BÀI 20

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

BÀI 20. CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC

CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC (1953 – 1954)

Câu 1. Bước vào Đông Xuân 1953 – 1954, âm mưu của Pháp – Mĩ là

A. giành một thắng lợi quyết định để "kết thúc chiến tranh trong danh dự".

B. giành lấy một thắng lợi quân sự để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

C. giành lại quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ.

D. giành thắng lợi quân sự để nâng cao vị thế của nước Pháp trên thế giới.

Câu 2. Trước tình thế sa lầy và thất bại của Pháp ở Đông Dương, thái độ của Mĩ đối

với cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương như thế nào?

A. Chuẩn bị can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương.

B. Bắt đầu can thiệp vào chiến tranh Đông Dương.

C. Can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương.

D. Không can thiệp vào chiến tranh Đông Dương.

Câu 3. Từ thu – đông 1953, Nava tập trung quân ở khu vực nào?

A. Đồng bằng Bắc Bộ. B. Tây Bắc.

C. Thượng Lào. D. Bắc Trung Bộ.

Câu 4. Tình hình thực dân Pháp sau 8 năm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt

Nam như thế nào?

A. Bước đầu gặp những khó khăn về tài chính.

B. Vùng chiếm đóng ngày càng mở rộng.

C. Thiệt hại ngày càng lớn, lâm vào thế bị động về chiến lược.

D. Hành lang Đông – Tây bị chọc thủng.

Câu 5. Nội dung chủ yếu trong bước thứ nhất của kế hoạch Nava là gì?

150

A. Phòng ngự chiến lược ở miền Nam, tấn công chiến lược ở miền Bắc.

B. Tấn công chiến lược ở hai miền Bắc - Nam.

C. Phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tấn công chiến lược ở miền Nam.

D. Phòng ngự chiến lược ở hai miền Bắc - Nam.

Câu 6. Nội dung nào sau đây thuộc về chủ trương của ta trong đông - xuân 1953 -

1954?

A. Trong vòng 18 tháng chuyển bại thành thắng, kết thúc chiến tranh trong danh dự.

B. Tập trung lực lượng tiến công vào những hướng chiến lược quan trọng mà địch

tương đối yếu.

C. Tránh giao chiến ở miền Bắc với địch để chuẩn bị đàm phán, kết thúc chiến tranh.

D. Giành thắng lợi nhanh chóng về quân sự trong đông - xuân 1953-1954, buộc Pháp

phải đàm phán kết thúc chiến tranh.

Câu 7. Cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 của ta thắng lợi đã

buộc địch phải phân tán lực lượng ở nhũng cứ điểm nào?

A. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Sênô, Luông phabang.

B. Điện Biên Phủ, Thà Khẹt, Plâycu, Luông phabang.

C. Điện Biên Phủ, Sênô, Plâycu, sầm Nưa.

D. Điện Biên Phủ, Sênô, Plâycu, Luông phabang.

Câu 8. Nội dung nào không phải là ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ?

A. Đập tan kế hoạch Nava và mọi ý đồ của Pháp – Mỹ.

B. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp.

C. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương.

D. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước.

Câu 9. Cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp (1945 - 1954)

được kết thúc bằng sự kiện nào?

A. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

B. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950.

C. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết (21 - 7 - 1954).

D. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954.

151

Câu 10. Thắng lợi nào dưới đây đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân

Pháp?

A. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954.

B. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954.

C. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết.

D. Chiến thắng Bắc Tây Nguyên tháng 2 - 1954.

Câu 11. Chính phủ Pháp cử tướng Nava sang Đông Dương đảm nhiệm chức vụ gì?

A. Chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương.

B. Cao ủy Pháp ở Đông Dương.

C. Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương.

D. Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Mĩ ở Đông Dương.

Câu 12. Từ ngày 13 đến ngày 17-3-1954, quân ta tiến công, tiêu diệt địch ở

A. cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.

B. các cứ điểm phía đông phân khu Trung tâm.

C. đồng loạt tiến công phân khu Trung tâm.

D. đồng loạt tiến công phân khu Nam.

Câu 13. Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ

nhằm mục tiêu là

A. tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc

Lào.

B. tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Hạ Lào.

C. tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Thượng

Lào.

D. tiêu diệt sinh lực địch, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.

Câu 14. Nava xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông

Dương, gồm

A. 2 phân khu, 48 cứ điểm. B. 3 phân khu, 49 cứ điểm.

C. 4 phân khu, 50 cứ điểm. D. 5 phân khu, 47 cứ điểm.

Câu 15. Thắng lợi quân sự nào đã làm cho kế hoạch Nava bị phá sản?

A. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).

152

B. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân (1953-1954).

C. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông (1947).

D. Chiến dịch Biên Giới thu – đông (1950).

Câu 16. Hội nghị ngoại trưởng bốn nước nào họp ở Béclin đã thỏa thuận về việc triệu

tập một hội nghị quốc tế ở Giơnevơ để giải quyết vấn đề Triều Tiên và lập lại hòa

bình ở Đong Dương?

A. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp. B. Liên Xô, Mĩ, Anh, Trung Quốc.

C. Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc. B. Liên Xô, Mĩ, Anh, Ấn Độ.

Câu 17. Theo nội dung của Hiệp định Giơnevơ thì quốc gia nào không có vùng tập

kết.

A. Việt Nam. B. Campuchia.

C. Lào. D. Việt Nam và Campuchia.

Câu 18. Hiệp định Ginevơ là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận các quyền gì cho các

nước Đông Dương?

A. Quyền được hưởng độc lập, tự do.

B. Các quyền dân tộc cơ bản.

C. Quyền tổ chức Tổng tuyển cử tự do.

D. Quyền chuyển quân tập kết theo giới tuyến quân sự tạm thời.

Câu 19. Tại sao Pháp lại chấp nhận đàm phán với ta ở Hội nghị Giơnevo?

A. Do sức ép của Liên Xô.

B. Pháp sợ Trung Quốc đưa quân sang.

C. Pháp bị thất bại ở Điện Biên Phủ.

D. Dư luận nhân dân thế giới phản đối.

Câu 20. Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực

dân Pháp (1945 – 1954) là

A. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

B. truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.

C. căn cứ hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân.

D. tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.

Câu 21. Nội dung quan trọng nhất của Hiệp định Giơnevo năm 1954 là

153

A. các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.

B. các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

C. hiệp định cấm đưa quân đội và vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương.

D. các nước tham dự cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông

Dương.

Câu 22. Vì sao tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ trở thành trung tâm của kế hoạch

Nava?

A. Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược quan trọng.

B. Điện Biên Phủ được Pháp chiếm từ lâu.

C. Điện Biên Phủ ngay từ đầu là trọng tâm của kế hoạch Nava.

D. Điện Biên Phủ gần nơi đóng quân chủ lực của Pháp.

Câu 23. Thắng lợi quyết định nhất trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của

nhân dân ta thể hiện trên mặt trận nào?

A. Chính trị. B. Kinh tế. C. Quân sự. D. Ngoại giao.

Câu 24. Lí do chủ yếu trong việc Pháp cử Nava sang Đông Dương là gì?

A. Vì Pháp bị thiệt hại nặng, vùng chiếm đóng bị thu hẹp.

B. Vì chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) đã kết thúc.

C. Vì nhân dân Pháp ngày càng phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam.

D. Vì Nava được Mĩ chấp nhận.

Câu 25: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Đông

Dương (1953 – 1954) kết thúc bằng giải pháp nào?

A. Chính trị B. Quân sự. C. Kinh tế. D. Văn hóa.

Câu 26: Hạn chế của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại

hòa bình ở Đông Dương đối với Việt Nam là

A. chưa giải phóng được vùng nào ở nước ta.

B. mới giải phóng được miền Bắc.

C. chỉ giải phóng được miền Nam.

D. chỉ giải phóng được vùng Tây Bắc.

Câu 27: Hội nghị Giơnevơ được triệu tập trong bối cảnh quốc tế như thế nào?

A. Xu thế của thế giới là giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng.

154

B. Xu thế của thế giới là giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng quân sự.

C. Quan hệ Xô – Mỹ đã chuyển sang đối thoại.

D. Xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ.

Câu 28: Điểm khác nhau về nguyên nhân thắng lợi giữa Cách mạng tháng Tám

(1945) với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là

A. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

B. truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.

C. căn cứ hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân.

D. tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.

Câu 29. Tại sao cuộc đấu tranh trên bàn hội nghị Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh,

lập lại hòa bình ở Đông Dương diễn ra gay gắt và phức tạp?

A. Do lập trường ngoan cố của Pháp.

B. Do lập trường ngoan cố của Pháp – Mĩ.

C. Do lập trường ngoan cố của Mĩ.

D. Do tình hình thế giới diễn ra căng thẳng.

Câu 30: Tác động của Hiệp định Giơnevơ đối với cách mạng Việt Nam là

A. Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước.

B. Mĩ không còn can thiệp vào Việt Nam.

C. chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ hoàn toàn.

D. cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành trong cả nướcs.

Câu 31: Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) của nhân dân ta

là sự kết hợp giữa mặt trận

A. quân sự với chính trị. B. quân sự với kinh tế.

C. kinh tế với ngoại giao. D. kinh tế với chính trị.

Câu 32. Tác động của cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân (1953 – 1954) và

chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) tạo điều kiện thuận lợi cho

A. cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.

B. cuộc đấu tranh quân sự của ta giành thắng lợi.

C. cuộc đấu tranh quân sự và ngoại giao của ta giành thắng lợi.

D. miền Bắc tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.

155

Câu 33. Chiến thắng nào sau đây có ý nghĩa làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở

Đông Dương (1945 – 1954)

A. Chiến thắng Việt Bắc (1947). B. Chiến thắng Biên Giới (1950).

C. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954). D. Chiến thắng Hòa Bình (1951 – 1952).

Câu 34. Điểm giống nhau giữa chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 với chiến thắng

"Điện Biên Phủ trên không" năm 1972 là

A. những thắng lợi quân sự quyết định buộc Pháp – Mĩ phải ký kết các hiệp định với

ta.

B. những thắng lợi quân sự quyết định buộc Pháp – Mĩ phải rút quân về nước.

C. những thắng lợi quân sự quyết định buộc Pháp – Mĩ phải kết thúc cuộc chiến

tranh.

D. những thắng lợi quân sự quyết định buộc Pháp – Mĩ phải công nhận các quyền dân

tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.

Câu 35. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương với Hiệp định Pari năm 1973

về Việt Nam được ký kết trong bối cảnh quốc tế giống nhau như thế nào?

A. Cục diện chiến tranh lạnh đang tồn tại. B. Xu thế toàn cầu hóa.

C. Xô – Mĩ đối đầu căng thẳng. D. Chủ nghĩa thực dân mới sụp đổ hoàn

toàn.

Câu 36. Điểm chung trong kế hoạch Rơve năm 1949, kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi

năm 1950 và kế hoạch Nava năm 1953 là

A. kết thúc chiến tranh trong danh dự.

B. bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra.

C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.

D. phô trương thanh thế, tiềm lực, sức mạnh.

Câu 37. Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ

bộ (6-3-1946) và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (21-7-1954) là

A. không vi phạm chủ quyền dân tộc.

B. đảm bảo giành thắng lợi từng bước.

C. giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng.

D. phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù.

156

Câu 38. Đặc điểm tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ (1954) giống với những

nước nào dưới đây

A. Đức và Triều Tiên. B. Đức và Nhật Bản.

C. Triều Tiên và Nhật Bản. D. Trung Quốc và Triều Tiên.

Câu 39. Cho bảng dữ liệu dưới đây:

Sự kiện Ý nghĩa

1. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954

a. Đánh dấu thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.

2. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 - 1954

b. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava của Pháp - Mỹ

3. Hiệp định Giơnevơ 1954                                                                                                                                                  c. Chuẩn bị về vật chất và tinh thần cho chiến dịch Điện Biên Phủ

Nối Sự kiện (cột 1,2,3) với Ý nghĩa (cột a, b, c) cho đúng.

A. 1a - 2b - 3c.

B. 1a - 2c - 3b.

C. 1c - 2a - 3b.

D. 1b - 2c - 3a.

Câu 40. Hình ảnh dưới đây có ý nghĩa gì?

A. Biểu tượng chiến thắng Điện Biên Phủ.

B. Tinh thần quyết chiến quyết thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

157

C. Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu.

D. Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 toàn thắng.

Câu 41: Cho các sự kiện:

1) Quân ta tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.

2) Hiệp định Giơnevơ được ký kết.

3) Chính phủ Pháp cử tướng Nava sang làm Tổng chỉ huy quân đội ở Đông Dương.

4) Liên quân Lào – Việt tiến công địch ở Trung Lào, uy hiếp Xavanakhet và căn cứ

Xênô.

Hãy sắp xếp các sự kiện đúng theo thứ tự thời gian

A. 3,4,1,2 B. 1,2,3,4 C. 2,1,4,3 D. 4,2,3,1

Câu 42. Thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) của nhân dân Việt

Nam đã tác động như thế nào đến các nước ở châu Á, châu Phi và Mĩlatinh?

A. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc.

B. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào hòa bình.

C. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào dân chủ.

D. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào không liên kết.

Câu 43. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) đã tác động như

thế nào đến tình hình miền Bắc nước ta?

A. Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.

B. Miền Bắc trở thành hậu phương của cách mạng cả nước.

C. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, trở thành hậu phương của miền Nam.

D. Miền Bắc hoàn thành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Câu 44. Hiệp định Giơnevơ 1954 và Hiệp định Pari 1975 về nội dung có điểm nào

giống nhau quan trọng nhất

A. Đều công nhận các quyền dân tộc cơ bản

B. Đều qui định ngừng bắn, lập lại hòa bình.

C. Đều qui định quân đội nước ngoài phải rút khỏi nước ta.

D. Đều qui định Ủy ban quốc tế giám sát việc thi hành hiệp định.

158

Câu 45. Ngày 8 - 5 - 1954, phái đoàn Chính phủ ta do Phó thủ tướng, kiêm Bộ

trưởng Ngoại giao Phạm Văn Đồng dẫn đầu bước vào tham dự Hội nghị Giơnevơ với

tư cách nào?

A. đại diện cho một dân tộc chiến thắng.

B. đại diện cho ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia.

C. đại diện cho các lực lượng yêu chuộng hòa bình.

D. đại diện cho các nước thuộc địa của thực dân Pháp.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#sự