ÁO BỊ SÁP NHẬP VÀO ĐỨC

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


VÀOcuối năm 1937, vì lý do thay đổi công việc từ báo chísang phát thanh, văn phòng chính của tôi được chuyển từBerlin qua Vienna, nơi tôi đã làm việc trong thập kỷtrước. Dù tôi sẽ dành phần lớn thời gian trong 3 nămkế tiếp ở Đức, nhưng công việc mới bao quát toànchâu Âu sẽ giúp cho tôi có cái nhìn tổng thể về Đếchế Thứ Ba, đồng thời đặt tôi ở trong các quốc gialáng giềng mà sau này là nạn nhân của Hitler. Trong nhữngngày này, tôi di chuyển qua lại giữa Đức và quốc gialà đối tượng của cơn giận dữ của Hitler, do đó thuthập được những gì đã kinh qua để kể lại ở đây.Mặc dù cánh nhà báo chúng tôi chính mắt quan sát nhữnggì đang xảy ra, điều lạ lùng là chúng tôi lại thậtsự biết rất ít về căn nguyên của những sự việc ấy.Mưu đồ, thủ đoạn, hành vi phản trắc, quyết định cóhậu quả quan trọng, thời khắc thiếu quyết đoán, hộiđàm giữa những nhân vật trong cuộc – tất cả đềudiễn ra trong vòng bí mật, tránh khỏi cặp mắt soi móicủa những nhà ngoại giao, ký giả và điệp viên nướcngoài, vì thế trong nhiều năm được ít ai biết đếnngoại trừ vài người trong cuộc.

Chúng ta thườngphải chờ cho đến khi đọc được những tài liệu mậtvà nghe lời khai của những nhân vật chính còn sống sót,nhưng phần lớn trong số họ không được tự do lúc vụviệc xảy ra, thậm chí nhiều người còn bị đưa vàotrại tập trung của Quốc xã. Vì thế đa phần những gìghi ra đây là dựa trên chứng cứ được thu thập từnăm 1945. Nhưng có lẽ cũng hữu ích khi một người kểlại lịch sử như thế này lại được có mặt tạinhững biến cố chính và các bước ngoặt này của lịchsử. Do tình cờ mà tôi có mặt ở Vienna vào đêm ngày 11rạng sáng 12 tháng 3 năm 1938, cũng chính là thời điểmđáng nhớ khi nước Áo bị thôn tính.

Hơn một thángnay, thủ đô nằm bên bờ sông Danube xinh đẹp này sốngtrong lo âu. Tiến sĩ Kurt von Schuschnigg, Thủ tướng Áo,sau này nhớ lại khoảng thời gian từ 12 tháng 2 và 11tháng 3 năm 1938 là "Bốn tuần đau khổ". Đại sứFranz von Papen của Đức tại Áo vẫn tiếp tục bỏ côngsức nhằm lũng đoạn nền độc lập của Áo và sáp nhậpquốc gia này vào Đức. Năm sau, ông báo cáo là "chỉ cóthể đạt tiến triển nếu tạo áp lực mạnh lên Thủtướng [Schuschnigg]". Chẳng bao lâu, ý kiến tham mưu nàyđược mang ra thi hành vượt trên cả mức ông có thểnghĩ đến.

Suốt năm 1937,với sự tài trợ và thúc giục từ Berlin, Quốc xã Áogia tăng chiến dịch khủng bố. Bom nổ hầu như mỗi ngàytrên đất Áo, biểu tình diễn ra rầm rộ ở những tỉnhmiền núi và thường gây bạo lực khiến cho Chính phủsuy yếu dần. Kế hoạch bị lộ cho thấy đám côn đồQuốc xã đang chuẩn bị loại bỏ Schuschnigg giống như họđã làm đối với người tiền nhiệm của ông.

Cuối cùng, ngày25 tháng 1 năm 1938, cảnh sát Áo bố ráp văn phòng Trungương bí mật của Quốc xã nằm vùng. Họ tìm thấy tàiliệu chỉ rõ Quốc xã Áo sẽ phát động cuộc nổi dậyvào mùa xuân năm nay và khi Schuschnigg cố đàn áp, Quânđội Đức sẽ tiến vào Áo để ngăn "máu Đức bị đổdo người Đức". Theo Papen, một trong những tài liệunày là kế hoạch ám sát ông hoặc tuỳ viên quân sự củaông, Trung tướng Muff, để tạo lý do cho Đức can thiệp.

Trong khi conngười yêu đời Papen không lấy gì làm vui khi biết lầnthứ hai cá nhân mình là mục tiêu cho Quốc xã hạ sáttheo lệnh của lãnh đạo Đảng ở Berlin, nhưng ông lạicàng buồn thêm lúc nhận tin mình bị sa thải cùng vớiNeurath, Fritsch và vài người khác.

Sau này, ông kể:"Tôi kinh ngạc đến nỗi gần như không nói được gì."Khi bình tĩnh lại, Papen nhận ra rằng Hitler hẳn quyếtđịnh sẽ hành động mạnh hơn ở Áo, sau khi đã thanhtrừng Neurath, Fritsch và Blomberg. Ông quyết định lưu trữmọi văn thư trao đổi với Hitler "ở một nơi an toàn",tức là Thuỵ Sĩ. Ông nói: "Tôi đã quá quen với nhữngchiến dịch bôi nhọ của Đế chế Thứ Ba." Như ta đãthấy, việc bôi nhọ khiến cho ông suýt mất mạng vàotháng 6 năm 1934.

Việc cách chứcPapen cũng là lời cảnh báo cho Schuschnigg. Vị Thủ tướngÁo không tin tưởng Papen lắm, nhưng thấy ngay là hẳnHitler có ý đồ gì khác trong đầu ngoài việc cách chứcmột đại sứ quỷ quyệt. Trong mấy tháng gần đây,chính trường châu Âu không được thuận lợi cho Áo. Từkhi thành lập Trục Ý-Đức, Mussolini càng thân cận hơnvới Hitler và chẳng còn mặn mà với việc duy trì nềnđộc lập cho Áo như lúc Dollfuss bị ám sát. Ngay cả nướcAnh dưới Chính phủ mới của Chamberlain cũng muốn xoa dịuHitler, còn Pháp thì đang rối bời vì xung đột nội bộ,cũng chẳng còn quan tâm đến việc bảo vệ Áo nếuHitler tấn công. Và bây giờ, Papen ra đi cùng với nhómbảo thủ trong Quân đội và Bộ Ngoại giao của Đức. Làngười có tầm nhìn hạn hẹp nhưng thông minh, Schuschnigghiểu rõ vị thế của mình đang đi xuống. Đã đến lúcnên xoa dịu thêm nhà độc tài Đức.

Dù đã bị bãichức, nhưng Papen vẫn cố tạo một cơ hội. Là con ngườikhông phiền hà lắm nếu bị cái tát từ cấp trên, 1ngày sau khi mất chức ông vội đi gặp Hitler "để tìmhiểu chuyện gì đang xảy ra". Ngày 5 tháng 2 năm 1938, ởBerchtesgaden ông thấy Lãnh tụ đang "mệt mỏi và lơđãng" vì cuộc tranh đấu với các tướng lĩnh. NhưngHitler có khả năng hồi phục mạnh mẽ và ông chú ý ngayđến đề nghị của nhà ngoại giao bị thất sủng: Tạisao không đích thân tính toán với Schuschnigg? Tại saokhông mời ông ấy đến Berchtesgaden để trao đổi riêng?

Không màng đếnviệc mình vừa cách chức Papen, Hitler phái ông này quaylại Vienna để dàn xếp cuộc hội đàm.

Schuschnigg đồngý, tuy ở vào vị thế bất lợi, nhưng ông vẫn đưa ravài điều kiện. Ông cần biết trước những điểmHitler muốn thảo luận và muốn Hitler cam kết trước làvẫn tôn trọng Hiệp định Áo-Đức ngày 11 tháng 7 năm1936, trong đó Đức đã hứa rằng sẽ tôn trọng nền độclập của Áo. Thêm nữa, thông cáo chung sau buổi hội đàmcũng phải tái xác nhận 2 bên tiếp tục tôn trọng hiệpđịnh đó.

Papen vội quayvề Berchtesgaden để hội ý với Hitler và trở lại vớilời cam kết của Lãnh tụ rằng hiệp định vào năm 1936vẫn không thay đổi, Hitler chỉ muốn thảo luận "nhữngchuyện hiểu lầm và những điểm xích mích". Như thếlà không chính xác như những gì Schuschnigg đã yêu cầu,nhưng ông cũng chấp nhận câu trả lời. Buổi hội đàmđược định vào sáng ngày 12 tháng 2 năm 1938. Đây làngày kỷ niệm 4 năm việc sát hại các Đảng viên Dânchủ Xã hội Áo bởi Chính phủ Dollfuss, mà lúc ấySchuschnigg là thành viên. Khi đó, vào ngày 11 tháng 2 năm1934, 17.000 quân của Chính phủ cùng lực lượng bán vũtrang Phát xít đã dùng pháo binh bắn chết khoảng 1.000người kể cả phụ nữ và trẻ em, làm bị thương 3 đến4 nghìn người khác. Quyền tự do chính trị dân chủ bịtiêu diệt, Dollfuss rồi Schuschnigg điều hành đất nướcnhư là nhà độc tài. Chế độ của họ hiền hoà hơnQuốc xã, như những người làm việc ở cả Đức và Áocó thể minh chứng. Tuy thế chế độ này vẫn tước đoạtquyền tự do chính trị của dân Áo.

Buổi chiều 11tháng 2 năm 1938, Schuschnigg cùng với Thứ trưởng Ngoạigiao Guido Schmidt bí mật đáp chuyến tàu hoả đặc biệtđến Salzburg, rồi từ đây đi ô tô đến khu nghỉ dưỡngcủa Hitler.

Và đó chính làmột cuộc hành trình định mệnh.

CUỘCHỘI ĐÀM TẠI BERCHTESGADEN:12 THÁNG 2, 1938


Papenra đón đoàn Áo tại biên giới với thái độ rất vuivẻ, đồng thời ông cũng trấn an các vị khách là Hitlerđã tỏ ra rất thoải mái vào sáng hôm nay. Và rồi cómột điềm không hay. Papen nói một cách ôn hoà rằng Lãnhtụ hy vọng Tiến sĩ Schuschnigg sẽ không phiền trước sựhiện diện của 3 tướng lĩnh tình cờ mới đến: tânTham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Tối cao Quân lực Keitel,Reicheneau Tư lệnh Quân khu Biên giới Bavaria-Áo và SperrleTư lệnh Không quân trong vùng.

Schuschnigg trảlời rằng ông không cảm thấy phiền hà, nhất là khi ông"không có quyền quyết định việc này".

Nhưng Schuschniggđã không chuẩn bị tinh thần cho những gì sắp diễn ra.Hitler mặc áo đồng phục màu nâu của lực lượng S.A.với quần đen, hai bên là 3 vị tướng, đón tiếp vịThủ tướng Áo và người phụ tá ở bậc thềm.Schuschnigg nghĩ đây là cách đón tiếp thân mật nhưngnghiêm chỉnh. Lát sau, ông ngồi một mình cùng với nhàđộc tài Đức trong phòng đọc sách rộng rãi trên tầng2, với những cửa sổ lớn nhìn lên dãy núi Alps phủtuyết và xa nữa là nước Áo, sinh quán của cả 2 người.

Thủ tướngKurt von Schuschnigg 41 tuổi, với phong thái Áo cổ xưa, lẽtự nhiên là bắt đầu câu chuyện với ngôn từ ca ngợiphong cảnh tuyệt vời, thời tiết đẹp đẽ sáng nay vàlời tâng bốc rằng gian phòng này hẳn là không gian chonhững quyết định quan trọng.

Adolf Hitler ngắtlời: "Chúng ta gặp ở đây không phải để nói vềphong cảnh đẹp hay thời tiết tốt."

Thế rồi, bãotáp ập đến. Như vị Thủ tướng Áo kể lại, 2 giờ kếtiếp là "cuộc đối thoại gần như một chiều". Saunày, Tiến sĩ Schuschnigg viết lại từ trí nhớ "nhữngđoạn quan trọng" của cuộc đối thoại một chiều ấy.Tuy không ghi chép nguyên văn, ông vẫn thể hiện trung thựccho những ai đã từng nghe và nghiên cứu lời phát biểucủa Hitler. Nội dung này đã được những người hiệndiện xác nhận, đặc biệt là Papen, Jodl và Guido Schmidt.Tôi dựa theo lời tường thuật của Schuschnigg trong cuốnsách ông viết có tựa đề Austrian Requiem (Bài cầuhồn cho nước Áo) và tờ cung khai ông nộp cho Toà ánNuremberg.

Hitler nói vớiSchuschnigg:

"Ông đã tìm mọi cách đểné tránh một chính sách thân thiện... Cả lịch sử củaÁo chỉ là những hành vi phản bội không ngừng. Trong quákhứ là như thế và hiện tại cũng không khá hơn. Đãđến lúc phải chấm dứt điều nghịch lý lịch sử này.Và tôi có thể nói cho ông biết, ông Schuschnigg, rằng tôidứt khoát muốn chấm dứt mọi chuyện. Đế chế Đứclà một trong những cường quốc vĩ đại nhất và sẽkhông ai lên tiếng nếu Đế chế này giải quyết vấn đềbiên giới của mình."

Bịsốc vì cơn giận dữ của Hitler, vị Thủ tướng Áo vốncó tư thái trầm tĩnh cố giữ sự hoà dịu nhưng vẫnbảo vệ quan điểm của mình. Ông nói ông nghĩ khác vớiHitler về vai trò của Áo trong lịch sử Đức: "Sự đónggóp của Áo về phương diện này là đáng kể."

HITLER:Hoàn toàn là không. Tôi cho ông biết, hoàn toàn là không.Suốt dòng lịch sử Áo đều phá hoại mọi ý tưởngquốc gia và thực ra mọi việc phá hoại chủ yếu là từhành động của Habsburg và Giáo hội Công giáo.

SCHUSCHNIGG:Cũng thế, thưa ngài Thủ tướng Đế chế,nhiều đóng góp của Áo không thể tách rời khỏi toàncảnh của nền văn hoá Đức. Lấy ví dụ Beethoven...

HITLER:À, Beethoven? Tôi cho ông biết là Beethoven đến từ vùngRhineland Hạ.

SCHUSCHNIGG:Tuy vậy Áo là quốc gia mà ông ấy chọn, giống như nhiềungười khác...

HITLER:Có thể là vậy. Tôi muốn cho ông biết là vụ việckhông thể tiếp tục như thế này. Tôi có một sứ mệnhlịch sử và tôi sẽ hoàn thành sứ mệnh này vì Ơn Trênđã chỉ định tôi phải làm như thế ... ai chống tôi sẽbị nghiền nát... Tôi đã chọn lựa con đường gian khổnhất mà chưa từng có người Đức nào chọn, tôi đãđạt được những thành tựu vĩ đại nhất trong lịchsử của Đức, vĩ đại hơn bất kỳ người Đức nàokhác. Và ông nên nhớ, không phải bằng vũ lực. Tôi đượclòng yêu mến của nhân dân tôi thúc đẩy...

SCHUSCHNIGG:Thưa ngài Thủ tướng Đế chế, tôi sẵn lòng tin nhưthế.

Sau1 giờ trao đổi theo cách này, Schuschnigg yêu cầu Hitlernêu ra những điều phía Đức than phiền.

SCHUSCHNIGG:Chúng tôi sẽ làm mọi cách để dẹp bỏ trở ngại nhằmđi đến sự cảm thông tốt hơn và cảm thông càng sâuxa càng tốt.

HITLER:Đó là điều ông nói, ông Schuschnigg ạ. Nhưng tôi muốncho ông biết là tôi sẽ giải quyết cái gọi là vấn đềÁo bằng cách này hoặc cách khác.

RồiHitler thốt lên một tràng chỉ trích Áo đã tăng cườngvùng biên giới với Đức và Schuschnigg phủ nhận.

HITLER:Nghe đây, ông không thật sự nghĩ ông có thể di chuyểnmột tảng đá ở Áo mà tôi không biết, đúng không?....Tôi chỉ cần ra lệnh, rồi chỉ trong một đêm duy nhấtmọi cơ cấu phòng thủ nực cười của ông sẽ bị bắntan tác. Ông không nghiêm túc tin rằng có thể chống chọilại tôi trong nửa giờ, đúng không?.... Tôi rất muốntránh cho Áo cái cảnh đó, vì hành động như thế cónghĩa là phải đổ máu. Sau khi Quân đội, lực lượngS.A. của tôi và Binh đoàn Áo tràn qua, không ai có thểngăn họ báo thù theo cách công bằng – ngay cả tôi cũngkhông ngăn được.

Saunhững lời đe doạ này, Hitler nhắc nhở Schuschnigg (luônluôn gọi tên ông này một cách thô lỗ, thay vì gọi theochức vụ mà quy tắc ứng xử lịch sự trong ngành ngoạigiao đòi hỏi) về vị thế cô lập và vô vọng của Áo.

HITLER:Đừng lúc nào cũng nghĩ có ai trên Trái Đất này sẽ cóthể lay chuyển được quyết định của tôi. Nước Ý?Tôi và Mussolini thân thiết với nhau... Anh quốc? Anh sẽkhông động một ngón tay nào vì Áo... Còn Pháp?

Hitlernói đáng lẽ Pháp có thể chặn đứng Đức trong vùngRhineland "và lúc ấy chúng tôi hẳn đã phải rút lui.Nhưng bây giờ thì đã quá muộn đối với Pháp."

Cuối cùng:

HITLER:Một lần nữa và cũng là lần cuối, tôi cho ông một cơhội để dàn hoà, ông Schuschnigg ạ. Hoặc là chúng taphải tìm ra một giải pháp, hoặc là cứ để cho cácbiến cố tự chúng diễn ra... Hãy suy nghĩ kỹ, ôngSchuschnigg. Tôi chỉ có thể chờ đợi cho đến chiềunay.

Schuschnigghỏi, chính xác những điều kiện của Thủ tướng Đứclà gì?

HITLERđáp: "Chúng ta sẽ thảo luận chiều nay."

Trongbữa ăn trưa, Schuschnigg ngạc nhiên nhận thấy Hitler tỏra rất dễ chịu. Ông độc thoại về những đề tàingựa và nhà cửa. Ông định xây những toà nhà chọctrời to lớn mà thế giới chưa từng thấy. Ông nói vớiSchuschnigg: "Người Mỹ sẽ thấy là Đức đang xây nhữngtoà nhà lớn hơn và tốt hơn nước Mỹ."

Về phía Thủtướng Áo, Papen nhận thấy ông có vẻ "lo lắng và phântâm". Là người hút thuốc liên tục, ông không đượcphép hút vì sự hiện diện của Hitler. Nhưng sau khi dùngcà phê trong phòng bên, Hitler xin kiếu ra ngoài và lần đầutiên trong ngày Schuschnigg mới có dịp rít một điếu. Ôngcũng có thể thuật lại cho Thứ trưởng Ngoại giao GuidoSchmidt về tình hình không ổn. Chẳng bao lâu, tình hìnhngày càng tồi tệ hơn.

Sau 2 giờ bồnchồn chờ đợi ngoài tiền phòng, 2 vị khách Áo đượcđưa vào gặp tân Ngoại trưởng Đức Ribbentrop và Papen.Ribbentrop đưa ra một bản thảo đánh máy dài 2 trang củamột "hiệp định" và nói rằng đó là đòi hỏi cuốicùng của Hitler và rằng Lãnh tụ không cho phép thảo luậngì về văn bản này. Việc cần duy nhất họ cần làm làký kết. Schuschnigg nói ông cảm thấy nhẹ nhõm vì ítnhất biết được cụ thể Hitler muốn gì. Nhưng khi đọcqua văn bản, sự nhẹ nhõm liền tiêu tan. Vì trên thựctế, hiệp định đó chính là tối hậu thư đòi ông phảichuyển giao Chính phủ Áo cho Đảng Quốc xã Áo trong vòng1 tuần.

Áo phải bãi bỏlệnh cấm Đảng Quốc xã Áo, ân xá mọi Đảng viên Quốcxã đang ngồi tù, chỉ định vị luật sư thân Quốc xãTiến sĩ Seyss-Inquart làm Bộ trưởng Nội vụ với quyềnchỉ huy các lực lượng cảnh sát và an ninh. Một ngườithân Quốc xã khác, Glaise-Horstenau, sẽ là Bộ trưởngChiến tranh. Hai Quân đội Áo và Đức phải thiết lậpquan hệ gần gũi hơn qua một số biện pháp, kể cả traođổi qua lại 100 sĩ quan. Đòi hỏi cuối cùng viết:

"Sẽ có bước chuẩn bịđể sáp nhập nền kinh tế Áo vào hệ thống kinh tế củaĐức. Để thực hiện mục đích này, Tiến sĩ Fischboeck[một người thân Quốc xã] sẽ được chỉ định làm Bộtrưởng Tài chính."

Schuschnigglập tức nhận ra rằng chấp nhận tối hậu thư này cónghĩa là Áo sẽ mất quyền tự chủ.

"Ribbentrop khuyên tôi nênchấp nhận ngay những yêu cầu này. Tôi phản đối vànói cho ông ấy biết về những thoả thuận giữa tôi vàvon Papen trước khi đi đến Berchtesgaden, đồng thời vạchrõ với Ribbentrop rằng tôi đã không chuẩn bị để đốidiện với những đòi hỏi không hợp lý như thế..."

Nhưngliệu Schuschnigg có chuẩn bị để chấp thuận hay không?Hiển nhiên là ông đã không chuẩn bị gì để đối diệnngay cả với một người ngu xuẩn như Ribbentrop. Vấn đềlà: Liệu ông có ký kết văn bản đó hay không? Trong thờikhắc khó khăn và có tính quyết định này, vị Thủtướng Áo trẻ bắt đầu tỏ ra nhụt chí. Theo chính lờiông kể, ông đã hỏi lại một cách yếu ớt:

"Liệu chúng tôi có thểtin vào lòng thành của Đức, liệu Chính phủ Đế chếcó chút ý định nào tuân thủ hiệp định này về phầnmình hay không?"

Ôngnói ông nhận được câu trả lời khẳng định.

Rồi Papen thuyếtphục ông. Vị đại sứ láu cá nhận thấy Schuschnigg lấylàm lạ khi đọc bản tối hậu thư. Đó là "sự canthiệp không thể biện minh được vào chủ quyền củaÁo". Schuschnigg nói Papen xin lỗi ông và tỏ ý "hoàntoàn ngạc nhiên" với các điều khoản, nhưng lạikhuyên vị Thủ tướng Áo nên ký kết.

"Ông ấy còn báo cho tôibiết rằng nên an tâm một điều là nếu tôi ký chấpnhận những đòi hỏi ấy, thì Hitler đảm bảo từ lúcnày trở đi, Đức sẽ tôn trọng hiệp định này và Áosẽ không bị khó khăn nào khác".

Theolời phát biểu trên, được ghi trong bản cung khai nộptrước Toà án Nuremberg, có vẻ như Schuschnigg không nhữngđã nhụt chí mà còn tỏ ra quá ngây thơ.

Ông có cơ hộicuối cùng để bày tỏ quan điểm. Ông được gọi vàogặp Hitler. Ông thấy Lãnh tụ đang đi đi lại lại mộtcách phấn khởi.

HITLER:... Chẳng có gì phải đàm phán. Tôi không muốn thay đổimột mảy may. Hoặc ông ký vào như thế và hoàn tấtnhững yêu cầu của tôi trong vòng 3 ngày, hoặc tôi sẽphát lệnh [Quân đội Đức] tiến vào Áo.

Schuschniggchịu thua. Ông bảo Hitler rằng ông chịu ký, Nhưng ôngnhắc Hitler rằng theo Hiến pháp của Áo, chỉ Tổng thốngÁo mới có quyền hạn theo luật định để ký kết vàthi hành một hiệp định như thế. Vì vậy, ông chỉ cóthể sẵn lòng kêu gọi Tổng thống nên chấp nhận, ngoàira thì ông không thể đảm bảo được gì khác.

Hitler nói lớn: "Ông phảiđảm bảo!"

Schuschnigg nói mình đã trảlời: "Tôi không thể nào, thưa Ngài Thủ tướng Đếchế."

Schuschniggsau này kể lại:

"Với câu trả lời này,Hitler dường như mất hết bình tình. Ông chạy ra mởcửa, kêu lớn: 'Tướng Keitel!' Rồi quay lại vớiSchuschnigg, Hitler nói: 'Tôi sẽ cho người gọi ông sau'."

Đóchỉ là trò hù doạ, nhưng với vị Thủ tướng Áo đangbối rối vì cả ngày luôn nhớ đến sự hiện diện củacác tướng lĩnh, có lẽ lại không hiểu. Papen kể rằngsau này Keitel cho ông biết: khi ông vội chạy vào, Hitlertoe toét cười, chào rồi khúc khích nói: "Không có lệnhgì cả. Tôi chỉ muốn ông có mặt ở đây."

Nhưng Schuschniggvà Tiến sĩ Schmidt, đang đứng đợi bên ngoài, thì bịchấn động tinh thần. Schmidt thầm thì rằng ông sẽkhông lấy làm ngạc nhiên nếu cả 2 bị bắt giam trongvòng 5 phút sắp tới. 30 phút sau, Schuschnigg lại đượcmời vào. Hitler nói:

"Tôi đã quyết định đổiý – lần đầu tiên trong đời tôi. Nhưng tôi cảnh cáoông, đây là lần cuối. Tôi cho ông thêm 3 ngày để thựchiện hiệp định".

Đólà mức nhượng bộ của nhà độc tài Đức. Theo lờikhai của Schuschnigg sau này, dù câu từ của bản hiệpđịnh hoàn chỉnh thay đổi thì kết quả vẫn chẳng cógì khác biệt. Schuschnigg chịu ký kết. Và đó chính làgiây báo tử cho nước Áo.

Schuschnigg, nhàchính trị lão luyện cho dù tuổi còn trẻ, quả đúngthật là một người dũng cảm. Nhưng việc ông nhượngbộ Hitler khi bị hăm doạ tấn công bằng quân sự đã đểlại nhiều ngờ vực cho dân Áo, cũng như cho những nhàquan sát và sử gia mà không ai giải đáp được. Có thựcsự cần thiết phải nhượng bộ không? Có chọn lựa nàokhác không? Xét theo thái độ của Anh và Pháp khi đốimặt với Hitler, sẽ là hấp tấp nếu nghĩ rằng 2 nướcnày có thể đến hỗ trợ Áo khi Hitler tấn công. Nhưngcho đến lúc này, Hitler chưa xâm phạm biên giới Áo vàcũng chưa chuẩn bị trước dư luận trong nước và thếgiới cho hành vi hiếu chiến bừa bãi như thế. Quân độiĐức cũng chưa đủ sẵn sàng cho chiến tranh nếu Pháp vàAnh can thiệp.

Do hậu quả của"hiệp định" Berchtesgaden, trong vòng vài tuần, Áo sẽbị suy yếu vì những mưu đồ của Quốc xã địa phươngvà Đức, đến mức Đức có thể xâm chiếm Áo mà nguycơ bị rủi ro nước ngoài can thiệp là rất thấp. Saunày, Schuschnigg nhận ra rằng chấp nhận những điềukhoản của Hitler "là đồng nghĩa với việc kết thúchoàn toàn nền độc lập của Chính phủ Áo".

