CON ĐƯỜNG ĐẾN MUNICH

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


PHƯƠNGán Màu Lục là mật mã của kế hoạch tấn công bất ngờTiệp Khắc, do Thống chế von Blomberg soạn thảo và đượcHitler bổ sung chi tiết trong huấn từ cho tướng lĩnh vàongày 5 tháng 11 năm 1937. Trong những ngày này, Hitler nhắcnhở họ rằng "đòn đánh phủ lên đầu bọn Tiệp"phải "được thực hiện với tốc độ sấm sét" vàcó thể diễn ra "sớm nhất là năm 1938".

Việc thôn tínhÁo một cách dễ dàng khiến cho Phương án Màu Lục cótính khẩn trương: cần phải cập nhật và chuẩn bịthực hiện ngay từ bây giờ. Vì mục đích này mà Hitlercho triệu Keitel đến ngày 21 tháng 4 năm 1938. Ngày hômsau, Thiếu tá Rudolf Schmundt, tân tuỳ viên quân sự củaHitler, đã soạn bản tóm tắt để thảo luận gồm có 3phần: "phương diện chính trị", "kết luận về quânsự" và "tuyên truyền". Hồ sơ Phương án Màu Lụcđược quân Mỹ tịch thu nguyên vẹn ở Berchtesgaden vàbản tóm tắt buổi họp ngày 21 tháng 4 cũng có trong hồsơ này.

Hitler bác bỏviệc tấn công "mà không có nguyên nhân hoặc minh chứng"vì "dư luận thế giới thù địch có thể dẫn đếntình hình nguy kịch". Ông nghĩ đến phương án thứ hai:"Hành động sau một thời gian đàm phán chính trị đểdần dần đưa đến khủng hoảng và chiến tranh" làkhông thích hợp vì "phải loại bỏ những biện pháp anninh của Tiệp Khắc".

Rốt cuộc, Lãnhtụ thiên về phương án thứ ba: "Hành động sấm sétdựa trên một sự cố (ví dụ: việc ám sát một bộtrưởng Đức trong một cuộc biểu tình chống Đức)".Ta còn nhớ một "sự cố" như thế đã được trùđịnh để biện minh cho việc xâm lăng Áo, khi Papen bịchỉ định là nạn nhân của vụ ám sát. Trong thế giớicôn đồ của Hitler, thì việc hy sinh các nhà ngoại giaoĐức ở nước ngoài là hoàn toàn có thể.

Hitler nhấn mạnhvới Keitel về sự cần thiết phải hành động nhanhchóng:

"4 ngày đầu có tính quyếtđịnh về mặt chính trị. Nếu không đạt thành côngđáng kể về quân sự, chắc chắn châu Âu sẽ dấy lênkhủng hoảng. Chuyện đã rồi sẽ thuyết phục các cườngquốc là chẳng còn có hi vọng gì để can thiệp bằngquân sự nữa".

NướcCộng hoà Tiệp Khắc, mà bây giờ Hitler quyết chí tiêudiệt, được thành lập sau Thế chiến I từ các hoà ướcmà người Đức rất căm ghét. Được tách ra từ Đếquốc Habsburg cũ, Tiệp Khắc đã phát triển thành mộttrong những nước dân chủ và phồn thịnh nhất Trung Âu.

Nhưng vì cónhiều dân tộc khác nhau, ngay từ đầu Tiệp Khắc đã bịgiằng co bởi những vấn nạn nội bộ mà suốt 20 nămvẫn chưa thể giải quyết được. Đó là vấn nạn củanhững dân tộc thiểu số. Có 1 triệu người Hungary, nửatriệu người Ruthenia và 3 triệu rưỡi người ĐứcSudeten. Các dân tộc này tha thiết với "đất mẹ" củahọ, lần lượt là Hungary, Nga và Đức, tuy rằng ngườiĐức ở Sudetenland chưa bao giờ thuộc về Đế chế Đức(ngoại trừ xưa kia là một phần của Đế quốc La MãThần thánh) mà chỉ thuộc về Áo. Nói chung, các dân tộcnày đòi hỏi có thêm quyền tự trị.

Ngay cả ngườiSlovak, chiếm ¼ trong số 10 triệu người Tiệp Khắc, cũngmuốn được phần nào tự trị. Hai nhóm Slovak và Séc dicư sang Mỹ đã ký hiệp định cho người Slovak quyền lậpChính phủ, Nghị viện và Toà án riêng. Nhưng Chính phủở Prague không cảm thấy bị bắt buộc phải tuân thủhiệp định này.

So với nhữngdân tộc thiểu số ở phương Tây, thậm chí là ở Mỹ,thì những dân tộc thiểu số ở Tiệp Khắc vẫn khôngbị lép vế. Họ có quyền dân chủ và tự do cá nhântrọn vẹn – ngay cả quyền được bầu cử – và cóthêm cả quyền được lập trường học riêng và duy trìnền tảng văn hoá của riêng mình. Lãnh tụ các dân tộcthiểu số thường là bộ trưởng trong chính quyền Trungương. Tuy nhiên, người Séc không thể giải quyết nhữngvấn đề của người thiểu số. Họ thường có tư tưởngái quốc cực đoan và thiếu khôn khéo. Trên hết, các dântộc thiểu số cho rằng Chính phủ Tiệp Khắc đã khôngtôn trọng những cam kết trong Hội nghị Hoà bình Parisnăm 1919 về việc thành lập thể chế liên bang tương tựnhư Thuỵ Sĩ.

Điều mỉa mailà người Đức Sudeten có vị thế khá cao trong nướcTiệp Khắc – chắc chắn cao hơn bất kỳ dân tộc thiểusố nào khác trong nước và cao hơn cả những dân tộcthiểu số Đức ở Ba Lan hoặc ở Phát xít Ý. Nhưng họbất mãn với tính hà khắc vụn vặt của quan chức địaphương người Séc và thái độ kỳ thị đôi lúc xảy raở thủ đô Prague. Sống trong các vùng Tây Bắc và TâyNam công nghiệp hoá, họ giàu lên và dần dà trở nên hoàthuận với người Séc, họ vẫn tiếp tục đòi hỏi thêmquyền tự trị và sự tôn trọng đối với các quyền vềngôn ngữ và văn hoá. Trước khi Hitler nổi lên, không cóphong trào chính trị nghiêm túc nào đòi hỏi hơn thế.

Thế rồi, khiHitler nắm quyền Thủ tướng năm 1933, cơn bão Quốc xãtràn đến người Đức Sudeten. Năm ấy, một giáo viênmôn thể dục dụng cụ tên Konrad Henlein đã thành lậpĐảng người Đức Sudeten (SDP). Đến năm 1935, Bộ Ngoạigiao Đức bí mật hỗ trợ tài chính Đảng ở mức 15.000mác mỗi tháng. Trong vòng vài năm, Đảng này chiếm đượcđa số trong cộng đồng người Đức ở Sudeten. Vào lúcÁo bị sáp nhập vào Đức, Đảng SDP đã sẵn sàng nghetheo lệnh của Hitler.

Để nhận lệnh,Henlein đi đến Berlin. Ngày 28 tháng 3 năm 1938 thì ông tađã ngồi họp với Hitler trong 3 tiếng đồng hồ. Chỉthị của Hitler, như ghi trong một bản ghi nhớ của BộNgoại giao, là: "Đảng SDP phải đưa ra những đòi hỏimà Chính phủ Tiệp Khắc không thể chấp nhận". Nhưchính Henlein tóm tắt quan điểm của Hitler: "Ta phảiluôn đòi hỏi nhiều để ta không bao giờ hài lòng".

Vì thế, hoàncảnh khó khăn của người Đức thiểu số ở Tiệp Khắc– giống như Danzig ở Ba Lan 1 năm sau – đối với Hitlerchỉ là cái cớ để quấy động mảnh đất mà ông thèmthuồng, khuynh đảo, tung hoả mù và gây hiểu lầm giữanhững bạn hữu của mảnh đất ấy, đồng thời che giấuđi mục đích thực sự của ông ta. Mục đích là gì thìHitler đã vạch rõ trong bài diễn thuyết lê thê ngày 5tháng 11 năm 1937 cho giới lãnh đạo quân sự và trong chỉthị đầu tiên của Phương án Màu Lục: hạ gục TiệpKhắc và chiếm lấy lãnh thổ cùng dân cư cho Đế chếThứ Ba.

Mặc cho nhữnggì đã xảy ra ở Áo, các nhà lãnh đạo Anh và Pháp vẫnchưa nhận ra điều này. Suốt mùa xuân và mùa hè, thậtra ngay cả cho đến cuối cùng, Thủ tướng Chamberlain vàThủ tướng Daladier cùng với phần lớn thế giới vẫncòn điềm nhiên tin rằng Hitler chỉ mong muốn sự bìnhđẳng cho người Đức ở Tiệp Khắc.

Thật vậy, khinhững ngày mùa hè trở nên ấm áp hơn, 2 Chính phủ Anhvà Pháp cố tìm cách tạo áp lực lên Chính phủ ngườiSéc để nhượng bộ thêm cho người Đức Sudeten. 4 ngàysau, tức ngày 7 tháng 5 năm 1938, hai Đại sứ Anh và Pháptại Prague thúc giục Chính phủ người Séc "đi đếngiới hạn tột cùng" để đáp ứng những đòi hỏi củangười Đức Sudeten. Hitler và Ribbentrop hẳn là phải rấtvui mừng khi thấy 2 Chính phủ Anh và Pháp lo lắng giúp đỡĐức đến thế.

Tuy vậy, tronggiai đoạn này, Đức vẫn cần che giấu ý đồ. Ngày 12tháng 5, Henlein bí mật đến Đức để nhận chỉ thịcủa Ribbentrop về cách hành xử khi đến Anh. Một bảnghi nhớ của Nam tước Ernst von Weizsaecker ở Bộ Ngoạigiao chỉ rõ:

"Henlein sẽ phủ nhận ôngđang thi hành chỉ thị từ Berlin... Cuối cùng, Henlein sẽnói về sự phân hoá cùng cực trong cơ cấu chính trị ởTiệp Khắc, để làm nản lòng những ai còn muốn can dự..."

Cùngngày, Công sứ Đức tại Prague tham mưu cho Ribbentrop vềviệc che đậy sự chi tiền và ra chỉ thị cho Đảngngười Đức Sudeten. Ngày 14 tháng 5, Weizsaecker thông báocho Đại sứ Hugh R. Wilson của Mỹ tại Berlin rằng Đứce sợ nhà cầm quyền Tiệp Khắc đang cố tình làm dấylên một cuộc khủng hoảng toàn châu Âu khác nhằm ngănchặn "sự tan rã của Tiệp Khắc".

Hai ngày sau,Thiếu tá Schmundt, tuỳ viên quân sự của Hitler, thay mặtgửi một bức điện khẩn và "bí mật nhất" đến BộChỉ huy Tối cao Quân lực, hỏi có bao nhiêu sư đoàn dọcbiên giới Tiệp Khắc "sẵn sàng hành quân trong 12 giờ,trong trường hợp phải điều quân". Trung tá Zeitzlerthuộc Bộ Chỉ huy Tối cao Quân lực trả lời lập tức:"12". Hitler vẫn chưa thoả mãn, đòi hỏi: "Yêu cầugửi mã số của các sư đoàn". Câu trả lời liệt kêmã số của 10 sư đoàn bộ binh, thêm 1 sư đoàn thiếtgiáp và 1 sư đoàn quân sơn cước.

Hitler càng trởnên bồn chồn. Ngày hôm sau, ông hỏi Bộ Chỉ huy Tốicao Quân lực thông tin chính xác về những lô cốt màTiệp Khắc xây dựng trên dãy núi Sudeten dọc biên giới– được xem như Phòng tuyến Maginot của Tiệp Khắc.Zeitzler trả lời cùng ngày với một bức điện dài và"bí mật nhất" cung cấp nhiều chi tiết về hệ thốngphòng thủ của Tiệp Khắc, vạch rõ rằng hệ thống nàykhá vững chắc.

CUỘCKHỦNG HOẢNG ĐẦU TIÊN: THÁNG 5 NĂM 1938


ThứSáu ngày 20 tháng 5 năm 1938 bắt đầu một cuộc khủnghoảng mà sau này được gọi là "Khủng hoảng thángNăm". Trong 48 giờ đầu, các Chính phủ Anh, Pháp, TiệpKhắc và Liên Xô trở nên hốt hoảng tin rằng châu Âuđang ở gần bờ vực chiến tranh hơn là bất kỳ thờiđiểm nào khác kể từ mùa hè 1914. Đây có lẽ chủ yếulà do kế hoạch của Đức tấn công Tiệp Khắc bị ròrỉ. Vì tin như thế mà Tiệp Khắc bắt đầu động binh,còn Anh, Pháp và Liên Xô biểu lộ sự cứng rắn và hợpnhất để đối phó với mối đe doạ từ Đức.

Cùng ngày, TướngKeitel gửi đến Hitler bản thảo mới của Phương án MàuLục mà ông và các phụ tá đã bỏ công viết ra. Trongmột bức thư với nội dung đầy vẻ quỵ luỵ, Keitelgiải thích rằng Phương án có tính đến "trường hợpsáp nhập Áo vào Đế chế Đức" và rằng Phương án đãkhông được mang ra thảo luận với tư lệnh 3 quân chủngtrừ phi "ngài, Lãnh tụ của tôi" cho phép và ký tênvào.

Chỉ thị mớicho Phương án Màu Lục đề ngày 20 tháng 5 năm 1938 là mộtvăn kiện đáng chú ý và khá quan trọng. Đó là mô hìnhcủa cách thức Quốc xã trù hoạch cho chiến dịch tấncông mà sau này cả thế giới đều quen thuộc. Văn kiệnbắt đầu bằng:

"Chủ định của tôi khôngphải là đập tan Tiệp Khắc bằng vũ lực trong tươnglai gần, trừ phi bị khiêu khích hoặc vì có sự cốkhông tránh khỏi... mà bên trong Tiệp Khắc phải bắtbuộc dẫn đến các hành động, hoặc những biến cốchính trị ở châu Âu tạo nên cơ hội thuận lợi mà cólẽ không bao giờ có lại".

Ba"khả năng chính trị để động binh" được xét qua.Khả năng thứ nhất, "tấn công bất ngờ mà không cólý do bên ngoài" bị bác bỏ.

"Nên động binh trong cáctrường hợp:


Sau một giai đoạn gia tăng những tranh luận và căng thẳng chính trị kết hợp với những bước chuẩn bị quân sự, khai thác lợi thế để đổ lỗi cho kẻ thù.

Bằng hành động sấm sét do hậu quả của một sự cố nghiêm trọng nhằm biện minh về mặt đạo đức, dưới con mắt của ít nhất một phần dư luận thế giới, cho biện pháp quân sự.

Trường hợp (b) là thoảđáng hơn, khi xét qua cả 2 khía cạnh quân sự và chínhtrị".

Vềviệc hành quân, phải đạt kết quả trong vòng 4 ngàychính là để "chứng tỏ cho các kẻ thù muốn can thiệpthấy rõ tình hình tuyệt vọng của Quân đội Tiệp Khắcvà cũng tạo động lực cho những nước có đòi hỏi vềlãnh thổ cùng hợp nhất chống Tiệp Khắc".

Những nước đóchính là Hungary và Ba Lan, đồng thời kế hoạch này mongđợi họ sẽ tham gia. Có lẽ Pháp sẽ không giúp đỡTiệp Khắc, nhưng "phải dè chừng Nga sẽ hỗ trợ TiệpKhắc về mặt quân sự".

Bộ Chỉ huy Tốicao Quân lực, hoặc ít nhất là Keitel và Hitler, tỏ ra tựtin rằng Pháp sẽ không hành động, đến nỗi chỉ điều"lực lượng tối thiểu che mặt sau phía Tây" và khẳngđịnh là "phải sử dụng toàn sức mạnh của mọi lựclượng để tiến công Tiệp Khắc".

Đó sẽ làchiến tranh toàn diện. Lần đầu tiên trong việc đặt kếhoạch cho binh sĩ Đức, giá trị của cái mà văn kiệnchỉ thị gọi là "chiến tranh tuyên truyền" và "chiếntranh kinh tế" được nhấn mạnh, đồng thời hoà quyệntrong kế hoạch tấn công tổng thể.

"Chiến tranh tuyên truyềnphải một mặt trấn áp người Tiệp Khắc qua cách doạnạt và làm suy yếu ý chí kháng cự, mặt khác làm chocác dân tộc thiểu số hỗ trợ hành động quân sự củata và gây ảnh hưởng lên những phe nhóm trung lập nhằmtạo thuận lợi cho ta.

Chiến tranh kinh tế có nhiệmvụ sử dụng mọi nguồn lực kinh tế sẵn có để thúcđẩy sự suy sụp của Tiệp Khắc... Trong quá trình tácchiến,... phải nhanh chóng thu thập thông tin về nhữngnhà máy quan trọng và khởi động lại càng sớm càngtốt. Vì lý do này, nếu điều kiện tác chiến cho phépthì không được gây thiệt hại cho cơ sở công nghệ vàkỹ thuật của Tiệp Khắc..."

Môhình tấn công của Quốc xã về cơ bản là không đượcthay đổi và sẽ được áp dụng để đi từ thành côngnày qua thành công khác, cho đến khi thế giới bừng tỉnhnhận ra thì đã quá muộn.

Sau giữa trưangày 20 tháng 5 năm 1938, Công sứ Đức ở Prague gửi bứcđiện "khẩn và bí mật nhất" đến Berlin, báo cáorằng Chính phủ Tiệp Khắc quan ngại về nguồn tin Đứcđang tập trung quân đội và dù ông đã trấn an họ, thìông vẫn muốn Berlin thông báo cho ông rõ tình hình.

Đây là khởiđầu cho một loạt những trao đổi ngoại giao gây chấnđộng ở châu Âu rằng Hitler đang chuẩn bị chiến tranh.Theo chỗ tôi biết, không ai rõ làm thế nào tình báo củaAnh và Tiệp Khắc lại nắm bắt được thông tin về việcđộng binh của Đức. Báo chí có đăng tải sự di chuyểncủa Quân đội Đức, lời tuyên bố của Henlein cắt đứtvòng đàm phán với Chính phủ Tiệp Khắc và cũng cóchiến tranh tuyên truyền của Goebbels tường thuật nhữngcâu chuyện về Chính phủ Tiệp Khắc "khủng bố"người Đức Sudeten. Tất cả khiến cho bầu không khícăng thẳng đến cùng cực.

Dù sự chuyểnđộng của Quân đội Đức liên quan đến những cuộcdiễn tập mùa xuân, nhưng các tài liệu tịch thu đượcsau chiến tranh lại không cho thấy việc tập trung Quânđội Đức dọc biên giới Tiệp Khắc vào lúc này. Haitài liệu của Bộ Ngoại giao Đức ngày 21 tháng 5 củaĐại tá Jodl ở Bộ Chỉ huy Tối cao Quân lực cho thấykhông có sự tập trung của Quân đội Đức ở Silesiahoặc vùng Hạ nước Áo. Jodl khẳng định trong các báocáo không dành cho nước ngoài đọc rằng chẳng có gì cả"ngoài những cuộc tập trận thời bình". Nhưng biêngiới với Tiệp Khắc không phải hoàn toàn vắng bóngquân Đức. Như ta đã biết, vào ngày 16 tháng 5 Hitler đãđược Bộ Chỉ huy Tối cao Quân lực thông báo có 12 sưđoàn Đức "sẵn sàng lên đường trong vòng 12 giờ".

Có thể nàotình báo Tiệp Khắc hoặc Anh bắt được các bức điệntrao đổi thông tin này? Hoặc họ đã tiếp cận đượcvăn kiện của Keitel gửi cho Hitler ngày 20 tháng 5 chăng?Vì lẽ, ngày hôm sau Tham mưu trưởng Quân đội TiệpKhắc, Tướng Kreici, báo cho Tùy viên Quân sự Đức tạiTiệp Khắc, Đại tá Toussaint, là ông có "bằng chứngkhông thể chối cãi là từ 8 đến 10 sư đoàn Đức đãđược huy động ở Saxony". Số sư đoàn không sai sựthật là bao, tuy cách thức động binh thì không chính xác.

Dù sao đi nữa,chiều ngày 20 tháng 5 năm 1938, sau buổi họp Nội các khẩncấp, Tổng thống Beneš quyết định động binh một phầnngay lập tức. Một phần quân trù bị được gọi vàoQuân đội. Trái với người Áo 2 tháng trước, Chính phủTiệp Khắc quyết tâm chiến đấu.

Việc Tiệp Khắcđộng binh một phần khiến cho Hitler lên cơn giận dữ vàông càng giận hơn khi nhận được thông báo của các Đạisứ Anh và Pháp, cảnh cáo Đức rằng tấn công Tiệp Khắccó nghĩa là chiến tranh toàn châu Âu.

Đức chưa baogiờ chịu sức ép ngoại giao của Anh như lần này. Đạisứ Anh, Nevile Henderson, liên tục gọi đến Bộ Ngoạigiao Đức để dò hỏi về những chuyển động của Quânđội Đức và khuyên Đức nên thận trọng. Thử tướngAnh phái nhà ngoại giao chuyên nghiệp này đến Berlin đểáp dụng tài khéo léo trong việc xoa dịu Hitler. Chắc chắnNgoại trưởng Anh Lord Halifax và Bộ Ngoại giao Anh ủng hộHenderson vì con người khéo léo, vui vẻ này không có cảmtình với Tiệp Khắc. Ông liên tiếp gặp Ngoại trưởngĐức Ribbentrop và Thứ trưởng Ngoại giao Đức vonWeizsaecker để trao thư riêng của Halifax, đồng thời nhấnmạnh rằng tình hình đang khá nghiêm trọng. Ở London, BộNgoại giao Anh cũng triệu Đại sứ Đức đến để bàytỏ quan ngại.

Qua các cuộctrao đổi này, phía Đức nhận ra rằng Chính phủ Anh chodù biết chắc Pháp sẽ giúp Tiệp Khắc, nhưng vẫn khôngxác nhận sẽ trợ giúp Tiệp Khắc. Cùng lắm thì Anh chỉtuyên bố cảnh cáo, như Halifax nói, theo như Dirksen thuậtlại: "Trong trường hợp có xung đột ở châu Âu thìkhông thể nào đoán được liệu Anh sẽ can dự haykhông". Thật vậy: đây chính là cách mạnh mẽ nhất màChamberlain sẽ hành động cho đến khi đã quá muộn đểngăn chặn Hitler. Tác giả này có cảm tưởng rằng nếuChamberlain thẳng thắn nói với Hitler rằng Anh sẽ có phảnứng mạnh khi đối diện với sự gây hấn của Đức,thì có lẽ Hitler đã không dám phiêu lưu như thế đểdẫn đến Thế chiến II. Cảm tưởng này càng đượccủng cố hơn thông qua việc nghiên cứu các tài liệu mậtcủa Đức. Đó là một lỗi lầm chết người của vịThủ tướng có thiện chí.

Tại biệt thựnghỉ dưỡng Berghof phía trên Berchtesgaden, Hitler cảm thấybẽ mặt nặng nề vì hành động của Tiệp Khắc và cũngvì sự ủng hộ của Anh, Pháp và ngay cả Liên Xô dànhcho Tiệp Khắc. Hitler càng phẫn nộ hơn vì bị cáo buộc– đúng tội nhưng quá sớm – về hành động gây hấnmà chính ông ta định sẽ thực hiện. Ông đã rà soátPhương án Màu Lục do Keitel trình nộp, nhưng thấy khôngthể áp dụng ngay được. Nén giận, ông ra lệnh cho BộNgoại giao thông báo cho phía Tiệp Khắc rõ rằng Đứckhông có ý định gây hấn và rằng tin tức về việc Đứctập trung quân đội vùng biên giới là vô căn cứ.

Các nhà lãnhđạo Tiệp Khắc, Anh, Pháp và Liên Xô đều thở phào nhẹnhõm. Hitler đã nhận được một bài học. Ông hiểu rõrằng mình không thể nào gây hấn một cách dễ dàng nhưở Áo.

Nhưng các nhàlãnh đạo nước ngoài thì không hiểu rõ Hitler.

Hitler trải quavài ngày ủ rũ ở Obersalzberg, cộng thêm lòng tức giậnsục sôi mong trả đũa Tiệp Khắc và đặc biệt Tổngthống Beneš vì nghĩ ông này đã cố tình làm nhục mình.

Đến ngày 28tháng 5 năm 1938, đột nhiên Hitler trở về Berlin và triệutập tướng lĩnh cao cấp của Quân đội để phổ biếnmột quyết định quan trọng. Chính ông kể lại trong diễnvăn đọc trước Nghị viện 8 tháng sau:

"Tôi nhất định phảigiải quyết rốt ráo vấn đề người Đức Sudeten. Vàongày 28 tháng 5, tôi ra lệnh:


Thực hiện các bước chuẩn bị cho hành động quân sự chống quốc gia này vào ngày 2 tháng 10.

Mở rộng và đẩy nhanh tiến độ hệ thống phòng thủ phía Tây...

Bắt đầu điều động ngay96 sư đoàn..."

Trướcmặt Goering, Keitel, Brauchitsch, Beck, Đô đốc Raeder,Ribbentrop và Neurath, Hitler thét lên: "Ý chí không gì laychuyển của tôi là xoá Tiệp Khắc khỏi bản đồ thếgiới!" Phương án Màu Lục lại được mang ra và đượcchỉnh sửa lần nữa.

Nhật ký củaJodl ghi lại những gì diễn ra trong tâm trí sục sôi khôngkhoan dung của Hitler.

"Chủ định của Lãnh tụ(không kích hoạt vấn đề Tiệp Khắc) được thay đổivì lý do vào ngày 21 tháng 5 Tiệp Khắc tập trung quân độicó tính chiến lược. Việc này không phải là vô duyêncớ mà đe doạ được Đức. Bởi vì Đức đã kiềm chế,nên hậu quả là làm cho Lãnh tụ mất mặt và ông khôngmuốn chuyện này lặp lại.

Vì thế, chỉ thị mới vềPhương án Màu Lục được ban hành ngày 30 tháng 5".

Cácchi tiết của chỉ thị mới về Phương án Màu Lục vềcơ bản không khác với phiên bản trình cho Hitler 9 ngàytrước. Nhưng có 2 thay đổi quan trọng. Thay vì câu mởđầu trong chỉ thị cũ: "Chủ định của tôi không phảilà đập tan Tiệp Khắc bằng vũ lực trong tương laigần...", thì chỉ thị mới ghi là: "Quyết định khônggì thay đổi của tôi là đập tan Tiệp Khắc bằng vũlực trong tương lai gần..."

Keitel giảithích "tương lai gần" có nghĩa là chậm nhất là ngày1 tháng 10 năm 1938.

Đó là ngày màHitler sẽ theo đuổi cho đến cùng dù cho bao thăng trầm,dù trải qua hết cuộc khủng hoảng này đến cuộc khủnghoảng khác và ở bờ vực của chiến tranh, mà không hềchùn bước.

CÁCTƯỚNG LĨNH NAO NÚNG


Ngày30 tháng 5 năm 1938, Jodl ghi vào nhật ký là "... những ýđịnh ban đầu của Quân đội phải thay đổi một cáchđáng kể", đồng thời bổ sung:

"Cả sự tương phản đãtrở nên sâu sắc hơn giữa [một bên là] trực giác củaLãnh tụ rằng ta phải hành động trong năm này và [bênkia là] ý kiến của Quân đội rằng ta chưa thể làmđược, vì gần như chắc chắn rằng các cường quốcphương Tây sẽ can thiệp, trong khi ta chưa mạnh bằng họ".

Vịtướng nhạy cảm đã chỉ ra sự rạn nứt mới giữaHitler và vài tướng lĩnh hàng đầu. Tướng Tham mưutrưởng Lục quân Ludwig Beck cầm đầu nhóm chống đốinhững ý đồ gây hấn to tát của Hitler. Sau hơn 4 nămdưới chế độ Quốc xã, Beck đã chống đối lại Lãnhtụ dựa trên lý lẽ chuyên môn: Đức chưa đủ mạnh đểchống lại các cường quốc phương Tây và có lẽ cảLiên Xô.

Như ta đã thấy,Beck hoan nghênh Hitler lên cầm quyền và công khai ca ngợiHitler vì đã tái lập chế độ nghĩa vụ quân sự trongsự thách thức Hoà ước Versailles. Vào năm 1930, lúc cònlà một trung đoàn trưởng vô danh, Beck đã ra mặt bảovệ cho 3 sĩ quan trẻ bị kết án phản quốc vì gieo rắcchủ nghĩa Quốc xã trong Quân đội. Dường như Beck đãnhận ra vấn đề không phải sau khi Hitler tấn công Ba Lan– được Beck ủng hộ – mà chính là vào thời điểmMật vụ dàn cảnh để vu cáo Tướng von Fritsch. Sau khiquét đi rác rưởi phủ bên trên, có thể nhận ra rằngchính sách của Hitler là cố tình tạo nguy cơ chiến tranhvới Anh, Pháp và Liên Xô. Nếu đem điều này ra thi hành,mà không nghe theo lời tham mưu của các tướng lĩnh hàngđầu, thì sẽ làm cho Đức tiêu tán.

Beck đã nghephong thanh về cuộc họp giữa Hitler và Keitel ngày 21 tháng4, trong đó Quân đội nhận chỉ thị xúc tiến nhanh việcchuẩn bị tấn công Tiệp Khắc. Ngày 5 tháng 5, ông viếtbản ghi nhớ cho Tướng von Brauchitsch, tân Tư lệnh Lụcquân, chống đối mạnh mẽ hành động như thế. Đây làvăn kiện xuất sắc, chứa những dữ kiện thẳng thắntuy khó chịu, đầy những biện luận và lý lẽ vữngchắc. Tuy Beck có phần phóng đại ý chí và sự tinh khôncủa các nhà lãnh đạo Anh và Pháp, cùng với khả năngcủa Quân đội Pháp và hậu quả cuối cùng của vấn đềTiệp Khắc, nhưng nếu tính riêng những dự đoán về lâudài của ông liên quan đến Đức thì lại vô cùng chínhxác.

Beck tin rằngnếu Đức tấn công Tiệp Khắc sẽ gây nên chiến tranhchâu Âu, trong đó Anh, Pháp và Liên Xô sẽ chống lại Đứccòn Hoa Kỳ sẽ là cơ xưởng vũ khí cho các nước phươngTây. Đức không thể nào thắng một cuộc chiến như thế.Chỉ việc thiếu thốn nguyên vật liệu đã đủ để Đứckhông thắng được. Thật ra, Beck cho rằng "tình hìnhquân sự và kinh tế của Đức còn kém hơn giai đoạn1917-1918", khi mà các đội quân của Hoàng đế Đức bắtđầu suy sụp.

Beck ở trong sốcác tướng lĩnh được triệu đến Phủ Thủ tướng ngày28 tháng 5 để nghe Hitler hò hét rằng sẽ xoá sổ TiệpKhắc khỏi bản đồ thế giới. Ông ghi chép kỹ nhữnglời phát biểu của Hitler, rồi 2 ngày sau gửi một bảnghi nhớ cho Brauchitsch, chỉ trích từng điểm trong kếhoạch của Hitler. Để đảm bảo vị Tư lệnh Lục quâncó tính cẩn trọng hiểu thấu, chính Beck đã đọc lênbản ghi nhớ. Sau cùng, ông nhấn mạnh với vị tướngđang khổ sở và có phần nông cạn Brauchitsch rằng cơnkhủng hoảng trong "các cấp chỉ huy hàng đầu" đãdẫn đến tình trạng vô kỷ luật, mà nếu không chếngự, vận mệnh của Quân đội, đúng ra là của nướcĐức, sẽ là "đen tối". Ít ngày sau, Beck gửi mộtbản ghi nhớ khác cho Brauchitsch, trong đó ông tuyên bốchỉ thị mới cho "Màu Lục" là "sai lầm về mặtquân sự" và đề nghị Bộ Tư lệnh Lục quân nên bácbỏ.

Tuy nhiên, Hitlerlại đốc thúc Phương án Màu Lục. Hồ sơ tịch thu đượccho thấy vào đầu mùa hè ông càng nôn nóng hơn. Ông ralệnh các cuộc tập trận mùa thu phải diễn ra sớm đểbinh sĩ sẵn sàng tấn công. Cần mở cuộc tập trận đặcbiệt "trong việc tiến chiếm lô cốt qua tấn công bấtngờ". Tướng Keitel được thông báo rằng "Lãnh tụliên tục nhấn mạnh sự cần thiết của việc phải đẩynhanh công tác gia cố phòng thủ ở phía Tây".

Ngày 9 tháng 6,Hitler yêu cầu thông tin về vũ khí của Tiệp Khắc vàngay lập tức nhận được đầy đủ chi tiết về nhữngloại vũ khí lớn nhỏ mà Tiệp Khắc sử dụng. Cùngngày, ông hỏi han về sức mạnh của các pháo đài TiệpKhắc. Trên khu nghỉ dưỡng vùng rừng núi với cận thầnthân tín vây quanh, tinh thần của Hitler luôn lên xuốngtrong khi ông trăn trở với ý nghĩ về chiến tranh.

Ngày 18 tháng 6,ông ban hành "Chỉ thị Hướng dẫn Tổng quát" đốivới "Màu Lục".

"Không có nguy cơ của mộttrận chiến phủ đầu chống lại Đức... Tôi sẽ quyếtđịnh có động thái chống Tiệp Khắc chỉ khi nào tôitin chắc... Pháp sẽ không động binh kéo theo Anh cũng sẽkhông can thiệp".

Tuynhiên, ngày 7 tháng 7, Hitler lại đưa ra "những xem xét"phải làm gì nếu Anh và Pháp can thiệp. Ông nói: "Cầnxem xét trước nhất việc giữ vững hệ thống công sựphòng thủ phía Tây" cho đến khi đập tan Tiệp Khắc vàcó thể điều động nhanh chóng binh sĩ qua mặt trận phíaTây. Trong đầu óc cháy bỏng của mình, ông không bậntâm đến việc không có đủ quân để phòng thủ phíaTây hay không. Ông chỉ nghĩ "có phần chắc là Liên Xôsẽ can dự" và bây giờ ông lo Ba Lan cũng thế. Phảiđối phó với những tình huống này, nhưng Hitler khôngnói là sẽ đối phó như thế nào.

Hiển nhiên làHitler, trong khi tất bật lập kế hoạch và có phần côlập ở Berchtesgaden, chưa nghe được những lời càu nhàuphản đối ở Bộ Tư lệnh Lục quân. Dù nhiều lần quấyrầy Brauchitsch với các bản ghi nhớ, Beck nhận ra rằngvị Tư lệnh Lục quân sẽ không trình cho Lãnh tụ nhữngý kiến của mình. Vì thế, giữa tháng 7 năm 1938, Beck cốgắng lần cuối viết thêm một bản ghi nhớ choBrauchitsch.

"Với ý thức rõ ràng vềmức độ của bước đi và cũng vì trách nhiệm củamình, tôi thấy có bổn phận phải đề nghị là Tư lệnhTối cao Quân lực [Hitler] nên đình chỉ việc chuẩn bịchiến tranh, đồng thời bãi bỏ ý định giải quyết vấnđề Tiệp Khắc bằng vũ lực cho đến lúc tình hình quânsự thay đổi một cách cơ bản. Hiện tại, tôi thấytình hình là vô vọng và mọi chỉ huy cấp cao của BộTham mưu Lục quân đều chia sẻ quan điểm này".

Beckđích thân mang bản ghi nhớ này đến trao cho Brauchitsch vàđề xuất thêm là tướng lĩnh sẽ nhất loạt hành độngnếu Hitler tỏ ra khăng khăng không chịu. Đặc biệt, ôngđề nghị trong trường hợp ấy, các tướng lĩnh đềutừ chức ngay lập tức. Và lần đầu tiên trong Đế chếThứ Ba, ông đưa ra câu hỏi mà sau này sẽ ám ảnh cácphiên xử trong Toà án Nuremberg: Liệu sĩ quan có lòng trungthành nào cao hơn lòng trung thành với Hitler hay không?Trong Toà án Nuremberg, hàng chục tướng lĩnh nói "không"để biện minh cho tội ác chiến tranh của họ. Họ nóimình phải tuân theo mệnh lệnh.

Nhưng ngày 16tháng 7 năm 1938, Beck có một quan điểm khác mà ông sẽtheo đuổi cho đến những giây phút cuối cùng, dù chẳnghề đạt được kết quả nào. Ông nói có những "giớihạn" cho lòng trung thành đối với Tư lệnh Tối cao khimà lương tri, kiến thức và trách nhiệm không cho phépthi hành một mệnh lệnh. Beck nghĩ tướng lĩnh đã đi đếngiới hạn như thế. Nếu Hitler muốn gây chiến, họ phảitừ chức tập thể. Ông biện luận là trong trường hợpđó sẽ không thể nào có chiến tranh, bởi vì không cóai chỉ huy các đạo quân.

Khi ấy là lầnđầu tiên trong đời vị Tư lệnh Lục quân Beck nhận ranhiều điều. Ông thực sự đã sáng mắt ra.

Vấn đề khôngchỉ là ngăn Lãnh tụ xâm lấn một nước láng giềng nhỏbé để rồi gây ra chiến tranh. Đột nhiên, ông nhận rasự điên rồ của cả Đế chế Thứ Ba và những mặtxấu xa khác của Đế chế này: sự chuyên chế, tính tànbạo và sự khinh thường đạo lý Cơ Đốc cổ xưa. Bangày sau, ông lại gặp Brauchitsch để nói lên nhận địnhmới này.

Ông nói cáctướng lĩnh không những phải đình chỉ công việc đểngăn chặn Hitler khởi động chiến tranh, mà còn phải dọndẹp rác rưởi trong Đế chế Thứ Ba. Phải giải phóngnhân dân Đức và Lãnh tụ khỏi sự khủng bố của lựclượng S.S. và các cấp lãnh đạo Đảng Quốc xã. Phảitái lập quốc gia và xã hội pháp trị. Beck tóm tắtchương trình cải tổ của mình:

"Đối với Lãnh tụ, phảichống chiến tranh, chống cách Cai trị độc tài, phảihoà hoãn với Giáo hội, cho phép quyền tự do phát biểu,giảm tiền đóng góp cho Đảng, giảm xây cung điện, xâythêm nhà cho dân thường, tạo tính trung thực và giảnđơn theo cung cách Phổ".

Beckquá ngây thơ về chính trị nên không nhận ra rằng chínhHitler – hơn bất cứ cá nhân nào khác – phải chịutrách nhiệm cho tình hình ở nước Đức khiến lúc nàyông phải nổi dậy. Tuy nhiên, công việc trước mắt củaBeck là thay mặt cho Quân đội trình một tối hậu thưyêu cầu Hitler ngừng chuẩn bị chiến tranh. Để đẩymạnh mục đích này, ngày 4 tháng 8 ông triệu tập mộtcuộc họp các tướng chỉ huy. Ông soạn thảo một bàidiễn văn hùng hồn cho Tư lệnh Lục quân đọc, nhưngBrauchitsch lại thiếu can đảm để đọc. Beck đành phảiđọc bản ghi nhớ ngày 16 tháng 7 của mình, tạo ấntượng sâu sắc cho phần lớn tướng lĩnh. Nhưng không cóhành động nào cụ thể và buổi họp chấm dứt mà khôngai có can đảm nói chuyện này với Hitler, giống như nhữngngười tiền nhiệm của họ thiếu can đảm đối vớicác hoàng đế vương triều Hohenzollern và các Thủ tướngĐế quốc.

Riêng Brauchitschthu hết can đảm để trình cho Hitler xem bản ghi nhớ ngày16 tháng 7 của Beck. Phản ứng của Hitler là triệu tậptướng lĩnh chống đối và cả sĩ quan ở ngay cấp dướikế cận. Họ đến dự buổi họp ở Berghof ngày 10 tháng8, sau đó ăn tối, rồi nghe Hitler phát biểu trong 3 tiếngđồng hồ. Nhưng lần này, lời nói hùng hồn của Hitlerkhông được thuyết phục như ông mong đợi. Cả Jodl vàManstein ở buổi họp đều kể về "sự xung đột nghiêmtrọng và khó chịu" giữa Tướng von Wietersheim vàHitler. Với tư cách là Tham mưu trưởng mặt trận phíaTây dưới quyền Tướng Wilhelm Adam, Wietersheim dám nói vềvấn nạn chủ chốt mà cả Hitler lẫn Bộ Chỉ huy Tốicao Quân lực đều tránh né: Khi như tất cả lực lượngdồn sức đánh Tiệp Khắc, thì Đức sẽ sơ hở ở phíaTây và có thể bị Pháp áp đảo. Cụ thể, ông báo cáorằng Bức tường Tây không thể trụ vững quá 3 tuần.

Jodl ghi vào nhậtký:

"Lãnh tụ đùng đùng nổigiận, nhận xét là trong trường hợp như thế cả Quânđội là vô tích sự. [Hitler quát đáp trả:] 'Tôi nóicho ông biết, vị trí đó sẽ trụ vững không phải chỉ3 tuần mà là 3 năm!'"

Trụvững với cái gì thì Hitler không nói ra. Trước đó, ngày4 tháng 8, Tướng Adam báo cáo rằng ở phía Tây mình chỉcó 5 sư đoàn và họ sẽ bị Pháp áp đảo. Wietersheim đưara cùng con số cho Hitler, nhưng Hitler không muốn nghe.

Riêng Jodl, vốnđã bị Hitler hoàn toàn thu hút, cảm thấy chán nản khinghĩ tướng lĩnh không thấu hiểu được thiên tài củaHitler.

"Tư tưởng thoái chí đó[của Wietersheim] không may lại lan tràn trong Bộ Tư lệnhLục quân vì nhiều lý do.

Trước nhất, Bộ Tư lệnhLục quân bị trói buộc trong những hoài niệm xưa cũ vàthấy có trách nhiệm đối với những quyết định vềchính trị, thay vì tuân thủ và thi hành các nhiệm vụquân sự. Công nhận là họ có thi hành nhiệm vụ nhưngtinh thần lại thiếu hăng hái, bởi vì rốt cuộc họ vẫnkhông tin vào thiên tài của Lãnh tụ. Và có lẽ cũng vìngười ta đã so sánh Lãnh tụ với Charles XII.

Điều chắc chắn là tưtưởng chủ bại [của Wietersheim] không những tai hại vềchính trị – bởi vì ai cũng nói đến mâu thuẫn về ýkiến giữa tướng lĩnh và Lãnh tụ – mà còn nguy hiểmđối với tinh thần binh sĩ. Nhưng tôi tin chắc Lãnh tụsẽ có khả năng vực dậy tinh thần của mọi người khithời điểm đã đến".

Đánglẽ Jodl có thể thêm rằng Hitler cũng có khả năng dậptắt sự nổi dậy của tướng lĩnh. Như Manstein khai trướcToà án Nuremberg năm 1946, đây là buổi họp cuối cùng màHitler cho phép giới quân sự đặt câu hỏi hoặc thảoluận. Trong cuộc rà soát quân sự ngày 15 tháng 8, Hitlerlặp lại với tướng lĩnh rằng mình đã nhất quyết"giải quyết vấn đề Tiệp Khắc bằng vũ lực".Không ai dám – hoặc được phép – thốt lên tiếng nàođể chống lại ông ta.

Beck thấy mìnhđã thất bại, chủ yếu là do sự hèn yếu từ nhữngtướng lĩnh huynh đệ của ông. Ngày 18 tháng 8 năm 1938,ông rời bỏ chức vụ Tham mưu trưởng Lục quân. Ông cốdẫn dụ Brauchitsch từ chức theo, nhưng vị Tư lệnh Lụcquân đã bị Hitler mê hoặc, lại còn chịu ảnh hưởngcủa người phụ nữ Quốc xã cuồng tín sắp trở thànhvợ thứ hai của mình. Tướng von Brauchitsch nhận giấy lydị vào mùa hè và ngày 24 tháng 9 cưới Charlotte Schmidt.Như Hassell nói về ông này: "Brauchitsch kéo cổ áo lêncao một nấc và nói: 'Tôi là một người lính, bổnphận của tôi là tuân lệnh'".

Việc từ chứccủa một Tham mưu trưởng Lục quân giữa cơn khủnghoảng, nhất là của một người được trọng vọng nhưTướng Beck, thông thường sẽ tạo bão tố trong Quân độivà thậm chí gây xôn xao ở ngoài nước. Nhưng một lầnnữa, Hitler cho thấy tính quỷ quyệt của mình. Mặc dùlập tức chấp nhận đơn xin từ chức của Beck một cáchnhẹ nhõm, nhưng ông lại cấm thông báo việc này trênbáo chí, ngay cả trên công báo và báo của Quân đội,đồng thời ra lệnh cho Beck cùng các tướng lĩnh phảigiữ im lặng. Sẽ không có lợi nếu cho Anh và Pháp biếtvề sự bất mãn ở cấp cao nhất trong Quân đội Đức.Có lẽ họ không biết cho đến lúc có thông cáo chínhthức vào cuối tháng Mười. Nếu họ biết, ta có thểsuy đoán là đáng lẽ lịch sử đã chuyển qua hướngkhác và việc xoa dịu Hitler đã không kéo dài quá lâu.

Riêng Beck thìkhông tiết lộ gì ra công chúng, do tình yêu nước vàlòng trung thành với Quân đội. Tuy thế, ông cảm thấyvỡ mộng vì không có một tướng lĩnh nào trong số nhữngngười đồng ý với ông chịu noi gương ông mà từ chức.Ông không thử thuyết phục họ. Như sau này Hassell nói vềông: "... là người của nguyên tắc và tư tưởng, nhưngkhông phải của hành động". Việc Beck cảm thấy Tổngtham mưu trưởng Quân đội Brauchitsch đã làm cho mình thấtvọng vào thời điểm có tính quyết định trong lịch sửnước Đức, dĩ nhiên là ông cũng cảm thấy cay đắng vềchuyện này. Vài năm sau, người bạn của ông và cũng làngười viết của ông nhận xét vị Tướng cảm thấy"chua chát sâu sắc" mỗi khi nói về người chỉ huy cũcủa mình. Vào những lúc ấy, ông xúc động lắc đầuvà thầm thì: "Brauchitsch đã bỏ rơi tôi".

Trong vài tuầnlễ, Hitler giữ kín tin tức về người kế nhiệm Becktrong chức vụ Tham mưu trưởng Lục quân. Đó là FranzHalder, 54 tuổi, thuộc dòng dõi một gia đình bang Bavariacó cha làm tướng. Ông này thăng tiến nhanh và trong nămngoái còn là Tham mưu phó Lục quân dưới quyền Beck. Thậtra, chính Beck đề cử Halder với Brauchitsch vì biết ngườiphụ tá sẽ chia sẻ quan điểm của mình.

Halder là ngườiđầu tiên từ bang Bavaria và cũng là người Công giáo đầutiên giữ chức Tham mưu trưởng Lục quân – một thay đổiquan trọng so với truyền thống lâu đời trong giới tướnglĩnh người Phổ đạo Tin Lành. Ông là người có kiếnthức rộng, đặc biệt yêu thích toán học và thực vật(cảm tưởng đầu tiên của tôi về con người này làtrông ông giống như một giáo sư đại học về lĩnh vựcToán hoặc Khoa học), đồng thời ông cũng là một conchiên Công giáo thuần thành, chắc chắn là ông có đầuóc và tinh thần để làm người kế nhiệm đích thựccho Beck. Vấn đề là liệu ông có giống như người tiềnnhiệm: thiếu khéo léo khi đưa ra những hành động cótính chất quyết định vào thời điểm thích hợp haykhông. Và nếu Halder không thiếu những phẩm chất đó,liệu vào thời điểm ấy ông có đủ cá tính để gạtra ngoài lòng trung thành với Lãnh tụ và nhất quyết đingược lại hay không.

Sở dĩ như thếlà vì, giống như Beck, tuy không tham gia nhưng ông có biếtvề một âm mưu chống lại Hitler và giống như Beck, ôngsẵn lòng ủng hộ họ. Vị tân Tham mưu trưởng Lục quântrở thành nhân vật chủ chốt trong âm mưu nghiêm túc đầutiên nhằm lật đổ nhà độc tài của Đế chế Thứ Ba.

BƯỚCKHỞI ĐẦU CỦA ÂM MƯU CHỐNG HITLER


Giữanăm 1938, sau 5 năm rưỡi dưới chế độ Quốc xã, số ítngười chống lại Hitler thấy rõ rằng chỉ Quân độimới có đủ sức mạnh vật chất để lật đổ ông ta.Công nhân và các giai cấp trung lưu cùng thượng lưu đềukhông có phương tiện trong tay. Họ không có tổ chức bênngoài các nhóm của Đảng Quốc xã và dĩ nhiên cũng khôngđược trang bị vũ trang. Dù rằng về sau người ta viếtnhiều về phong trào "kháng chiến" Đức, nhưng từ đầuđến cuối đây chỉ là một nhóm yếu ớt của một nhúmngười can đảm tuy có tướng mà không có quân.

Ngay cả việcduy trì nhóm người như thế cũng đã là khó khăn trongmột nhà nước cảnh sát cai trị bằng sự khủng bố vàrình rập. Hơn nữa, làm thế nào nhóm nhỏ này – hoặcngay cả nhóm lớn, nếu có – có khả năng nổi dậy màchống lại súng máy, xe tăng hay súng phun lửa của lựclượng S.S.?

Lúc đầu, sựchống đối là từ dân thường. Như ta đã thấy, cáctướng lĩnh quá hài lòng với việc xoá bỏ những hạnchế của Hoà ước Versailles và với việc nhận nhiệm vụtái vũ trang. Điều mỉa mai là những dân thường cầmđầu chống lại Hitler chính là những người đã từngphục vụ ông ta trong những chức vụ quan trọng. Phầnlớn số này đã từng hăng say với chủ nghĩa Quốc xãvà chỉ từ năm 1937 mới bắt đầu nhận ra rằng Hitlerđang đẩy Đức vào cuộc chiến mà gần như chắc chắnĐức sẽ thua.

Một trong nhữngngười đầu tiên được sáng mắt là Carl Goerdeler, Thịtrưởng Leipzig và Kế toán trưởng Vật giá trong Nội cácBruening rồi trong Nội các Hitler 3 năm sau đó. Có nănglực, nhiệt huyết, thông minh, kiên trì nhưng hay hớ hênh,ông từ chức cả 2 nơi vào năm 1936, rồi tiến hành chốngđối Hitler với cả con tim và linh hồn. Một trong nhữnghành động đầu tiên của ông trong năm 1937 là đi Pháp,Anh và Mỹ để bí mật cảnh báo về hiểm hoạ của ĐứcQuốc xã.

Hai người sángmắt kế tiếp là Johannes Popitz, Bộ trưởng Tài chính củaPhổ và Tiến sĩ Schacht. Cả 2 đều đã được thưởnghuân chương cao quý nhất của Đức vì công lao đóng gópvào nền kinh tế cho mục đích chiến tranh. Có lẽ vì quákhứ và tư cách của họ mà 2 người không được thànhphần cốt lõi của nhóm chống đối tin cậy.

Schacht là conngười của chủ nghĩa cơ hội và Hassell đã nhận xéttrong nhật ký của ông là Schacht "nói một đằng nhưnglàm một nẻo" – ý kiến mà ông nghĩ các Tướng Beckvà von Fritsch cũng đồng ý.

Riêng Popitz làngười thông minh nhưng thiếu ổn định trong tư tưởng.Là một học giả tài ba về Hy Lạp cũng như là nhà kinhtế thành danh, ông gia nhập một nhóm trí thức gặp gỡhàng tuần để bàn luận về Tâm lý học, Sử học, Nghệthuật, Khoa học, Văn học, rồi theo thời gian tiến triển– hoặc thời gian không còn nữa – đã thành lập nênmột trong những nhóm chống đối.

Ulrich vonHassell, cựu Đại sứ Đức ở Ý, trở thành một cố vấnngoại giao cho các nhà lãnh đạo chống đối. Là ngườicó văn hoá, ông khinh rẻ cung cách thô lỗ của Quốc xã,nhưng vẫn phục vụ chế độ cho đến khi bị khai trừtrong cuộc cải tổ sâu rộng của Hitler ngày 4 tháng 2 năm1938. Giống như nhiều người khác, có vẻ như phải đợiđến khi có cú sốc do bị Quốc xã cách chức, ông mớinghĩ đến việc làm gì đấy để lật đổ họ. Một khichuyện này xảy ra, con người nhạy cảm, thông minh, haybứt rứt Hassell sẽ toàn tâm vào nhiệm vụ mới và cuốicùng hy sinh đời mình và phải chịu một cái chết dãman.

Có những ngườikhác, ít được biết đến hơn và đa số là trẻ hơn,chống đối Hitler ngay từ đầu và dần dà kết hợp lạiđể tạo thành những nhóm khác nhau. Có trí thức, nhàlãnh đạo nghiệp đoàn và 2 sĩ quan Mật vụ: Artur Nebe,chỉ huy cảnh sát hình sự, và Bernd Gisevius – một sĩquan cảnh sát chuyên nghiệp trẻ, trở thành những phụtá đắc lực cho nhóm âm mưu. Gisevius đóng góp nhiềuthông tin cho các công tố viên của Mỹ tại Toà ánNuremberg. Ông viết một cuốn sách đưa ra anh sáng nhiềuchi tiết trong các âm mưu chống Hitler, tuy phần đông cácsử gia và cả tôi nửa tin nửa ngờ.

