CHƯƠNG V - HỆ TIÊU HÓA

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA HỆ TIÊU HÓA
1. Vai trò của thức ăn
- Là nguyên liệu bù đắp sự hao hụt hàng ngày của cơ thể
- Cung cấp những chất cần thiết để xây dựng tế bào
- Là nguồn năng lượng cho hoạt động sinh lý của cơ thể
- Là sợi dây liên lạc giữa cơ thể với môi trường bên ngoài
2. Ý nghĩa của sự tiêu hóa
* Biến đổi thức ăn thành những chất đơn giản hấp thụ vào máu đi nuôi cơ thể
- Lý học : nhờ răng, khoang miệng và dạ dày. Thức ăn được cắt, xe, nghiền nhỏ và trộn đều với dịch tiêu hóa
- Hóa học : nhờ men tiêu hóa, biến đổi hợp chất hữu cơ phức tạp thành chất đơn giản, hòa tan
( Men tiêu hóa là chất xúc tác sinh học. Mỗi men chỉ có tác dụng đối với một chất và chỉ hoạt động có hiệu quả trong điều kiện xác định )
II. CẤU TẠO CƠ QUAN TIÊU HÓA
1. Ống tiêu hóa
a) Khoang miệng
* Răng : gồm 3 loại : răng cửa, răng nanh, răng hàm
- Trẻ em có 20 chiếc răng sữa
- Người lớn có 32 chiếc răng vĩnh viễn
× Chức năng : cắt, xé nhỏ và nghiền nát thức ăn. Ngoài ra còn tham gia vào việc phát âm
* Lưỡi :
- Hình trái xoan bằng cơ. Được bao bằng lớp màng nhầy, trong đó có nhiều mạch máu và dây thần kinh
- Chức phận : chuyển thức ăn trong khi nhau, thu nhận cảm giác vị giác. Góp phần vào việc phát âm
b) Hầu
- Dài 12cm, là ngã ba đường tiêu hóa và hô hấp
- Chức phận : dẫn thức ăn vào thực quản và không khí vào khí quản
c) Thực quản
- Khoảng 25cm. Trẻ sơ sinh có thành mỏng, lớp cơ chưa phát triển nên dễ bị nghẹn
- Chức phận : dồn thức ăn từ miệng xuống dạ dày
d) Dạ dày
- Là phần rộng nhất của ống tiêu hóa
- Trẻ nhỏ dạ dày hơi tròn và cao. Khi biết đi dạ dày chuyển dần sang đứng. Đến tuổi mẫu giao thì giống người lớn ( 2/3 đứng và 1/3 ngang )
- Chức phận : chứa và biến đổi thức ăn cả 2 mặt là lý học và hóa học
e) Ruột non
- Là đoạn dài nhất. Gồm 3 khúc : tá tràng, hồng tràng và hồi tràng
- Thành gồm 3 lớp. Niêm mạc có nhiều nếp gấp có lông ruột, là cơ quan hấp thụ chất dinh dưỡng
- Chức phận : hoàn thành quá trình tiêu hóa. Đồng thời, hấp thụ các chất đã được biến đổi dưới dạng hòa tan
f) Ruột già
- Khoảng 1,3 - 1,5m, chia làm 3 đoạn : ruột tịt ( manh tràng ), thành sau có ruột thừa. Giữa là ruột già chính thức ( đại tràng ). Cuối là ruột thẳng ( trực tràng )
- Thành cũng có cấu tạo 3 lớp. Lớp niêm mạc đơn giản, chỉ có một số tế bào tiết dịch nhầy giúp cho sự vận chuyển các chất cặn bã được dễ dàng
- Trực tràng tận cùng bằng hậu môn thông ra ngoài. Bao gồm lớp niêm mạc hậu môn có các cơ thắt ( cơ vân )
2. Tuyến tiêu hóa
a) Tuyến nước bọt
- Gồm 3 đôi, tiết nước bọt vào khoang miệng. Trong nước bọt có enzym. Nước bọt có tác dụng làm nhão thức ăn
b) Tuyến dạ dày
- Khoảng 5 triệu tuyến nằm trong niêm mạc tiết khoảng 2 lít dịch vị/ngày. Dịch vị chứa HCl và men pepxin, prezua. HCl vừa có tác dụng giúp chi men pepxin hoạt động, vừa tiêu diệt vi khuẩn thâm nhập cùng thức ăn
c) Gan
- Gan là tuyến lớn nhất nặng 1,5kg và có màu nâu sẫm
- Gan tiết ra mật, là nơi trung hòa độc tố và tiêu hủy hồng cầu già; đồng thời là nơi dự trữ glicogen
d) Tuyến tụy
- Màu hồng, nằm trong khoang bụng, ống dẫn đổ vào tá tràng
- Tuyến tụy hoạt động từ lúc mới đẻ, dịch tụy có đủ các men tiêu hóa
III. SỰ TIÊU HÓA THỨC ĂN TRONG ỐNG TIÊU HÓA
1. Sự biến đổi thức ăn
a) Tại khoang miệng
- Lý học : thức ăn được răng cắt xé, nghiền nhỏ rồi tẩm với nước bọt thành một chất nhão dính, nhờ lưỡi viên lại thành viên, rồi đẩy xuống qua động tác nuốt
- Hóa học : dưới tác dụng của enzym amilaza một phần tinh bột chính được biến đổi thành đường mantozơ
b) Tại dạ dày : thức ăn được lưu trữ lại
- Lý học : nhờ sự co bóp của dạ dày thức ăn tiếp tục được nghiền nhỏ và trộn đều với dịch vị
- Hóa học :
+ HCl : tạo môi trường cho men pepsin hoạt động, sát khuẩn, đóng mở môn vị
+ Pepsin : hoạt động trong môi trường pH = 1,5 - 3,1. t° = 37°C, biến đổi protit thành peptit
+ Prezua : ( chủ yếu ở trẻ em ) hoạt động trong môi trường pH = 5 - 6. Làm cho sữa từ dạng hòa tan trở thành đông vón tách phần chất lỏng để ngấm qua thành ruột vào máu
+ Lipaza : ( không nhiều ) hoạt động khi pH = 4 - 5. Chỉ có tác động lên một số mỡ và lòng đỏ trứng
c) Tại ruột non : thức ăn được biến đổi đầy đủ và triệt để nhất
- Lý học : nhờ co bóp của thành ruột, thức ăn tiếp tục được nhào trộn, ngấm dần men tiêu hóa đồng thời được đẩy xuống dưới
- Hóa học :
+ Dịch tụy và dịch ruột có 3 loại men tiêu hóa Pr, G, L, biến đổi chúng đến sản phẩm cuối cùng là axit amin, glucozo, axit béo, glyxerin
- Dịch mật không có men tiêu hóa, nhưng có tác dụng làm tăng khả năng hoạt động của các men trong dịch tụy, dịch ruột, đặc biệt là tiêu hóa mỡ

2. Sự hấp thụ thức ăn và sự thải bã
a) Sự hấp thụ
- Là sự vận chuyển các sản phẩm tiêu hóa từ lòng ống tiêu hóa vào máu
- Tất cả những đoạn của ống tiêu hóa đều có khả năng hấp thụ. NHƯNG NHIỀU NHẤT Ở RUỘT NON vì :
+ Lớp niêm mạc phát triển, có nhiều lông  ruột làm tăng diện tích hấp thụ ( tới 200 - 500 m^2 )
+ Đến ruột non toàn bộ thức ăn đã được biến đổi đến mức đơn giản nhất để có thể hấp thụ được.
* Cơ chế hấp thụ : dinh dưỡng từ ống tiêu hóa vào máu theo 2 cơ chế
- Thụ động : nồng độ các chất trong ống tiêu hóa cao hơn trong máu
- Chủ động : khi nồng độ của các chất dinh dưỡng ở trong ruột bé hơn máu, các phần tử thức ăn ( axit amin, gluco...) gắn vào những chất vận chuyển để đưa vào máu
* Đường đi của các chất dinh dưỡng
- axit amin và glucozo và 30% lipit vào thẳng máu rồi tới gan để đổ vào tĩnh mạch chủ dưới
- 70% lipit vài mạch bạch huyết rồi tới tĩnh mạch chủ trên
* Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thụ
- Thành phần, nguồn gốc của thức ăn
- Cách chế biến thức ăn
- Khả năng hấp thụ của cơ thể
b) Sự thải bã
- Khi tới ruột già phần lớn các chất dinh dưỡng đã được hấp thụ
- Ruột già hấp thụ lại nước, cô đặc chất bã, một số vi khuẩn phân hủy những chất còn lại lên men tạo thành phân tống ra ngìai nhờ nhu động ruột theo cơ chế phản xạ.
- Ở trẻ nhỏ do sự phát triển cơ vân và hệ thần kinh chưa hoàn thiện do đó động tác đại tiện chưa chủ động
- Số lần đại tiện 1 ngày giảm dần theo số tuổi
+ Trẻ em dưới 1 tuần : 4 - 5 lần
+ Trẻ em trên 1 tuần : 2 - 3 lần
+ Trẻ 1 tuổi : 1 lần
IV. Sự chuyển hóa các chất dinh dưỡng
- Sản phẩm của quá trình tiêu hóa ( axit amin, gluco, axit béo, glyxerin ) cùng các chất khác ( nước, muối khoáng, vitamin ) từ ống tiêu hóa vào máu rồi tới các tế bào và mô. Tại đây, chúng sẽ tổng hợp thành những thành phần cấu tạo nên tế bào hoặc bị oxy hóa tạo ra năng lượng cần thiết cho hoạt động sống
- Pr, G, L là nhưng chất vừa tham gia xây dựng tế bào, vừa cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nước, muối khoáng, vitamin chỉ tham gia tạo nên cấu tạo của tế bào

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hh