Sự sáng tạo của văn chương

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.Khác với ngành khoa học loại trừ cá biệt để tìm đến quy luật, bản chất; nghệ thuật là lĩnh vực của cái riêng, cái độc đáo. "Nghệ thuật là tài khoa học là chúng ta". Để thơ trở thành thơ, để nghệ thuật trở thành nghệ thuật người làm thơ phải luôn ý thức: sáng tạo ra cái độc đáo. Không ai đòi hỏi một khuôn mẫu cho nghệ thuật, cũng không ai dạy nhà thơ phải phản ánh thế này, xúc động thế kia. Đấy là công việc của người làm thơ. "Sáng tác thơ là một việc do cá nhân thi sĩ làm, một thứ sản xuất đặc biệt và cá thể". Bởi vì mỗi tâm hồn là một "vương quốc riêng" mỗi bài thơ là một đứa con tinh thần riêng của người nghệ sĩ nên thật khó tìm thấy sự trùng lặp trong sáng tạo. Khi nhà văn ý thức được sự thiêng liêng trong hai từ "nghệ sĩ" người làm thơ cũng phải ý thức được công việc của nhà thơ là phải đi tìm cho mình một cá tính sáng tạo. Bởi vì "tầm thường là cái chết của nghệ thuật", sự lặp lại tẻ nhạt là cái chết của thơ ca. Độc đáo luôn là yêu cầu muôn đời của văn chương, nghệ thuật.

2.Thơ ca viết về mùa thu xưa và nay có rất nhiều. Một "rừng phong hạt móc sa" của Đỗ Phủ, một "Giếng ngọc sen tàn bông hết thắm" của Lê Thánh Tông, một mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến, Tản Đà ... có cảm tưởng như biết bao vẻ đẹp về mùa thu đều được nói cả rồi. Vậy mà đến Xuân Diệu, nhà thơ vẫn tìm cho mình một cách nói riêng:
"Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây mùa thu tới ! Mùa thu tới !
Với áo mơ phai dệt lá vàng"

3.Thơ phản ánh một cuộc đời, số phận nhưng cuộc đời ấy đã đi qua một tâm hồn một trí tuệ người làm thơ. Vì vậy mà "càng cá thể càng độc đáo càng hay".

4.Nhận xét của Nguyễn Đình Thi làm tôi nhớ tới Nam Cao - người đã dành trọn nghiệp viết của mình hướng theo chân lý "nghệ thuật là hoạt động sáng tạo không ngừng". Nhà văn dám băng mình qua mọi khuôn khổ, quy phạm, không ngần ngại thử bút trên những mảnh đòi quen thuộc đến cũ mòn, ấy là đề tài người nông dân.

5.Có lẽ ta đã quá quen thuộc với Niu Tơn- người nhìn quả táo rơi cũng có thể phát minh ra “Định luật vạn vật hấp dẫn”. Nhìn cấu tạo bộ xương các loài chim mà nhiều nhà bác học mơ tưởng về chiếc máy biết bay lượn trên không. Hay nhà văn Pháp Zola có thể viết những cuốn tiểu thuyết lớn chỉ dựa vào những tin báo đài và hàng tháng trời không bước ra khỏi nhà hay sao? Tất cả đều là nhờ trí tưởng tượng của con người. Tưởng tượng là khả năng hình thành các hình ảnh, cảm giác, khái niệm trong tâm trí khi không nhận thức đối tượng đó thông qua thị giác, thính giác hoặc các giác quan khác. Tưởng tượng trong Văn học không phải là khả năng tạo ra những tình huống hoang đường, hoàn toàn không có thật mà là khả năng “lạ hoá”, biết làm cho những cái quen thuộc trở thành xa lạ, mới mẻ, biết phát hiện ra cái lạ trong những cái đã quen. Vì vậy, thế giới nghệ thuật luôn hiện ra lung linh, đầy màu sắc, gây ấn tượng khó quên với người đọc

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#nlxh