#1.1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chớ có nhìn mặt mà bắt hình dong. Ông bà ta xưa vẫn hay bảo thế.Xe đã dừng. Nó dừng ngay bên cái ao nhà tôi. Ở thôn tôi đất rộng và thoáng lắm, hầu như nhà ai cũng có một cái ao lớn. Ở sau nhà, bên hông, hay thậm chí là đối diện. Mấy cái ao ấy đa dụng lắm. Nuôi cá. Trồng rau muống. Trồng sen. Và đám trẻ con làng tôi thì mới yêu chúng xiết bao. Bọn nhóc thể hiện tình cảm sâu đậm của mình bằng cách lao xuống lội hàng giờ đồng hồ vào mùa hè oi ả. Riêng nhà tôi có cái ao sen to hơn cả, nằm cách nhà độ có mấy bước chân (thế mà ông giáo vẫn lái xe). Cái ao nhà tôi to lắm, nó nằm hơi sâu vào phía bên trong, nhìn từ phía nhà tôi sang cũng có thể thấy rất rõ. Bây giờ là lúc sen đương độ ngát hương, mùi thơm lắm, có khi bay sang tận nhà tôi, và bay khắp làng nữa. Tôi rất thích ra dạo ao sen, thi thoảng hái trộm một vài gương sen ăn cho vui miệng. Từ hồi nhà tôi bắt đầu trồng sen để bán cho thương lái, đúng hơn là từ khi sen trở thành một món hời lớn với mọi người ở quê tôi thì mỗi mùa sen đến đều không thể thiếu những buổi rong chơi thế này, có khi một mình, có khi cùng đám trẻ làng nữa. Bọn thằng Huy, thằng An gần nhà và mấy đứa nữa cũng thường hay đến ao nhà tôi hái sen hay nghịch bùn, lắm lúc bị mắng té tát mà vẫn không chừa. Ấy là khi chiều tà, hay sáng sớm. Trời mát và sáng trong. Chứ giữa trưa thế này mà phơi mình ngoài ao thì khô mất, thể nào cũng bị mắng là điên. Mùa hè Bắc Việt oi ả và khó chịu lắm. Chắc hẳn sinh hoạt trong cái mát lạnh của điều hòa trên thành phố đã khiến nhà ông giáo quên đi điều này thì phải, tôi đoán thế. Ai lại chọn lúc giữa trưa mà đứng trân trân ra đây như thế?-Đây rồi, còn có cả máy bơm thì tiện quá. Nhưng bơm thế này có ảnh hưởng gì đến hoa sen không cháu? Ông thầy xuống xe và cất tiếng hỏi.-Thưa thầy không ạ, mùa hè mưa nhiều, nước dâng cao, nhiều khi phải tát bớt. Giống sen này vốn không nên để nước quá ngập thân cây đâu ạ-tôi trả lời-Được rồi, vậy thì ta bắt đầu lấy nước nhé.Nói xong ông thầy mở cốp xe lấy ra lỉnh kỉnh nào lạ vòi xịt, bao ta, khăn lau rồi xà phòng và hàng tá các chai lọ tiếng Tây tiếng Tàu, chắc là nước rửa chuyên dụng. Vừa xịt nước lên xe ông thầy vừa hỏi:-Triết sống ở đây có sông nước nhiều, chắc bơi lội thạo lắm nhỉ?Nghe nhắc đến sở trường, tôi phấn khích:-Vâng ạ, chúng cháu ở thôn đứa nào bơi cũng giỏi, lắm khi bơi lội cả ngày đấy thầy.-Hay quá, chẳng bù cho em nhà thầy, đến giờ vẫn chưa biết bơi. Âu cũng tại thầy cô bận quá, không tập bơi cho em, với cả bể bơi cũng xa nhà, đi bơi cũng không tiện. Hè này cả nhà thầy về quê, cốt cũng để cho em nó đổi gió và cứng cáp hơn, cho nó biết đây biết đó nữa.Nghe ông giáo Phi kể chuyện tôi vô cùng đắc ý, ít ra mình cũng hơn thằng ranh con đó khoản bơi lội. Học hành thì tôi đây không dám nhận mình xuất chúng, chứ mấy việc đồng áng hay cả mấy việc nhà vặt vãnh hằng ngày thì anh đây rành rọt lắm, đố chú mày theo kịp. Kể ra cũng đúng thôi, tôi là dân quê chính hiệu, cả ngày phơi mình trong nắng gió, lại còn phải phụ giúp bố mẹ nhiều việc, không việc gì là tôi chưa từng thử qua. Cũng nhờ vậy mà tôi cứng cáp lắm (chí ít cũng phải hơn thằng con ông giáo). Gương mặt tôi tuy không đẹp một cách khó tin như thằng nhóc thành phố kia thì cũng phải nói là ưa nhìn. Đôi mắt cũng to, cũng trong. Sống mũi cao và thẳng. Đôi mày lưỡi mác nam tính. Miệng cười rất duyên. Bố tôi bảo tôi đang trổ mã, tôi cũng thấy thế thật. Tôi lớn nhanh lắm. Tôi cao lên trông thấy. Cơ thể khỏe khoắn, hai vai rộng, ngực nở vòng cung. Mỗi khi tôi cung tay lại, cơ bắp nổi lên trông rất mạnh mẽ. Tôi tự tin lắm, các bác trong làng mỗi khi thấy tôi ngoài đồng vẫn hay khen lấy khen để:-Con trai bác Hoàng khỏe quá, mới 15 mà trông lớn tướng phết.Hay thi thoảng:-Triết đấy à, lớn lên trông đẹp trai đáo để, các ông các bà nhỉ?Mỗi lúc như thế tôi lấy làm thích lắm, bố mẹ tôi cũng được dịp vui lây. Ai lại chẳng có chút tự hào về con cái của mình chứ? Từ đấy tôi hăng hái làm việc lắm, có khi còn đánh trần ra đồng vỡ đất (cốt là để được khen đấy thôi). Đang bận tự luyến thì tôi bỗng nghe giọng nói quen thuộc cất lên, màu giọng tuy rõ ràng nhưng lại có phần hơi chua chói.-Thầy giáo cứ khen cháu nó, thằng Triết này chỉ được mỗi cái tứ chi phát triển, chứ đầu óc thì...còn kém cạnh cậu nhà đây lắm. Chủ nhân của giọng nói ấy không ai khác chính là mẹ tôi, mẹ ra mang theo nước uống cho tôi và thầy giáo. Tôi giận mẹ quá, sao mẹ lại chê tôi như thế được. Mà nghĩ lại mới thấy, ông giáo này vừa mới về đây, từ khi nào mà quen bố mẹ tôi nhanh thế nhỉ? Đúng là người thành phố, họ xã giao tốt quá. Trò chuyện với ai cũng lịch thiệp và thân mật như thể đã quen biết từ lâu. Có khi ông giáo Phi đây còn vừa mới làm quen được với cả làng rồi ấy chứ. Bố mẹ tôi bảo ở thành phố người ta quen như thế, vì như vậy mới thuận tiện nhiều thứ. Tôi thì chẳng rõ "nhiều thứ" ở đây là gì, chỉ biết là nó có lợi phết đấy. Coi như đã xong khúc dạo đầu, mẹ tôi khéo léo đi ngay vào vấn đề chính:-Sẵn có dịp nhà thầy về quê chơi, tôi cũng muốn xin cho thằng con trai cắp sách đến học thầy vài ba bữa cho khá khẩm lên, để năm sau còn lên thành phố học tiếp cấp ba, về phí tổn thì nhà tôi xin chịu đủ.Thầy Phi nói ngay mà không ngẫm nghĩ:-Việc ấy thì dễ. Duy chỉ khó ở chỗ nhà tôi về đây để nghỉ mát qua mùa hè, không biết có sắp xếp thời gian cho cháu được hay không. Thôi thì thế này, để tôi sắp xếp cho thằng nhóc nhà tôi tập bơi trước đã, khi nào nó bơi thạo thì có khi tôi mới rỗi rãi mà giúp cháu Triết được.-Vừa hay thằng Triết nhà tôi lại bơi rất giỏi. Thầy cứ để cậu nhà cho nó dạy cũng được đấy, thế có khi thầy sẽ có nhiều thời gian mà sắp xếp các việc hơn.Câu nói của mẹ sửng sốt và đường đột đến mức khiến cả tôi-đang cặm cụi lau chiếc xe ô tô tới khi bóng loáng (dù thật lòng thì tôi chẳng hề muốn chạm vào) và thằng nhóc hách dịch đang ngồi bên trong xe phải chú ý. Ông thầy giáo này đúng là quái thật, mỗi lời nói ra đều có mục đích cả. Chung quy lại một việc là: chừng nào tôi giúp con trai lão thạo môn bơi lội thì lúc ấy tôi mới được theo học. Quả thật trước nay tôi luôn nghĩ cuộc sống này đơn giản hơn thế nhiều, nhưng càng lớn lên tôi càng thấy mọi thứ thật khác. Khác hoàn toàn.-Con thấy sao, con trai? Anh Triết đây sẽ thay bố tập bơi cho con nhé?Nó gật đầu. Dứt khoát. Nhanh chóng. Tôi cứ nghĩ rằng hẳn là nó phải lắc đầu nguây nguẩy rồi giãy ngược lên vì hãi đôi tay đầy bùn của tôi kia chứ.-Vậy thì hay quá, trăm sự nhờ cháu Triết nhé.Tôi cười gượng, còn mẹ tôi vẫn xởi lởi:-Vâng thầy cứ tin cháu nó, chỉ mấy hôm là cậu nhà ta biết bơi ngay ấy mà.Thôi xong, thế là lại phải lãnh cái thứ của nợ ấy vào người. Dù cho không thích, tôi vẫn không muốn cãi mẹ. Nhà tôi đã quyết không cho tôi theo nghiệp ruộng nương, tôi chỉ còn cách học, học thật nhiều. Vả lại tôi là niềm hy vọng duy nhất của bố mẹ, cũng đã đến lúc tôi rời bỏ cái suy nghĩ ấu trĩ của mình để nghiêm túc hướng về cái tốt đẹp hơn. Nghĩ cũng lạ, cứ như sự xuất hiện đột ngột của gia đình ông thầy giáo ấy đã đánh dấu bước ngoặt của cuộc đời tôi ấy nhỉ?Chuyện tôi trở thành thầy dạy bơi cho thằng nhóc đó cứ bám theo tôi suốt cả chiều kể từ lúc tôi từ ngoài ao trở về. Vào nhà, tôi đến cạnh cái bàn học nho nhỏ sắp xếp lại đống sách vở ngổn ngang. Khi chồng sách đã ngay ngắn, tôi ngồi vào bàn, đăm chiêu nhìn ra ngoài sân thông qua khung cửa sổ.-Đang học à cháu? Ấy là tiếng bà tôi. Bà đứng bên ngoài phòng, ngỡ ngàng trước cảnh tượng hiếm hoi nghìn năm có một.-Không bà ạ, cháu chỉ đang sắp xếp lại cái bàn một chút, nó bừa quá.Vẫn cái nhìn âu yếm, bà lại gần tôi, vuốt ve mái tóc và ôn tồn:-Tóc mày giống y đúc thằng bố mày, con ạ. Thẳng tắp mà lại còn cứng. Thôi, gắng mà học hành cháu ạ, để sau này đỡ vất, chứ cứ làm quần quật như bố mẹ mày thì đến mệt. Cũng may nhà ta xưa nay có của ăn của để nên nếp sống trong nhà mới thoải mái, nhưng của đâu mà còn mãi, Triết nhỉ?Rồi bà ngồi hẳn xuống cái sập, ngay cạnh chỗ tôi ngồi. Và lại thủ thỉ tỉ tê bao nhiêu chuyện cũ. Nào là lúc ông còn, lúc đám cưới bố mẹ, lúc có tôi,...Bà kể nhiều. Chậm rãi và nhỏ nhẻ. Ít khi nào tôi chịu ngồi yên nghe bà nói chuyện. Sở dĩ là vì bà nói từ tốn quá, mà tôi thì lại chẳng lại gì làm kiên nhẫn nữa. Hôm nay thì khác, tôi chăm chú nghe bà nói hết các chuyện từ cổ chí kim. Nói đoạn bà chốt hạ:-Bà cũng chẳng sống được mấy nữa mà chờ xem cháu lớn. Thôi thì ta còn ở bên nhau được ngày nào hay ngày ấy cháu ạ.-Bà đừng nói thế!-Tôi phụng phịu-Ít nhất bà còn phải sống được mười, hai mươi năm nữa để còn ăn cưới cháu chứ ạ, hết năm nay bà mới vừa tròn tám mươi...Vừa nhắc đến chữ tám mươi, trong lòng tôi lại có gì đó bất an. Nhưng rất nhanh thôi, một giọng nói kéo tôi ra khỏi những dòng suy nghĩ xám xịt quanh quẩn. Một giọng nam, nhưng thanh thoát và êm dịu.-Bác Hoàng, bác Hoàng ơi!Nghe tiếng người gọi lớn, tôi lật đật chạy ra. Vừa chạy vừa đoán già đoán non để xem là giọng thằng nào gọi. Thằng Huy, thằng An hằng ngày sợ bố tôi mất mật, có đến cũng chỉ chực gọi bà nhờ chuyện hay gặp tôi một chốc. Còn các anh Quang, anh Dũng nhà bác Huệ gần bên thì đi học xa cả rồi cơ mà? Suy đi nghĩ lại, cả cái làng này làm gì có ai nói chuyện kiểu đó?Vẫn còn một khả năng. Nhưng thể nào lại đúng thế được?

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro