Dùng và buông bỏ điều tiêu cực

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tất cả mọi sự kháng cự bên trong đều là kinh nghiệm như tiêu cực dưới dạng này hay dạng khác. Mọi tiêu cực đều là kháng cự. Trong hoàn cảnh này, hai từ đó gần như đồng nghĩa. Tiêu cực biến thiên trong vùng từ cáu bẳn, không kiên nhẫn cho tới giận dữ dữ tợn; từ tâm trạng thất vọng, oán giận ủ rũ cho tới thất vọng tự tử. Đôi khi sự kháng cự còn làm lẩy cò cho cái đau thân thể xúc động, trong đó ngay cả một tình huống nhỏ cũng có thể tạo ra tiêu cực căng thẳng như giận dữ, chán nản, tiếc thương sâu sắc.

Bản ngã tin rằng qua tiêu cực nó có thể thao túng thực tại và có cái nó muốn. Nó tin rằng qua điều đó, nó có thể hấp dẫn điều kiện ham muốn, làm tan biến điều kiện không mong muốn. Cuốn Tiến trình trong Phép màu chỉ ra rằng bất hạnh “mua” cho bạn điều bạn muốn. Nếu “bạn” - tâm trí - không tin rằng bất hạnh có tác dụng, thì sao bạn lại tạo ra nó? Tất nhiên, sự kiện là tiêu cực không có tác dụng, thay vì hấp dẫn một điều kiện mong muốn, nó lại làm cho điều đó không nảy sinh; thay vì làm tan biến một điều kiện không ham muốn, nó cứ giữ cho điều đó còn tại chỗ. Chức năng “có ích” duy nhất của nó là ở chỗ nó làm mạnh thêm cho bản ngã, đó là lí do tại sao bản ngã yêu mến nó.

Một khi bạn đồng nhất với dạng tiêu cực nào đó, thì bạn không muốn buông bỏ. Ở mức độ vô thức sâu, bạn không muốn sự thay đổi tích cực. Điều đó đe dọa tới sự đồng nhất của bạn như sự chán nản, giận dữ, điều người khác xử sự tồi. Bạn bỏ qua, phủ nhận và phá hoại cái tích cực trong cuộc sống của mình. Đây là hiện tượng thông thường, nó cũng là điên khùng.

Tiêu cực là phi tự nhiên. Nó làm ô nhiễm tâm lí, nó có mối nối sâu giữa việc đầu độc và phá hoại tự nhiên và cái tiêu cực bao la tích luỹ trong tâm lí con người tập thể. Không dạng sống nào khác trên hành tinh này biết tới tiêu cực, chỉ mỗi con người, giống như không dạng sống nào khác biết tới bạo hành và đầu độc trái đất, cái vẫn nâng đỡ cho nó. Bạn thấy bông hoa bất hạnh, cây sồi căng thẳng chưa? Bạn có bắt gặp con cá heo chán nản, con ếch có vấn đề với lòng tự trọng, con mèo không thể thảnh thơi, con chim mang theo hận thù và oán giận không? Những con vật duy nhất đôi khi có thể kinh nghiệm điều gì đó na ná như tính tiêu cực, biểu lộ dấu hiệu hành vi thần kinh là những con vật sống trong tiếp xúc gần gũi với con người và do vậy gắn vào tâm trí con người và cái điên khùng của nó.

Hãy quan sát bất kì cây nào, con vật nào, nó có thể dạy bạn chấp nhận cái đang đó và buông xuôi theo Bây giờ. Hãy để nó dạy bạn cách Hiện hữu. Hãy để nó dạy bạn sự toàn vẹn - điều có nghĩa là cái một, là bản thân mình, là cái thực. Hãy để nó dạy bạn cách sống và cách chết, cách không làm việc sống và chết thành vấn đề.

Bạn đã sống cùng nhiều Thiền sư - tất cả họ đều là mèo chưa? Ngay cả vịt cũng có thể dạy bạn những bài học tâm linh quan trọng. Chỉ quan sát chúng cũng là việc thiền. Chúng bồng bềnh an bình làm sao, tự thoải mái, hiện diện toàn bộ trong Bây giờ, tôn nghiêm và hoàn hảo của sinh linh không tâm trí. Tuy nhiên, thỉnh thoảng hai con vịt cũng đánh nhau đôi khi chẳng có lí do nào rõ rệt, bởi vì con vịt này đi lạc vào không gian riêng tư của con kia. Việc đánh nhau thường kéo dài chỉ vài giây, thế rồi các con vịt tách ra, bơi đi theo các hướng đối lập, vỗ cánh mạnh mẽ vài lần. Rồi chúng tiếp tục bơi đi một cách an bình dường như cuộc đánh nhau chưa xảy ra. Khi bạn quan sát điều đó, bạn sẽ nhận ra rằng bằng cách vỗ cánh chúng rũ bỏ năng lượng dư thừa, do vậy ngăn cản nó khỏi mắc vào trong thân thể và biến thành điều tiêu cực.

Đây là minh triết tự nhiên bởi vì chúng không có tâm trí giữ cho quá khứ còn sống một cách không cần thiết và rồi xây dựng nên một cá tính quanh nó.

Xúc động tiêu cực chẳng lẽ không chứa một thông báo quan trọng nào sao? Nếu bạn thường xuyên cảm thấy chán nản, đấy có thể là dấu hiệu rằng có cái gì đó sai với cuộc sống của bạn, điều đó có thể buộc bạn nhìn vào tình huống cuộc sống của mình và làm thay đổi nào đó. Cho nên bạn cần nghe điều xúc động đang nói cho bạn chứ không chỉ xua đuổi nó như điều tiêu cực.

Các xúc động tiêu cực tái diễn đôi khi có chứa thông báo, giống như bệnh tật vậy. Nhưng bất kì thay đổi nào bạn có thể làm, dù chúng được làm với công việc của bạn, mối quan hệ của bạn, môi trường xung quanh bạn, thì cuối cùng cũng chỉ là thứ trang điểm trừ phi chúng nảy sinh từ sự thay đổi trong mức độ tâm thức của bạn. Khi có liên quan tới điều đó, chỉ có ngụ ý một điều: trở nên hiện diện hơn.

Khi bạn đạt tới một mức độ hiện diện nào đó, bạn không cần cái tiêu cực thêm nữa nói cho bạn cái gì cần tới trong tình huống cuộc sống của bạn. Nhưng ngay khi tiêu cực có đó, hãy dùng nó. Hãy dùng nó như một loại tín hiệu nhắc nhở bạn hãy hiện diện nhiều hơn.

Làm sao bạn dừng không cho tiêu cực này sinh, làm sao bạn vứt bỏ nó một khi nó có đó?

Bạn dừng nó lại không cho phát sinh bằng cách hiện diện. Nhưng đừng trở thành chán nản. Khi bạn để ý rằng một dạng tiêu cực nào đó phát sinh bên trong mình, hãy cứ nhìn vào nó không phải như thất bại, mà như một dấu hiệu có ích đang nói với bạn: “Hãy thức dậy đi. Hãy ra khỏi tâm trí bạn. Hãy hiện diện”

Có một cuốn tiểu thuyết của Aldous Huxley tên là Hòn đảo, câu chuyện kể về một người bị đắm tàu lạc vào một hòn đảo xa xôi cắt rời khỏi thế giới còn lại. Hòn đảo này chứa nền văn minh duy nhất. Điều bất thường là ở chỗ cư dân của nó, không giống như cư dân của phần thế giới còn lại, thực sự là lành mạnh. Điều đầu tiên mà người này để ý là những con vẹt đầy màu sắc đậu trên cây cao, chúng thường xuyên nói ra câu “Chú ý. Ở đây và bây giờ. Chú ý. Ở đây và bây giờ”. Về sau người này biết rằng dân đảo dạy chúng những lời này nhắc nhở hãy liên tục ở trong hiện tại.

Cho nên bất kì khi nào bạn cảm thấy tiêu cực nảy sinh bên trong, dù bị gây ra bởi nhân tố bên ngoài, ý nghĩ hay thậm chí chẳng có gì đặc biệt để bạn nhận biết tới, thì hãy nhìn vào nó như tiếng nói này “Chú ý. Ở đây và bây giờ. Chú ý. Thức dậy đi”. Lúc này, ngay cả một cáu bẳn nhỏ nhặt nhất cũng có ý nghĩa cần nhận ra và nhìn vào; bằng không, thì có sự tích tụ những phản ứng không quan sát. Bạn có thể buông bỏ nó một khi bạn nhận ra rằng bạn không muốn có năng lượng này bên trong mình và rằng nó chẳng phục vụ cho mục đích gì. Hãy chắc chắn rằng bạn buông bỏ nó. Nếu bạn không thể buông bỏ nó, hãy chấp nhận rằng nó có đó và đưa chú ý của bạn vào việc cảm.

Như một phương án buông bỏ phản ứng tiêu cực, bạn có thể làm cho nó biến mất bằng cách tưởng tượng bản thân mình trở thành trong suốt với nguyên nhân bên ngoài của phản ứng. Điều này ngụ ý rằng bạn hãy thực hành nó với những điều nhỏ bé, ngay cả những điều dường như tầm thường nữa. Chẳng hạn bạn ngồi im lặng ở nhà. Bỗng nhiên, có tiếng kêu ré lên của còi báo động ô tô chạy qua phố. Bực tức phát sinh. Mục đích của bực tức này là gì? Chẳng ai làm cái gì cả. Tại sao bạn tạo ra nó? Bạn không làm, tâm trí làm. Điều đó là tự động, là vô ý thức toàn bộ.

Tại sao tâm trí lại tạo ra nó? Bởi vì nó giữ niềm tin vô ý thức rằng sự kháng cự của nó, điều bạn kinh nghiệm là tiêu cực, bất hạnh dưới dạng nào đó, bằng cách nào đó làm tan biến đi điều kiện không mong muốn. Tất nhiên điều này là ảo tưởng. Sự kháng cự tạo ra nỗi bực tức, giận dữ trong trường hợp này, và gây nhiễu loạn nhiều hơn nguyên nhân gốc mà nó định làm tan biến.

Tất cả những điều này có thể biến đổi thành thực hành tâm linh. Hãy cảm thấy bản thân mình trở thành trong suốt, như nó vậy, không có tính rắn chắc của thân thể vật lí. Bây giờ hãy cho phép tiếng ồn, bất kì cái gì gây ra phản ứng tiêu cực, đi ngay qua bạn.

Nó không còn đánh vào “bức tường” rắn bên trong bạn nữa. Hãy thực hành với những điều nhỏ bé trước hết. Còi ô tô, chó sủa, trẻ con khóc, tắc nghẽn giao thông. Thay vì có bức tường của việc kháng cự bên trong bạn, điều thường xuyên thu nhận và bị đánh đau đớn bởi những thứ “không đáng xảy ra”, hãy để mọi thứ đi qua bạn.

Ai đó nói điều gì đó với bạn một cách xấc xược, có ý đồ xúc phạm. Thay vì đi vào phản ứng vô ý thức và tiêu cực như: tấn công, phòng thủ, rút lui, bạn hãy cho nó đi xuyên qua bạn. Đừng đưa ra sự kháng cự nào. Cứ như là không có ai ở đó cả mà bị xúc phạm. Điều đó là sự tha thứ. Theo cách này, bạn trở nên không thể bị tổn thương. Bạn vẫn có thể nói cho người đó rằng hành vi của người đó là không chấp nhận, nếu điều đó là điều bạn chọn làm. Nhưng người đó không còn có quyền lực điều khiển trạng thái bên trong của bạn nữa. Bạn trong quyền lực của mình - không trong quyền lực của ai đó khác, bạn cũng không bị tâm trí mình cai quản nữa. Dù đó là còi ô tô, người xấc láo, trận lụt, động đất, mất hết của cải của bạn nhưng cơ chế kháng cự vẫn là một.

Bạn thực hành thiền, bạn từng tôn thờ, bạn đọc nhiều sách về tâm linh, bạn cố gắng ở vào trạng thái không kháng cự - nhưng bạn không tìm thấy sự an bình bên trong thực sự và kéo dài. Sao bạn lại không tìm thấy nó? Bạn có thể làm gì khác?

Điều này nói lên rằng bạn vẫn đang tìm kiếm ở bên ngoài. Bạn không thể thoát ra ngoài phương thức tìm kiếm này. Đừng tìm an bình. Đừng tìm bất kì trạng thái nào khác hơn trạng thái bạn đang ở bây giờ; bằng không bạn tạo ra xung đột bên trong và sự kháng cự vô ý thức. Hãy tha thứ cho bản thân mình vì không an bình. Khoảnh khắc bạn chấp nhận sự không an bình của mình, thì cái không an bình của bạn trở nên chuyển hoá thành an bình. Bất kì điều gì bạn chấp nhận một cách đầy đủ sẽ đưa bạn tới đó, đưa bạn vào an bình. Đây là phép màu của buông xuôi.

Bạn có thể đã nghe câu “chìa má kia ra” của một bậc thầy chứng ngộ vĩ đại dùng từ 2000 năm trước. Ngài truyền đạt một cách biểu tượng bí mật của không kháng cự và không phản ứng. Trong phát biểu này, cũng như trong tất cả phát biểu khác của Ngài, Ngài chỉ tới quan tâm thực tại bên trong của bạn, không quan tâm tới hạnh kiểm bên ngoài của cuộc sống của bạn.

Bạn có biết câu chuyện của Banzan không? Trước khi ông ấy trở thành Thiền sư lớn, ông ấy dành ra nhiều năm theo đuổi chứng ngộ, nhưng điều đó cứ lảng tránh ông ấy. Thế rồi một hôm ông ấy đang bước đi ở bãi chợ, ông ấy nghe lỏm cuộc đối thoại giữa ông hàng thịt và khách hàng “Cho tôi miếng thịt ngon nhất mà ông có” khách hàng nói. Còn ông hàng thịt đáp “Mọi miếng thịt tôi bán đều ngon nhất rồi. Không có miếng thịt nào ở đây mà không là ngon nhất” Khi nghe thấy điều này, Banzan trở nên chứng ngộ. Bạn đang chờ đợi giải thích nào đó. Khi bạn chấp nhận cái đang đấy, thì mọi miếng thịt - mọi khoảnh khắc - đều là tốt nhất. Đó là chứng ngộ.

Sưu tầm & thay đổi

Tuhieuminh.blogspot.com

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#timytuong