I- Tự tình II

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Lại là một đứa con nữa lấy gốc Việt của tớ, tớ lấy bối cảnh là xã hội Việt Nam trước cách mạng 8, nên tớ biết là còn nhiều chi tiết sai sót, tớ sẽ cố gắng sửa chữa, làm sao để có thể tạo nên trải nghiệm tốt nhất tới người đọc. Và đặc biệt là, tớ gửi gắm rất nhiều tình cảm vào từng con chữ cửa mình, nên tớ mong con nó có thể nhận được sự quý mến từ mọi người, tớ xin chân thành cảm ơn.

Tớ biết là tớ viết bối cảnh xã hội này là thời còn nhiều định kiến Nam x nam, nhưng mà, tớ muốn đặt nhân vật của tớ ở một thế giới được bình đẳng giới về quyền yêu thương, nên mong mọi người hiểu cho tớ ha, chứ giờ nhét thêm định kiến các kiểu thì lấn cấn lắm. Chủ yếu tớ sẽ đi sâu vào chiện tình củm này.

Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn cậu đã ở đây và đọc những dòng này.Chúc cậu có được trải nghiệm tốt nhất nhé ! Chân thành cảm ơn.

_____________________________________________________________________________

"Canh khuya văng vẳng trống canh dồn.

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn.

Xuyên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con..."

(Tự tình II -Hồ Xuân Hương)

Tiếng gà quang quác gáy xao xác cả một khoảng trời, kéo mặt trời ù lì chậm chạp phía hừng đông. Nhưng, trời vẫn còn tối lắm, lem nhem, chưa nhìn rõ được mặt người. Thằng Khoai người ở vẫn chưa dắt trâu ra đồng, con nô Thắm vẫn chưa dậy gánh nước. Mấy gian nhà nằm gọn ghẽ vẫn chìm trong im lìm và bóng tối.Thế mà ở gian buồng của cậu Cả Ngà vẫn leo lét ngọn đèn dầu. Cứ tàn rồi lại sáng, dặt dẹo, mờ ảo, bi thương, không lấy một chút sự sống, nồng ấm. Cậu Ngà đã ngồi suốt năm canh giờ, từ lúc lùa trâu vào chuồng cho đến tận lúc gà gáy le te.

Chồng sách y học vẫn chất đầy trước mắt với dọc ngang là những cái chữ ngoại quốc, Tây Tàu đủ cả, trở nên nhoè mờ trước ánh đèn. Ngà đã ngồi đó rất lâu rồi, tưởng như hoá thành đá, nhưng thật sự không lấy nổi một chữ lọt vào đầu. Đầu y lúc nào chỉ là những âm thanh u u vô định. Khói trầm hương phảng phất quyện trong không khí, chai rượu dán chữ "Hỉ" đỏ chói đã cạn kiệt không còn lấy một giọt, tất cả đều đã đến hồi cạn, vậy mà lòng người vẫn còn lảo đảo, liêu xiêu. Ngà giờ đây thờ thẫn với men say, y chỉ muốn gục xuống bàn cho những cảm xúc theo rượu cay mà xộc lên. "Say lại tỉnh"-Một vòng luân hồi gợi vòng luẩn quẩn: buồn – mượn rượu để quên sầu – tỉnh rượu nỗi buồn lại nhân lên gấp bội, càng say lại càng tỉnh, y lại càng có ý thức về nỗi đau thêm sâu hơn.

Y chỉ muốn thật say, vì khi đó y sẽ không tỉnh táo, y sẽ không còn buông lòng đớn đau. Mấy canh giờ trước đó, y đã uống rượu cho lễ thành thân của đôi trẻ, y đã ăn cỗ cưới trước bánh pháo nổ linh đình. Vậy mà giờ đây, y chỉ muốn dùng ma men để chuốc say lấy tư tình không còn tỉnh táo của bản thân. Ngày cưới của em trai y, vậy mà lại thành ngày y buồn nhất.

Rốt cuộc là vì cái gì cơ chứ ?

Là vì y không cam lòng nhìn người mình thương khoác chiếc voan trắng tinh khôi đi song song với ai khác, không cam lòng nhìn người mình mang nặng mối tương tư tay trong tay với người khác tiến vào cuộc sống gia thất. Không cam lòng, vì đó là Lẫm, em trai ruột của mình, mà sao lại đắng cay nghiệt ngã đến thế, lại là em ruột của y. Không cam lòng, vì đó là Khiết Thế Nhất, người y đã biết bao ngày nhớ nhung.

Hình như buồng kia, đôi chim cu đã về phòng mặn nồng cho đêm ân ái. Thật nực cười, Ngà chát chúa nhếch mép méo mó, y cũng không ngờ có ngày bản thân lại rơi vào tình cảnh như thế này. Tình cảnh như Hồ Xuân Hương gửi tâm tình vào ánh trăng, vào đêm thâu, vào những thứ tuyệt tình đến độ tuyệt vọng. "Trơ cái hồng nhan với nước non" ê chề, bẽ bàng, chỉ vài canh giờ trôi qua mà tưởng như nước non xoay vần đổi vận. Ly rượu ngây ngất hư ảo lăn lóc quay mấy vòng luân hồi. Ngà ném ánh mắt của mình ra khỏi song cửa.

"Khiết Thế Nhất,cầu xin em hãy nhìn tôi một chút, cầu xin em, hãy yêu tôi một chút thôi, có được không hả em ?"

Tôi đã mang tình cảm với em nhiều đến như thế, tôi đã thương em nẫu ruột nẫu gan, làm sao mà đặng lòng thấy gót chân sen ấy chà lên trái tim tôi. Tôi yêu em. Cũng là người cùng một nhà đấy em à, cũng là sáng sớm mai, tôi sẽ nhìn thấy em trong nụ cười tỏa nắng . Nhưng trớ trêu làm sao, nụ cười ấy không dành cho tôi, mà dành cho người khác. Nhưng trớ trêu thay, nụ cười ấy, là của "mợ Hai" chứ chẳng phải là mợ Cả của tôi...

*

Cụ bá Mịch xưa nay vốn Nhất kiến chung tình, trong khi các chủ đồn điền có bà Cả,bà Hai, bà Ba, thì từ trước đến nay trong mắt cụ bá chỉ có một mình bà bá là đẹp nhất. Cái giống đẹp của hai cụ nó di truyền sang đời con đời cháu có phúc phần, thế là sòn sòn hai cậu Mịch Sư Ngà và Mịch Sư Lẫm ra đời. Đẹp như hoa.

Nhưng hoa này có vẻ...không được tươi cho lắm... tại đẹp thì có đẹp nhưng lần nào ánh mắt ấy cũng dùng để soi chiếu cuộc đời bằng những cái đánh giá khắt khe, những cái trịch thượng ngạo nghễ, bởi hai cậu là tạo vật của đấng toàn năng tạo ra, đẹp không một vết trầy móp, không một ai bắt bẻ. Con gái bấy giờ, tầm nhìn luôn chỉ thu hẹp tới bến nước, bụi tre đầu làng chứ có được đi đâu, nên chỉ mong sao được một trong hai cậu nhà Mịch gia đến mắt đến. Là đàn bà mà, ai chả mong mình có được nới để yên bề gia thất,ai mà chả mong có tấm chồng giỏi giang để gửi gắm phận mình vào nương tựa lúc nắng lúc mưa. Các cô mong muốn,khát khao được bước chân vào gia thế của Mịch phủ để làm bà lí này lí nọ,đổi đời sống trong lụa là gấm vóc sáng tối được hầu hạ. Nên để làm đẹp lòng hai cậu trai,các cô đã tốn biết bao nhiêu để điểm tô dung nhan sắc son mặn mà,đi đứng thướt tha hết sức có thể. Hai anh em nhà Mịch, kẻ tám lạng, người nửa cân, vừa đẹp lại vừa giỏi hết phần thiên hạ.

Vì đẹp, vì giỏi thế nên chẳng ngó ngàng đến cảnh vật nhân gian.

À, không, thì cũng là có để ý, nhành canh xanh bé nhỏ vươn lên mảnh mai trong dương tịch, thuần khiết đẹp đẽ.

Mịch Sư Lẫm thì không đoái hoài, hắn trước nay ngang ngược, ngoại trừ huynh trưởng, hai thân sinh nhà hắn, thì ai hắn cũng có thể một mồi lửa mà thiêu trụi đến cọng rơm vãi nhà người ta cũng không tha. Hắn ta chưa từng có hứng thú với bất kỳ điều gì, nhân sinh quan cuộc đời, lúc nào thu vào đôi mắt có 5 hàng mi dài ấy là từ "hời hợt". Nên dù có học giỏi xuất chúng, tài năng thiên bẩm sáng ngời đến mức có thể thăng quan tiến chức ở chốn quan trường Nho học, hắn cũng bó chân ở nhà, tự nguyện làm điền chủ, một phú ông giàu có nối nghiệp gia thế. Với Lẫm thiếu gia mà nói, hắn ta ghét nhất trần đời là bị kiểm soát và làm dưới sự chỉ đạo của ai đó.

Mịch Sư Ngà- con trưởng nhà Mịch gia thì lại càng xuất chúng hơn nữa, y là một thiên tài bẩm sinh từ trong trứng nước, nghe bà mụ đỡ đẻ nói, từ lúc y lọt lòng, không thèm khóc lấy một tiếng, khiến người nhà tá hoả tưởng sắp về chầu ông bà ông vải, bà mụ phải tét vào mông 3 4 cái mới miễn cưỡng oe oe được vài tiếng cho có rồi lại im ru. Hệt như từ lúc bé đến lớn vậy, y im ỉm mà lớn trong mớ sách vở rồi từ cái làng bé nhỏ này, y chạm tới phồn hoa đô thị cả rồi. Đất Bắc Kinh Kỳ, chưa ai là chưa nghe tới danh xưng Mịch Sư Ngà- phong lưu tài hoa số một, nổi tiếng với những bài thơ, truyện ngắn được đăng trên các báo và văn đàn Nghệ thuật.Nhưng chỉ quanh quẩn ở một nơi hạn hẹp cũng khiến y ngán ngẩm, cái khát khao của y, nó lớn hơn, nó mênh mông hơn nữa kia. Y lại đặc biệt có hứng thú với môn Y dược học, thiên tài mà, chỉ với mấy quyển sách, y đã biết được cách bài chế thuốc, phanh thây xẻ mã nội tạng con người rồi. Thấy y phát triển và tha thiết có nguyện vọng muốn mở rộng kiến thức, ông bà Mịch gia tặc lưỡi vài cái rồi ném y lên một con thuyền nào đó sang Tây để học, nghiên cứu tìm tòi, với hứa hẹn là sẽ trở thành một "đốc tờ" giỏi. Kể cũng lạ, theo quy củ nếp tẻ,thì, đáng lí, con trai trưởng sẽ ở nhà kế nghiệp, trưởng nam thì phải ở nhà lo hương khói cho cha mẹ, còn việc cất cánh bay trên trời cao là của em lo. Còn ở đây là ngược lại, muốn đi đâu thì đi, làm rạng danh cha mẹ là được. Vậy là Mịch Sư Ngà đi Tây cũng ngót nghét ba năm trời...

Ba năm trời ở phương trời xa lạ ấy, ba năm trời cồn cào nơi đất khách quê người, Mịch Sư Ngà nhiều đêm vẫn hoài mong... hoài mong về một đôi ngọc thạch tròn xoe trong vắt, về giọng ca cất lên cao vút, về bóng hình ai nhỏ bé lọt thỏm giữa cái màu xanh rợn ngợp của cánh đồng lúa kéo dài đến tận đường chân trời.

Không sai, Mịch Sư Ngà đã biết tương tư, đã biết để ý tới một bóng hình xa lạ.

*

Mịch Sư Ngà của 7 năm trước là một đứa trẻ 13 tuổi. Ở tuổi này thì những cô gái đã vấn tóc lên cao, bước sang cầu cho một đời người sang sông, cho những gánh gồng tương lai nhà chồng và phải đi buôn măng bán xáo. Nhưng y vẫn chỉ là một cậu trai mới lớn, cặm cụi với đèn sách và chưa thoát khỏi những trò chơi đồng quê. Mịch Sư Lẫm của năm 11 khi ấy, vẫn còn cun cút đi theo anh Hai đến mọi chốn trên đời. Chưa một lần nhú mầm cảm xúc phức tạp .

Trưa, nắng chói chang, thiêu da đốt thịt, đám trẻ chăn trâu da đen nhẻm đen nhèm, người ngợm lấm bùn cáu bẩn tụ họp chơi chọi cỏ gà và đá dế với nhau. Hai đại thiếu gia đầu trần chân đất nhồng muỗng chạy tót ra đầu làng chơi.

"Ê lũ nít ranh ,cho chơi với !" thằng Lẫm mặt vênh ngược lên trời xông tới gào lên.

"...?!?" lũ trẻ trâu trợn ngược mắt lên lộn ngược đầu ra sau xem thằng ranh nào dám hống hách láo toét như vậy, à à... con giời nhà ông bá Mịch,thôi thì nhịn đi... cãi nó thì nhà mình khéo mất lúa như chơi.

Thằng Đạo,thằng Phong,thằng Quốc chỉ đứng nhìn chòng chọc chứ không mó máy gì cả. Hai thiếu gia là một trời một vực với tụi nó, tụi nó sợ nghịch ngợm bẩn thỉu làm dơ đồ của nhị vị thiếu gia. Tụi nó bị lóa mắt bởi cái chất vải mỏng tang mát mẻ mà vẫn đẹp đẽ tươm tất mà chỉ nhà giàu mới mặc.

"Áo này đẹp thế,hẳn cậu Cả mua đắt lắm " thằng Đạo từ trước đến nay chưa từng nhìn thấy cái áo nào đẹp thế,nên cứ trố mắt ra nhìn như soi từng đường kim mũi chỉ trên áo Ngà.

"Ê thằng râu dế ,mắt mày nhìn áo anh tao như sắp lồi ra rồi kìa"

" "..." là đứa nô gia nào dạy em tao cậu mất nết đó nghe chả gia giáo lễ nghĩa vậy ? Chắc ra đường phải lấy cái mo đội mặt cho đỡ ngại quá. Ngà đen mặt nghĩ, nhưng sau đó lại thôi, vì "à, mình dạy nó mà"...

Những con trâu to bóng lưỡng nằm thở phì phò dưới tán cây đa um tùm xanh mát, che bóng nắng cho lũ trẻ chơi đùa vui vẻ với nhau,tiếng cười ngây ngô khờ dại đan xen cùng tiếng lá xào xạc tạo nên cảnh sắc quen thuộc khi đang độ giữa hạ chói chang. Không mấy bận tâm về trò vui của đám trẻ ranh, Ngà lơ đãng phóng tầm mắt của bản thân ra cánh đồng lúa xanh bàn bạt. Chợt nó khựng lại, xa lắc xa lơ nơi đồng cỏ rờn rợn ấy, có một bóng trâu thù lù đang nhởn nhơ nhá cỏ, trên bóng trâu ấy, là một cậu bé đang nằm vắt vẻo trên lưng trâu, miệng cầm chiếc sáo nhỏ và mơ màng gửi hồn theo những âm điệu du dương phát ra từ những âm điệu đó. Khung cảnh ấy đã thu vào tầm mắt của Mịch Sư Ngà.

"Này, thằng bé kia con cái nhà nào vậy ?"

"À, thằng Khiết Thế Nhất, con ông Khiết đó, thằng bé đáng yêu và xinh giai lắm"

"Ừ, xinh thật..." Gió lại càng lao xao mạnh hơn trên tán lá, che đi lời lẩm bẩm của một ai đó, nhưng hẳn rằng, ai đó cũng đã nhận ra rằng tất thảy cũng không thể nào làm che đi tiếng nhịp tim đang bấn loạn đập bình bịch của Ngà. Không nắng mà cũng đỏ mặt.

*

Đại thiếu gia có con mắt lõi đời không đùa được đâu,người mà Ngà ưng ý, cũng có cốt cách và trông rất ra gì đấy chứ. Khiết Thế Nhất không phải là sắc nước hương trời được nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa như các cậu ấm cô chiêu nhà có điều kiện. Gia đình họ Khiết xưa nay làm nhà nông gắn liền với cái cày cái cuốc, chăm nên làm ra do vậy cũng có kha khá của ăn của để trong nhà chứ không có túng thiếu gì. Khiết Thế Nhất là đứa con duy nhất lớn lên trong ngôi nhà ấm áp đơn sơ đầy tình yêu thương ấy. Cậu của năm 12 tuổi, lần đầu tiên mà Ngà nhìn thấy đang vắt vẻo trên lưng trâu là một cậu bé đáng yêu với làn da rám nắng giòn một màu bánh mật, một thân hình bé nhỏ, đặc biệt là Ngà đã bị thu hút bởi đôi mắt biếc to tròn lấp lánh tựa hai viên ngọc thạch đúc ra để nhét đầy linh hồn Ngà ở bên trong.Phải lòng em từ đôi mắt ấy để rồi nhìn linh hồn cứ mãi ngẩn ngơ không thể thoát ra.

Ngà đã đem lòng tương tư đôi mắt ấy trong suốt những tháng ngày ấu thơ cho đến lúc trưởng thành của mình, mỗi lần chong đèn dầu học bài, chỉ nghĩ mãi về bóng hình bé nhỏ ấy thôi. Ngà muốn Nhất gả cho mình, khi đã có được một con đường công danh định phận rõ ràng để có được tên tuổi bề thế. Vì thế nên, y đã miệt mài học tập, đi sang Tây học hành để tự mình xây dựng dinh cơ xa hoa rước chàng thơ bé bỏng của mình về.

Hai chữ "bẽ bàng"rốt cuộc đánh vần như thế nào ? Mịch Sư Ngà đã đờ người ra không thể đánh vần nổi hai chữ cái ấy khi y từ ngoài cửa bước vào xem em dâu và em trai của mình đang làm đám ăn hỏi. Khi em dâu nhìn vào mắt của y và cúi đầu chào y hai tiếng "Bác cả" y ngỡ lòng mình nát tan thành những mảnh vụn, ngỡ rằng linh hồn của mình giam cầm mãi trong đôi mắt ấy đã hóa thành tàn tro.

Thế mà nhìn Khiết Thế Nhất hôm Hỉ sự cũng lạ lắm. Cậu đã trổ mã cao hơn, da dẻ không ngăm giòn màu bánh mật mà lại trắng trẻo hồng hào, mái tóc đã dài hơn chứ không phải là mái tóc húi cua quặt một màu nắng,màu gió, mà giờ đã trở nên đen tuyền mềm mại.Đôi môi không còn trơ trầy nứt nẻ mà mềm mại hơn, người cũng đã có da có thịt,phốp pháp. Bằng con mắt của mình, y nhận ra chứ, những thay đổi biến cậu trai mà y thầm thương trộm nhớ trở thành một con người khác, nhưng lại càng làm lòng y lay động và xao xuyến hơn.

Y biết được rằng, khi ấy ngắm em dâu mình,là mọi hỉ nộ ái ố đều xuất hiện, là "thương" và "Đớn đau" bỗng nhiên có chỗ đứng chung với nhau và xuất hiện cùng một lúc.

Người ta nói rằng, chấp niệm đeo đẳng trong cuộc đời của con người như hồn cốt, xương máu. Bỏ đi chấp niệm chẳng khác gì bỏ đi một phần xương tuỷ của bản thân

Mịch Sư Ngà đã nghĩ rằng đây là chấp niệm mà y khó buông bỏ nhất.

*

Mịch Sư Ngà, có lẽ khó lòng mà buông bỏ được chấp niệm này của bản thân, khi y đã nhìn thấy thứ không nên thấy. Không biết có nên cho rằng nó là một chiếc phao vớt y lên hay là một cú đá thúc vào người khiến cho y ngã lộn cổ xuống mương.

Đêm trăng hôm ấy, một lần nữa Mịch Sư Ngà đã nhìn thấy Khiết Thế Nhất ướt đẫm quần áo, da thịt một màu bóng loáng đang nằm dưới trảng cỏ xanh mướt...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro