Buông xuôi trong mối quan hệ cá nhân

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Thế còn đối với những người muốn dùng, thao túng, kiểm soát bạn, thì sao? Bạn có phải buông xuôi với họ không?

Họ bị cắt rời khỏi Hiện hữu, cho nên họ nỗ lực vô ý thức lấy năng lượng và quyền lực từ bạn. Đúng là chỉ người vô ý thức mới cố gắng dùng, thao túng người khác, nhưng điều tương đương cũng đúng là chỉ người vô ý thức mới có thể bị dùng và thao túng. Nếu bạn kháng cự, tranh đấu với hành vi vô ý thức trong người khác, bản thân bạn cũng trở thành vô ý thức.

Nhưng buông xuôi không có nghĩa là bạn cho phép bản thân mình bị dùng bởi những người vô ý thức. Không chút nào, có thể nói “không” một cách kiên quyết và rõ ràng với người nào đó hoặc bước tránh khỏi tình huống và ở trong trạng thái không kháng cự bên trong. Khi bạn nói “không” với một người, một tình huống, hãy để điều đó tới không phải từ phản ứng mà từ sự sáng suốt, từ việc nhận ra rõ ràng điều gì là phải hay không phải cho bạn vào khoảnh khắc đó. Hãy để điều đó là cái “không” không có tính phản ứng, cái “không” phẩm chất cao, cái “không” tự do với mọi tiêu cực và do vậy không tạo ra thêm khốn khổ.

Bạn ở trong tình huống làm việc mà không thoải mái. Bạn cố gắng buông xuôi điều đó, nhưng Bạn thấy không thể. Nhiều kháng cự cứ kéo tới.

Nếu bạn không thể buông xuôi, thì hãy lấy hành động ngay lập tức. Hãy nói, làm điều gì đó đem tới việc thay đổi trong tình huống này hay loại bỏ bản thân bạn khỏi nó. Hãy nhận lấy trách nhiệm cho cuộc sống của bạn. Đừng làm ô nhiễm Hiện hữu bên trong toả sáng, đẹp đẽ của bạn, cũng không làm ô nhiễm trái đất với điều tiêu cực. Đừng cho bất hạnh trong bất kì dạng nào là bất kì cái gì ở nơi cư ngụ bên trong bạn.

Nếu bạn không thể lấy hành động, chẳng hạn nếu bạn đang trong tù, thì bạn có hai chọn lựa: kháng cự hoặc buông xuôi. Tù túng hoặc tự do bên trong khỏi các điều kiện bên ngoài. Khốn khổ hoặc an bình bên trong. Không kháng cự có phải thực hành với sự hướng dẫn bên ngoài các kiếp sống của chúng ta như không kháng cự với bạo hành, nó là cái gì đó chỉ liên quan tới cuộc sống bên trong của chúng ta?

Bạn chỉ cần quan tâm tới khía cạnh bên trong thôi. Đó là điều mấu chốt nhất. Tất nhiên, điều đó cũng làm biến đổi tư cách của cuộc sống bên ngoài của bạn, mối quan hệ của bạn, ...

Mối quan hệ của bạn bị thay đổi nhanh chóng bởi buông xuôi. Nếu bạn không có thể chấp nhận cái đang đó, thì điều đó ngụ ý bạn không có khả năng chấp nhận bất kì ai như cách họ đang vậy. Bạn phán xét, phê bình, gán nhãn, bác bỏ, cố gắng thay đổi mọi người. Hơn nữa, nếu bạn liên tục làm Bây giờ thành phương tiện phục vụ mục đích trong tương lai, thì bạn cũng làm cho mọi người bạn gặp, có quan hệ trở thành phương tiện cho mục đích. Lúc này, mối quan hệ con người sẽ là thứ yếu đối với bạn, chẳng quan trọng gì cả. Điều bạn có thể kiếm được từ mối quan hệ mới là chủ yếu hoặc cho nó là món lợi vật chất, một cảm giác quyền lực, lạc thú thể chất, dạng thoả mãn bản ngã nào đó.

Khi bạn trở nên dính líu vào một cuộc tranh cãi, tình huống xung đột nào đó, chẳng hạn với bạn tình, hay ai đó gần gũi bạn. Hãy bắt đầu bằng cách quan sát mình trở nên mang tính đề phòng thế nào khi quan điểm của riêng bạn bị tấn công, cảm thấy xung lực của sự hung hăng của riêng mình khi bạn tấn công quan điểm của người khác. Hãy quan sát sự gắn bó với quan điểm và ý kiến của bạn. Hãy cảm thấy năng lượng xúc động - tinh thần đằng sau nhu cầu của bạn đúng và làm cho người khác sai. Đó là năng lượng của tâm trí bản ngã. Bạn làm cho nó thành có ý thức bằng cách thừa nhận nó, bằng cách cảm thấy nó đầy đủ nhất có thể. Thế rồi một ngày nào đó, giữa cuộc tranh cãi, bạn đột nhiên nhận ra rằng bạn có chọn lựa. Bạn có thể quyết định vứt bỏ phản ứng riêng của mình - chỉ xem điều xảy ra. Bạn buông xuôi. Điều này không ngụ ý vứt bỏ phản ứng chỉ bằng cách nói suông “ rồi, anh đúng” với cái nhìn trên mặt bạn rồi nói “Tôi ở trên tất cả cái trò vô ý thức trẻ con này”. Đấy chỉ là thay thế sự kháng cự sang một mức độ khác, với tâm trí bản ngã vẫn chịu trách nhiệm, công bố tính siêu đẳng. Do đó, việc buông bỏ toàn bộ năng lượng xúc động - tinh thần bên trong bạn vẫn tranh đấu vì quyền lực.

Bản ngã tinh ranh, cho nên bạn phải tỉnh táo, hiện diện, chân thực toàn bộ với bản thân mình thấy liệu bạn có thực sự buông bỏ sự đồng nhất của mình với quan điểm tâm trí và do vậy giải phóng cho bản thân mình khỏi tâm trí mình. Nếu bạn bỗng nhiên cảm thấy nhẹ nhàng, rõ ràng và sâu trong an bình, thì đó là dấu hiệu không lầm rằng bạn buông xuôi thực. Thế rồi hãy quan sát điều xảy ra cho quan điểm tâm trí của người kia khi bạn không còn tích năng lượng cho nó qua sự kháng cự. Khi sự đồng nhất với quan điểm tâm trí bị đẩy ra ngoài đường, thì giao tiếp thực sự bắt đầu.

Về không kháng cự trong khi đối diện với bạo hành, xâm lấn và những điều như vậy, thì sao?

Không kháng cự không nhất thiết nghĩa là không làm gì cả. Tất cả mọi điều nó ngụ ý là ở chỗ bất kì “việc làm” nào đều trở thành không phản ứng. Hãy nhớ tới trí huệ sâu sắc nằm bên dưới thực hành của nghệ thuật quân sự phương Đông: không kháng cự lại chỗ mạnh

của đối phương. Nhường chiến thắng.

Nói rằng “không làm gì cả” khi bạn ở trong trạng thái hiện diện mãnh liệt chính là nhân tố biến đổi mạnh mẽ và là nhân tố chữa lành cho các tình huống và mọi người. Trong Đạo giáo, có thuật ngữ gọi là vô vi, thường dịch là “hành động mà không hành động”, “ngồi im không làm gì”. Tại Trung Quốc cổ đại, điều này coi như một trong những công phu, đức hạnh cao nhất. Nó khác căn bản với bất hoạt trong trạng thái thường của tâm thức, đúng hơn vô thức, cái thường nảy sinh từ sợ hãi, quán tính, thiếu quả quyết. “Không làm gì”thực sự ngụ ý không kháng cự bên trong và tỉnh táo mạnh mẽ.

Mặt khác, nếu hành động yêu cầu, bạn không phản ứng từ tâm trí huấn luyện của mình, mà bạn đáp ứng với tình huống từ sự hiện diện tâm thức của mình. Trong trạng thái đó, tâm trí bạn tự do với các khái niệm, kể cả khái niệm về không bạo hành.

Cho nên ai có thể dự đoán bạn làm gì?

Bản ngã tin rằng trong sự kháng cự của bạn có điểm mạnh của bạn, trong khi sự kháng cự thực sự lại cắt bạn rời khỏi Hiện hữu, nơi duy nhất có quyền năng thực. Kháng cự là việc che mặt nạ cho điểm yếu và nỗi sợ làm ra điểm mạnh. Điều bản ngã thấy là điểm yếu chính là Hiện hữu của bạn trong sự thuần khiết, sự hồn nhiên và quyền năng của nó. Điều nó thấy là điểm mạnh lại chính là điểm yếu. Cho nên bản ngã tồn tại trong phương thức kháng cự liên tục và đóng vai trò giả mạo che đậy “điểm yếu” của bạn, mà thực sự là sức mạnh của bạn.

Chừng nào còn chưa có buông xuôi, thì vô ý thức vẫn còn đóng vai trò trong phần lớn tương tác của con người. Trong buông xuôi, bạn không còn cần bản ngã phòng thủ và che mặt nạ giả. Bạn trở thành đơn giản, thực. “Điều đó là nguy hiểm” bản ngã nói. “Mình bị tổn thương. Mình trở thành mong manh” Điều bản ngã không biết, tất nhiên, là ở chỗ chỉ qua buông bỏ kháng cự, qua việc trở thành “mong manh”, mà bạn mới

có thể phát hiện ra tính không thể thương tổn bản chất và thực của mình.

Sưu tầm & thay đổi

Tuhieuminh.blogspot.com

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#timytuong