CHƯƠNG VI - TIẾT NIỆU

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. CƠ QUAN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
1. Thận
- Có 2 quả, nằm 2 bên cột sống trong vùng thắt lưng. Thận phải thấp hơn trái 2 - 3 cm. Thận gồm 2 miền : vỏ và tủy. Miền vỏ có các vi thể Manpighi : gồm nang Bowman bao bấy quản cầu. Tiếp theo là ống xoắn, quai Henle, ống lượn, ống góp đổ vào bổ thận. Bể thận nằm ở góc thận
II. SỰ HÌNH THÀNH VÀ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
1. Sự hình thành : gồm 2 giai đoạn
a) Lọc huyết tương : Hình thành dịch lọc
- Xảy ra tại các vi thể Manpighi. Một phút có 1300ml máu chảy vào 2 thận, trong đó có 600ml huyết tương. Khoảng 125ml huyết tương được lọc vài nang Bowman
- Mỗi ngày 2 thận lọc được khoảng 170 - 180ml dịch lọc
- Thành phần của nước tiểu đầu gần giống huyết tương
b) Tái hấp thu
- Diễn ra suốt chiều dài ống thận, những chất cần thiết được hấp thụ trở lại máu
- Glucozo được giữ lại hoàn toàn
- Na+, Cl-, axit amin, vitamin được hấp thu lại 90-98%, ure, axit anion, H3P04 tái hấp thụ ít hơn
- Một số chất không tái hấp thu là xiloza, creatrin, các anion, h2S04
- Sau khi qua ống góp, dịch lọc trở thành nước tiểu chính thức
- Trẻ em ống thận phát triển yếu, sự tái hấp thụ kém hơn. Do đó lượng nước tiểu thải ra trong một ngày tương đối cao
2. Đường dẫn nước tiểu
- Niệu quản : 25 - 30 cm, dẫn nước tiểu từ thận xuống bóng đái
- Bóng đái : nằm trong chậu hông, trước trực tràng ( nam ), trước tử cung và âm đạo ( nữ ). Trẻ em cao hơn người lớn
+ Thể tích : sơ sinh 50ml, 1 tuổi 200ml, 3 tuổi 250ml, 6 tuổi 600ml, người lớn 700 - 1000ml
+ Ở cổ bóng đái có cơ thắt là cơ vòng
+ Trẻ em bóng đái chưa phát triển đầy đủ, niêm mạc mỏng
- Niệu đạo : là đoạn ngoài cùng. Phía dưới có cơ thắt niệu là cơ vân. Niệu đạo của nam dài hơn của nữ ( 15 - 20cm ) và còn là đường dẫn tinh
3. Sự bài xuất nước tiểu ra khỏi cơ thể
- Khi đạt 250 - 300ml, thành bóng đái bị căng kích thích các thụ quản gây cảm giác mót tiểu, từ trung khu này các xung động theo sợi li tâm tới bóng đái ( cơ trơn ) và cơ thắt niệu đạo ( cơ vân ), khi cơ thắt niệu đạo giãn nước tiểu ra ngoài
- Tiểu tiện thuộc phản xạ tự động của tủy sống, đồng thời chịu sự chi phối của vỏ não. Tiểu tiện theo ý muốn là kết quả của sự hình thành các phản xạ có điều kiện
- Ở trẻ hệ thần kinh chưa hoàn thiện hoàn toàn chi nên việc đi tiểu không chủ định. Số lần tiểu trong ngày nhiều.
III. HIỆN TƯỢNG ĐÁI DẦM Ở TRẺ
- Sự kiểm tra của vỏ não bị rối loạn, do vậy việc tiểu tiện không chủ định xảy ra, dẫn đến việc đái dầm ở trẻ
- Trong khi ngủ, sự ức chế lan tràn khắp vỏ não làm giảm hưng phấn của vùng tương ứng, vỏ não không cảm thụ với các xung động thần kinh từ bóng đái tới, do đó gây ra tiểu tiện không chủ định
- Đái dầm còn do chế độ ăn không hợp lí : ăn quá nhiều nước hoặc chất kích thích trước khi ngủ. Hoặc do rối loạn tâm lý, thần kinh
- Khi trẻ đái dầm, không nên làm cho trẻ hoảng sợ, hổ thẹn hoặc trừng phạt chúng, phản ứng này làm cho trẻ đái dầm thường xuyên hơn và bị chấn thương tâm lý. Cần tìm những biện pháp tác động tốt đến hệ thần kinh, chuyện trò giải thích để trẻ yên tâm.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hh