CÓ NÊN TƯ HỮU HÓA GIÁO DỤC?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Lý thuyết cơ bản cho việc tư hữu hóa là sự huy động nguồn lực lớn nhằm phát triển lĩnh vực cụ thể nào đó trong lúc chính phủ thiếu tiền. Chẳng hạn, tư hữu hóa (xã hội hóa) giáo dục đại học đồng nghĩa rằng chính phủ cho phép tư nhân tham gia đầu tư, quản lý trong lĩnh vực giáo dục đại học, đồng thời được hưởng nhiều ưu đãi về thuế, giấy phép hoạt động hay quyền sử dụng đất…

Tư hữu hóa không phải điều mới mẻ. Trước 1986, chính phủ Việt Nam kiểm soát gần như mọi hoạt động kinh tế, từ giáo dục, y tế, điện, nước… cho đến sản xuất may mặc, lương thực... Sau mốc thời gian trên, nhà nước dần mở rộng hoạt động tư hữu hóa, cho phép tư nhân tham gia nhiều hoạt động hơn. Tuy vậy, những ngành mũi nhọn và thiết yếu như điện, nước, hóa dầu… vẫn do nhà nước độc quyền.

Tư hữu hóa vẫn luôn là đề tài gây tranh cãi ở khắp nơi trên thế giới, ngay cả ở những quốc gia tư bản như Mỹ. Vì mặc dù trong ngắn hạn, tư hữu hóa có thể giúp phát triển kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ… như một trò chơi tất cả đều thắng.

Tuy nhiên, ở một số ngành nghề cụ thể, tư hữu hóa có thể đem lại rủi ro (cụ thể là rủi ro cho công chúng). Chẳng hạn, tư hữu hóa nhà tù ở Mỹ được cho là có liên quan đến nhiều người bị kết án tù hơn, số năm tù kéo dài hơn và nhân quyền của tù nhân bị vi phạm nghiêm trọng ở nước này. Hoặc tư hữu hóa những mặt hàng thiết yếu có thể khiến cuộc sống người nghèo trở nên khó khăn hơn.

Do vậy, nhiều ý kiến cho rằng không nên tư hữu hóa những hoạt động có tính chính trị cao như giáo dục, cảnh sát, cứu hỏa, quân sự, tư pháp… ngành kinh tế mũi nhọn như năng lượng, nước… hay ngành có đặc thù phục vụ toàn dân như y tế, phương tiện công cộng.

Nhưng thực tế phức tạp và có nhiều vấn đề hơn thế.

Chẳng hạn, tư hữu hóa giáo dục không những không nâng cao chất lượng, thậm chí đa số trường tư không có nhiều danh tiếng như trường công lập (nếu không muốn nói là có nhiều tai tiếng hơn). Trường đại học tư hiện nay có tấm bằng ít giá trị hơn, được xem là “vé vớt” cho những ai rớt công lập. Những trường này cũng có học phí đắt, chất lượng giảng dạy còn nhiều nghi vấn và vẽ ra nhiều trò để “hút máu” học sinh/sinh viên.

Ở Việt Nam, tồn tại nhiều trường tự chủ tài chính, một số trường thường vẽ ra các môn học rác (môn dạy self-help, tiếng Anh chất lượng thấp) và những hoạt động ngoại khóa bắt buộc đổi lấy điểm rèn luyện để rút tiền cũng như thời gian của sinh viên.

Và ngược lại, không phải mọi thứ thuộc sở hữu công đều có chất lượng kém. Hệ thống phương tiện công cộng của Anh có chất lượng hàng đầu thế giới và hoàn toàn thuộc sở hữu của chính phủ. Chúng ta có không ít ví dụ tương tự.

Có lẽ vấn đề không đơn giản nằm ở việc “tư hữu” hay “quốc hữu”. Vấn đề nằm sâu hơn, trong chuyện “quốc hữu” thì nên quản lý như thế nào, kiểm soát tham nhũng ra sao hay “tư hữu” thì ở bối cảnh nào để đảm bảo sự cạnh tranh đem lại lợi ích chung - chứ không phải cho túi tiền của các cổ đông?

Việc kiếm tiền tất nhiên không phải điều sai trái và càng không mâu thuẫn với việc đem lại lợi ích cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, ở một vài bối cảnh, tư hữu hoàn toàn có thể khiến triệt tiêu vế sau là “lợi ích của tất cả mọi người” và dần biến tướng thành hoạt động đem lại lợi ích của các cổ đông một cách cực đoan.

Vậy, ở riêng lĩnh vực giáo dục, chúng ta có nên cho phép tư hữu, và nếu có thì ở mức độ nào?

#MonsterBox

*Bài viết Discussion có trở nên hay hay không tùy thuộc vào bạn, và những bình luận ở phía dưới đây. Hãy mở rộng thêm bất kỳ vấn đề nào bạn biết về tư hữu hóa mà Monster Box đã bỏ qua.
___________

SHOULD WE PRIVATIZE EDUCATION?

By the book, privatization evidences a country’s deficit governmental budget, thus turning to massive financial mobilization to shore up. To put into perspective, by privatizing (socializing) higher education, the government is allowing businessmen to join them in investing in and supervising this field, enjoying privilege tax, business registration certificate and land use rights.

Privatization is rather a hoary activity. Before 1986, the Vietnamese government had formerly governed pretty much every economic activity: from education, health care service, electricity and water supply to the clothing and food industries. 1986 marked the watershed moment of the decision on expanding privatization, giving private sectors a go-ahead in this mutual relationship. Given that,  electricity, water and petrochemical - the crucial core industries, still were governed by the government.

Privatization has forevermore sparked fierce arguments all over the world, even in the US, the very capitalist Brobdingnagian. Howbeit live-fast-die-young, the process acts as a precursor to economic development, leveraging competitiveness and service quality. As a rule, it is an all-win game.

That said, privatization also seems any less of a gamble in certain industries. To put into perspective, the US prison privatization has seemingly got more people sentenced, perpetuated their imprisonment and more brutally violated their human rights. Inasmuch as privatizing necessities has brought the poor’s lives to ruin.

In this manner, many have dissented privatizing either education, police, military, justice or firefighting - highly political sectors, energy and water supply - critical industries, or healthcare and public transport - the citizen-servicing sectors.

Still, reality is perplexing, forasmuch as these problems have been inherently entangled.

Take, for example, education privatization. Given the questionable “improved” quality, private schools’ reputation has, on the whole, been woefully overwhelmed by their public counterparts (if not somewhat more notorious). Whilst costing “arms” and “legs” and keeping on draining students, undergraduate degrees from private universities, the "saving graces" for those failing public ones, have always been any less of “dead woods”.

Vietnam has since witnessed the rise of financially autonomous schools. Some of which have many a time set up redundant and even hazardous subjects (self-helps or low-quality English), as well as compulsory extracurricular activities to “suck in” money and time, in exchange for the so-called “behavior points”.

On the other hand, some public sectors are by no mean inferior to their private counterparts. The UK's public transportation system, entirely governed by the government, is still of a world-leading quality. It’s not to mention other daily things we’ve taken for granted.

To all appearances, the problem does hardly rest on either "privatization" or "nationalization". It’s rather “tucked away” in how the state manages the state-owned sectors and hidden corruptions, and how to yield mutual benefits from competitions in private sectors, instead of beefing shareholders up.

Making money is by no mean unscrupulous nor fiercely violating everyone’s benefits. That said, in some contexts, private ownership does do away with the latter - "everyone's benefit" and to little by little beef up the shareholders alone.

After all, to what extent should we privatize education?

#MonsterBox

- Artist: Sam.
- Trans: Rosinante.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#science