Có lẽ đầu óccủa Schuschnigg đã trở nên mụ mị trong cơn thử thách.Sau khi ký bản hiệp định hy sinh nền độc lập của đấtnước ông, Schuschnigg còn trao đổi với Hitler một cáchlạ lùng mà sau này ông ghi lại trong cuốn sách của mình,ông hỏi: "Liệu Thủ tướng Đế chế có tin rằng cóthể giải quyết những cuộc khủng hoảng trên thế giớitheo cách thức hoà hoãn hay không?" Lãnh tụ trả lờimột cách không tưởng: "Nếu nghe theo lời khuyên củatôi." Theo đây, Schuschnigg nói mà không có vẻ mỉa mai:"Vào lúc này tình hình thế giới có vẻ khá hứa hẹn,ông có nghĩ thế không?"

Những lời phátbiểu như vậy vào thời điểm đó nghe ra là khá khó tin,nhưng đó là những gì Schuschnigg cho biết mình đã nóira.

Hitler còn sỉnhục ông thêm lần nữa. Khi Schuschnigg đề nghị là trongbản thông cáo báo chí, cần ghi cuộc hội đàm tái xácnhận hiệp định tháng 7 năm 1936, Hitler trả lời:

"À, không! Ông phải hoàntất những điều kiện trong hiệp định của chúng tatrước. Đây là câu thông báo cho thế giới: 'Hôm nayLãnh tụ và là Thủ tướng Đế chế hội ý với Thủtướng Áo ở Berchtesgaden.' Sẽ chỉ có thế."

Schuschniggvà Schmidt từ chối ở lại để dùng bữa tối theo lờimời của Lãnh tụ. Xe đưa 2 người chạy xuống dọc cáctriền núi để trở về. Đó là một đêm mùa đông, trờixám và có sương mù. Papen đi cùng 2 người đến tậnbiên giới và cảm thấy có phần ngượng nghịu vì cáimà ông gọi là "sự im lìm nặng nề". Ông không ngừngcố gắng vực dậy tinh thần 2 người bạn Áo của mình.Ông nói với họ:

"À, bây giờ thì các anhđã thấy đôi lúc Lãnh tụ là như thế nào rồi đấy.Nhưng lần sau, tôi đoan chắc sẽ khác đi. Ông biết đó,Lãnh tụ có thể rất lôi cuốn."

BỐNTUẦN KHỔ SỞ 12 THÁNG 2 ĐẾN 11 THÁNG 3, 1938


Hitlerđã cho Schuschnigg 4 ngày tức là đến thứ Ba, 15 tháng 2năm 1938 – để trả lời sẽ thi hành tối hậu thư vàthêm 3 ngày – tức là đến 18 tháng 2 – để hoàn tấtcác điều khoản cụ thể. Schuschnigg trở về Vienna sángngày 12 tháng 2 và lập tức đến gặp Tổng thống Miklas.

Wilhelm Miklas làngười ù lì, xoàng xĩnh mà dân Vienna nói thành tựu chínhyếu của ông chỉ là làm cha của một bầy con đông đúc.Nhưng trong con người ông có phần rắn rỏi của nông dânvà trong cuộc khủng hoảng này, ở tuổi 52 ông lại tỏra can đảm hơn bất kỳ người Áo nào khác. Ông sẵnlòng nhượng bộ Hitler vài điểm như ân xá Quốc xã Áo,nhưng chống lại việc bổ nhiệm Seyss-Inquart để chỉhuy các lực lượng cảnh sát và Quân đội.

Papen báo cáoviệc này về Berlin tối ngày 14 tháng 2. Ông nói,Schuschnigg hy vọng thuyết phục được Tổng thống ngàyhôm sau.

Vào 7 giờ 30tối cùng ngày, Hitler chấp thuận chỉ thị do TướngKeitel đề xuất để tạo áp lực quân sự lên Áo.

"Hãy lan truyền tin tứcthất thiệt nhưng nghe có vẻ tin được, để người tanghĩ rằng đang có những bước chuẩn bị chống lạiÁo".

Thậtra, Schuschnigg vừa rời khỏi Berchtesgaden thì Lãnh tụ đãbắt đầu có động thái quân sự để thúc ép Thủ tướngÁo thi hành hiệp định đã ký. Jodl ghi việc này trongnhật ký của mình.

13 tháng 2.Tướng K[eitel] gọi Đô đốc C[anaris] và tôi vào căn hộcủa ông. Ông bảo lệnh của Lãnh tụ là phải tạo rasức ép quân sự... cho đến ngày 15. Soạn thảo nhữngbiện pháp và trình cho Lãnh tụ qua điện thoại.

14 tháng2. Hiệu quả đến nhanh và mạnh. Áo đã có ấn tượnglà Đức đang có những bước chuẩn bị quân sự nghiêmtúc.

Tướng Jodl quảthật đã không quá lời. Trước sự đe doạ bị tấncông bằng vũ lực, Tổng thống Miklas nhượng bộ. Vàongày cuối của kỳ hạn 15 tháng 2, Schuschnigg chính thứcthông báo với Đại sứ von Papen là sẽ thi hành Hiệpđịnh Berchtesgaden trước ngày 18 tháng 2. Ngày 16 tháng 2,Chính phủ Áo thông báo ân xá cho Đảng viên Quốc xã, kểcả người bị kết án trong vụ sát hại Dollfuss, đồngthời chỉ định Arthur Seyss-Inquart làm Bộ trưởng Côngan. Ngày hôm sau, vị Bộ trưởng thân Quốc xã này vộiđi Berlin để gặp Hitler và nhận chỉ thị.

Seyss-Inquart,đứng đầu trong số những kẻ phản quốc,là một luật sư trẻ thông minh, có tư cách dễ chịu, từnăm 1918 đã chất chứa lòng mong mỏi được thấy Áo sápnhập vào Đức. Đây là ý tưởng được nhiều ngườiủng hộ trong vài năm đầu sau Thế chiến I. Ngày 12 tháng11 năm 1918, một ngày sau ngày đình chiến, Quốc hội Lâmthời Áo sau khi lật đổ vương triều Habsburg và thiếtlập nền Cộng hoà Áo xác nhận "Áo của Đức là mộtthành phần của Cộng hoà Đức." Nhưng các nước Đồngminh không cho phép sáp nhập.

Đến khi Hitlernắm quyền năm 1933, chắc chắn là đa số người Áo vẫnkhông muốn sáp nhập Áo vào Đức. Nhưng Seyss-Inquart, nhưông khai trước phiên xử ở Toà án Nuremberg, Quốc xã vẫnquyết tâm thực hiện việc sáp nhập, vì thế ông ủnghộ họ. Ông không gia nhập Đảng và không tham dự vàonhững vụ bạo hành. Thay vào đó, ông giữ vai trò làmbình phong được trọng vọng của Quốc xã Áo. Sau hiệpđịnh tháng 7 năm 1936, ông tập trung nỗ lực lũng đoạnÁo từ bên trong với sự trợ giúp của Papen và nhữngviên chức Đức khác. Điều lạ lùng là cả Schuschnigg vàMiklas đều tin tưởng ông hết mức, có lẽ nhờ ông theoCông giáo, chịu khó đi lễ nhà thờ thường xuyên và làthương binh trong Thế chiến I.

Không may làSchuschnigg lại thiếu khả năng đánh giá người dựa trênluận cứ có cơ sở hơn. Có lẽ ông đã nghĩ có thểkiềm chế người bạn của mình qua những món hối lộđơn giản. Cuốn sách của ông kể về ma lực của 500 đôđối với Seyss-Inquart vào năm ngoái, khi ông này đe doạrời bỏ chức vụ Cố vấn Nhà nước rồi suy nghĩ lạisau khi nhận được số tiền nhỏ nhoi như thế. NhưngHitler có món quà lớn hơn để nhử ông luật sư đầytham vọng và Schuschnigg chẳng bao lâu nữa sẽ nhận rađiều đó.

Ngày 20 tháng 2năm 1938, Hitler đọc bài diễn văn trước phiên họp Nghịviện, vốn đã được dời từ ngày 30 tháng 1 do cuộckhủng hoảng Blomberg-Fritsch và mưu đồ của ông ta nhằmchống Áo. Bên cạnh việc nồng nhiệt nói về "sự cảmthông" của Schuschnigg và việc "sẵn lòng hăng hái"nhằm mang đến sự thông cảm gần gũi hơn giữa Áo vàĐức – là một lời bịp bợm nhưng lại tạo được ấntượng cho Thủ tướng Anh Chamberlain, Lãnh tụ cũng đưara một lời cảnh cáo mà tuy London phớt lờ phần nào,nhưng lại khiến cho Áo và Tiệp Khắc chú ý.

"Có trên 10 triệu ngườiĐức sống ở 2 nước tiếp giáp với biên giới của ta...Có một điều chắc chắn: Sự phân cách về chính trịkhỏi Đế chế không được dẫn đến việc mất đi cácquyền – đó là quyền tự quyết nói chung. Một cườngquốc trên thế giới không chấp nhận việc có nhữngđồng chí cùng chủng tộc thường xuyên chịu khổ sởvì họ có cảm tình hoặc muốn hợp nhất với cả dântộc, với vận mệnh, với ý thức hệ. Quyền lợi củaĐế chế Đức đòi hỏi sự bảo vệ của người Đứcdọc biên giới, vì họ không có vị thế tự bản thânnỗ lực để được hưởng quyền tự do chính trị vàtâm linh."

Đólà lời tuyên cáo thẳng thừng, công khai rằng từ đâyvề sau Hitler xem tương lai của 7 triệu người Áo và 3triệu người Đức Sudeten ở Tiệp Khắc như là chuyệnnội bộ của Đế chế Thứ Ba.

4 ngày sau, ngày24 tháng 2, Schuschnigg trả lời Hitler trong diễn văn đọctrước Nghị viện Áo – đại biểu của Nghị viện nàycũng được chọn lựa bởi chế độ độc tài độc Đảnggiống như ở Đức. Dù tỏ ý hoà hoãn với Đức,Schuschnigg nhấn mạnh là Áo đã nhượng bộ đến tậncùng giới hạn "nơi mà chúng ta phải dừng và nói: 'Đếnđây thôi, không đi xa hơn'." Ông nói, Áo sẽ không baogiờ từ bỏ nền độc lập và chấm dứt với lời kêugọi vang vọng: "Đỏ-Trắng-Đỏ cho đến khi chúng tachết!"

Sau chiến tranh,Schuschnigg viết: "Đối với tôi, ngày 20 tháng 2 là mộtngày trọng đại". Ông bồn chồn chờ đợi phản ứngcủa Hitler đối với bài diễn văn có ý thách thức củamình.

Ngày hôm sau,Papen gửi điện về Berlin, khuyên Bộ Ngoại giao không nênquá câu nệ về bài diễn văn. Ông nói Schuschnigg đã phátbiểu ý tưởng thiên quốc gia để vực lại vị thế củacá nhân của ông này trong nước, vì đã có những âm mưulật đổ ông do đã nhượng bộ Đức ở Berchtesgaden.Cùng lúc, Papen thông báo với Berlin: "Công việc củaSeyss-Inquart... đang tiến hành theo kế hoạch."

Ngày tiếp theo,Papen, sau những năm tận tụy ở Áo đang đạt kết quả,nghỉ phép cùng với vị Thủ tướng Áo và đi trượttuyết.

Bài diễn vănngày 20 tháng 2 của Hitler được đài phát thanh Áo phátlại, làm dấy lên những cuộc biểu tình lớn của Quốcxã khắp nước Áo. Vì Seyss-Inquart trực tiếp chỉ huycảnh sát, nên chính quyền cũng không cố gắng ngăn chặnQuốc xã. Chính phủ của Schuschnigg đang tan rã, nền kinhtế bắt đầu rối loạn. Nhiều người rút những sốtiền lớn trong tài khoản ngân hàng. Các công ty nướcngoài đang lo lắng tới tấp gửi lệnh huỷ đơn đặthàng. Du khách nước ngoài, một trong những nguồn ngoạitệ chính, đang sợ hãi lánh xa. Tình hình xem ra tuyệtvọng đến nỗi Otto xứ Habsburg, đang lưu vong nhưng mongmỏi lên ngai vàng, đã gửi thư (như Schuschnigg sau nàytiết lộ) van nài ông dựa theo lời thề tỏ lòng trungthành với tư cách sĩ quan của Quân đội Đế quốc trướcđây mà bổ nhiệm mình làm Thủ tướng nếu việc này cóthể cứu nước Áo.

Trong nỗi tuyệtvọng, Schuschnigg quay sang giai cấp công nhân, dù cho trướcđây ông đã đàn áp các nghiệp đoàn và Đảng Dân chủXã hội của họ. Những người này chiếm 42% số cử triÁo và nếu trước đây đừng quá hẹp hòi thiển cận,chịu thu phục họ để tạo mối liên minh chống Quốc xãthì đáng lẽ ông đã có thể trấn áp thiểu số nhỏQuốc xã một cách dễ dàng. Nhưng Schuschnigg thiếu bảnlĩnh để làm như thế. Tuy bản thân tử tế và chínhtrực, nhưng ông lại luôn có ác cảm với nền dân chủphương Tây và tha thiết với chế độ độc Đảng chuyênchế.

Đi ra từ nhàmáy và nhà tù, nơi họ vừa được trả tự do cùng vớingười Quốc xã, những người Dân chủ Xã hội tụ họpđể đáp lại lời kêu gọi của Schuschnigg và bỏ qua mọichuyện trong quá khứ. Họ chỉ đòi hỏi những gì ông đãnhường cho Quốc xã: quyền thành lập Đảng chính trịriêng và truyền bá ý thức hệ riêng. Schuschnigg đồng ý,nhưng đã quá muộn.

Ngày 3 tháng 3,Tướng Jodl ghi vào nhật ký:

"Vấn đề Áo đang trởnên cấp bách. Phải điều đến đó 100 sĩ quan. Lãnh tụmuốn đích thân gặp họ. Họ phải làm sao cho quân lựcÁo sẽ chiến đấu chống lại ta, hoặc là chẳng chiếnđấu gì cả."

