Thuyết so sánh xã hội (Social Comparison Theory)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Từ bố mẹ thường bảo rằng chúng ta đã cư xử tốt hơn anh chị em của mình, cho đến giáo viên - người giữ bảng thành tích và tên của các học sinh, chúng ta đã được dạy về sự so sánh từ khi còn rất bé.

Trong tâm lý học, con người có xu hướng so sánh bản thân mình với những người khác được gọi là "Thuyết so sánh xã hội (Social Comparison Theory)".

THUYẾT SO SÁNH XÃ HỘI

Thuyết so sánh xã hội do nhà tâm lý học Leon Festinger đưa ra vào những năm 50.

Ông chỉ ra rằng con người có xu hướng muốn đánh giá và nhận biết sự thật và bản thân mình, và khao khát được khẳng định bản thân. Vậy làm cách nào để ta đạt được điều này, ngoại trừ việc tự phân tích bản thân (personal analysis)? Đó chính là so sánh năng lực và ý kiến của bản thân với người khác.

Một phần trong giả thuyết của Festinger chỉ rõ rằng chúng ta thường có xu hướng mong rằng năng lực bản thân phải tốt hơn thực tại. Chúng ta muốn làm tốt hơn nên chọn cách so sánh bản thân với những người xung quanh nếu họ có năng lực khá hơn ta. 

Các thuyết này kể từ đó đã được phát triển theo một số cách khác nhau. Vào những năm tám mươi, một khái niệm mới ra đời được gọi là "Thuyết so sánh xã hội đi xuống (Downward Social Comparison)". Theo thuyết này chúng ta thường so sánh bản thân với những kẻ có năng lực thấp hơn.

Và cũng có một vài nhà tâm lý học đưa ra giả thuyết rằng chúng ta cũng đôi khi so sánh bản thân với những người có nhiều điều tương đồng với ta.

Vậy thì thuyết nào mới thật sự đúng? Điều đó còn tùy thuộc vào mô-típ so sánh bản thân của riêng bạn.

"Nếu bạn không biết vì sao bạn lại so sánh bản thân với kẻ khác, bạn có thể xác định qua việc tìm hiểu xem kẻ bạn so sánh là người như thế nào".

Theo: Andrea Blundell
Dịch: An Khương

VUI LÒNG KHÔNG SAO CHÉP DƯỚI MỌI HÌNH THỨC!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro