua lại.

3.     *Có thể thực hiện cả hai hoặc một trong hai biện pháp trên.

Q.192. Người làm việc trên cao phải có các trang phục cá nhân như thế nào?

Đáp án:

1.     Mặc quần dài, áo dài tay, đội mũ, đi giầy hoặc dép có quai hậu.

2.     *Mặc quần dài, áo dài tay, ống tay buông cài cúc, đội mũ an toàn, đi giầy bảo hộ lao động.

3.     Mặc quần dài, áo dài tay, ống tay buông cài cúc, đội mũ nhựa cứng, đi giầy an toàn hoặc dép có quai hậu.

Q.193. Người làm việc trên cao ở nơi như thế nào thì cần phải đeo dây an toàn?

Đáp án:

1.     Nơi không có sàn, lan can để đứng chắc chắn.

2.     Nơi có sàn, lan can, thang để đứng nhưng không chắc chắn.

3.     *Ở cả hai nơi như trên.

Q.194. Người làm việc trên cao phải mắc dây an toàn vào chỗ như thế nào?

Đáp án:

1.     Những bộ phận cố định chắc chắn.

2.     Vị trí thuận tiện, không gây cản trở khi làm việc.

3.     *Phải đạt được cả hai yêu cầu trên.

Q.195. Với điều kiện thời tiết như thế nào thì cấm làm việc trên cao?

Đáp án:

1.     Có gió tới cấp 6 (60 ¸ 70 km/giờ).

2.     Có gió tới cấp 6 hay trời mưa to nặng hạt.

3.     *Có gió tới cấp 6 hay trời mưa to nặng hạt hoặc có giông, sét.

Q.196. Sau khi dựng cột đổ móng bê tông bao lâu thì có thể trèo lên lắp xà, sứ?

Đáp án:

1.     *Đạt 24 giờ.

2.     Sau 24 giờ.

3.     Sau khi đổ móng xong.

Q.197. Sau khi dựng cột đổ móng bê tông bao lâu thì có thể trèo lên tháo dây chằng?

Đáp án:

1.     Đạt 24 giờ.

2.     Sau 24 giờ.

3.     *Sau khi đổ móng xong.

Q.198. Khi trèo lên cao được phép mang theo người những gì sau đây?

Đáp án:

1.     *Dụng cụ nhẹ như kìm, tuốc-nơ-vít, cờ-lê, mỏ-lết, búa con nhưng phải đựng trong túi chuyên dùng.

2.     Một số dụng cụ cần thiết như bộ tiếp đất di động, kìm cộng lực, máy ép thuỷ lực và dụng cụ cá nhân khác.

3.     Dụng cụ nhẹ như kìm, tuốc-nơ-vít, cờ-lê, mỏ-lết, búa con và nếu chắc chắn không bị rơi thì có thể đựng trong túi áo, túi quần hay giắt vào dây an toàn.

Q.199. Người làm việc trên cao các vật tư, dụng cụ phải để như thế nào?

Đáp án:

1.     Để ở vị trí không gây cản trở và thuận tiện khi làm việc.

2.     Những chỗ chắc chắn hoặc làm móc treo sao cho khi va đập không rơi.

3.     *Phải đạt được cả hai yêu cầu trên.

Q.200. Khi đang làm việc trên cao, các vật tư, dụng cụ có thể đưa lên hạ xuống bằng cách nào sau đây?

Đáp án:

1.     *Dùng dây buộc hoặc puly có dây kéo.

2.     Có thể thả những vật nhẹ và không bị hư hỏng khi chạm đất như, búa, tuốc-nơ-vít, sứ vỡ, đoạn dây lèo hỏng.

3.     Cả hai cách như trên.

Q.201. Khi nâng, hạ vật liệu lên cao người điều khiển dây puly ở dưới phải chú ý điều gì sau đây?

Đáp án:

1.     Giữ căng dây.

2.     Đứng xa chân cột.

3.     *Cả hai việc trên.

Q.202. Người làm việc trên cao được làm những việc gì sau đây?

Đáp án:

1.     Đùa cho vui.

2.     Hút thuốc lá, thuốc lào.

3.     *Cấm cả hai việc trên.

Q.203. Làm việc trên những mái nhà trơn, dốc cần có những biện pháp an toàn như thế nào?

Đáp án:

1.     Chú ý tập trung tư tưởng.

2.     *Cần có biện pháp an toàn cụ thể ở những vị trí đó.

3.     Không được đứng thẳng người mà phải cúi khom.

Q.204. Trèo lên cột ly tâm không bậc trèo có thể áp dụng phương pháp nào sau đây?

Đáp án:

1.     Trèo theo đường dây néo cột.

2.     *Dùng thang một dóng, hai dóng hoặc chân trèo, ty leo chuyên dùng.

3.     Cả hai phương án trên đều được.

Biện pháp an toàn sử dụng dây an toàn

Q.205. Dây an toàn phải được thử chịu tải định kỳ thời gian bao nhiêu?

Đáp án:

1.     03 tháng.

2.     *06 tháng.

3.     01 năm.

Q.206. Dây an toàn đang sử dụng cần thử chịu tải bao nhiêu?

Đáp án:

1.     *225 kg.

2.     300 kg.

3.     325 kg.

Q.207. Dây an toàn mới cần thử chịu tải bao nhiêu?

Đáp án:

1.     225 kg.

2.     *300 kg.

3.     325 kg.

Q.208. Dây an toàn phải được thường xuyên kiểm tra như thế nào?

Đáp án:

1.     Thử tải trọng 225 kg trong 5 phút.

2.     *Kiểm tra khoá móc, đường chỉ ... nếu nghi ngờ phải thử chịu tải trọng ngay.

3.     Thực hiện cả hai việc như trên.

Q.209. Trước khi sử dụng dây an toàn phải được kiểm tra như thế nào?

Đáp án:

1.     Thử tải trọng 225 kg trong 5 phút.

2.     *Đeo vào người rồi buộc dây vào vật chắc chắn ở dưới đất, ngả người để kiểm tra xem dây có hiện tượng gì không.

3.     Thực hiện cả hai việc như trên.

Q.210. Dây an toàn sau khi sử dụng xong phải được bảo quản như thế nào?

Đáp án:

1.     Treo lên giá.

2.     Cuộn gọn để trên cao, nơi khô ráo, sạch sẽ.

3.     *Có thể thực hiện một trong hai cách trên.

Biện pháp an toàn sử dụng thang di động

Q.211. Thang di động phải được làm bằng vật liệu có tính chất như thế nào?

Đáp án:

1.     Khô, không mọt, cong.

2.     Phải chắc chắn không bị oằn, gẫy khi làm việc trên đó.

3.     *Phải đảm bảo cả hai nội dung trên.

Q.212. Thang di động phải được chế tạo có chiều rộng chân thang là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     0,3 mét.

2.     *0,5 mét.

3.     0,7 mét.

Q.213. Thang di động phải được chế tạo đúng yêu cầu kỹ thuật nào sau đây?

Đáp án:

1.     Khoảng cách giữa các bậc thang phải đều nhau.

2.     Bậc thang không được đóng bằng đinh, bậc đầu và bậc cuối phải có chốt. Nếu là thang tre còn phải lấy dây thép buộc, xoắn chắc chắn ở hai đầu và giữa thang.

3.     *Phải đảm bảo cả hai nội dung trên.

Q.214. Khi sử dụng thang di động phải dựng thang với độ nghiêng là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     *Một góc từ 150 đến 300 so với mặt thẳng đứng.

2.     Một góc từ 150 đến 300 so với mặt nằm ngang.

3.     Một góc từ 300 đến 400 so với mặt thẳng đứng.

Q.205. Khi sử dụng thang di động phải chú ý những điểm nào sau đây để đảm bảo an toàn cho người làm việc?

Đáp án:

1.     Dựng thang vào các xà dài, ống tròn phải dùng dây để buộc đầu thang vào vật đó.

2.     Trên nền đá hoa, xi măng, gạch ... phải lót chân thang bằng cao su hoặc bao tải ướt để chống trượt.

3.     *Phải đảm bảo cả hai nội dung trên.

Q.216. Khi sử dụng thang di động phải thực hiện yêu cầu nào sau đây để đảm bảo an toàn cho người làm việc?

Đáp án:

1.     Phải có người giữ chân thang.

2.     Chiều dài của thang phải thích hợp với độ cao cần làm việc.

3.     *Phải đảm bảo cả hai nội dung trên.

Q.217. Khi sử dụng thang di động có thể thực hiện được việc gì sau đây?

Đáp án:

1.     Trèo hai người hoặc mang theo vật nặng nếu điều kiện thang cho phép.

2.     Cần thiết có thể vừa đứng trên thang vừa dịch chuyển thang.

3.     *Nghiêm cấm tất cả các việc như trên.

Q.218. Khi đứng trên thang để làm việc cần đứng cách đầu thang ít nhất là bao nhiêu để đảm bảo an toàn?

Đáp án:

1.     0,5 mét.

2.     *1,0 mét.

3.     1,5 mét.

Q.219. Khi đứng trên thang để làm việc nếu phải dùng dây an toàn thì có thể mắc vào đâu?

Đáp án:

1.     Vào thang di động.

2.     *Vào vật chắc chắn.

3.     Tuỳ điều kiện nơi làm việc mà áp dụng cách một hoặc cách hai trên.

Biện pháp an toàn khi công tác ở trạm biến áp

Q.220. Những người nào sau đây được phép vào trạm biến áp?

Đáp án:

1.     Đoàn kiểm tra của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam vào kiểm tra trạm (đột xuất không có lệnh).

2.     *Người vào thăm quan, nghiên cứu do đơn vị trưởng, phó hoặc kỹ thuật viên hướng dẫn.

3.     Cả hai đáp án trên đều được.

Q.221. Những người nào sau đây được phép vào trạm biến áp?

Đáp án:

1.     Có hai người vào trạm trong đó có một người bậc I an toàn.

2.     Vào trạm một mình có bậc IV an toàn và được đơn vị trưởng duyệt.

3.     *Vào trạm một mình có bậc V an toàn và được đơn vị trưởng duyệt.

Q.222. Những người vào trạm biến áp, trước khi rời khỏi trạm phải nhớ làm gì?

Đáp án:

1.     Khoá cửa chắc chắn.

2.     *Ghi vào sổ nhật ký trạm những công việc đã làm.

3.     Báo cáo ca trực vận hành về nội dung, công việc đã làm.

Q.223. Khoảng cách an toàn theo quy định của Quy trình KTAT điện được áp dụng cho những công việc nào sau đây?

Đáp án:

1.     *Sửa chữa nhỏ, quan sát vận hành.

2.     Sửa chữa lâu dài hoặc vận chuyển thiết bị cồng kềnh.

3.     Cả hai loại công việc trên đều được.

Q.224. Khoảng cách an toàn theo quy định của Quy trình KTAT điện được áp dụng cho những công việc nào sau đây?

Đáp án:

1.     Sửa chữa nhỏ, quan sát vận hành.

2.     Sửa chữa lâu dài hoặc vận chuyển thiết bị cồng kềnh đã được lập phương án và biện pháp an toàn cụ thể.

3.     *Cả hai loại công việc trên đều được.

Q.225. Chìa khoá trạm được ghi tên và quản lý như thế nào?

Đáp án:

1.     *Phải ghi tên rõ ràng và được quản lý theo nội quy riêng.

2.     Có thể không cần ghi tên rõ ràng và được dùng chung cho nhiều trạm.

3.     Cả hai cách trên đều được.

Q.226. Với tình trạng thời tiết như thế nào thì phải ngừng mọi công tác ở thiết bị ngoài trời?

Đáp án:

1.     *Khi sắp có giông, sét.

2.     Khi có sương mù, ẩm ướt.

3.     Khi mưa to nước chảy thành dòng trên thiết bị.

Công tác với thiết bị điện cao áp không cắt điện

Q.227. Khi công tác với thiết bị điện cao áp không cắt điện, trong các trường hợp nào sau đây cần phải có phiếu công tác?

Đáp án:

1.     Những công việc tiến hành bên ngoài hàng rào chắn cố định của trạm hoặc ở phần điện hạ áp của trạm.

2.     *Những công việc cho phép mở cửa lưới, nhưng các bộ phận mang điện chỉ ở phía trước mặt hay ở phía trên đầu.

3.     Cả hai trường hợp trên.

Q.228. Khi công tác với thiết bị điện cao áp không cắt điện, đối với những công việc cho phép mở cửa lưới, phải thực hiện yêu cầu gì?

Đáp án:

1.     *Phải có phiếu công tác và phải đảm bảo khoảng cách quy định.

2.     Không cần phiếu công tác nhưng phải đảm bảo khoảng cách quy định.

3.     Đối với công việc đơn giản, khối lượng ít thì được phép làm việc theo lệnh nhưng phải đảm bảo khoảng cách an toàn.

Q.229. Khi ở trên các dàn giáo tạm thời hoặc trên thang di động mà phía dưới có thiết bị điện cao áp thì được phép làm việc trong điều kiện như thế nào?

Đáp án:

1.     Đã được cắt hết điện.

2.     *Đã được cắt điện, làm đầy đủ biện pháp an toàn.

3.     Không cần cắt điện khi đã đảm bảo khoảng cách an toàn.

Biện pháp an toàn chung khi công tác trên đường dây cao, hạ áp

Q.230. Yêu cầu chung của biện pháp an toàn khi công tác trên đường dây cao, hạ áp có điện là điều gì dưới đây?

Đáp án:

1.     Phải có ít nhất hai người thực hiện.

2.     Khi thấy dây điện đứt rơi xuống phải có biện pháp ngăn người khác đến gần và báo ngay cho điều độ cơ sở biết.

3.     *Tất cả các yêu cầu trên.

Q.231. Trong yêu cầu chung của biện pháp an toàn khi công tác trên đường dây cao, hạ áp có điện, cho phép một người được tiến hành những công việc gì?

Đáp án:

1.     Mọi công việc liên quan đến công tác quản lý, vận hành.

2.     Mọi công việc quản lý vận hành nhưng không trèo lên cột cao quá 3 m.

3.     *Treo biển báo, sửa chân cột, đánh số cột mà không trèo lên cột cao quá 3 m và không sửa chữa các cấu kiện của cột.

Kiểm tra vận hành

Q.232. Khi đi kiểm tra vận hành đường dây cao, hạ áp có điện phải chấp hành những quy định gì dưới đây?

Đáp án:

1.     *Phải đi 2 người và luôn xem như đường dây đang có điện.

2.     Nếu kiểm tra ban ngày có thể có 1 người và luôn xem như đường dây đang có điện.

3.     Có thể có 1 người nếu có trình độ ít nhất bậc 4 an toàn và luôn xem như đường dây đang có điện.

Q.233. Khi đi kiểm tra vận hành đường dây cao, hạ áp có điện vào ban đêm phải chấp hành những quy định gì dưới đây?

Đáp án:

1.     Phải có đèn soi và không được trèo lên cột.

2.     Phải đi cách đường dây 5 m và đi phía trước hướng gió thổi.

3.     *Tất cả các yêu cầu trên.

Q.234. Khi đi kiểm tra vận hành đường dây cao, hạ áp có điện, nếu có trèo lên cột phải chấp hành những quy định gì dưới đây?

Đáp án:

1.     Cấm trèo lên cột mới dựng dưới 24 giờ.

2.     Cấm trèo và làm việc về phía góc trong của dây dẫn trên cột đơn có sứ kim.

3.     *Tất cả các yêu cầu trên.

Công tác trên đường dây

Q.235. Khi làm việc trên chuỗi sứ, nếu có di chuyển dọc chuỗi sứ thì phải chấp hành quy định gì dưới đây?

Đáp án:

1.     Người làm việc phải sử dụng dây an toàn phụ cài chặt vào xà hoặc đầu cột.

2.     Sau khi đã xem xét kỹ chuỗi sứ, không có vết nứt ở đầu sứ hay các phụ kiện khác, các móc nối, khoá, chốt còn tốt và đủ.

3.     *Tất cả các yêu cầu trên.

Q.236. Khi tiến hành công tác trên đường dây vượt đường sắt, đường sông phải thực hiện các quy định gì dưới đây?

Đáp án:

1.     *Báo trước cho cơ quan quản lý mời đại diện của họ tới điểm công tác để phối hợp, đảm bảo an toàn.

2.     Cử người cầm cờ đỏ (hoặc đèn đỏ nếu là ban đêm) đứng hai phía nơi công tác, cách 100 m để báo hiệu.

3.     Tất cả các yêu cầu trên.

Q.237. Khi tiến hành công tác trên đường dây vượt đường bộ phải thực hiện các quy định gì dưới đây?

Đáp án:

1.     Báo trước cho cơ quan quản lý mời đại diện của họ tới điểm công tác để phối hợp, đảm bảo an toàn.

2.     *Cử người cầm cờ đỏ (hoặc đèn đỏ nếu là ban đêm) đứng hai phía nơi công tác, cách 100 m để báo hiệu.

3.     Tất cả các yêu cầu trên.

Chặt cây phát quang hành lang tuyến

Q.238. Khi tiến hành công tác chặt tỉa cây phát quang hành lang tuyến dây điện cao áp, trong điều kiện thời thiết như thế nào sau đây thì cấm thực hiện?

Đáp án:

1.     *Cấm chặt cây khi có gió cấp 4 trở lên.

2.     Cấm chặt cây khi có gió cấp 6 trở lên.

3.     Cấm chặt cây khi có gió cấp 8 trở lên.

Q.239. Khi tiến hành công tác chặt tỉa cây phát quang hành lang tuyến dây điện cao áp phải thực hiện các quy định gì dưới đây?

Đáp án:

1.     Cấm đứng ở phía cây đổ và phía đối diện.

2.     Cấm cưa cây sẵn hàng loạt rồi làm đổ cây bằng cách cho cây này làm đổ cây kia.

3.     *Tất cả các yêu cầu trên.

Q.240. Khi tiến hành công tác chặt tỉa cây phát quang hành lang tuyến dây điện cao áp, để tránh cây đổ, cành cây rơi vào đường dây phải thực hiện biện pháp gì?

Đáp án:

1.     Phải cắt điện đường dây.

2.     Dùng dây thừng buộc kéo cây hay cành cây để hạ an toàn.

3.     *Thực hiện một trong hai cách trên.

Q.241. Khi tiến hành công tác chặt tỉa cây phát quang tuyến dây trong hành lang an toàn đường dây điện cao áp phải thực yêu cầu gì dưới đây?

Đáp án:

1.     Khi chặt cây phải chặt cành mục, cây mục trước.

2.     Khi cây sắp đổ, cành gãy phải báo cho người xung quanh biết.

3.     *Tất cả các yêu cầu trên.

Q.242. Khi tiến hành công tác chặt tỉa cây phát quang tuyến dây trong hành lang an toàn đường dây điện cao áp phải thực yêu cầu gì dưới đây?

Đáp án:

1.     Phải có lệnh công tác.

2.     *Phải có phiếu công tác.

3.     Có thể thực hiện một trong hai yêu cầu trên.

Đo điện trở tiếp đất

Q.243. Cấm tiến hành đo điện trở tiếp đất đường dây điện cao áp đang vận hành khi điều kiện thời tiết như thế nào?

Đáp án:

1.     *Có mưa, giông, sét.

2.     Có gió cấp 4 trở lên.

3.     Mưa to nước chảy thành dòng trên thiết bị.

Q.244. Khi tháo hoặc đấu dây tiếp đất trên đường dây cao áp đang vận hành có bảo vệ bằng dây chống sét thì phải thực hiện biện pháp an toàn như thế nào?

Đáp án:

1.     Phải đeo găng tay cách điện.

2.     Trước khi tháo hoặc đấu dây tiếp đất ở cột phải nối tắt tạm thời đầu dây tiếp đất đó vào một cọc tiếp đất bằng một đoạn dây dẫn có tiết diện tối thiểu 10 mm2.

3.     *Có thể thực hiện một trong hai biện pháp trên.

Công tác trên đường dây đang vận hành

Q.245. Khi công tác trên đường dây đang vận hành đối với công việc như thế nào dưới đây không cần phiếu công tác?

Đáp án:

1.     Công việc làm tại móng cột.

2.     Công việc làm có trèo lên cột không quá 3 m nhưng không tháo dỡ các cấu kiện cột.

3.     *Cả hai việc trên.

Q.246. Khi công tác trên đường dây đang vận hành đối với công việc như thế nào dưới đây cần phải có phiếu công tác?

Đáp án:

1.     Công việc làm từ móng cột trở lên.

2.     Công việc làm trên cột ở độ cao từ 3 m trở lên.

3.     *Những công việc có trèo lên cột quá 3m và cách dây dẫn cuối cùng bằng và nhỏ hơn 2 m.

Q.247. Chỉ được phép làm việc ở khoảng cách nhỏ hơn 2 mét đến dây dẫn cuối cùng đường dây đang vận hành với điều kiện khoảng cách nằm ngang giữa mép ngoài cùng của thân cột và dây dẫn điện 6kV là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     0,7 mét.

2.     1,0 mét.

3.     *1,5 mét.

Q.248. Chỉ được phép làm việc ở khoảng cách nhỏ hơn 2 mét đến dây dẫn cuối cùng đường dây đang vận hành với điều kiện khoảng cách nằm ngang giữa mép ngoài cùng của thân cột và dây dẫn điện 10kV là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     0,7 mét.

2.     1,0 mét.

3.     *1,5 mét.

Q.249. Chỉ được phép làm việc ở khoảng cách nhỏ hơn 2 mét đến dây dẫn cuối cùng đường dây đang vận hành với điều kiện khoảng cách nằm ngang giữa mép ngoài cùng của thân cột và dây dẫn điện 22kV là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     0,7 mét.

2.     1,0 mét.

3.     *1,5 mét.

Q.250. Chỉ được phép làm việc ở khoảng cách nhỏ hơn 2 mét đến dây dẫn cuối cùng đường dây đang vận hành với điều kiện khoảng cách nằm ngang giữa mép ngoài cùng của thân cột và dây dẫn điện 35kV là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     0,7 mét.

2.     1,0 mét.

3.     *1,5 mét.

Q.251. Chỉ được phép làm việc ở khoảng cách nhỏ hơn 2 mét đến dây dẫn cuối cùng đường dây đang vận hành với điều kiện khoảng cách nằm ngang giữa mép ngoài cùng của thân cột và dây dẫn điện 110kV là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     0,7 mét.

2.     1,0 mét.

3.     *1,5 mét.

Q.252. Chỉ được phép làm việc ở khoảng cách nhỏ hơn 2 mét đến dây dẫn cuối cùng đường dây đang vận hành với điều kiện khoảng cách nằm ngang giữa mép ngoài cùng của thân cột và dây dẫn điện 220kV là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     1,5 mét.

2.     *2,5 mét.

3.     4,5 mét

Q.253. Chỉ được phép làm việc ở khoảng cách nhỏ hơn 2 mét đến dây dẫn cuối cùng đường dây đang vận hành với điều kiện khoảng cách nằm ngang giữa mép ngoài cùng của thân cột và dây dẫn điện 500kV là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     1,5 mét.

2.     2,5 mét.

3.     *4,5 mét

Q.254. Khi được phép làm việc ở khoảng cách nhỏ hơn 2 mét đến dây dẫn cuối cùng đường dây đang vận hành 6 kV (đủ điều kiện về khoảng cách nằm ngang giữa mép ngoài cùng của thân cột và dây dẫn), ngoài việc người không được tiếp xúc với sứ cách điện thì người và và dụng cụ mang theo không được tới gần dây dẫn nhỏ hơn khoảng cách là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     0,3 mét.

2.     *0,6 mét.

3.     0,8 mét.

Q.255. Khi được phép làm việc ở khoảng cách nhỏ hơn 2 mét đến dây dẫn cuối cùng đường dây đang vận hành 10 kV (đủ điều kiện về khoảng cách nằm ngang giữa mép ngoài cùng của thân cột và dây dẫn), ngoài việc người không được tiếp xúc với sứ cách điện thì người và và dụng cụ mang theo không được tới gần dây dẫn nhỏ hơn khoảng cách là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     0,3 mét.

2.     *0,6 mét.

3.     0,8 mét.

Q.256. Khi được phép làm việc ở khoảng cách nhỏ hơn 2 mét đến dây dẫn cuối cùng đường dây đang vận hành 22 kV (đủ điều kiện về khoảng cách nằm ngang giữa mép ngoài cùng của thân cột và dây dẫn), ngoài việc người không được tiếp xúc với sứ cách điện, người và và dụng cụ mang theo không được tới gần dây dẫn nhỏ hơn khoảng cách là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     0,3 mét.

2.     *0,6 mét.

3.     0,8 mét.

Q.257. Khi được phép làm việc ở khoảng cách nhỏ hơn 2 mét đến dây dẫn cuối cùng đường dây đang vận hành 35 kV (đủ điều kiện về khoảng cách nằm ngang giữa mép ngoài cùng của thân cột và dây dẫn), ngoài việc người không được tiếp xúc với sứ cách điện, người và và dụng cụ mang theo không được tới gần dây dẫn nhỏ hơn khoảng cách là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     0,3 mét.

2.     *0,6 mét.

3.     0,8 mét.

Q.258. Khi được phép làm việc ở khoảng cách nhỏ hơn 2 mét đến dây dẫn cuối cùng đường dây đang vận hành 66 kV (đủ điều kiện về khoảng cách nằm ngang giữa mép ngoài cùng của thân cột và dây dẫn), ngoài việc người không được tiếp xúc với sứ cách điện, người và và dụng cụ mang theo không được tới gần dây dẫn nhỏ hơn khoảng cách là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     *0,8 mét.

2.     1,0 mét.

3.     2,0 mét.

Q.259. Khi được phép làm việc ở khoảng cách nhỏ hơn 2 mét đến dây dẫn cuối cùng đường dây đang vận hành 110 kV (đủ điều kiện về khoảng cách nằm ngang giữa mép ngoài cùng của thân cột và dây dẫn), ngoài việc người không được tiếp xúc với sứ cách điện, người và và dụng cụ mang theo không được tới gần dây dẫn nhỏ hơn khoảng cách là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     0,8 mét.

2.     *1,0 mét.

3.     2,0 mét.

Q.260. Khi được phép làm việc ở khoảng cách nhỏ hơn 2 mét đến dây dẫn cuối cùng đường dây đang vận hành 220 kV (đủ điều kiện về khoảng cách nằm ngang giữa mép ngoài cùng của thân cột và dây dẫn), ngoài việc người không được tiếp xúc với sứ cách điện, người và và dụng cụ mang theo không được tới gần dây dẫn nhỏ hơn khoảng cách là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     1,0 mét.

2.     *2,0 mét.

3.     3,0 mét

Q.261. Khi được phép làm việc ở khoảng cách nhỏ hơn 2 mét đến dây dẫn cuối cùng đường dây đang vận hành 500 kV (đủ điều kiện về khoảng cách nằm ngang giữa mép ngoài cùng của thân cột và dây dẫn), ngoài việc người không được tiếp xúc với sứ cách điện, người và và dụng cụ mang theo không được tới gần dây dẫn nhỏ hơn khoảng cách là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     2,5 mét.

2.     3,0 mét.

3.     *3,5 mét.

Q.262. Khi làm việc ở khoảng cách nhỏ hơn 2 mét đến dây dẫn cuối cùng đường dây đang vận hành, khi thời tiết như thế nào thì cấm làm việc?

Đáp án:

1.     Trời âm u hay có sương mù.

2.     Có gió cấp 4 trở lên, mưa hay đêm tối.

3.     *Tất cả các hiện tượng trên.

Gỡ tổ chim

Q.263. Khi gỡ tổ chim ở đường dây đang vận hành, ngoài việc phải đảm bảo khoảng cách quy định còn phải chấp hành yêu cầu gì?

Đáp án:

1.     Chỉ được tiến hành vào ban ngày khi trời nắng, khô ráo.

2.     Không được để vật liệu tổ chim rơi hay bay vào sứ và dây dẫn.

3.     *Tất cả các yêu cầu trên.

Sơn xà

Q.264. Khi sơn xà ở đường dây đang vận hành, ngoài việc phải đảm bảo khoảng cách quy định còn phải chấp hành yêu cầu gì?

Đáp án:

1.     Chổi sơn phải làm bằng cán gỗ không dài quá 10 cm.

2.     Cấm đứng thẳng để di chuyển người dọc theo xà và tránh để sơn rơi lên dây dẫn và sứ.

3.     *Tất cả các yêu cầu trên.

Công tác trong vùng ảnh hưởng của đường dây cao áp đang vận hành

Q.265. Làm việc trong điều kiện nào sau đây được coi là loại công tác trong vùng ảnh hưởng của đường dây đang vận hành?

Đáp án:

1.     *Làm việc trên đoạn đường dây đã cắt điện giao chéo với đường dây cao áp khác đang vận hành.

2.     Làm việc trên đường dây đã cắt điện đi cách 150 mét với đường dây 110 kV đang vận hành.

3.     Cả hai trường hợp trên.

Q.266. Làm việc trong khoảng cách nào sau đây được coi là loại công tác trong vùng ảnh hưởng của đường dây từ trên 35 kV đến 110 kV đang vận hành?

Đáp án:

1.     Nhỏ hơn 50 mét.

2.     *Nhỏ hơn 100 mét.

3.     Nhỏ hơn 150 mét.

Q.267. Làm việc trong điều kiện nào sau đây được coi là loại công tác trong vùng ảnh hưởng của đường dây đang vận hành?

Đáp án:

1.     *Làm việc trên đường dây đã được cắt điện nhưng đi chung cột với đường dây đang vận hành.

2.     Làm việc trên đường dây đã cắt điện đi cách 200 mét với đường dây 220 kV đang vận hành.

3.     Cả hai trường hợp trên.

Q.268. Làm việc trong vùng ảnh hưởng của đường dây đang vận hành, trong trơng hợp nào thì không phải cắt điện đường dây gần hoặc giao chéo với đường dây được sửa chữa?

Đáp án:

1.     Nếu áp dụng được các biện pháp an toàn phòng tránh gây tai nạn.

2.     Khi người làm việc có thể tránh đến gần bộ phận mang điện của đường dây đang có điện với khoảng cách nguy hiểm.

3.     *Có thể là một trong hai trường hợp trên.

Q.269. Làm việc trong khoảng cột giao chéo dưới đường dây cao áp đang vận hành thì cho phép không cắt điện đường dây phía trên trong trường hợp nào dưới đây?

Đáp án:

1.     Đối với công việc có tháo hay lắp dây dẫn, dây chống sét.

2.     *Đối với công việc khi thực hiện chỉ có khả năng làm rơi hoặc làm chùng dây dẫn (ví dụ: tháo hoặc nối dây ở đầu chuỗi sứ).

3.     Cả hai trường hợp trên đều phải cắt điện đường dây phía trên.

Q.270. Làm việc trong khoảng cột giao chéo dưới đường dây cao áp đang vận hành, nếu có tháo hay lắp dây dẫn, dây chống sét thì phải có biện pháp đề phòng hiện tượng gì?

Đáp án:

1.     Buộc ghìm đầu dây dẫn và dây chống sét xuống để đề phòng khả năng dây bật lên đường dây có điện.

2.     Dây dẫn và dây chống sét sắp đưa lên cột cần được tiếp đất hai phía để chống dòng cảm ứng.

3.     *Phải thực hiện như hai đáp án trên.

Q.271. Làm việc trong vùng ảnh hưởng của đường dây cao áp đang vận hành, trong trường hợp nào thì không phải nối đất đường dây đã cắt điện và được coi vẫn còn điện?

Đáp án:

1.     *Nếu có sử dụng trang bị và dụng cụ cách điện chịu được điện áp lớn nhất có thể xuất hiện trên dây dẫn của đường dây đang công tác.

2.     Nếu có sử dụng trang bị và dụng cụ cách điện chịu được điện áp của đường dây đang vận hành.

3.     Không có trường hợp nào như trên được áp dụng.

Q.272. Khi thi công xây lắp trong vùng ảnh hưởng của đường dây đến 35kV đang vận hành, nếu có dùng cáp thép để kéo, quay tời thì khoảng cách từ dây cáp thép đến dây dẫn điện tối thiểu là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     *2,5 mét.

2.     3,0 mét.

3.     4,0 mét.

Q.273. Khi thi công xây lắp trong vùng ảnh hưởng của đường dây 110kV đang vận hành, nếu có dùng cáp thép để kéo, quay tời thì khoảng cách từ dây cáp thép đến dây dẫn điện tối thiểu là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     2,5 mét.

2.     *3,0 mét.

3.     4,0 mét.

Q.274. Khi thi công xây lắp trong vùng ảnh hưởng của đường dây 220kV đang vận hành, nếu có dùng cáp thép để kéo, quay tời thì khoảng cách từ dây cáp thép đến dây dẫn điện tối thiểu là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     2,5 mét.

2.     3,0 mét.

3.     *4,0 mét.

Q.275. Khi làm việc trên đường dây đã cắt điện, nhưng đi chung cột với đường dây đến 35 kV đang vận hành thì khoảng cách giữa các dây dẫn gần nhất của hai mạch không nhỏ hơn là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     2,5 mét.

2.     *3,0 mét.

3.     4,0 mét.

Q.276. Khi làm việc trên đường dây đã cắt điện, nhưng đi chung cột với đường dây đến 110 kV đang vận hành thì khoảng cách giữa các dây dẫn gần nhất của hai mạch không nhỏ hơn là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     2,5 mét.

2.     3,0 mét.

3.     *4,0 mét.

Q.277. Khi làm việc trên đường dây đã cắt điện, nhưng đi chung cột với đường dây đến 220 kV đang vận hành thì khoảng cách giữa các dây dẫn gần nhất của hai mạch không nhỏ hơn là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     4,0 mét.

2.     5,0 mét.

3.     *6,0 mét.

Q.278. Trong điều kiện thời tiết như thế nào thì cấm làm việc trên đường dây đi chung cột với đường dây đang vận hành?

Đáp án:

1.     Khi có gió cấp 4 trở lên.

2.     Khi có sương mù dày và ban đêm.

3.     *Cả hai trường hợp trên.

Q.279. Khi công tác trên đường dây đã cắt điện đi chung cột với đường dây đang vận hành thì người chỉ huy trực tiếp phải thực hiện những gì dưới đây?

Đáp án:

1.     Kiểm tra đúng tuyến dây đã được cắt điện.

2.     Treo đầy đủ các loại biển báo an toàn cần thiết ở các cột.

3.     *Phải thực hiện cả hai việc trên.

Q.280. Khi công tác trên đường dây đã cắt điện đi chung cột với đường dây đang vận hành thì người làm việc được phép làm những việc gì dưới đây?

Đáp án:

1.     Ra dây và cuộn dây trên cột.

2.     Dùng thước đo bằng kim loại.

3.     *Cấm tất cả những việc trên.

Biện pháp an toàn khi công tác trên đường dây hạ áp có điện

Q.281. Làm việc trên đường dây hạ áp đang có điện phải chấp hành gì sau đây?

Đáp án:

1.     Phải có lệnh công tác.

2.     *Phải có phiếu công tác.

3.     Có thể áp dụng một trong hai loại trên.

Q.282. Khi tiến hành công việc trên đường dây hạ áp, người cho phép và người chỉ huy trực tiếp cần xác định rõ những gì để làm đầy đủ các biện pháp an toàn?

Đáp án:

1.     Đường dây sẽ tiến hành công việc thuộc trạm biến áp nào.

2.     Nôi dung, phạm vi công việc cần thực hiện.

3.     *Cả hai điều trên.

Q.283. Làm việc trên nhánh dây đi vào nhà của đường dây hạ áp đi chung cột với đường dây cao áp đến 22kV cần phải thực hiện biện pháp an toàn gì?

Đáp án:

1.     Phải cắt điện đường dây hạ áp có nhánh đó.

2.     Phải cắt điện cả đường dây cao áp và đường dây hạ áp có nhánh đó.

3.     *Không cần cắt điện cả đường dây đó mà chỉ cần tháo đầu dây đấu vào đường dây chính.

Q.284. Làm việc có căng dây, thay dây trên đường dây hạ áp đi chung cột với đường dây cao áp đến 22kV cần phải thực hiện biện pháp an toàn gì?

Đáp án:

1.     Cắt điện cả 2 đường dây.

2.     Không cần cắt điện đường dây cao áp nhưng phải có biện pháp chống văng dây lên.

3.     *Phải cắt điện cả 2 đường dây nhưng cũng phải đặt tiếp đất đường dây phía trên ở những vị trí cần thiết.

Những biện pháp an toàn trong công việc mắc dây đặt điện hạ áp.

Q.285. Khi nhận nhiệm vụ mắc dây, đặt điện, người tổ trưởng hoặc nhóm trưởng phải phổ biến cho mọi người nắm vững những điều gì?

Đáp án:

1.     Nội dung công việc.

2.     Những đặc điểm địa hình và pháp an toàn cụ thể.

3.     *Tất cả các nội dung trên.

Q.286. Khi mắc dây, đặt điện ở công trình xây dựng, phải chú ý tới những gì để đảm bảo an toàn?

Đáp án:

1.     Phải đội mũ an toàn tránh rơi dụng cụ, vật liệu và chú ý tránh giẫm vào đinh nhọn ở ván, gỗ.

2.     Các dàn giáo xây dựng đề phòng sập, đổ

3.     *Tất cả các nội dung trên.

Q.287. Khi đục tường gạch, tường đá để mắc dây, đặt điện người làm việc phải có biện pháp gì để đảm bảo an toàn?

Đáp án:

1.     Phải đeo kính để tránh mảnh vật liệu bắn vào mắt; đeo khẩu trang chống bụi.

2.     Búa, đục phải chắc chắn.

3.     *Tất cả các biện pháp trên.

Q.288. Khi mắc dây, đặt điện, việc đưa lên, hạ xuống các dụng cụ, vật liệu được phép thực hiện như hế nào?

Đáp án:

1.     *Phải buộc vào dây thừng, puly để kéo.

2.     Có thể tung ném dụng cụ, vật liệu nếu độ cao cho phép.

3.     Căn cứ thực tế hiện trường mà áp dụng một trong hai cách trên.

Q.289. Khi mắc dây, đặt điện, việc kê bàn ghế lên cho cao để đứng được phép thực hiện như hế nào?

Đáp án:

1.     Không cho phép chồng bàn ghế lên nhau để đứng làm việc.

2.     *Cho phép chồng ghế lên bàn trong trường hợp chân bàn, ghế chắc chắn và chỉ được chồng một tầng.

3.     Cho phép chồng các ghế lên các bàn đến đủ độ cao làm việc trong trường hợp chân bàn, ghế chắc chắn.

Q.290. Khi mắc dây, đặt điện, gần những nơi đang có điện hạ áp phải thực hiện biện pháp an toàn gì?

Đáp án:

1.     Phải cắt điện tạm thời để làm việc.

2.     Phải chú ý không được làm việc gì va chạm vào nơi có điện.

3.     *Phải căn cứ thực tế hiện trường mà áp dụng một trong hai phương pháp trên.

Q.291. Khi mắc dây, đặt điện, ở những nơi nguy hiểm như ban công, mái nhà, ống máng, cành cây v.v... phải có biện pháp an toàn gì?

Đáp án:

1.     Phải đeo dây an toàn và mắc vào điểm chắc chắn.

2.     Phải dùng dây thừng tốt buộc vào thắt lưng và ghìm người vào vật cố định.

3.     *Phải căn cứ thực tế hiện trường mà áp dụng một trong hai phương pháp trên.

Q.292. Khi mắc dây, đặt điện phải trèo trên mái nhà dốc, mái lợp tôn v.v... cần phải đi giầy dép loại gì?

Đáp án:

1.     Di giầy hoặc dép có quai hậu.

2.     *Phải đi giầy vải tránh trơn, trượt.

3.     Phải đi chân không để có độ bám chống trơn trượt.

Q.293. Khi di chuyển trên mái nhà dốc, mái lợp tôn v.v... để mắc dây, đặt điện, cần phải có tư thế như thế nào?

Đáp án:

1.     *Phải cúi lom khom.

2.     Phải bò cả hai chân và hai tay.

3.     Phải căn cứ độ dốc nguy hiểm mà chọn cách di chuyển cho an toàn.

Q.294. Khi mắc dây, đặt điện ở gầm cầu thang, trong hầm nhà ... phải lưu ý gì?

Đáp án:

1.     *Phải có đủ ánh sáng.

2.     Tránh va chạm vào các dây dẫn điện.

3.     Thực hiện cả hai việc trên.

Q.295. Khi cắt dao nguồn điện để mắc dây, đặt điện, cần phải thực hiện biện pháp gì để đảm bảo an toàn về điện?

Đáp án:

1.     Phải dùng khoá khoá tay dao lại.

2.     Treo biển “Cấm đóng điện! có người đang làm việc” ở tay dao.

3.     *Đồng thời thực hiện cả hai việc trên.

Những biện pháp an toàn khi thí nghiệm thiết bị điện cao áp.

Q.296. Thí nghiệm thiết bị điện cao áp cần cấp phiếu hay lệnh công tác?

Đáp án:

1.     Phải có phiếu công tác.

2.     Phải có lệnh công tác nếu công việc đơn giản, khối lượng ít.

3.     **Thực hiện một trong hai trường hợp trên.

Q.297. Cng tác thí nghiệm thiết bị điện cao áp, người chỉ huy trực tiếp phải có trình độ bậc an toàn là bao nhiêu?

Đáp án:

1.     Bậc 5 an toàn.

2.     *Ít nhất bậc 4 an toàn.

3.     Ít nhất bậc 3 an toàn.

Q.298. Công tác thí nghiệm thiết bị điện cao áp, người công nhân làm việc có trình độ như thế nào?

Đáp án:

1.     *Phải được huấn luyện.

2.     Phải được huấn luyện đối với nhân viên thí nghiệm chính.

3.     Tuỳ theo tính chất công việc mà áp dụng 1 trong 2 yêu cầu trên.

Q.299. Thí nghiệm thiết bị điện cao áp, trường hợp do người nào thực hiện thì chỉ cấp lệnh công tác và có ghi vào sổ nhật ký vận hành, không cần phiếu công tác?

Đáp án:

1.     Nhân viên vận hành tối thiểu bậc 4 an toàn.

2.     Những người được sự giám sát của nhân viên vận hành.

3.     *Một trong hai trường hợp trên đều được.

Q.300. Tại khu vực thí nghiệm thiết bị điện cao áp, phải thực hiện biện pháp an toàn gì?

Đáp án:

1.     Phải có rào chắn và treo biển “Dừng lại! Có điện cao áp”.

2.     Phải có rào chắn và treo biển “Dừng lại! Có điện cao áp” và luôn luôn có người trông coi.

3.     *Phải có rào chắn và treo biển “Dừng lại! Có điện cao áp” và luôn luôn có người trông coi. Người không có nhiệm vụ không được vào.

Q.301. Thí nghiệm thiết bị điện cao áp, nếu các dây dẫn điện đi qua hành lang, cầu thang, sàn nhà ... thì phải thực hiện biện pháp an toàn gì?

Đáp án:

1.     Phải treo biển “Dừng lại! Có điện cao áp.

2.     Phải có rào chắn ngăn người khác lại gần.

3.     *Phải cử người đứng gác tại các vị trí cần thiết.

Q.302. Trước khi đưa điện vào để thử nghiệm cao áp thì phải thực hiện biện pháp an toàn gì?

Đáp án:

1.     *Tất cả công nhân phải rút ra nơi an toàn.

2.     Người chỉ huy phải cảnh báo cho tất cả công nhân biết.

3.     Chỉ có người có trách nhiệm mới được ở trong khu vực thí nghiệm.

Q.303. Ai là người chịu trách nhiệm đóng điện vào để thử nghiệm cao áp?

Đáp án:

1.     Người chỉ huy thí nghiệm.

2.     Nhân viên đơn vị thí nghiệm được người chỉ huy ra lệnh.

3.     *Một trong hai người trên.

Q.304. Trước khi đóng điện để thí nghiệm cao áp người chỉ huy trực tiếp phải tự mình thực hiện công việc gì?

Đáp án:

1.     Kiểm tra mạch đấu và biện pháp an toàn.

2.     Báo trước: “Tôi đóng điện!” rồi mới đóng hoặc ra lệnh đóng.

3.     *Phải thực hiện cả hai việc trên.

Q.305. Khi đã đóng nguồn điện hạ áp vào thiết bị thử nghiệm cao áp có thể thực hiện được những việc gì dưới đây?

Đáp án:

1.     *Không được đấu thêm gì.

2.     Đấu thêm đồng hồ vào mạch hạ áp.

3.     Đấu thêm đồng hồ và thiết bị thử khác khi có người giám sát.

Q.306. Khi đã thí nghiệm cao áp xong, người chỉ huy trực tiếp phải thực hiện việc gì để đảm bảo an toàn trước khi ra lệnh đấu dây lại để tiếp tục thử nghiệm hoặc kết thúc công tác?

Đáp án:

1.     Phải cắt điện, khử hết điện tích tàn dư.

2.     Phải cắt điện, làm tiếp đất và báo “Đã cắt điện”.

3.     *Thực hiện cả hai việc trên.

Q.307. Thí nghiệm thiết bị điện cao áp, việc tháo tiếp đất được thực hiện khi nào?

Đáp án:

1.     Khi đã đấu xong các thiết bị cần thử.

2.     Khi đã tháo xong các thiết bị cần thử mới.

3.     *Cả hai trường hợp trên.

Q.308. Cầu dao hạ áp cấp nguồn điện cho thí nghiệm thiết bị điện cao áp phải có yêu cầu kỹ thuật gì?

Đáp án:

1.     Phải là cầu dao 2 cực.

2.     Phần cắt mạch điện phải được trông thấy rõ.

3.     *Phải có đủ cả hai yêu cầu trên.

Q.309. Cầu dao hạ áp cấp nguồn điện cho thí nghiệm thiết bị điện cao áp, khi đã đóng điện thì phải có biện pháp gì để đảm bảo an toàn?

Đáp án:

1.     *Phải có người trông cầu dao.

2.     Phải treo biển “Dừng lại! Có điện cao áp.

3.     Phải có rào chắn ngăn người khác lại gần.

Q.310. Cầu dao hạ áp cấp nguồn điện cho thí nghiệm thiết bị điện cao áp, khi đã cắt điện thì phải có biện pháp gì để đề phòng đóng điện nhầm?

Đáp án:

1.     Phải có người trông cầu dao.

2.     *Phải có đệm lót cách điện đặt ở giữa lưỡi và hàm cầu dao.

3.     Phải khoá tay truyền động và treo biển “Cấm đống điện! Có người đang làm việc”.

Q.311. Vỏ thiết bị thí nghiệm điện cao áp phải có biện pháp kỹ thuật gì để đảm bảo an toàn?

Đáp án:

1.     *Phải được nối đất.

2.     Phải được nối không.

3.     Phải được nối đất và nối không.

Q.312. Khi dùng thiết bị thí nghiệm lưu động, các bộ phận cao áp phải đảm bảo điều kiện gì?

Đáp án:

1.     Phải được để thông thoáng.

2.     Phải để ở nơi tránh được va chạm.

3.     *Phải được che kín, không được để dễ va chạm.

Q.313. Khi dùng thiết bị thí nghiệm lưu động, nếu thiết bị thí nghiệm để hở thì phải bố trí đảm bảo điều kiện gì?

Đáp án:

1.     Bố trí đặt thiết bị hạ áp ở xa với thiết bị cao áp.

2.     Bố trí chung các thiết bị cao, hạ áp để tiện vận hành.

3.     *Bố trí riêng: bên đặt thiết bị hạ áp, bên đặt thiết bị cao áp và giữa hai bên phải có ngăn cách.

Q.314. Khi dùng thiết bị thí nghiệm lưu động, cầu dao, cầu chì và các thiết bị điện hạ áp cần phải để ở nơi có điều kiện như thế nào?

Đáp án:

1.     Bố trí đặt ở xa với thiết bị cao áp.

2.     *Ở nơi thuận tiện, dễ kiểm tra và điều khiển.

3.     Bố trí gần với các thiết bị cao áp để tiện vận hành.

Q.315. Khi thí nghiệm thử cáp, ở đầu đoạn cáp cần treo biển như thế nào?

Đáp án:

1.     *Cả hai đầu đoạn cáp đều phải treo biển: “Cấm đóng điện! có người đang làm việc”.

2.     Cả hai đầu đoạn cáp đều phải treo biển: “Cấm lại gần! Có điện nguy hiểm chết người”.

3.     Treo biển: “Cấm đóng điện! có người đang làm việc” ở đầu đoạn cáp không có người làm việc.

Q.316. Khi thí nghiệm thử cáp, nếu đầu cáp bên kia nằm trong nhà mà nơi đó có người đang làm việc khác thì trong thời gian thí nghiệm phải thực hiện biện pháp an toàn gì?

Đáp án:

1.     Phải cử người đứng gác.

2.     Đặt rào và treo biển “Dừng lại! Có điện nguy hiểm chết người”.

3.     *Phải thực hiện đủ các biện pháp trên.

Q.317. Khi tiến hành thí nghiệm thử cáp, công nhân thí nghiệm phải sử dụng trang bị an toàn gì?

Đáp án:

1.     Phải đeo găng tay cách điện cao áp.

2.     Đi ủng cách điện và đứng trên thảm cách điện.

3.     *Phải đeo găng tay cách điện, đi ủng cách điện hoặc đứng trên thảm cách điện.

Q.318. Sau khi thí nghiệm bằng điện cao áp, phải thực hiện biện pháp gì xong mới được báo là “Đã cắt điện”?

Đáp án:

1.     Khi đã khử hết điện tích tàn dư.

2.     Khi đã khẳng định không còn điện tích tàn dư nữa.

3.     *Cả hai việc trên.

Biện pháp an toàn khi tháo lắp đồng hồ, rơ le và thiết bị thông tin

Q.319. Khi tháo lắp đồng hồ, rơ le và thiết bị thông tin, trong trường hợp nào thì phải có phiếu công tác?

Đáp án:

1.     Ở những tủ phân phối hạ áp không có bộ phận dẫn điện cao áp.

2.     *Ở những buồng phân phối điện cao áp trong nhà và ngoài trời.

3.     Cả hai trường hợp trên.

Q.320. Khi tháo lắp đồng hồ, rơ le và thiết bị thông tin ở những buồng phân phối, trong trường hợp nào thì cho phép thực hiện theo lệnh công tác?

Đáp án:

1.     Ở nơi không có bộ phận dẫn điện cao áp.

2.     Ở nơi có bộ phận dẫn điện cao áp nhưng đã được che chắn bảo vệ.

3.     *Cả hai trường hợp trên.

Q.321. Khi lắp và tháo công tơ một pha đặt ở độ cao bao nhiêu và phải có điều kiện như thế nào thì được phép làm việc theo lệnh?

Đáp án:

1.     *Ở độ cao dưới 1,7 mét và nơi ít nguy hiểm.

2.     Ở độ cao dưới 2,5 mét và nơi không có nguy hiểm gì.

3.     Ở độ cao dưới 3 mét và không gần với thiết bị điện cao áp.

Q.322. Khi làm việc ở những mạch đo lường, bảo vệ đang mang điện phải có biện pháp gì để đảm bảo an toàn?

Đáp án:

1.     Cuộn thứ cấp của máy biến cường độ không được hở mạch.

2.     Tất cả các cuộn dây thứ cấp của máy biến cường độ và máy biến điện áp cần phải có dây tiếp đất.

3.     *Phải thực hiện cả hai nội dung trên.

Q.323. Khi tháo, lắp bất cứ loại đồng hồ nào đều phải làm gì để đảm bảo an toàn?

Đáp án:

1.     Phải cắt điện rồi mới được làm.

2.     Có các biện pháp tránh chạm chập.

3.     *Có thể thực hiện một trong hai biện pháp trên.

Q.324. Khi tháo bất cứ loại đồng hồ nào đều phải thực hiện biện pháp gì để đảm bảo an toàn?

Đáp án:

1.     *Đầu dây tháo ra phải lấy băng cách điện bọc kín lại.

2.     Tách các đầu dây đã được tháo ra để chúng không chạm vào nhau.

3.     Đầu dây tháo ra, nếu có thể có điện thì phải băng cách điện bọc kín lại.

Biện pháp an toàn khi ghi chữ công tơ điện

Q.325. Khi vào trạm, nhân viên ghi chữ được làm những việc gì dưới đây?

Đáp án:

1.     Ghi chỉ số công tơ và vệ sinh phần bên ngoài rào chắn cố định của tủ hạ áp.

2.     Ghi chỉ số công tơ và kiểm tra mạch đấu dây đảm bảo không có câu móc gây tổn thât điện năng.

3.     *Chỉ được làm nhiệm vụ đọc và ghi chỉ số công tơ bằng mắt, không được đụng chạm tới thiết bị khác.

Q.326. Cho phép nhân viên ghi chữ vào trạm một mình để làm nhiệm vụ nhưng phải có đủ yếu tố gì sau đây?

Đáp án:

1.     Có bậc V an toàn và được đơn vị trưởng duyệt.

2.     Được sự đồng ý và giao chìa khoá của điều độ.

3.     *Phải đủ cả hai điều kiện trên.

Q.327. Vào trạm ghi chữ xong, nhân viên ghi chữ còn phải làm gì?

Đáp án:

1.     Ghi sổ nhật ký trạm.

2.     Khoá cửa chắc chắn và trả chìa khoá tại nơi quy định.

3.     *Phải thực hiện đủ cả hai nội dung trên.

Q.328. Công tơ điện treo trên cột, mặc dù cột đó có điện hay không có điện, khi trèo lên cao để làm việc, nhân viên quản lý công tơ phải có biện pháp gì để đảm bảo an toàn?

Đáp án:

1.     Đeo dây an toàn.

2.     Luôn chú ý tránh va chạm vào những dây điện xung quanh.

3.     *Phải thực hiện đủ cả hai nội dung trên.

Q.329. Công tơ điện treo trong nhà khi làm việc, nhân viên quản lý công tơ phải có biện pháp gì để đảm bảo an toàn?

Đáp án:

1.     Đề phòng những nơi nguy hiểm như trơn, trượt.

2.     Có thang chắc chắn hoặc kê bàn, ghế có chân vững chắc.

3.     *Phải thực hiện đủ cả hai nội dung trên.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#quy#trinh