Ởthời khắc quan trọng này, Schuschnigg quyết định có thêmmột động thái cuối cùng mà ông đã nghiền ngẫm trongđầu kể từ những ngày cuối tháng Hai khi Quốc xã bắtđầu chiếm các tỉnh, ông sẽ tổ chức trưng cầu dâný. Ông sẽ hỏi dân Áo liệu họ có muốn "một nướcÁo tự do, độc lập, xã hội, Cơ đốc và thống nhất –Có hay Không?"Sau này ông viết:

"Tôi nghĩ thời khắc chomột quyết định rõ ràng đã đến. Có vẻ như là vôtrách nhiệm nếu trông chờ với 2 tay bị trói cho đếnlúc trong vòng vài tuần, chúng ta cũng sẽ bị khoá miệng."

Chẳngbao lâu sau khi trở về từ Berchtesgaden, Schuschnigg thăm dòMussolini – người bảo vệ cho Áo – về những lời đedoạ của Hitler. Mussolini lập tức trả lời rằng lậptrường của Ý về Áo vẫn không đổi. Nhưng ông cho rằngtrưng cầu dân ý là sai lầm và khuyên Schuschnigg nên duytrì nước đi trước đây.

Tối ngày 9tháng 3, Schuschnigg thông báo sẽ tổ chức trưng cầu dâný trong vòng 4 ngày sau, tức Chủ Nhật ngày 13 tháng 3 năm1938. Theo lời khai của Tổng thống Miklas trong một phiênxử Quốc xã Áo ở Vienna sau chiến tranh, thì chính Phápđã đề xuất ý kiến trưng cầu dân ý với Schuschnigg.Papen cũng viết như thế trong hồi ký của ông.

Hitler nổi cơngiận dữ khi nghe tin bất ngờ này. Jodl mô tả trong nhậtký ngày 10 tháng 3 về phản ứng đầu tiên ở Berlin:

"Schuschnigg bất ngờ vàkhông hề tham khảo các Bộ trưởng, ra lệnh trưng cầuvào Chủ Nhật ngày 13 tháng 3...

Lãnh tụ nhất quyết khôngchấp nhận. Cùng đêm ngày 9, rạng ngày 10 tháng 3, ônggọi cho Goering. Tướng von Reichenau được triệu hồi từuỷ ban Olympic Cairo. Tướng von Schobert [Tư lệnh Quân khuMunich dọc biên giới Áo] được lệnh đến trình diện,Bộ trưởng [Áo] Glaise-Horstenau đang ở... Palatinate cũngthế... Ribbentrop đang được giữ lại ở London. Neurathnắm Bộ Ngoại giao."

ThứNăm, ngày 10 tháng 3 năm 1938 có nhiều hoạt động tấtbật ở Berlin. Hitler quyết định chiếm đóng Áo bằngquân sự. Các tướng lĩnh đều kinh ngạc. Nếu muốn ngănchặn cuộc trưng cầu dân ý của Schuschnigg diễn ra ngàyChủ Nhật, Quân đội phải tiến vào Áo ngày Thứ Bảyvà không hề có bất kỳ kế hoạch nào cho việc độngbinh khẩn cấp như thế. Hitler cho gọi Keitel đến lúc 10giờ sáng. Trước khi đến gặp Lãnh tụ, Keitel hội ývới Jodl và Tướng Max von Viebahn của Văn phòng Tham mưutrưởng Hành quân. Jodl nhớ lại Phương án đặc biệt"Otto" đã được soạn thảo để can thiệp vào Áo. Vìđây là kế hoạch duy nhất cho hành động quân sự chốngÁo, nên Hitler đã ra lệnh: "Chuẩn bị Phương án Otto."

Keitel chạy vộivề Bộ Chỉ huy Tối cao Quân lực ở khu Bendlerstrasse đểhội ý với Tướng Tham mưu trưởng Lục quân Beck. Khi ônghỏi về chi tiết của Phương án Otto, Beck trả lời:"Chúng ta chưa soạn gì cả, chẳng có gì cả."

Đến phiên Beckđược triệu đến Phủ Thủ tướng. Ông tóm đượcTướng von Manstein đang chuẩn bị rời Berlin để nhậnmột nhiệm vụ cấp sư đoàn, rồi 2 người cùng đếngặp Hitler. Họ nhận lệnh là Quân đội phải sẵn sàngđể tiến quân sang Áo ngày Thứ Bảy.

Cả hai tướngđều không phản đối ý định hành động quân sự này.Họ chỉ quan ngại về khó khăn trong kế hoạch hành quângấp rút như thế. Manstein trở về Bendlerstrasse, soạn ranhững chỉ thị cần thiết rồi hoàn tất trong vòng 5tiếng đồng hồ, tức là lúc 6 giờ chiều hôm đó.

Lúc 6 giờ 30chiều, lệnh điều quân được gửi đến 3 quân đoànLục quân và Không lực.

Lúc 2 giờ sángngày 11 tháng 3 năm 1938, Hitler ban hành Chỉ thị số 1 choChiến dịch Otto. Ông vội vã đến nỗi quên ký tên vàphải đến 1 giờ chiều mới có chữ ký của ông.

TỐI MẬT


Nếu các biện pháp khác không có dấu hiệu thành công, tôi sẽ xâm lấn Áo bằng quân lực để thiết lập những điều kiện hợp hiến và để ngăn chặn hành động có thể phương hại đến người Đức.

Tôi sẽ đích thân chỉ huy toàn chiến dịch...

Các lực lượng Lục quân và Không quân được giao nhiệm vụ trong chiến dịch này phải sẵn sàng cho cuộc xâm chiếm ngày 12 tháng 3 năm 1938, chậm nhất lúc 12 giờ...

Hành vi của binh sĩ phải tạo cảm tưởng là ta không muốn gây chiến tranh với những người anh em Áo của ta... Vì thế phải tránh có hành động khiêu khích. Tuy nhiên, nếu gặp kháng cự thì phải sử dụng vũ lực để cương quyết đập tan...

Vàigiờ sau, thay mặt cho Tư lệnh Tối cao Quân lực, Jodl rachỉ thị "tối mật" bổ sung:


Nếu chạm trán với quân đội hoặc đối đầu với lực lượng bán vũ trang Tiệp Khắc ở Áo, phải xem họ là thù địch.

Xem người Ý mọi nơi là bạn, đặc biệt khi chính Mussolini đã tuyên bố không liên quan đến việc giải quyết vấn đề Áo.

Rõràng là Hitler đang lo lắng về Mussolini. Sau khi quyết địnhtấn công quân sự, Hitler gửi một bức thư cho Mussolini,thông báo về quyết định và xin nhà độc tài Ý thônghiểu. Thư chứa nhiều lời gian dối về cách Hitler đốixử với Schuschnigg và tình hình ở Áo "đang tiến đếntình trạng vô Chính phủ", đến nỗi Hitler đã phải ralệnh xoá bỏ khi công bố lá thư ở Đức. Đoạn bị xoáđược tìm thấy sau chiến tranh trong thư khố của BộNgoại giao Ý. Hitler cho biết Áo và Tiệp Khắc đang âmmưu để tái lập vương triều Habsburg và đang chuẩn bị"tung ra ít nhất là 20 triệu người để chống lạiĐức". Ông còn phác thảo những yêu cầu cho Schuschnigg,rồi nói về "trò đùa" của "cái gọi là trưng cầudân ý".

"Với trách nhiệm là Lãnhtụ và Thủ tướng của Đế chế Đức, cũng như làngười con của vùng đất ấy, trong tình hình này tôikhông còn thụ động được nữa.

Bây giờ tôi nhất quyếttái lập an ninh trật tự ở sinh quán của tôi và cho phépngười dân quyết định vận mệnh của họ...

Tôi xin long trọng trấn anNgài, Lãnh tụ của nước Ý Phát xít:


Xem bước này chỉ là biện pháp tự vệ và do đó là một hành động mà bất kỳ người nào có chí khí cũng phải làm, nếu họ ở vào hoàn cảnh của tôi. Ngài hẳn cũng không thể làm khác đi nếu số phận của người Ý bị đe doạ...

Trong thời khắc khủng hoảng của nước Ý, tôi đã chứng tỏ với ngài lòng thông cảm kiên định của mình. Xin hãy tin chắc rằng trong tương lai sẽ không có thay đổi về phương diện này.

Dù cho hậu quả của các sự kiện sắp đến là thế nào, tôi đã xác định một ranh giới rõ ràng giữa Đức và Pháp và bây giờ một ranh giới cũng rõ ràng giữa Ý và chúng tôi. Đó là ở Brenner...

Luôn trong tình hữunghị,
Trân trọng,

ADOLFHITLER"

Vạchđường biên giới ở Brenner tức là Hitler muốn đút lótvà xoa dịu Mussolini. Vì điều này có nghĩa Hitler sẽkhông đòi lại vùng nam Tyrol mà Hoà ước Versailles cắtra từ Áo và thưởng cho Ý.

SCHUSCHNIGGĐI XUỐNG


Khôngbiết gì về những động thái tất bật của Đế chếThứ Ba ở bên kia biên giới, Tiến sĩ Schuschnigg tin chắcrằng cuộc trưng cầu dân ý sẽ là thành công cho Áo vàQuốc xã "sẽ không phải là trở ngại lớn". Hơn nữa,Tiến sĩ Seyss-Inquart đã hứa sẽ ủng hộ ông.

Công bằng mànói, cuộc trưng cầu dân ý của Schuschnigg không tự dohoặc dân chủ hơn là bao so với những cuộc trưng cầudân ý của Hitler. Vì lẽ từ năm 1933 không còn có bỏphiếu tự do ở Áo và cũng không có danh sách cử tri cậpnhật. Chỉ người trên 24 tuổi được quyền bỏ phiếu.Công chúng chỉ được thông báo trước 4 ngày về việctrưng cầu dân ý, vì thế không có thời giờ vận độngngay cả nếu các nhóm đối lập – Quốc xã và Dân chủXã hội – được cho phép vận động. Chắc chắn Dânchủ Xã hội sẽ bỏ phiếu thuận vì họ cho làSchuschnigg còn tốt hơn Hitler. Chắc chắn lá phiếu củahọ sẽ đem lại thắng lợi cho Schuschnigg.

Lúc 5 giờ 30sáng ngày thứ Sáu, 11 tháng 3 năm 1938, vị Thủ tướng Áonhận tin báo là Đức đã đóng cửa biên giới ởSalzburg, các chuyến tàu hoả giữa 2 nước đã ngừngchạy, quân Đức đang tập trung dọc biên giới Áo.

Khi đến PhủThủ tướng để làm việc, ông ra lệnh lập một vànhđai cảnh sát bảo vệ quanh trung tâm thành phố và cáctoà nhà văn phòng Chính phủ. Ông cũng cho gọi các đồngnghiệp trong Nội các. Chỉ có Seyss-Inquart vắng mặt.Schuschnigg không thể tìm ra ông này ở đâu.

Thật ra,Seyss-Inquart đang ở sân bay Vienna. Papen được triệu vềBerlin, nên Seyss-Inquart đi tiễn ông ta. Bây giờ, kẻ bánnước số Một chờ đợi kẻ bán nước số Hai, tứcGlaise-Horstenau. Giống như Seyss- Inquart, ông này cũng làmột bộ trưởng trong Nội các, đang trở lại từ Berlinvới chỉ thị của Hitler về những gì cần phải làm.

Lúc 10 giờsáng, 2 người này đã trình cho Schuschnigg chỉ thị làphải bãi bỏ trưng cầu dân ý, cùng với thông tin rằngHitler đang giận dữ. Sau vài giờ hội ý với Tổng thống,Nội các và Tiến sĩ Skubl, Schuschnigg đồng ý bãi bỏtrưng cầu dân ý. Vị chỉ huy trưởng cảnh sát đành nóicho ông biết rằng vì lực lượng cảnh sát đã bị Quốcxã trà trộn sau khi họ được phục hồi chức vụ theotinh thần Hiệp định Berchtesgaden, nên Chính phủ khôngthể trông cậy vào cảnh sát được nữa. Mặt khác,Schuschnigg tin chắc rằng Quân đội và nhóm bán vũ trangcủa Mặt trận Ái quốc, Đảng độc đoán chính thức ởÁo – sẽ chiến đấu. Nhưng vào thời khắc quan trọngnày, Schuschnigg quyết định – ông nói thật ra ông đãquyết định từ lâu về việc này – là sẽ không chốngcự lại Hitler nếu việc này khiến cho máu Đức đổ.Hitler sẵn sàng để cho máu Đức đổ, nhưng Schuschnigglại e ngại.

Lúc 2 giờchiều, Schuschnigg cho gọi Seyss-Inquart đến để thông báorằng ông đã bãi bỏ trưng cầu dân ý. Seyss-Inquart vộigọi điện để báo tin cho Goering ở Berlin. Nhưng theophương thức âm mưu của Quốc xã, khi đối thủ đãnhượng bộ một việc thì phải dẫn nhanh đến việckhác. Goering và Hitler bây giờ muốn yêu sách thêm. "ViệnNghiên cứu" của Goering ghi âm và viết ra 27 cuộc điệnđàm, vì thế có đầy đủ chi tiết cho thấy làm thếnào số phận của Áo lại được định đoạt qua điệnthoại từ Berlin trong vòng vài giờ đồng hồ gay cấn nhưthế.

Khi Seyss-Inquartgọi Goering lần đầu tiên lúc 2 giờ 45 phút chiều, vịThống chế bảo bãi bỏ trưng cầu dân ý thì không đủvà nói rằng ông sẽ gọi lại sau khi xin chỉ thị củaHitler.

Goering gọi lạilúc 3 giờ 05 phút chiều hôm ấy. Ông ra lệnh Schuschniggphải từ chức, Áo phải bổ nhiệm Seyss-Inquart làm Thủtướng trong vòng hai giờ. Rồi Goering cũng bảoSeyss-Inquart "gửi điện cho Lãnh tụ, như đã thoả thuậntrước". Đây là lần đầu tiên một bức điện đượcnhắc đến, đồng thời sẽ được Hitler dùng trong tròlừa đảo để biện minh với dân Đức và với ngườinước ngoài cho cuộc tấn công này.

Wilhelm Keppler,đặc sứ của Hitler tại Áo, từ Berlin đến để thay thếPapen khi ông này vắng mặt, cho Seyss-Inquart xem văn bảncủa bức điện mà ông này phải gửi Hitler, trong đó yêucầu gửi quân Đức đến Áo để lập lại an ninh trậttự. Trong bản cung khai tại toà án Nuremberg, Seyss-Inquartcho biết mình đã từ chối gửi điện như thế vì anninh trật tự vẫn tốt.

Nhưng Keppler vẫnđòi phải gửi điện như thế rồi vội đến gặp Thủtướng Áo và mặt dạn mày dày đến nỗi thiết lập mộtvăn phòng khẩn cấp cùng với Seyss-Inquart vàGlaise-Horstenau. Không thể hiểu được tại sao Schuschnigglại cho phép kẻ thích dính mũi vào chuyện người khácvà cũng là kẻ phản quốc thiết lập văn phòng ngay giữacơ quan chính quyền vào thời khắc khủng hoảng như vậy.Sau này, ông nhớ lại Phủ Thủ tướng trông "giống nhưtổ ong bị chọc phá", với Seyss-Inquart vàGlaise-Horstenau làm việc ở một góc, xung quanh họ lànhững người ra vào trông dáng vẻ kỳ dị, nhưng ôngkhông nghĩ đến việc đuổi bọn họ ra ngoài.

Ông đã quyếtđịnh chiều theo áp lực của Hitler mà từ chức. Khi ôngđang cố thuyết phục Tổng thống Miklas cho ông từ chức,Bộ Ngoại giao đưa đến tin nhắn: "Chính phủ Ý thôngbáo không thể cho ý kiến trong tình hình này, để phònghờ được hỏi ý kiến."

Tổng thốngWilhelm Miklas không phải là con người vĩ đại, nhưng làngười cứng cỏi và chính trực. Ông miễn cưỡng chấpnhận đơn xin từ chức của Schuschnigg nhưng từ chối bổnhiệm Seyss-Inquart lên thay thế. Ông ra lệnh Schuschniggthông báo cho Đức biết tối hậu thư của họ bị từkhước.

Seyss-Inquart lậptức báo cáo cho Goering lúc 5 giờ 30 phút chiều.

SEYSS-INQUART:Tổng thống đã chấp nhận cho [Schuschnigg] từ chức...Tôi đề nghị ông ấy giao chức vụ Thủ tướng cho tôi...nhưng ông ấy muốn giao phó cho một người như Ender...

GOERING:Không được! Trong bất kỳ trường hợp nào! Lập tứcthông báo cho Tổng thống rằng ông ấy phải chuyển giaoquyền hành của Thủ tướng cho anh và chấp nhận Nộicác như đã dàn xếp.

Cuộcđiện đàm đứt đoạn ở đây. Seyss-Inquart yêu cầu Tiếnsĩ Muehlmann gọi điện về Berlin. Ông này là một Đảngviên Quốc xã Áo mà Schuschnigg đã từng nhìn thấy lấpló ở Berchtesgaden, đồng thời cũng là bạn của Goering.

MUEHLMANN:Tổng thống vẫn từ chối. Cả 3 người Quốc gia Xã hộichúng tôi đích thân nói chuyện với ông ấy... Ông ấycòn không muốn gặp chúng tôi. Cho đến lúc này, có vẻnhư ông ấy không chịu nhượng bộ.

GOERING:Cho tôi nói chuyện với Seyss-Inquart.

[Với Seyss-Inquart]... Anh đingay cùng với Trung tướng Muff [Tùy viên Quân sự củaĐức] và nói với Tổng thống rằng nếu không đáp ứngcác điều kiện, tối nay binh sĩ [Đức] sẽ tiến vào vàcả nước Áo sẽ chấm dứt... Bảo ông ấy bây giờkhông phải là lúc đùa cợt. Tối nay, cuộc tiến công sẽbắt đầu từ mọi góc của nước Áo. Chỉ khi nào tađược thông báo hạn chót 7 giờ 30 phút là Miklas đã chỉđịnh anh làm Thủ tướng thì cuộc tiến công mới ngừnglại và binh sĩ dừng chân ở biên giới...

Rồi hãy kêu gọi Đảngviên Quốc gia Xã hội trên cả nước. Bây giờ họ phảixuống đường. Vì thế phải nhớ báo cáo lúc 7 giờ 30phút. Nếu trong 4 tiếng đồng hồ Miklas không hiểu, thìlúc đó ta sẽ làm cho ông ấy hiểu ra trong 4 phút.

Nhưngvị Tổng thống kiên cường vẫn không đổi ý.

Lúc 6 giờ 30phút, Goering gọi lại cho Keppler và Seyss-Inquart. Cả 2 báocáo rằng Tổng thống Miklas từ chối bổ nhiệm 2 người.

GOERING:Được rồi, Seyss-Inquart sẽ sa thải ông ấy! Hãy đi lênlần nữa và bảo ông ấy một cách rõ ràng làSeyss-Inquart sẽ kêu gọi binh sĩ Quốc gia Xã hội và trongvòng 5 phút Quân đội sẽ tiến quân theo lệnh của tôi.

Sau chỉ thịnày, Tướng Muff và Keppler trình cho Tổng thống Miklas tốihậu thư thứ hai, đe doạ nếu ông không thuận, lúc 7 giờ30 phút quân Đức sẽ tiến vào Áo. Sau này Miklas khai:

"Tôi thông báo cho 2 ngườiđó rằng tôi từ chối tối hậu thư và rằng chỉ cóngười dân Áo mới có quyền quyết định ai là ngườiđứng đầu Chính phủ."

Vàolúc này, Quốc xã Áo đã nắm quyền kiểm soát đườngphố cũng như Phủ Thủ tướng. Khoảng 6 giờ tối, tôithấy một đám Quốc xã la hét, điên cuồng đi về hướngtrung tâm thành phố. Tôi đã thấy những gương mặt biếndạng như thế lúc trước, ở những Đại hội Đảng ởNuremberg. Họ đang la hét: "Hoan hô Hitler! Hoan hô Hitler!Treo cổ Schuschnigg! Treo cổ Schuschnigg!" Chỉ vài giờtrước, tôi thấy cảnh sát giải tán một nhóm nhỏ Quốcxã mà không có vấn đề gì, nhưng giờ thì cảnh sát lạiđứng yên và nhe răng ra cười.

Schuschnigg nghetiếng giày sầm sập, tiếng đám đông la hét và âm thanhấy khiến ông bị chấn động tinh thần. Ông vội đi đếnvăn phòng của Tổng thống để cầu khẩn lần chót.Nhưng ông kể:

"Tổng thống Miklas vẫnkhăng khăng. Ông không muốn bổ nhiệm một người Quốcxã làm Thủ tướng Áo. Khi tôi van xin ông bổ nhiệmSeyss-Inquart, ông nói: 'Các người đã bỏ rơi ta, tấtcả các người.' Nhưng tôi không thấy có khả năng nàokhác ngoại trừ Seyss-Inquart. Với chút hi vọng còn sótlại, tôi bấu víu lấy mọi lời hứa của Seyss-Inquartvới tôi, tôi bấu víu lấy nhân cách nổi tiếng của ônglà tín đồ Công giáo thuần thành tâm và cũng là ngườichân thật."

Schuschniggđã bấu víu lấy ảo tưởng của mình cho đến lúc cuối.

Rồi ông đềnghị mình đọc một bài diễn văn giã từ và giải thíchlý do tại sao từ chức. Ông nói Tổng thống chấp thuận,nhưng Miklas sau này phủ nhận chi tiết này. Đó là bàidiễn văn cảm động nhất mà tôi đã từng nghe. Microđược đặt cách vị trí Dollfuss lúc trước bị Quốc xãbắn gục khoảng 5 bước. Schuschnigg nói:

"... Chính phủ Đức hômnay trao cho Tổng thống một tối hậu thư, với hạn địnhthời gian, ra lệnh cho ông bổ nhiệm một nhân vật doChính phủ Đức chỉ định làm Thủ tướng... nếu khôngQuân đội Đức sẽ xâm lăng Áo.

Tôi tuyên bố trước thếgiới rằng những báo cáo xuất phát từ Đức về việccông nhân gây rối trật tự trị an, việc máu chảy thànhsông và việc tạo ra tình hình vượt quá tầm kiểm soátcủa Chính phủ Áo là những lời dối trá từ đầu đếncuối. Tổng thống Miklas yêu cầu tôi thông báo với nhândân Áo rằng chúng ta chịu nhường bước trước vũ lựcbởi vì chúng ta đã không chuẩn bị gây đổ máu ngay cảtrong thời khắc kinh khủng này. Chúng ta đã quyết địnhra lệnh cho binh sĩ của mình không được chống cự.

Vì thế, tôi xin giã từnhân dân Áo bằng một câu tiếng Đức để lời vĩnhbiệt thốt từ đáy lòng tôi: Xin Ơn Trên phù hộ nướcÁo!"

Tronglời khai sau chiến tranh, Miklas phủ nhận rằng ông đãyêu cầu Schuschnigg nói những lời như thế. Trái ngượcvới Schuschnigg, vị Tổng thống không sẵn sàng chịunhường bước. Ông bảo mình đã nói với Schuschnigg rằng:"Tình hình chưa tồi tệ đến mức cần phải nhượngbộ." Ông đang giữ vững lập trường. Nhưng bài diễnvăn của Schuschnigg đã làm lũng đoạn vị thế của Tổngthống và trói 2 tay ông lại. Như ta sẽ thấy, vị Tổngthống bướng bỉnh vẫn còn chống cự vài giờ trướckhi chịu nhượng bộ. Ngày 11 tháng 3 năm 1938, ông từchối ký vào văn bản luật sẽ chấm dứt nền độc lậpcủa Áo mà Seyss-Inquart soạn ra theo lệnh của Hitler. Tuyông chuyển giao các chức năng của mình cho Thủ tướngQuốc xã trong khi bị ngăn trở hành xử các chức năngnày, nhưng ông lập luận rằng mình không bao giờ chínhthức từ chức Tổng thống. Ông giải thích với Toà ánVienna rằng: "Như thế là quá hèn nhát." Nhưng ngày 13tháng 3, Seyss-Inquart lại thông báo chính thức rằng "Theoyêu cầu của Thủ tướng, Tổng thống đã từ chức",đồng thời "sự vụ" của ông được chuyển giao choThủ tướng.

Lúc này, Thủtướng đã có thể giã từ nhưng vị Tổng thống lạingoan cố không muốn ra đi. Khi nghe tin, Goering gọi choMuff: "Tốt nhất là Miklas nên từ chức."

Muff nói: "Vâng,nhưng ông ấy không chịu. Tôi đã nói chuyện với ông ấykhoảng 15 phút. Ông ấy bảo trong bất cứ trường hợpnào cũng không nhượng bộ vũ lực."

Sau khi hỏi quađáp lại thêm, Goering kết luận: "Dù sao đi nữa, bảoSeyss-Inquart lên nắm quyền."

Vẫn còn vấnđề bức điện mà Hitler muốn có nhằm biện minh cho cuộctiến công. Theo Papen, lúc này đang ở tại Phủ Thủ tướngở Berlin, Lãnh tụ "đang trong trạng thái gần như cuồngloạn". Vị Tổng thống Áo ương ngạnh đang phá hoạicác mưu đồ của ông ta. Seyss-Inquart cũng thế, vì đãkhông chịu gửi cho Hitler bức điện kêu gọi Hitler đưaquân vào Áo để lập lại trật tự.

Cáu tiết đếnmức hết chịu nổi, lúc 8 giờ 45 phút tối 11 tháng 3 năm1938, Hitler ra lệnh phát động cuộc tiến công. Trong Chỉthị số 2 (Tối mật) cho Chiến dịch Otto, Hitler ghi:

"Những yêu cầu ghi trongtối hậu thư của Đức cho Áo đã không được đáp ứng...Để tránh đổ máu thêm trong các thành phố Áo, quân lựcĐức sẽ bắt đầu tiến vào Áo... vào lúc rạng sángngày 12 tháng 3. Tôi muốn đạt các mục tiêu đã địnhbằng cách sử dụng tất cả lực lượng càng nhanh càngtốt".

(Ký tên)

ADOLFHITLER

Baphút sau khi Hitler phát lệnh, lúc 8 giờ 48 phút tối,Goering gọi Keppler ở Vienna:

"Nghe cho kỹ [chỉ thịnày]. [Yêu cầu] Seyss-Inquart phải gửi bức điện dướiđây. Hãy ghi lại:

"Sau khi Chính phủSchuschnigg từ chức, Chính phủ Lâm thời Áo nhận nhiệmvụ vãn hồi hoà bình và trật tự ở Áo, gửi đếnChính phủ Đức yêu cầu khẩn cấp hỗ trợ cho nhiệm vụcủa Chính phủ này và để tránh đổ máu, Chính phủ Áoyêu cầu Chính phủ Đức gửi Quân đội đến càng nhanhcàng tốt.

Kepplertrấn an Goering là sẽ trao cho Seyss-Inquart văn bản của"bức điện" ngay lập tức.

Goering nói: "Ôngấy không cần phải gửi điện. Chỉ cần nói 'Đồngý'".

Một giờ sau,Keppler gọi về Berlin. "Nói với Thống chế làSeyss-Inquart đồng ý".

Thật ra,Seyss-Inquart đã cố gắng cho đến nửa đêm để cốthuyết phục Hitler bãi bỏ việc tiến công Áo. Kepplercũng gọi điện ủng hộ việc thuyết phục. Tướng Muff,một người theo khuôn phép và thuộc mẫu người cũ, cảmthấy ngượng vì vai trò của mình ở Vienna. Khi biếtHitler không chịu phát lệnh dừng quân, ông trả lời rằngmình "lấy làm tiếc về tin này".

Thế là, sánghôm sau, ngày 12 tháng 3 năm 1938, khi đi qua Berlin tôi thấyhàng tít lớn trên tờ báo của Đảng Quốc xã Đức:NƯỚC ÁO CỦA ĐỨC ĐƯỢC CỨU KHỎI LOẠN LẠC. Cónhững mẩu chuyện khó tin do Goebbels dựng lên về tìnhhình rối loạn Đỏ – xô xát, bắn giết, cướp bóc –trên đường phố chính ở Vienna. Và có một văn bản củabức điện mà hãng thông tấn chính thức DNB nóiSeyss-Inquart đã gửi cho Hitler vào đêm trước. Thật ra,có 2 văn bản của "bức điện", đúng như Goering đãđọc qua điện thoại, được tìm thấy trong thư khố củaBộ Ngoại giao sau chiến tranh. Sau này, Papen giải thích làBộ trưởng Bưu điện và Điện tín đã ngụy tạo cácbức điện và đưa vào hồ sơ lưu trữ của Chính phủ.

Suốt cả buổichiều và buổi tối hỗn loạn, Hitler sốt ruột chờ đợiTổng thống Miklas nhượng bộ và cũng đợi sự lên tiếngcủa Mussolini, người bảo trợ cho Áo, mà sự im lặng củaông này là dấu hiệu đáng ngại. Lúc 10 giờ 25 phút tối,Hoàng thân Phillip xứ Hesse từ Rome gọi đến Phủ Thủtướng. Chính Hitler nhấc máy. Nhân viên kỹ thuật củaGoering ghi lại cuộc điện đàm.

Hoàng thân:...Vị Duce đã chấp nhận cả vụ việc theo cách thức rấtthân thiện. Ông ấy gửi lời hỏi thăm ông... Schuschniggđã cho ông ấy biết tình hình... Mussolini nói nước Áokhông quan trọng gì với ông ấy cả.

Hitler cảm thấynhẹ nhõm và vui mừng.

Hitler nói sẵnsàng thực hiện một hiệp ước khác với Mussolini... rằngsau khi vụ việc Áo xong xuôi, ông sẵn sàng thoả thuậnvới Mussolini về bất cứ việc gì... và rằng:

"nếu cần sự giúp đỡnào hoặc khi gặp nguy hiểm, ông ấy có thể tin chắcrằng tôi sẽ gắn bó với ông ấy dù cho bất cứ chuyệngì xảy ra, ngay cả nếu toàn thế giới hợp lực chốnglại ông ấy".

Anh,Pháp và Hội Quốc liên có lập trường gì trong thờigian khẩn trương này để ngăn chặn việc Hitler tiếncông một nước láng giềng đang yên bình? Chẳng có gìcả. Thêm một lần nữa, nước Pháp rơi vào tình trạngvô Chính phủ, Ngày 10 tháng 3 năm 1938, Thủ tướng PhápChautemps và Nội các của ông từ chức. Cả một ngày 11tháng 3 gay cấn, khi Goering đang đọc tối hậu thư cho Áo,không ai ở Paris có thể có hành động gì. Chỉ sau khiviệc sáp nhập Áo được loan báo, một Chính phủ Phápmới được thành lập dưới quyền Léon Blum.

Về phần nướcAnh thì sao? Ngày 20 tháng 2 năm 1938, một tuần sau khiSchuschnigg nhượng bộ ở Berchtesgaden, Ngoại trưởngAnthony Eden từ chức, chủ yếu do ông chống lại chínhsách xoa dịu Mussolini của Thủ tướng Chamberlain. Ông đượcLord Halifax thay thế. Đức hoan nghênh việc thay thế này.Đức cũng hoan nghênh lời tuyên bố của Chamberlain sau khiĐức đưa ra tối hậu thư Berchtesgaden. Đại sứ quán Đứcở London báo cáo toàn bộ về Berlin ngày 4 tháng 3 năm1938.

Chamberlain tuyênbố trước Nghị viện ngày 4 tháng 3:

"Những gì xảy ra [ởBerchtesgaden] chỉ là do 2 chính khách thoả thuận với nhauvề những biện pháp nhằm cải thiện quan hệ giữa 2nước... Khó mà kết luận rằng một nước đã từ bỏnền độc lập cho bên kia chỉ vì 2 chính khách đã thoảthuận với nhau về vài thay đổi nội bộ trong một nước– những thay đổi cần thiết vì lợi ích bang giao. Tráilại, diễn văn của Thủ tướng Liên bang [Schuschnigg] ngày24 tháng 2 không hề có nghĩa là chính ông tin vào việc từbỏ nền độc lập của nước Áo".

Xétqua sự kiện là Chamberlain đã biết đầy đủ chi tiếtvề tối hậu thư của Hitler tại Berchtesgaden, thì tuyênbố trên đúng là đã khiến cho ta phải sững sờ. TrướcToà án Nuremberg, Guido Schmidt khai rằng cả ông vàSchuschnigg đã thông báo "một cách chi tiết" cho nhữngđại diện ngoại giao của các "Cường quốc Lớn" rõvề tối hậu thư của Hitler. Hơn nữa, theo tác giả đượcbiết, thông tín viên tại Vienna của các tờ báo TimesDaily Telegraph ở London cũng chuyển về toà soạncủa họ một báo cáo đầy đủ và chi tiết.

Riêng Hitler thìvui sướng. Ông biết quân Đức có thể tiến vào Áo màkhông gặp rắc rối gì với Anh. Ngày 9 tháng 3 năm 1938,tân Ngoại trưởng Đức Ribbentrop đến London để thu xếpcông việc tại Đại sứ quán, nơi ông đã làm Đại sứ.Ông có những buổi hội kiến kéo dài với Chamberlain,Lord Halifax, nhà Vua và Tổng Giám mục Canterbury. Nói chung,sau những buổi hội kiến này ông tin chắc rằng "Anh sẽkhông làm gì liên quan đến Áo".

Thứ Sáu ngày11 tháng 3 năm 1938, khi Ribbentrop đang dùng bữa trưa vớiThủ tướng Anh và các trợ lý của ông này, thì có ngườiliên lạc của Bộ Ngoại giao trao cho Chamberlain một tintức đáng ngạc nhiên từ Vienna. Chỉ mới vài phút trước,Chamberlain yêu cầu Ribbentrop thông báo cho Lãnh tụ "vềước muốn chân thành và quyết tâm của ông nhằm làmsáng tỏ quan hệ Đức-Anh." Bây giờ, khi nhận tin khônghay từ Áo, Chamberlain đọc cho Ngoại trưởng Đức đanglúng túng nghe 2 bức điện từ Phái bộ Đức ở Viennabáo cáo về tối hậu thư của Hitler. Ribbentrop báo cáovới Hitler: "Không khí trở nên căng thẳng, Lord Halifaxbình thường trầm tĩnh giờ trở nên kích động hơn, cònChamberlain lúc này vẫn còn bình tĩnh..." Ribbentrop tỏ ranghi ngờ về "sự thật trong những báo cáo" và có vẻnhư phía Anh dịu lại, vì khi ông cáo từ "các chủ nhânAnh hoàn toàn thân thiện, ngay cả Lord Halifax cũng đã bìnhtĩnh lại.

Phản ứng củaChamberlain là ra lệnh cho Đại sứ Anh tại Berlin viết mộtcông hàm cho Quyền Ngoại trưởng von Neurath rằng nếu báocáo về tối hậu thư của Đức là đúng, thì "Chínhphủ Hoàng gia buộc phải lên tiếng phản đối theo cáchmạnh mẽ nhất." Nhưng một thái độ phản đối ngoạigiao vào giai đoạn muộn màng như thế là chuyện khônglàm cho Hitler lo lắng lắm.

Ngày hôm sau, 12tháng 3, khi quân Đức đang tiến vào Áo, Neurath đáp trảmột cách khinh thường, tuyên bố rằng mối quan hệÁo-Đức là vấn đề chỉ liên quan đến người Đứcchứ không can dự đến Chính phủ Anh và lặp lại lờidối trá không có tối hậu thư của Đức cho Áo, đồngthời rằng Quân đội được phái đi chỉ nhằm đáp lạilời kêu gọi "khẩn thiết" từ Chính phủ mới củaÁo mà thôi. Ông nhắc cho Đại sứ Anh biết về bức điện"đã được đăng tải trên báo chí Đức".

Những lời dốitrá được lặp lại trong một bức điện do Nam tướcErnst von Weizsaecker của Bộ Ngoại giao gửi ngày 12 tháng 3cho các đại diện ngoại giao Đức ở nước ngoài, nóivề "thông tin và định hướng đối thoại".Weizsaecker cho rằng phát biểu của Schuschnigg về tối hậuthư của Đức là "hoàn toàn bịa đặt" và thông báocho các đại diện ngoại giao rằng:

"Sự thật là vấn đềphái lực lượng quân sự... được đưa ra lần đầutrong một bức điện của Chính phủ mới của Áo. Xéthiểm hoạ nội chiến, Chính phủ Đế chế quyết địnhlàm theo lời kêu gọi."

Cóthể nói, Bộ Ngoại giao đã dối trá không những vớicác nhà ngoại giao nước ngoài mà còn với cả nhân viênnội bộ.

Lo lắng duy nhấtcủa Hitler vào buổi tối 11 tháng 3 năm 1938 là về phảnứng của Mussolini. Trong lời khai sau chiến tranh, Thốngchế von Manstein nhấn mạnh rằng:

"Vào lúc Hitler ra lệnh chochúng tôi về vụ Áo, nỗi lo chính của ông ấy khôngphải là sự can thiệp từ các cường quốc phương Tây,mà là Ý sẽ phản ứng như thế nào, bởi vì dường nhưÝ lúc nào cũng về phe với Áo và hoàng tộc Habsburg."

TuyHitler cũng có quan ngại về Tiệp Khắc, nhưng các hoạtđộng không mệt mỏi của Goering đã giải quyết xongxuôi. Goering đã nói với Tiến sĩ Mastny, Công sứ TiệpKhắc tại Berlin, rằng Tiệp Khắc chẳng có gì phải losợ Đức, rằng việc Quân đội Đức tiến vào Áo "chỉlà chuyện gia đình" và rằng Hitler muốn cải thiệnquan hệ với Tiệp Khắc. Đổi lại, Goering yêu cầu đảmbảo là phía Tiệp Khắc cũng sẽ không động binh.

Sau khi gọi điệncho Ngoại trưởng Tiệp Khắc, Tiến sĩ Mastny quay lại nóivới Goering rằng nước ông sẽ không động binh và TiệpKhắc cũng không có ý định can dự vào những biến cốở Áo.

Rất có thể làngay cả vị Tổng thống Tiệp Khắc sắc sảo Edvard Benešbuổi tối ấy cũng không có thời giờ để nhận ra rằngsự kết liễu của Áo cũng có nghĩa là sự kết liễucủa Tiệp Khắc. Một số người ở châu Âu lúc ấy nghĩChính phủ Tiệp Khắc có tư tưởng thiển cận, vì họlý luận đáng lẽ Tiệp Khắc phải có hành động, vìnếu xét qua vị trí chiến lược nguy hiểm khi Đức chiếmđóng Áo, Quân đội Đức sẽ bao vây Tiệp Khắc cả 3phía. Hơn nữa, sự can dự của Tiệp Khắc có thể kéotheo Liên Xô, Pháp và Anh cũng như của Hội Quốc liên –mà Đức không có cách nào chống lại được. Nhưng nhữngdiễn biến tiếp theo lại không diễn ra theo chiều hướngcủa lý luận này.

Dù sao đi nữa,trong giai đoạn đầy biến cố này, Schuschnigg không hềcó lời kêu gọi chính thức nào gửi đến Anh, Pháp, TiệpKhắc và Hội Quốc liên. Có lẽ, như hồi ký của ôngchỉ ra, ông nghĩ đấy chỉ là chuyện phí thời giờ.Riêng về Tổng thống Beneš, như ông sau này khai ra, ôngcó cảm tưởng rằng Chính phủ Áo đang tiếp tục "nhữngcuộc thảo luận" với Pháp và Anh để thăm dò thái độ2 nước này.

Khi biết rõ"thái độ" chỉ là sự phản đối rỗng tuếch, vàotrước lúc nửa đêm Tổng thống Miklas đành xuôi tay. Ôngbổ nhiệm Thủ tướng Seyss-Inquart và chấp nhận danh sáchNội các mới. Sau này, ông nhận xét một cách cay đắng:"Tôi đã bị bỏ rơi hoàn toàn cả trong lẫn ngoàinước."

Ngày 12 tháng 3năm 1938, trên các đài phát thanh của Đức và Áo,Goebbels đọc bản tuyên cáo long trọng của Hitler. Giốngnhư mọi lần, bản tuyên cáo này cũng không đếm xỉa gìđến sự thật, biện minh cho hành động xâm lăng, hứahẹn dân tộc Áo sẽ chọn lựa tương lai của họ trong"cuộc trưng cầu dân ý thật sự".

Kế tiếp,Hitler lên đường trở về quốc gia sinh quán của mình.Ông được đón tiếp một cách tưng bừng. Trong mỗi ngôilàng được trang hoàng vội vã là những đám đông tụtập để hoan hô ông. Buổi chiều, Hitler về đến mụctiêu thứ nhất, Linz, nơi ông cắp sách đến trường.Cuộc đón tiếp thật cuồng nhiệt. Ngày hôm sau, ông điđặt vòng hoa cho mộ của cha mẹ ở Leonding rồi trở vềLinz để phát biểu:

"Nhiều năm trước, khi rađi từ thị trấn này, tôi mang trong mình cùng một niềmtin mà hiện giờ đang lấp đầy trái tim tôi. Thử nghĩxem cảm xúc trong tôi sẽ sâu sắc như thế nào, khi màsau nhiều năm, tôi đã có thể biến niềm tin ấy thànhhiện thực. Nếu từ thị trấn này, Ơn Trên đã kêu gọiđến tôi để làm nhà lãnh đạo của Đế chế, thì ƠnTrên cũng đã giao cho tôi một thiên chức và thiên chứcđó chính là đưa sinh quán thân yêu của tôi trở về vớiĐế chế Đức. Tôi có niềm tin vào thiên chức ấy. Tôisống và chiến đấu vì thiên chức ấy và tôi tin rằngbây giờ mình đã hoàn thành nó."

Buổichiều ngày 12 tháng 3 năm 1938, Seyss-Inquart được Himmlertháp tùng bay đến Linz để gặp Hitler và tự hào tuyênbố rằng Điều 88 của Hiệp định St. Germain quyết địnhnền độc lập không thể chuyển dịch của Áo và HộiQuốc liên bảo trợ cho Áo đã trở nên vô hiệu lực.Đối với Hitler, người đang được những đám đông Áohồ hởi tung hô, thì như thế vẫn là chưa đủ.Seyss-Inquart đã ra lệnh cho Thứ trưởng Nội vụ Tiến sĩWilliam Stuckart soạn luật đưa Hitler lên làm Tổng thốngÁo. Vào thời điểm đó, Lãnh tụ đã ra lệnh cho Stuckart"soạn thảo luật cho việc sáp nhập hoàn toàn nướcÁo".

Stuckart trình dựthảo luật này cho Chính phủ mới của Áo vào ngày ChủNhật 13 tháng 3, đáng lẽ là ngày bỏ phiếu trong cuộctrưng cầu dân ý của Schuschnigg. Tổng thống Miklas từchối ký vào luật, nhưng Seyss-Inquart, người đã nhậnlãnh quyền hạn của Tổng thống, ký vào và tối hôm ấybay đến Linz để trình văn bản luật mới cho Hitler. Luậtbắt đầu bằng câu: "Áo là một tỉnh của Đế chếĐức." Seyss-Inquart sau này kể lại là Hitler đã rơi lệvì sung sướng.

Cùng ngày, tạiLinz, Chính phủ Đức cũng ban hành cái gọi là "Luậtsáp nhập Anschluss" do Hitler, Goering, Ribbentrop, Frick vàHess cùng ký vào. Luật quy định "trưng cầu dân ý tựdo và kín" vào ngày 10 tháng 4 để người Áo có thểquyết định "vấn đề thống nhất với Đế chế Đức".Sau đó, Hitler tuyên bố người Đức trong Đế chế cũngtham gia trưng cầu dân ý về việc thống nhất cùng vớiviệc bầu Nghị viện mới.

Mãi đến buổichiều Thứ Hai ngày 14 tháng 3, Hitler mới đi tới Vienna.Ông bị trì hoãn là do 2 sự cố. Thứ nhất, Himmler xinthêm 1 ngày để đảm bảo an ninh. Himmler đã bắt giamhàng nghìn người bị quy là "không đáng tin cậy" -trong vài tuần con số này lên đến 79.000 chỉ riêng ởVienna. Thứ hai, theo Jodl cho biết khoảng 70% số xe tăngĐức bị ùn tắc trên đường đến Vienna, tuy TướngGuderian chỉ huy trưởng thiết giáp cho biết chỉ có 30%lực lượng dưới quyền bị ùn tắc. Dù gì đi nữa,Hitler tỏ ra giận dữ vì sự chậm trễ. Ông chỉ lưu lạiVienna có một đêm.

Tuy thủ đô đếquốc xưa cũ này là nơi Hitler cảm thấy bị bỏ rơi, nơiông có cuộc sống đói kém và lông bông, nhưng bầu khôngkhí hân hoan chào đón vào lúc này lại khiến cho ông phấnkhởi tinh thần. Papen được đưa từ Berlin đến Vienna đểtham dự các lễ ăn mừng. Sau này, ông viết lại vềHitler: "Tôi chỉ có thể mô tả ông ấy là đang trongtình trạng sướng thoả." Đó chính là khi Hitler đứngtrên khán đài đối diện cung điện Hofburg của vươngtriều Habsburg để dự khán nghi lễ ăn mừng.

Tuy thế, dướivẻ sướng thoả bề ngoài mà con người nông cạn Papennhận ra, Hitler vẫn có thể sục sôi ý nghĩ trả thùthành phố và người dân Vienna vì đã không đánh giá caolúc ông còn trẻ và sống ở đây. Đó là một phần lýdo tại sao Hitler chỉ lưu lại Vienna trong khoảng thờigian ngắn ngủi. Tuy bề ngoài Hitler ca ngợi Vienna, nhưngcó lẽ đây chỉ là vì tuyên truyền hơn là do thật lòng.Baldur von Schirach, Thủ hiến Vienna trong chiến tranh, sau nàykhai trước Toà án Nuremberg về buổi họp ở Berchtesgadennăm 1943:

"Rồi Lãnh tụ bắt đầuvới lòng căm ghét khó tin... để nói về người dân ởVienna... Lúc 4 giờ sáng đột nhiên Hitler nói ra câu màtôi nên lặp lại bây giờ vì lý do lịch sử. Ông ấynói: 'Đáng lẽ không bao giờ nên cho Vienna sáp nhập vàonước Đức.' Hitler chưa bao giờ yêu Vienna. Ông ấy ghétngười dân Vienna."

Trongvẻ bề ngoài sướng thoả như thế, suốt 4 tuần lễliên tiếp, Hitler di chuyển khắp mọi miền của Đức vàÁo để khuấy động tư tưởng quần chúng chấp thuậnsáp nhập nước Áo vào Đức. Trong các bài diễn văn hồhởi, ông cũng không bỏ qua cơ hội công kích cựu Thủtướng Áo Schuschnigg. Trong diễn văn đọc trước Nghịviện ngày 18 tháng 3, ông cho rằng Schuschnigg đã "khônggiữ lời hứa" qua việc "gian lận bầu cử" và "chỉcó người điên khùng, mù mắt" mới hành động nhưthế. Hitler tố cáo có những bức thư cho thấy Schuschniggđã cố tình qua mặt mình bằng cách trì hoãn hiệp địnhBerchtesgaden cho đến "thời khắc thuận lợi nhằm kíchđộng những nước bên ngoài chống lại Đức".

Tại Koenigsberg,Hitler cũng trả lời sự chỉ trích của báo chí nướcngoài:

"Vài tờ báo nước ngoàiở đây nói chúng tôi sử dụng các biện pháp bạo lựcđối với Áo. Tôi chỉ có thể nói: ngay cả khi chết họvẫn không ngừng nói dối. Trong quá trình tranh đấu chínhtrị, tôi được nhân dân thương yêu, nhưng khi bước quaranh giới cũ, tôi chưa từng thấy tình thương yêu nồnghậu đến thế đón tiếp mình. Chúng tôi đến Áo khôngphải với tư cách là kẻ chuyên chế mà như là ngườigiải phóng... Dưới sức mạnh của tình cảm này, tôi đãquyết định ngay việc thống nhất..."

Ngườiđã một thời là kẻ lông bông, nhếch nhác và bụng rỗnglê bước trên đường phố nơi đây, người mà chỉ 4năm trước tiếp nhiệm quyền lực của vương triềuHohenzollern, giờ đây lại có thể tiếp nối cả cáchoàng đế Habsburg với ý thức đầy đủ về sứ mệnhđược Thượng Đế giao phó.

"Tôi tin rằng chính ý muốncủa Thượng Đế đã phái một người trẻ ở đây điđến Đế chế, để cho ông lớn lên, đã nuôi dưỡngông thành nhà lãnh đạo của một quốc gia để ông cóthể dẫn dắt sinh quán của mình trở về với Đế chế.

... Bây giờ tôi muốn cảmtạ Người đã cho tôi trở lại sinh quán để có thểđưa nó vào Đế chế Đức của tôi! Ngày mai, mỗi ngườiĐức sẽ nhận ra thời khắc và tầm quan trọng của việcnày. Hãy cúi đầu cung kính trước Đấng Toàn năng, ngườimà trong vài tuần qua đã ban một phép lạ cho chúng ta!"

Đasố người Áo, mà ngày 13 tháng 3 năm 1938 đáng lẽ họđã thuận theo Schuschnigg cho nền độc lập của Áo, thìđến ngày 10 tháng 4 lại thuận theo Hitler cho Áo sáp nhậpvào Đức. Nhiều người thật lòng tin rằng thống nhấtvới Đức, dù là Đức Quốc xã, là kết cục thoả đángvà không tránh khỏi, rằng về lâu dài Áo không thể tồntại vững chắc sau khi đã tách ra khỏi các vùng rộnglớn của người Slav và Hungary, mà chỉ có thể sinh tồnnhư là một phần của Đế chế Đức.

Cộng thêm vàonhững người Áo như thế là thành phần người Quốc xãcuồng tín mà hàng ngũ đang bành trướng nhanh chóng. Nhiềungười Công giáo trong đất nước thiên về Công giáo nàycũng bị ảnh hưởng bởi Hồng y Innitzer khi ông này lêntiếng hoan nghênh chủ nghĩa Quốc xã ở Áo và thúc giụccử tri bỏ phiếu chấp thuận sáp nhập Áo vào Đức. Vàitháng sau, chính ngôi biệt thự của vị hồng y bị nhómcôn đồ Quốc xã phá phách. Khi ông nhận ra chân tướngcủa Quốc xã thì đã quá muộn. Trong một bài giảng đạo,ông tố cáo sự ngược đãi của Quốc xã đối với Giáohội của mình.

Theo ý kiến củatôi, trong việc bỏ phiếu công bằng và chân thật, kếtquả trưng cầu dân ý có thể gần sát nhau. Phải can đảmlắm người Áo mới dám bỏ phiếu chống. Giống như ởĐức, cử tri e sợ người bỏ phiếu chống sẽ bị phátgiác. Trong một phòng phiếu ở Vienna chiều Chủ Nhật ấy,tôi thấy ô bỏ phiếu có những kẽ hở rộng giúp choban tổ chức bầu cử ở cách vài bước có thể trôngthấy lá phiếu. Ở những vùng thôn quê, ít người màngđến việc – hoặc dám – bỏ phiếu kín, họ bỏ phiếumở cho mọi người cùng thấy. Một nhân viên Quốc xãnói chắc chắn với tôi là người Áo sẽ bỏ 99% phiếuthuận. Kết quả gần đúng như thế: 99,08% ở Đức và99,75% ở Áo.

Thế là, nướcÁo đã ra đi khỏi lịch sử. Ban đầu đất nước này cótên là Ostmark và chẳng bao lâu cái tên này cũng bị bãibỏ. Đức điều hành nước này theo cách điều hành cáctỉnh khác. Vienna chỉ là một thành phố của Đế chế,một trung tâm hành chính cấp tỉnh.

Trong những tuầnlễ đầu, thái độ của Quốc xã Áo còn tồi tệ hơnnhững gì tôi đã từng thấy ở Đức. Từ ngày này quangày khác, phần lớn đàn ông và phụ nữ Do Thái đã bịbắt quét dọn hè phố và cống rãnh. Trong khi họ làmviệc trên 2 bàn tay và 2 đầu gối, thì những binh sĩ ÁoNâu đứng xung quanh chế nhạo, từng nhóm người kéo đếnmắng nhiếc họ. Hàng trăm đàn ông và phụ nữ Do Tháibị bắt giữ trên đường phố và bị ép cọ rửa nhàvệ sinh công cộng và nhà vệ sinh trong những doanh trạicủa lực lượng S.A. và S.S... Hàng chục nghìn ngườikhác bị giam. Tài sản của họ bị tịch thu hoặc bịcướp đi. Từ căn hộ của mình, chính tôi nhìn thấynhững toán S.S. mang đi những món gia dụng làm bằng bạc,thảm treo tường, những bức hoạ và nhiều món khác từbiệt thự Rothschild kế bên. Nam tước Louis de Rothschildtìm đường thoát ra khỏi Vienna bằng cách giao nhà máythép của ông cho tổ hợp Hermann Goering. Có lẽ phân nửatrong số 180.000 người Do Thái ở Vienna, tính đến lúcThế chiến II bắt đầu, đã mua tự do của họ bằngcách giao nộp tài sản cho Quốc xã để di cư qua nướckhác.

Việc bán cháctự do con người được quản lý bởi một cơ quan đặcbiệt do Heydrich thiết lập trong lực lượng S.S., gọi là"Văn phòng Di cư người Do Thái", là cơ quan Quốc xãduy nhất có quyền cấp giấy phép cho người Do Thái rờikhỏi đất nước. Karl Adolf Eichmann – Đảng viên Quốcxã Áo, người đồng hương với Hitler ở Linz – điềuhành cơ quan nói trên từ đầu đến cuối. Dần dà, cơquan này phụ trách thêm việc thảm sát trên 4 triệungười, phần lớn là Do Thái.

Himmler vàHeydrich cũng nhân cơ hội họ đến Áo trong những tuầnlễ đầu sau khi sáp nhập để lập nên một trại tậptrung khổng lồ ở Mauthausen, trên bờ bắc của sôngDanube gần Enns. Quá phiền phức khi phải chuyển vận hàngnghìn người từ Áo đến những trại tập trung ở Đứcnên Himmler quyết định Áo cũng cần có trại tập trungriêng. Trước khi Đế chế Thứ Ba sụp đổ, nạn nhânngoài nước Áo nhiều hơn cả số người địa phương vàMauthausen trở thành trại tập trung Đức (những trại huỷdiệt ở phía Đông là loại khác) với con số tử hìnhchính thức là 35.318 trong 6 năm rưỡi.

Cho dù có chếđộ khủng bố của Gestapo do Himmler và Heydrich cầm đầu,thì hàng trăm nghìn người Đức vẫn đổ xô đến Áo,nơi họ có thể dùng đồng mác để trả cho những bữaăn thịnh soạn mà nhiều năm họ không được ăn ở Đức,đồng thời cũng là để nghỉ dưỡng với giá cả thấpở những vùng núi và hồ của Áo mà không nơi nào khácsánh bằng. Những doanh nhân và nhà băng Đức cũng kéođến để mua lại với giá hời tài sản của người DoThái và người chống Quốc xã. Trong số những ngườiđến Áo với nụ cười trên môi có Tiến sĩ Schacht, vẫnlà quốc vụ khanh kiêm Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Đứccho dù đã cãi cọ với Hitler. Ông ta lấy làm vui vì việcsáp nhập Áo vào Đức. Ông đến để tiếp nhận Ngânhàng Quốc gia Áo thay mặt Ngân hàng Quốc gia Đức trướccả ngày sáp nhập. Vào ngày 21 tháng 3, khi nói chuyện vớiNgân hàng Áo, Tiến sĩ Schacht chế giễu báo chí nướcngoài vì đã phê phán cách thức Hitler sáp nhập Áo, biệnluận rằng việc sáp nhập là

"hệ luỵ của vô số phảnbội và hành động vũ lực mà các nước trên thế giớiđã gây ra nhằm chống lại chúng tôi.

Cảm ơn Thượng đế...Adolf Hitler đã tạo ra một nước thống nhất của ý chíĐức và tư tưởng Đức. Ông tăng cường củng cố mộtđất nước thống nhất với Quân đội và cuối cùngthực hiện sự thống nhất giữa Đức và Áo.

Không có ai tìm thấy tươnglai với chúng tôi mà không đồng lòng ủng hộ AdolfHitler... Ngân hàng Quốc gia sẽ luôn đi theo Quốc xã, nếukhông tôi sẽ ngưng làm Thống đốc."

RồiTiến Sĩ Schacht chủ trì lễ tuyên thệ của các nhân viênÁo để "trung thành và tuân phục Lãnh tụ". Ông hôlên: "Kẻ nào phạm lời thề là thứ vô lại!". Rồiông dẫn đầu người tham dự cùng nhau hát to 3 lần bàihát của Quốc xã Sieg Heil.

Trong lúc ấy,Tiến sĩ Schuschnigg bị bắt và bị đối xử một cáchhèn hạ đến nỗi khó mà tin rằng đó không phải là dolệnh của chính Hitler. Ông bị giam lỏng ở nhà trong thờigian từ 12 tháng 3 đến 28 tháng 5 năm 1938, đồng thờiMật vụ cũng làm đủ mọi cách khiến ông không thể ngủđược. Kế đến, ông bị mang đến tổng hành dinh Mậtvụ trong khách sạn Metropole ở Vienna, nơi ông bị giamtrong một căn phòng nhỏ trong 7 tháng kế tiếp. Với mộtchiếc khăn tắm được phát để sử dụng riêng, ông bịbắt phải lau chùi buồng ngủ, bồn rửa mặt, nhà vệsinh của bảo vệ S.S. và những công việc chân tay thấpkém khác mà Mật vụ có thể nghĩ ra. Ngày 11 tháng 3 năm1939, đúng 1 năm sau khi bị mất chức, ông sụt đi 25 kgnhưng bác sĩ vẫn báo cáo ông có sức khoẻ rất tốt.Những năm bị giam cô lập và tiếp tục cuộc sống "giữanhững người chết" trong các trại tập trung tệ hạinhất như Dachau và Sachsenhausen đã được Tiến sĩSchuschnigg mô tả trong cuốn sách của mình, mang tựa đềAustrian Requiem (Bài cầu hồn cho nước Áo).

Ngay sau khi bịbắt, ông được phép kết hôn (lúc này ông đang góa vợ)bằng cách uỷ quyền với nguyên Nữ Bá tước VeraCzernin. Trong những năm cuối của Thế chiến II, bà đượcphép sống cùng ông trong trại tập trung cùng đứa consinh năm 1941. Làm thế nào họ sống sót được trong cảnhgiam cầm là một phép lạ. Cùng sống sót với họ là mộtsố nạn nhân nổi tiếng của cơn thịnh nộ của Hitlergiống như Tiến sĩ Schacht, đó chính là cựu Thủ tướngPháp Léon Blum cùng với vợ, Mục sư Niemoeller cùng mộtsố tướng lĩnh cao cấp và Hoàng thân Philip xứ Hesse.

Ngày 1 tháng 5năm 1945, nhóm tù nhân gồm những nhân vật nổi tiếngnày bị vội vã mang ra khỏi Dachau và đưa về miền Namđể tránh Quân đội Mỹ đến giải thoát. Họ đến mộtngôi làng nằm trên một dãy núi cao ở miền Nam Tyrol. Mậtvụ cho Schuschnigg xem bản danh sách những người mà, theolệnh của Himmler, sẽ bị xử tử để không rơi vào tayĐồng Minh. Schuschnigg thấy tên của ông và vợ mình. Tinhthần ông trĩu nặng. Đã sống sót sau một thời gian dàinhư thế này – và rồi bị xử tử vào phút cuối!

Tuy nhiên, ngày4 tháng 5, Schuschnigg có thể ghi vào nhật ký:

"Vào lúc 2 giờ chiều nay,còi báo động! Quân Mỹ!

Một toán binh sĩ Mỹ chiếmlấy khách sạn.

Chúng ta được tự do!"

Trởlại với Áo. Không cần bắn một phát súng và không cósự can thiệp của Anh, Pháp và Liên Xô vốn có lực lượngquân sự áp đảo, Hitler thêm 7 triệu thần dân vào Đếchế và chiếm được một vị trí chiến lược có giátrị cực kỳ lớn lao cho những kế hoạch trong tương laicủa ông ta. Quân đội Đức chế ngự Tiệp Khắc ở 3mặt và Áo chính là cửa ngõ mở ra vùng Đông Nam châuÂu. Là thủ phủ của Đế quốc Áo-Hung khi xưa, Vienna từlâu đã là trung tâm giao thông và mậu dịch của miềnNam và Đông Nam châu Âu. Bây giờ, một trung tâm như thếlại nằm trong tay Đức.

Có lẽ điềuquan trọng nhất đối với Hitler là biểu hiện cho thấycả Anh lẫn Pháp không hề nhấc một ngón tay để ngăncản ông. Ngày 14 tháng 3 năm 1938, Chamberlain phát biểutrước Nghị viện về chuyện đã rồi ở Áo. Ông tuyênbố:

"Điều không thể chốicãi là không gì có thể ngăn chặn chuyện đã xảy ra [ởÁo] – trừ phi quốc gia này và những quốc gia khác đãđược chuẩn bị để sử dụng vũ lực."

Hitlerthấy rõ rằng vị Thủ tướng Anh không muốn sử dụngvũ lực và cũng không muốn phối hợp với những cườngquốc khác trong việc ngăn chặn động thái của Đứctrong tương lai. Chính phủ Liên Xô đề xuất hội nghịcác cường quốc, trong hoặc ngoài Hội Quốc liên, đểxem xét những biện pháp nhằm đảm bảo Đức không cònhiếu chiến. Chamberlain tỏ ra thờ ơ với hội nghị nhưthế, cho rằng việc này có thể gây hậu quả là sựthành lập những nhóm quốc gia thù địch. Hiển nhiên làông bỏ qua hoặc xem nhẹ Trục Ý-Đức hoặc Hiệp ướcChống Đệ tam Quốc tế của Đức, Ý và Nhật.

Chamberlain cũngtuyên bố một quyết định khiến cho Hitler càng vui hơn.Ông bác bỏ cả 2 đề nghị: Anh nên đảm bảo trợ giúpTiệp Khắc nếu nước này bị tấn công và Anh nên hỗtrợ Pháp nếu Pháp được kêu gọi thực hiện nghĩa vụcủa Hiệp ước Pháp-Tiệp Khắc. Bây giờ, Hitler biếtAnh sẽ đứng ngoài nếu mình xử lý nạn nhân kế tiếp.Và nếu Anh đứng ngoài, liệu Pháp cũng có đứng ngoàikhông? Hitler biết rằng, theo điều khoản của các hiệpước Liên Xô-Pháp và Liên Xô-Tiệp Khắc, Liên Xô khôngcó nghĩa vụ phải giúp Tiệp Khắc nếu Pháp không hànhđộng trước. Hitler cũng chỉ cần biết có thế đểtiến hành kế hoạch mới.

Sau thành công ởÁo, Hitler có thể tin rằng các tướng lĩnh chẳng cònngáng trở mình nữa. Nếu có còn nghi ngờ, đoạn kếtcủa vụ việc về Fritsch sẽ giải toả tất cả.

Như ta đã biết,phiên xử Tướng von Fritsch ngày 10 tháng 3 bất ngờ bịđình hoãn. Phiên toà nhóm họp lại ngày 17 tháng 3 năm1938, nhưng xét qua những sự kiện mới nhất, nó chẳngcòn có ý nghĩa nhiều. Sau khi Hitler thôn tính được Áomà không cần bắn một phát súng nào, không ai ở Đứckể cả giới tướng lĩnh ngày trước còn muốn ủng hộTướng von Fritsch.

Đúng là Fritschđược minh oan. Sau khi Goering đóng vai thẩm phán công bằngnhất, nhân chứng Schmidt thừa nhận rằng Mật vụ đãdoạ lấy mạng sống anh nếu anh không tố cáo Tướng vonFritsch và 2 cái tên gần giống nhau: Fritsch (của vị tướngđương nhiệm) và Frisch (của người sĩ quan về hưu) dẫnđến việc dàn cảnh. Fritsch và Quân đội không làm gìđể làm rõ vai trò thực sự của Mật vụ, cũng như làmrõ tội trạng cá nhân của Himmler và Heydrich trong việctạo dựng lời cáo gian. Qua ngày 18 tháng 3, phiên toà kếtluận với phán quyết là bị cáo vô tội.

Cá nhân Tướngvon Fritsch được minh oan, nhưng ông không được phục hồichức vụ. Vì là phiên toà xử kín, công chúng không biếtgì cả về vụ việc. Ngày 25 tháng 3, Hitler gửi một bứcđiện chúc mừng Fritsch được "hồi phục sức khoẻ".

Chỉ có thế.

Vị tướng bịthất thế, người không muốn tố cáo Himmler trong phiêntoà, bây giờ thách thức Himmler đấu tay đôi. Văn bảnthách thức được Tướng Beck soạn thảo theo đúng quytắc danh dự quân sự truyền thống, được trao cho Tướngvon Rundstedt để đưa đến Himmler. Nhưng Rundstedt ngầnngại, mang văn bản trong túi áo cả nhiều tuần, rồicuối cùng quên luôn.

Tướng vonFritsch và tất cả những giá trị mà ông thể hiện,chẳng bao lâu nữa sẽ mờ nhạt khỏi đời sống Đức.Tháng Mười hai, ông viết cho người bạn là Nữ Côngtước Margot von Schutzbar một bức thư cho thấy sự hoangmang mà ông – giống như nhiều tướng lĩnh khác – đãsa vào:

"Quả là điều lạ kỳkhi quá nhiều người nhìn về tương lai với nỗi sợ hãingày càng tăng, dù cho có những thành công không ai chốicãi được của Lãnh tụ trong những năm sau này...

Không lâu sau cuộc chiến[Thế chiến I], tôi đi đến kết luận rằng ta phảichiến thắng trong 3 cuộc đấu tranh nếu muốn nước Đứctrở lại là cường quốc:


Cuộc đấu tranh chống giai cấp công nhân – Hitler đã thắng.

Chống Giáo hội Công giáo..., và

Chống người Do Thái.

Ta đang ở giữa những cuộcđấu tranh này, cuộc đấu tranh chống người Do Thái làquan trọng nhất. Tôi hi vọng mọi người đều nhận thứctính phức tạp của chiến dịch này."

Ngày7 tháng 8 năm 1939, khi đám mây của chiến tranh trở nênmù mịt hơn, ông viết cho Nữ Công tước:

"Dù trong hoà bình hay chiếntranh, tôi cũng sẽ không dự vào bất kỳ phần nào trongnước Đức của Hitler. Tôi có đích nhắm là tháp tùngtrung đoàn của tôi, bởi vì tôi không thể ở nhà."

Ônglàm đúng như thế. Ngày 11 tháng 8 năm 1938, ông đượcphong làm Đại tá để chỉ huy trung đoàn cũ của mình,Trung đoàn Pháo binh 12, nhưng chỉ là một chức vụ danhdự. Ngày 22 tháng 9 năm 1939, ông là đích nhắm của mộtxạ thủ súng máy Ba Lan khi bao vây Warsaw và 4 ngày sau, ôngđược mai táng ở Berlin với toàn bộ nghi thức quân sự,trong một buổi sáng lạnh lẽo vì trời mưa. Trong nhậtký, tôi ghi đó là một trong những ngày buồn thảm nhấtmà tôi đã từng trải qua ở thủ đô.

Với việc sathải Fritsch khỏi chức vụ Tư lệnh Lục quân 12 thángtrước, Hitler đã hoàn toàn chiến thắng thành trì cuốicùng của phe chống đối ở Đức – tức là giai cấpchỉ huy quân sự xưa cũ. Bây giờ, vào mùa xuân 1938, bằngchiến thuật khôn ngoan ở Áo, ông củng cố thêm vị thếcủa mình đối với Quân đội, chứng tỏ tài lãnh đạocan đảm và nhấn mạnh rằng chỉ mình ông mới có quyềnra quyết định về các chính sách ngoại giao, còn Quânđội chỉ có nhiệm vụ dùng vũ lực hoặc đe doạ dùngvũ lực. Hơn nữa, không cần phải hy sinh người nào, ôngcho Quân đội một vị trí chiến lược khiến cho TiệpKhắc không thể nào phòng thủ được về mặt quân sự.Không nên mất thời giờ, phải lợi dụng cơ hội nàyngay.

Ngày 21 tháng 4năm 1938, 11 ngày sau cuộc trưng cầu dân ý về nước Áo,Hitler cho triệu Tướng Keitel, Tham mưu trưởng Bộ Chỉhuy Tối cao Quân lực, đến để thảo luận Phương ánMàu Lục.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro