Chương 9. Những chi thể sống của nhau

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

NHỮNG CHI THỂ SỐNG CỦA NHAU (Rm 12:5)

1. Tại sao lại phải yêu tha nhân?

Saolô thành Tarxê lên đường đi Damas để thực hiện công tác bách hại các Kitô hữu. Dọc đường, bỗng dưng một luồng ánh sáng từ trời chiếu xuống bao trùm ông. Ngã lăn trên đường, ông nghe có tiếng nói:

"Saolô, Saolô, sao ngươi bắt bớ ta? Saolô thưa lại: "Lạy Ngài, Ngài là ai?" Chúa đáp: "Ta là Giêsu ngươi đang bắt bớ đây" (Act 9).

Sao? Saolô bắt hại các Kitô hữu mà! làm sao ông có thể bắt bớ Chúa Kitô đã chết và đã được táng liệm từ lâu rồi? Nhưng chính tai ông đã nghe rỗi tiếng phán: "Ta là Giêsu, ngươi đang bắt bớ đây!" Vậy Chúa Kitô và các Kitô hữu, cũng là một hay sao? Phải, chúng ta là những chi thể của cùng một thân xác, của cùng một Chúa Kitô. Chúng ta chỉ thành một thân xác Chúa Kitô, và chúng ta là những chi thể của nhau (Rm 12:5). Liên kết, mà vẫn riêng biệt. Nhiều chi thể nhưng một thân thể. Mắt không thể bảo tay: Tôi cóc cần các anh. Đầu cũng không thể bảo chân: Tao khỏi cần chúng mày. Trái lại, các chi thể tỏ ra yết ớt nhất lại cần thiết hơn...Nếu một chi thể đau yếu, tất cả các chi thể khác điều thông dự các yếu đau này; và nếu một chi thể được vinh dự, thì tất cả đều chung hưởng" (Co 12). Liên kết và riêng biệt, chúng ta phải yêu thương lẫn nhau.

Khi đề cập đến cuộc phán xét ngày tận thế Chúa Giêsu khen những công chính đã thăm viếng và cho người ăn mặc. Những người này ngạc nhiên hỏi lại: "Lạy Chúa, có khi nào chúng con đã cho Chúa ăn, đã cho Chúa áo quần, đã thăm viếng Chúa đâu?" Chúa Giêsu trả lời sao? "Thật, thật Ta nói thật chúng con biết, tất cả những khi chúng con làm việc đó cho một trong những anh em bé nhỏ của Ta đây, là làm cho chính Ta" (Mat 25).

Cần lưu ý câu Chúa Giêsu nói: "cho chính Ta", chứ Chúa không nói: "như thế chúng con làm cho Ta, Ta coi như là tương đương". Không, Tha nhân chính là Chúa Kitô. Mầu nhiệm!

Chúa Kitô và tha nhân của chúng ta chỉ làm nên một thân thể. Chỉ có một. Đồng loại của chúng ta, chính là Chúa Kitô. Chân lý này vẫn còn vang dội trong mọi tiến trình lịch sử Giáo Hội. Nhiều khi còn vạng dội một cách hết sức chói sáng và cao vời. Thánh Martin đã xẻ áo choàng bần cùng trước cửa thành Amiens. Người được Chúa hiện ra bảo: "Martin đã cho Cha áo choàng".

Thánh nữ Elizabeth xứ Hung Gia Lợi chăm sóc một người phong cùi. Và kìa, thân thế người khốn cùng biến dạng: Thay vì khuôn mặt hốc hác và tàn tạ vì vi trùng rức rỉa, thánh nữ và quận công, chồng thánh nữ, nhìn thấy bộ mặt linh thiêng của Chúa Kitô nhoẻn miệng cười. Quá xúc động, đã vội qùi xụp xuống. Là những chi thể của cùng một thân thể mà Chuá Kitô là đầu, chúng ta phải yêu thương đùm bọc lẫn nhau.

Tại sao phải yêu thương đồng loại? Vì Thiên Chúa đã minh khai truyền lệnh: Ngươi hãy yêu thương đồng loại như chính mình ngươi (Mt 22:39). Vì chúng ta hết thảy đều là con Cha chung, là anh em, là bạn hữu, là những chi thể của cùng một đức Kitô, là những người đã được cùng dòng máu thần linh giải phóng.

Thánh Gioan Tông Đồ, hễ mở miệng là nói tới luật thương yêu này. Lúc cuối đời, không thể tới nhà nguyện được nữa, giáo dân phải khênh tới. Vì già yếu không đủ sức giảng dạy, quanh đi quẩn lại, người chỉ thích nói: "Các con thân mến, các con phải thương yêu nhau". Nghe mãi cái điệp khúc đó, lại thêm phần mệt nhọc, các thính giả lẩm bẩm với nhau: "Vị Tông Đồ đã già yếu, nên mắc phải cái tật lập lại hoài". Một hôm họ đánh bạo hỏi thánh tông đồ: "Thưa thầy, tại sao lúc này thầy cứ mãi lập lại có mỗi chuyện đó?" Người trả lời:

- Đó là luật Chúa, nếu chúng con giữ trọn thế là đủ rồi!

Góc hè phố, một người ăn xin tê bạt nằm co quắp. Thấy một ông ăn diện bảnh bao đi qua, hắn mở miệng xin của bố thí. Người qua đường xỏ tay túi áo. Chẳng có gì cả. Bình tĩnh, ông nói với người nghèo có: "này anh, rất tiếc, tôi hết sức muốn biếu anh một cái gì; nhưng bất ngờ, tôi chẳng có xu nào trong mình cả". - "Cám ơn ông, hắn đáp. Ông đã cho tôi nhiều hơn cả mọi của bố thí. Ông đã gọi tôi là anh của ông. Thật chưa bao giờ trong đời tôi đã được cái tên gọi này trên môi miệng của một ông lớn nào cả".

Học thuyết nào là nguồn canh tân của những biến cải Kitô giáo đã thực hiện và chính biến cải này tạo nên nền tiến bộ của nhân loại. Giải pháp chân thực của vấn đề xã hội và hòa bình quốc tế là ở đó. " Lời chào của Terrien: "Tôi nghe thấy quanh tôi, họ nói về tình huynh đệ phổ quát. Thiên Chúa biết thâm tâm của bao vị tông đồ hằng rao giảng tình huynh đệ này và biết các vị đã thực thi học thuyết các vị hằng nao nức giảng dạy như thế nào! Tình huynh đệ chân thực, mối tình huynh đệ có thể biến mọi con tim nên một, tình huynh đệ trong Chúa Kitô. Chỉ có một Cha, chỉ có một Mẹ, chỉ có một người Anh, Người Anh Cả của tất cả, hằng đùm bọc chúng ta bằng cùng một tình yêu và qui kết chúng ta, những người thừa hưởng cùng một vinh quang, tới tham dự cùng một tiệc vĩnh cửu để có một dân tộc gồm toàn anh em với nhau. Còn cần gì nữa?".

Cái gai chướng mắt ghê gớm giữa học thuyết và nếp sống của nhiều Kitô hữu, đã đập mạnh vào mắt nhà thơ xứ Bengale (Ấn độ) - Rabindranth Tagore - dịp ông du lịch qua Âu Châu. Và ông đã lên án rất gắt gao:

"Nếu qúy bạn, những người Kitô hữu, qúy bạn sống như Chúa Kitô, thì toàn thể Ấn độ đã phục dưới chân qúy bạn. Lạy Thầy Giêsu, ở Châu Âu, không có chỗ cho Thầy. Xin hãy đến, hãy tới giữa chúng tôi, tại Á Châu, xứ Phật. Con tim chúng tôi đầy những sầu khổ, và nhờ Thầy đến, chúng sẽ được thoa dịu".

Nếu dám nói, chúng ta là những Kitô hữu, nếu chúng ta yêu thương anh em đồng loại, như chính mình chúng ta, vì Thiên Chúa, thì bộ mặt thế giới ngày nay đã thay đổi tốt đẹp rồi. Như xưa anh em Kitô hữu buổi đầu đã lôi cuốn được những người còn ngoại giáo, những người đi tìm hòa bình ở ngoài Kitô giáo trở thành anh em của chúng ta và cùng với chúng ta nên chi thể của cùg một thân thể, dưới quyền chỉ huy của cùng một thủ lãnh: Chúa Giêsu Kitô

2. Ai là anh em đồng loại với chúng ta?

Mọi người đều là anh em và là chi thể Chúa Kitô, những người hiện đích thực đã là và cả những người đã được kêu gọi để trở nên anh em, chi thể của Người. "Tất cả chúng ta chỉ là một thân thể trong Chúa Kitô, chi thể của nhau" (Rm 12:5). Nói cách khác, tất cả chúng ta đều là anh em con cái trong một gia đình, là phần tử lệ thuộc và bổ túc cho nhau. Nhận thấy mình là phần tử của một đoàn thể lớn mạnh, của một gia đình uy thế, quả là một điều khoan khoái sung sướng. Thì đây, nhờ ơn thánh hóa, qúy bạn là phần tử và là anh em của các thánh trên thiên đàng: của các thánh hiểu tu, các thánh đồng trinh, các thánh tử đạo, các thánh tông đồ, của Đức Trinh Nữ Maria; qúy bạn là phần tử và anh em với các linh hồn còn đang sáng soi và thánh trạng ơn thánh.

Ai là anh em đồng loại với chúng ta? Tất cả những ai sống trong Chúa Kitô và Chúa Kitô sống trong họ.

1) Chúa Kitô sống trong các vị Bề trên của bạn với quyền của Người. Chính Người đã không nói: "Ai nghe các ông, là nghe Tôi; ai khinh rẻ các ông, là khinh rẻ Tôi" (Lc 10:16) đấy ư? Trong khi vâng lời các vị Bề trên chính là vâng lời Chúa Kitô. Sự vâng lời dễ dàng và mang lại an ủi, nhất là khi bạn suy

nghĩ tới lời vắn tắt trong Phúc Âm lược tóm đầy đủ cả cuộc đời ẩn dật của Chúa Giêsu: "Erat Subditus illis" Người vâng phục các đấng (Lc 2:51).

2) Chúa Giêsu Kitô sống trong các đồng loại của bạn. Người là đầu họ và chúng ta là các chi thể. Những gì chúng ta làm cho những người đồng loại nhỏ hèn nhất, Chúa Giêsus đều kể như chúng ta làm cho chính Người. Mọi hành động mang tính cách bác ái huynh đệ đều là tác động bác ái thần linh. Làm buồn phiền người đồng loại, chính là làm cho Chúa Kitô phải buồn phiền.

3) Còn đối với người hiện không có Chúa Giêsu sống trong tâm hồn thì sao? Những người hiện đang sống trong tình trạng tội trọng hay trong bè phái lạc giáo, ly giáo, vô tín ngưỡng, dân ngoại. Chúa Kitô lấy tình yêu thương đeo đuổi họ cũng mong làm cho họ nên những chi thể phần mình Người. Người yêu cầu bạn giúp một tay vào công việc này. Bạn có nhiệm vụ phải làm việc với Người, để đưa những người này trở về với Người.

4) Chúa Giêsu sống trong các địch thù của bạn.

Như bạn, họ cũng là con cái Thiên Chúa, là anh em là bạn hữu và là chi thể của Chúa Kitô đã được giá máu Con Thiên Chúa cứu chuộc. Ngoài ra chính luật yêu thương cũng quy định rõ ràng:

"Chúng con hãy yêu thương cả kẻ thù chúng con. Hãy làm điều lành cho những người ghét chúng con. Hãy cầu nguyện cho những người bách hại, nhục mạ vu cáo chúng con" (Mt 5:44).

Chúng ta là chi thể của Chúa Kitô. Thật đáng tiếc, những mối hận thù, kình địch nhau lại mon men vào ngay giữa lòng biết bao gia đình mang danh nghĩa Kitô giáo. Ghen tức, hận thù đến không còn nhìn nhau, không còn muốn nói với nhau. Hận thù, oán hờn, khinh rẻ, xâu xé, chia rẽ các tâm hồn. Mở miệng ra là toàn những loại nhục mạ, nói hành nói xấu, ức đoán nông cạn, những lời chúc dữ và làm khổ nhau. còn bạn, bạn có phải Kitô hữu không? Bạn bảo: "Tất cả những điều đó có thực, nhưng tại người ta xử tệ với tôi, không xứng với tôi chút nào hết".

Người ta có nhổ vào mặt bạn không? Người ta có đập đánh vòng gai vào đầu bạn không? Người ta có đóng đinh bạn vào cây thập tự không? Bạn nhớ lại chính Chúa Giêsu, Người Anh của bạn, vị thủ lãnh của bạn, đã phải chịu bao cực hình do chính bàn tay con cái, thế mà Người đã tha thứ hết, và tim Người còn dủ lòng thương xót để chữa lỗi cho họ. Còn bạn, thế bạn chịu kém trong sự tha thứ sao? Bạn cần phải nhận xét các người thù địch bạn với những tâm tình khi đứng chân thánh giá. Chính dưới chân thánh giá là nơi bạn xét lại thái đội, tâm cách đối xử với họ.

Nhưng tôi đã thử rồi. Vô ích. Dầu không muốn luôn luôn tôi vẫn cảm thấy không thể tới gần người làm tổn thương tôi.

Ấy thế cần phải phân biệt cái cảm và cái muốn trong bạn. Cái cảm giác nổi khùng dâng lên trong bạn mỗi khi trông thấy những người đã xâm phạm bạn nặng nề là điều rất tự nhiên không có gì là tội cả. Điều đòi hỏi bạn ở đây là bạn cố gắng đè bẹp cái cảm giác đó, là bạn đừng có ưng thuận chấp nhận nói, nhất là đừng hành động rập theo nó.

Tôi không còn nhớ rõ người nào đã từ lâu nung nấu trong lòng mình khinh chê, và ác cảm đến gần như hằn học thù ghét một lão ông vẫn gặp hằng ngày. Nhưng một buổi sáng, để thắng dẹp mình, ông ta quyết định làm một việc giúp đỡ lão ông. Từ đó họ trở thành đôi bạn tri âm. Đó cũng là phương sách thánh Têrêxa Hài Đồng áp dụng đối với một chị nữ tư vẫn để tâm trí ghen ghét chị thánh. Chị thánh vẫn hết

sức lo đối xử tử tế với chị đồng viện đến nỗi một hôm chị nữ tư này hỏi Têrêxa: "Tại sao Têrêxa lại yêu mến tôi đến thế?"

Lối đối xử này đòi hỏi chí khí anh hùng. Đúng thế...đôi khi nhưng chúng ta cũng không nên tô màu phóng đại quá đáng. Dầu sao ít khi chúng ta phải chịu thiệt thòi.///

Nhưng bạn có giữ lòng điên dại và hằn thù không? Bạn có muốn sấn sổ nhổ vào mặt người đã làm tổn thương bạn cho hả giận không? Bạn có áp dụng chính sách "ăn miếng trả miếng, mắt đền mắt, răng đền răng" không? Đây chính là lúc bạn bỏ lòng quảng đại, lượng thứ tha những người gây khổ thiệt cho bạn. Vì dầu muốn, dầu không, họ vẫn là một chi thể, cùng một thân xác với bạn đấy. Hai xã sắp đi kiện nhau. Họ trang chấp kình địch với nhau đã mấy năm rồi. Bên nào cũng cho mình phải. Rồi họ gặp nhau lần chót. Đôi bên trình bày sự thể. Một cụ già quê lúc đó mới đứng dậy. Cụ nói: Này các bác, luôn luôn lão cố gắng dàn hòa đôi bên. Vẫn chẳng đi đến đâu cả. Bây giờ chúng ta đi tới một quyết định. Cha ông chúng ta vẫn có thói lành, trước khi làm việc gì cũng đọc kinh, chúng ta hãy noi gương các ngài. Các bác tất cả cùng lão đọc kinh Lạy Cha.

Cụ lão nhà quê xướng kinh. Tới lời nguyện thứ năm, ông lão chậm rãi nhấn rõ ràng hơn: "Như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con" Với giọng cao và còn chậm hơn nữa: "Như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con". Rồi ông lão ngưng một lát. Xúc động khi nghe lời nguyện này, có mấy người kêu lớn: "Phải, phải, cụ lão có lý đấy. Chúng ta phải thứ tha cho những người xúc phạm đến chúng ta". Những người khác đáp lại: "Phải đúng thế, chúng tôi muốn tha thứ xí xóa hết và quên đi tất cả". Cả hai phe bắt tay nhau làm hoà. Mọi người đọc kinh Lạy Cha. Từ giờ phút đó, hòa bình trở lại ngự trị cả hai thôn ấp. Cuộc dàn hòa êm đẹp qúa!

Tại làng chúng tôi, một vị thừa sai ghi lại trong ngày bị tàn sát, một gia đình tám người chỉ có hai người già cả đi vắng là còn sống sót. Những giờ phút tàn phá xáo trộn đã tạm qua đi, họ có thể trở về mái tranh nghèo của gia đình. Nhưng, căn nhà hoang vắng trống trải. Ông nội, tuổi đã cao nghĩ ngợi đến phát điên! Cụ chạy khắp xóm làng, mắt long lên, kiếm tìn con cháu: Cuộc giao động kích thích con người cụ mãnh liệt đến tạo trong tâm thần cụ một não trạng căng thẳng, kéo dài tới ngày cụ nhắm mắt từ giã cõi đời tàn khốc. Điều làm cụ kinh khiếp nhất và phải điên cuồng, là vì kẻ sát hai gia đình cụ lại chính là một trong số môn đồ xưa cụ đã đặc biệt hết lòng thương mến hơn tất cả các môn sinh khác, và cụ đã dành cho hắn bao việc tốt đẹp với cả tấm lòng cụ. Khi hay tin các anh em Kitô hữu trở về làng, hắn đã chạy trốn, tưởng rằng người thứ nhất gặp hắn, chắc không thể nào khoan dung đến có thể không treo cổ nén đá hắn ngay tại chỗ.

Năm tháng sau, tôi trở lại thăm làng. Một thầy giảng, quản đốc cộng đồng anh em giáo hữu trong họ, tới đưa tin tôi hay: "Thưa cha, có một tin không lành. Tên sát nhân, hắn xin phép được trở về làng. Con không thể trả lời chấp thuận được. Chúng con không có quyền ngăn cấm và người ta cũng không thể quên được mối hận thù. Hoặc là Kitô hữu, hoặc không. Con đã báo cho các gia đình giáo dân hay tin và con tin chắc mọi người sẵn lòng tha thứ hắn. Nhưng có mỗi Cụ già Wang đáng thương. Làm sao cụ chịu nổi?.

Thế rồi sao? Phải làm gì đây?

Xin cha khuyên Cụ ta bằng lòng tha thứ.

Này con, đây là một công việc tốt đẹp. Cứ cố xem.

Tôi cho mời cụ Wang tới. "Này cụ, lòng cao thượng quý phái buộc cụ phải sống xứng đáng với các vị tiền bối, vâng trong dòng tộc cụ, đã có bao vị thánh!

Thưa cha, cha muốn nói gì ạ?

Nếu tên sát hại gia đình cụ trở về làng và cụ trông thấy hắn, cụ sẽ đối xử thế nào?

Con sẽ nhảy đến bóp cổ nó chết liền!

Tình thế xem chừng không mấy sáng sủa. Tôi cầm tay cụ lão: "Này cụ biết, chúng ta luôn luôn nói: hoặc người ta là Kitô hữu, hoặc không phải là Kitô hữu...cụ không nên túm cổ bóp chết hắn..."

Cụ già nấn lên và run rẩy.

Sau phút do dự, cụ vội nuốt những giọt lệ lăn trên gò má, và đáp: "Thôi, xin cha bảo hắn cứ về đi". Tôi không nói, nhìn cụ. Cụ già nói thêm: "Vâng, vâng xin cha cứ bảo cho hắn trở về: cha sẽ thấy con có phải là Kitô hữu không?"

Chiều về, cả xứ đạo xúm quanh tôi như thường lệ, trong sân nhà thầy giảng. Chúng tôi cùng trò chuyện trước những tách nước trà với những tầu thuốc. Bầu trời quang đãng, đẹp mát, thế mà chúng tôi cảm thấy bầu khi nó nặng nề làm sao. Không ai có can đảm mở miệng nói chuyện. Cụ già Wang ngồi bên tôi, cả người run rẩy và nhợt nhạt. Những người khác làm thành một vòng trước mặt tôi, ai nấy đều mang trong mình một niềm xúc động. Tên sát nhân sẽ đến và mọi người đều biết mặt hắn.

Bỗng vòng tròn mở lối: qua ánh đèn lờ mờ run run giữa những hàng cây cuối sân nhà, tôi trông thấy tội nhân đang tiến lại, đầu cúi gầm, bước chân nặng nhọc như đeo trên vai cả gánh nặng của bao lời rủa. Hắn tới trước mặt tôi; qùy xụp xuống, một yên lặng ghê rợn! cổ tôi như se thắt lại, nói không ra lời, nhưng tôi cố nói: "Này anh, anh thấy rõ sự khác biệt. Nếu chúng tôi hủy diệt gia đình anh và nếu anh trở lại với tư cách người thắng trận gặp chúng tôi, anh sẽ làm gì? Một tiếng thổn thức trào dâng, rồi yên lặng lại trở về bao trùm mọi người. Cụ già đứng dậy, run run nghiêng mình trên kẻ đã giết chết những người thân yêu của cụ, cụ giơ tay nâng anh ta dậy và hôn anh...

Hai tháng sau, người giết hại tới gặp tôi: "Thưa cha, xưa con không biết tôn giáo của cha. Nay con đã hiểu. Người ta đã tha thứ cho con. Thực sự, Con là kẻ khốn nạn, nhưng con, con có thể trở thành Kitô hữu được không?" Khỏi nói lại với bạn câu trả lời của tôi như thế nào. Bây giờ, anh xin tôi: "Thưa cha, con muốn xin một điều xem ra không thể được. Con muốn cụ Wang vui lòng làm cha đỡ đầu cho con."

Tôi nghĩ tốt hơn là chính anh xin với cụ. Ít lâu sau, cụ Wang, không còn con cái nối dõi, đã nhận tên sát hại cả gia đình cụ làm người con thiêng liêng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro