1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ò ó o
………………..

<Ủa anh Trường, sao nay anh lên chợ sớm dợ>.

Tiếng thằng cu Gừng văng vẳng ngay đầu xóm, nó khiến Trường đang thong thả gánh mớ rau ra chợ cũng phải dừng lại trả lời đứa em.

<Nay anh lên chợ sớm để nhanh bán hết mớ rau này còn dìa lẹ mua thuốc cho ngoại>. Cứ dăm bữa nửa tháng, trái gió trở trời là ngoại lại đau nhức khắp người, nhưng bà không muốn anh cực, nên có bao giờ than thở hay nói năng câu nào về bệnh tình của mình đâu. Tối qua anh khát nước nên thức dậy mới bắt gặp ngoại đau người đến nổi không ngủ được. Trường cũng buồn lắm chớ, nhưng anh không ra với bà mà lặng lẽ trở về chiếc giường nhỏ bằng gỗ dư đóng tạm của mình. Những băn khoăn cùng tự trách khiến anh thao thức cả đêm chẳng thể chợp mắt, đến khi trời tờ mờ sáng,ánh dương le lói vươn mình khỏi chân mây,những chú gà trống cất vang tiếng gáy. Trường lật đật bật dậy đánh răng rửa mặt rồi ra sau hè cắt rau mang ra chợ bán. Anh hi vọng hôm nay buôn bán thuận lợi để còn về đưa ngoại đi khám

<Thôi anh lên chợ luôn đây không trễ,anh đi nha Gừng>.

<Ơ anh ơi, từ từ thôi té bây giờ>.

Anh vội vàng tạm biệt nó, rồi nhanh chân bước đi khiến thằng bé chưa kịp ú ớ gì cả. Nom người bé tí mà mạnh phết nhỉ. Ngày nào nó cũng thấy anh đi ngang nhà với đòn gánh rau trên vai, hai mớ rau hai bên to đùng muốn che mất anh nó đi luôn rồi. Vậy mà trường cứ như chú sẻ nhỏ, nhanh thoăn thoắt, hồ hởi mời chào mọi người mua rau. Bất kể là mưa hay nắng, dù gió hay bão, vẫn cứ là Bùi Xuân Trường, vẫn gánh rau xanh mơn mởn ấy cùng câu mời chào đon đả “ai mua rau không”. Cứ mỗi lần bán được anh lại nở một cười thật tươi như ánh mặt trời trỗi dậy xóa tan bao âm u, xám xịt của ngày mưa.

Khi những tia sáng thay thế màn đêm bắt đầu bao phủ cả bầu trời thì cũng là lúc bà con tấp nập giao thương buôn bán, tiếng còi xe, tiếng nói chuyện, cười đùa, tiếng mời chào,….vang vọng cả một vùng trời.

<Cải ngọt này cậu bán bao nhiêu một bó>. Mới bày hàng ra đã có người mua,nom người đàn bà một thân áo lụa, Trường chắc mẩm không người nhà quan thì cũng gia cảnh giàu có, anh vui vẻ đáp lời:

<Dạ bó này con bán mười đồng, bà muốn mua bao nhiêu ạ?>

<Dậy cậu lấy cho tui hai bó cải, thêm một bó rau muống nữa nghe>. Nghe bà ấy nói khiến anh mừng húm, đầu xuôi thì đuôi lọt, mới sáng ngày ra đã  mở hàng thuận lợi quá chừng.

<Dạ của bà hai mươi lăm đồng, con cảm mơn nhiều.>

Người đàn bà bước đi nhưng không quên để lại câu chào thiện chí với cậu trai trẻ,<Chúc cậu buôn mai bán đắt>, anh cũng không quên gật đầu chào lại để bày tỏ lòng cảm kích với người đàn bà tốt bụng.

Cứ như vậy đến giữa trưa khi cái nắng hè muốn thiu đốt bàn chân, Trường lại gánh đòn gánh không trở về. Hôm nay là một ngày may mắn khi anh đã bán hết số rau mình cắt lúc sáng.Vậy là có tiếng đi cho ngoại uống thuốc rồi,anh cảm thấy hân hoan vui vẻ trong lòng, không biết ngoại đang làm gì ở nhà nữa. Ngoại Trường đã già, đôi mắt đã mờ, những nét lam lũ hằng sâu trên mặt bà. Người đàn bà ấy sống kham khổ nuôi con khi chồng ra trận giết giặc, để rồi chiến tranh trả lại cho bà những giọt nước mắt cùng với kỉ vật là chiếc trăm cũ có hình bông lan bà đưa cho ông khi ra đi. Thời gian là liều thuốc tốt nhất cho tất cả, đứa con gái duy nhất của bà cũng lớn lên và lấy chồng sanh con đẻ cái. Bà tưởng mình đã  hoàn thành lời hứa của mình với ông là sẽ nuôi lớn con gái nên người. Nhưng rồi có những sự thật tàn khốc hơn chúng ta vẫn nghĩ, mẹ của Trường, người thân duy nhất của bà cũng từ giã cuộc đời. Đứa cháu đỏ hỏn trên tay khóc ré lên vì khát sữa, nhưng nó đâu biết mẹ nó đã không còn trên đời.

Trường nhanh chân bước về nhà, anh biết ngoại đang ngóng trông chứa cháu về anh cơm. Nhưng khi đến đầu làng anh chợt thấy rất đông người tụ tập tại một ngôi nhà lớn. Anh cũng chẳng mấy quan tâm về điều đó mà chen qua đám người kia chợt có tiếng gọi:

<Anh Trường bán xong rồi hả, lại đây đứng chờ lấy đồ với em nè> Lại là cái giọng oanh vàng cùng điệu cười hớ hớ của cu Gừng. Thằng nhóc này hôm nay còn có đồng bọn nữa này, con Nhi con dì bảy, thằng Duy nhỏ,Duy lớn con thím hai cùng thằng Khang ngọng nhà đầu xóm. Ui cái sự tích phá làng phá xóm của tụi này khiến Trường nhớ mãi. Mà điều thằng Gừng nói khiến anh cũng tò mò:

<Đồ gì mà cả làng mình bu đông bu đỏ hết ở đây dậy?>

<Cậu ba Chương con ông Vũ đi học nước ngoài dìa nên ổng mổ heo mời cả làng đó anh>

<Đúng đó, nghe nói hồi cậu ba phát thịt cho mọi người, anh chờ chút lấy dìa mần cho ngoại ăn nghe>. Thằng Gừng chưa dứt lời là con bé Nhi đã giành nói rồi, con gái con lứa mà cái miệng tía lia, nhà dì bảy cũng mệt dữ lắm,có cô con gái mười bảy, mười tám tuổi vẫn chưa chịu lấy chồng.

<Tao chưa nói xong mà con này, mày ăn cơm hớt dừa thôi> Thằng Gừng thấy cái Nhi giành lời của mình thì gân cổ lên cãi nhưng cái mỏ của con bé kia cũng đâu dừa thế là hai đứa chửi nhau mém xíu nữa quánh lộn. Trường mệt mỏi với bọn này thật sự nhưng thân là anh lớn anh phải can hai con châu chấu muốn đá nhau này lại. Ước gì ai giúp anh quăng hai đứa nó xuống sông cho tỉnh ngộ. Mô phật.

<Ê cậu…cậu ba ra…ra rồi kìaaaaa>Ôi trời ơi, chưa bao giờ anh thấy giọng thằng Khang hay như bây giờ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro