Biến đổi đau khổ thành an bình

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Có một nhà triết học khắc kỉ tại Hi Lạp cổ đại người mà khi mọi người bảo rằng con ông ấy chết vì tai nạn, ông ấy đáp “Tôi biết nó không phải là bất tử”. Đấy có phải là buông xuôi không? Có những tình huống mà trong đó buông xuôi dường như phi tự nhiên và vô nhân đạo?

Bị cắt rời khỏi tình cảm của mình, thì không phải là buông xuôi. Nhưng chúng ta không biết trạng thái bên trong của ông ấy là gì khi ông ấy nói những lời đó. Trong một số tình huống cực đoan, điều đó có thể là không thể đối với bạn chấp nhận Bây giờ. Nhưng bạn có cơ hội thứ hai buông xuôi.

Cơ hội thứ nhất của bạn là buông xuôi theo từng khoảnh khắc cho thực tại của khoảnh khắc đó. Biết điều đang đó là không thể nào hoàn tác lại - vì nó thế rồi - bạn nói có với điều đang đó hoặc chấp nhận điều không có đó. Thế rồi bạn làm điều bạn phải làm, bất kì cái gì mà tình huống đó yêu cầu. Nếu bạn trú ngụ trong trạng thái này của sự chấp nhận, thì bạn không tạo ra thêm điều tiêu cực, không đau khổ thêm, không bất hạnh thêm. Rồi bạn sống trong trạng thái không kháng cự, trạng thái của ân huệ và nhẹ nhàng, tự do với tranh đấu.

Bất kì khi nào bạn không có khả năng làm điều đó, bất kì khi nào bạn bỏ lỡ cơ hội đó - hoặc bởi vì bạn không tạo ra đủ sự hiện diện ý thức ngăn cản hình mẫu kháng cự theo thói quen và vô ý thức nào đó khỏi phát sinh, hoặc bởi vì điều kiện cực đoan tới mức tuyệt đối không thể chấp nhận cho bạn, thì bạn đang tạo ra một dạng đau đớn nào đó, một dạng đau khổ nào đó. Điều đó có thể dường như là tình huống đang tạo ra đau khổ, nhưng cuối cùng điều này không phải vậy - sự kháng cự của bạn vẫn còn.

Bây giờ ở đây là cơ hội thứ hai của bạn buông xuôi. Nếu bạn không thể chấp nhận điều ở bên ngoài, thì hãy chấp nhận điều ở bên trong. Nếu bạn không thể chấp nhận điều kiện bên ngoài, thì hãy chấp nhận điều kiện bên trong. Điều này nghĩa là: không kháng cự lại nỗi đau. Hãy cho phép nó có đó.

Hãy buông xuôi theo niềm tiếc thương, thất vọng, sợ hãi, đơn độc, bất kì dạng đau khổ nào. Hãy chứng kiến nó mà không dán nhãn tâm trí cho nó. Hãy ôm choàng lấy nó. Thế rồi xem cách phép màu của buông xuôi làm chuyển hoá đau khổ sâu sắc thành an bình sâu sắc. Điều này là việc đóng đinh của bạn. Hãy cho nó trở thành việc phục sinh và thăng thiên của bạn.

Bạn không thấy làm sao người ta có thể buông xuôi đau khổ. Như trên đã chỉ ra, đau khổ là nhân tố không buông xuôi. Làm sao bạn có thể buông xuôi theo nhân tố không buông xuôi?

Hãy quên về buông xuôi một lúc đi. Khi nỗi đau của bạn sâu sắc, thì tất cả mọi việc nói về buông xuôi cũng dường như vô tích sự và vô nghĩa. Khi nỗi đau của bạn là sâu sắc, bạn muốn có sự thôi thúc mạnh mẽ trốn thoát khỏi nó thay vì buông xuôi theo nó. Bạn không muốn cảm thấy điều bạn cảm thấy.

Cái gì có thể bình thường hơn? Nhưng không có lối thoát, không cách nào ra. Có nhiều lối thoát giả - làm việc, uống rượu, dùng thuốc, giận dữ, phóng chiếu, kìm nén, … nhưng chúng không giải phóng bạn khỏi nỗi đau. Đau khổ không giảm đi về độ mạnh mẽ khi bạn làm nó thành vô ý thức. Khi bạn phủ nhận nỗi đau xúc động, mọi thứ bạn làm, nghĩ giống như các quan hệ của bạn trở thành bị ô nhiễm bởi nó. Bạn phát nó ra, nói ra, khi năng lượng bạn phát ra, người khác bắt lấy nó bằng tiềm thức. Nếu họ vô ý thức, họ thậm chí có thể cảm thấy bị ép buộc phải tấn công, làm tổn thương bạn theo cách nào đó, hoặc bạn có thể làm tổn thương họ trong việc phóng chiếu vô ý thức về nỗi đau của mình. Bạn hấp dẫn và biểu lộ bất kì cái gì tương ứng với trạng thái bên trong của mình.

Khi không có cách nào thoát, thì vẫn có cách đi qua. Cho nên đừng quay mặt khỏi nỗi đau. Hãy đối diện với nó. Hãy cảm thấy nó một cách đầy đủ. Hãy cảm nó - đừng nghĩ về nó! Hãy diễn đạt nó nếu cần thiết, nhưng đừng tạo ra kịch đoạn trong tâm trí bạn về nó. Hãy để tất cả mọi chú ý của bạn vào cảm giác này, không vào người, biến cố, tình huống gây ra nó. Đừng để tâm trí dùng nỗi đau tạo ra sự đồng nhất nạn nhân cho bản thân bạn từ nó. Việc cảm thấy tiếc cho bản thân mình và kể cho người khác câu chuyện của bạn giữ bạn bị mắc kẹt trong đau khổ.

Vì không thể nào thoát ra khỏi cảm xúc này, nên khả năng duy nhất cho thay đổi là đi vào trong nó; bằng không, thì chẳng cái gì dịch chuyển. Cho nên hãy dồn chú ý đầy đủ của bạn vào điều bạn cảm thấy, hãm bớt lại việc dán nhãn tâm trí cho nó. Khi bạn đi vào cảm xúc, hãy tỉnh táo mãnh liệt. Ban đầu, có thể dường như giống bóng tối và nơi chốn kinh khiếp, khi niềm thôi thúc quay đi khỏi nó tới, hãy quan sát nó nhưng không hành động theo nó. Hãy dồn chú ý của bạn vào nỗi đau, giữ cho cảm nhận niềm thương tiếc, nỗi sợ, nỗi khủng khiếp, sự đơn độc, dù nó là bất kì cái gì. Hãy vẫn còn tỉnh táo, ở trong hiện tại - hiện diện với toàn thể Hiện hữu của bạn, với mọi tế bào thân thể bạn. Khi bạn làm như vậy, bạn đang mang ánh sáng vào trong bóng tối này. Đây là ngọn lửa của tâm thức bạn. Tại giai đoạn này, bạn không cần bận tâm tới việc buông xuôi thêm nữa. Nó xảy ra rồi. Làm thế nào?

Chăm chú đầy đủ là chấp nhận đầy đủ, là buông xuôi. Bằng cách sự chú ý đầy đủ, bạn dùng quyền năng của Bây giờ, chính là quyền năng của sự hiện diện của bạn.

Không một ổ kháng cự ẩn nấp nào có thể tồn tại trong nó. Hiện diện loại bỏ đi thời gian. Không thời gian, không đau khổ, không tiêu cực nào có thể tồn tại. Việc chấp nhận đau khổ là cuộc hành trình vào cái chết. Đối diện sâu với nỗi đau, cho phép nó hiện hữu, đưa chú ý của bạn vào trong nó, chính là việc đi vào cái chết một cách có ý thức. Khi bạn chết cái chết này, bạn nhận ra rằng không có cái chết - và không có gì sợ cả. Chỉ bản ngã chết đi. Hãy tưởng tượng một tia sáng mặt trời quên mất nó là phần không tách rời của mặt trời và tự lừa dối mình vào việc tin nó phải tranh đấu tồn tại và tạo ra và níu bám lấy sự đồng nhất khác hơn mặt trời. Cái chết của ảo tưởng này chẳng phải là giải thoát vô cùng đó sao?

Bạn có muốn cái chết dễ dàng không? Bạn có thà chết mà không đau đớn, không khổ cực không? Thế thì hãy chết đi quá khứ vào mọi khoảnh khắc, cho ánh sáng của sự hiện diện của bạn chiếu sáng cái ta nặng nề, gắn với thời gian mà bạn cứ nghĩ rằng nó là “bạn”.

Sưu tầm & thay đổi

Tuhieuminh.blogspot.com

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#timytuong