Có một sốngười trẻ thuộc dòng dõi của những gia đình tiếngtăm ở Đức như: Bá tước Helmuth von Moltke – hậu duệcủa một Thống chế lừng danh trong Thế chiến I, sau nàylập nên Nhóm Kreisau, Bá tước Albrecht von Bernstorff –cháu của Đại sứ Đức tại Mỹ trong Thế chiến I,Freiherr Karl Ludwig von Gutenberf – một chủ bút không hềbiết sợ của một nguyệt san Công giáo, Mục sư DietrichBonhoeffer – thuộc gia tộc giáo sĩ Tin Lành có tiếng tămở cả hai bên nội ngoại, người xem Hitler là kẻ phảnChúa, tin rằng nhiệm vụ của người theo Cơ Đốc làphải trừ khử ông.

Phần lớn nhữngngười trẻ dũng cảm này đều kiên trì cho đến khi bịQuốc xã bắt giam, tra tấn rồi xử tử hoặc bị S.S.giết hại.

Trong một thờigian dài, những nhóm dân thường nhỏ nhoi như thế khôngthể dẫn dụ Quân đội vào mưu đồ của họ. Như Thốngchế von Blomberg khai trước Toà án Nuremberg:

"Trước năm 1938 và 1939,các tướng lĩnh Đức không chống lại Hitler. Mà cũngchẳng có lý do gì để chống lại ông ta, vì ông tạo rathành quả mà họ mong ước".

Nhómtrí thức tiếp xúc với Đại tá Hans Oster, phụ tá chínhcho Đô đốc Canaris ở Cục Quân báo và thấy vị sĩ quannày không những có tinh thần chống Hitler mãnh liệt, màcòn sẵn sàng làm cầu nối giữa 2 giới Quân đội vàdân sự. Tuy nhiên, mãi đến mùa đông năm 1937-1938, tứcsau khi Hitler quyết định gây chiến tranh, thanh trừngtướng lĩnh và đích thân nắm quyền tổng tư lệnh, đốixử tệ hại với tướng Fritsch, thì vài tướng lĩnh mớinhận ra hiểm hoạ của nhà độc tài Quốc xã đối vớinước Đức. Việc Tướng Beck từ chức vào cuối tháng 8năm 1938 khiến có thêm một số người thức tỉnh. Vịcựu Tham mưu trưởng Lục quân hiển nhiên là người cóthể tụ hội cả những tướng lĩnh ương ngạnh lẫngiới dân sự bất mãn. Cả 2 nhóm đều kính trọng vàtin tưởng ông.

Cả 2 nhóm cũngphải xét thêm một điểm nữa. Để lật đổ Hitler, cầnphải dùng vũ lực và chỉ Quân đội mới có vũ khí.Nhưng ai trong Quân đội có thể gom vũ lực lại cho họ?Họ nhận ra là cần có tướng lĩnh thật sự cầm quântrong và xung quanh thủ đô, đồng thời có thể hành độngngay khi được cấp báo. Tướng Halder, tân Tham mưu trưởngLục quân, không có quân dưới tay, còn Tướng Brauchitschcó cả Lục quân, nhưng không được tin cậy.

Vài tướng lĩnhchủ chốt sẵn sàng cộng tác. Ba người trong số họ cóvị thế quan trọng để mang lại thành công: Tướng Erwinvon Witzbelen, Tư lệnh quân khu Berlin và vùng phụ cận,Tướng Bá tước Erich von Brockdorff-Ahlefeld, chỉ huy doanhtrại Potsdam gồm Sư đoàn 23 và Tướng Erich Hoepner, Tưlệnh một sư đoàn thiết giáp ở Thuringia.

Kế hoạch củanhóm phản loạn là bắt giữ Hitler ngay khi ông ta ra lệnhtấn công Tiệp Khắc, sau đó giải ông ta ra trước Toàán Nhân dân với cáo buộc rằng đã đẩy nước Đứcvào hiểm hoạ chiến tranh châu Âu và đó chính là khôngcó năng lực lãnh đạo. Thời gian đầu sẽ là chế độđộc tài quân sự, kế tiếp là Chính phủ lâm thời domột nhân vật được trọng vọng đứng đầu. Sau đó sẽthành lập Chính phủ dân chủ bảo thủ.

Để đảm bảothành công, có 2 yếu tố cần xem xét liên quan đến 2nhân vật chủ chốt: Tướng Halder và Tướng Beck. Yếu tốđầu là thời gian. Halder đã dàn xếp với Bộ Chỉ huyTối cao Quân lực là thông báo cho ông trước 48 giờ khiHitler ra lệnh tấn công Tiệp Khắc. Ông sẽ có đủ thờigiờ thực hiện cuộc đảo chính trước khi Quân độivượt biên giới Tiệp Khắc. Vì thế, ông sẽ có thểbắt giữ Hitler và ngăn chặn bước cuối cùng dẫn đếnchiến tranh.

Yếu tố thứhai là Beck phải có khả năng thuyết phục tướng lĩnhtrước và dân Đức rằng tấn công Tiệp Khắc sẽ gâyra chiến tranh châu Âu mà Đức chắc chắn sẽ bại trận.Đây là chủ đề của các bản ghi nhớ của ông suốtmùa hè và là cơ sở cho tất cả những gì ông chuẩn bịlàm bây giờ: tránh cho Quốc xã sa vào cuộc xung đột ởchâu Âu – bằng cách lật đổ Hitler.

Thương thay choBeck và cho phần lớn thế giới, chính là Hitler chứ khôngphải cựu Tham mưu trưởng Lục quân lại có cái nhìnkhôn ngoan hơn về những khả năng của cuộc đại chiến.Một người có văn hoá và có ý thức về lịch sử nhưBeck không thể nghĩ ra rằng Anh và Pháp lại cố tình hysinh quyền lợi của họ bằng cách không can thiệp nếuĐức tấn công Tiệp Khắc. Ông có ý thức về lịch sửnhưng không biết gì về những chính sách đương đại.Hitler thì biết rõ. Trong một thời gian Hitler, đã biếtrằng Anh thà hy sinh Tiệp Khắc còn hơn là tham gia chiếntranh và như thế Pháp cũng không muốn giúp Tiệp Khắc.

Từ tháng 5 năm1938, báo chí ở New York tường thuật lời Thủ tướngAnh nói rằng cả Anh, Pháp và có lẽ cả Liên Xô sẽkhông giúp Tiệp Khắc trong trường hợp Đức tấn công,rằng đất nước Tiệp Khắc không thể tồn tại trongthể thức hiện giờ và rằng do lợi ích của hoà bình,Anh nghiêng về việc giao Sudetenland cho Đức. Phía Đứcnhận ra rằng cho dù có những câu hỏi tức giận ở ViệnDân biểu, nhưng Chamberlain cũng không phủ nhận các bảntin của báo chí Mỹ.

Ngày 1 tháng 6năm 1938, Thủ tướng Anh phát biểu riêng tư với các nhàbáo Anh, rồi 2 ngày sau tờ Times đăng bài báo khiếncho vị thế của Tiệp Khắc bị lung lay: Thúc giục Chínhphủ giao "quyền tự quyết" cho các dân tộc thiểu số"ngay cả nếu việc này có nghĩa họ tách ra khỏi TiệpKhắc" và lần đầu tiên đề xuất về trưng cầu dâný, nhằm xác định ý muốn của người Sudeten và nhữngcộng đồng khác.

Ngày 8 tháng 6,Đại sứ von Dirksen báo cáo Chính phủ Chamberlain chấpnhận Sudetenland tách ra khỏi Tiệp Khắc, miễn là có mộtcuộc trưng cầu dân ý lấy quyết định việc này và"không bị cản trở bởi hành động áp bức từ Đức".

Hitler hẳn phảimãn nguyện khi nghe những tin này. Tin tức từ Moscow cũngkhông tệ. Vào cuối tháng 6 năm 1938, Đại sứ Đức tạiLiên Xô báo cáo về rằng Liên Xô "khó có thể tiếnquân để bảo vệ cho một nước tiểu tư sản", tứcTiệp Khắc. Ngày 3 tháng 8, Ribbentrop thông báo cho các pháibộ ngoại giao Đức ở nước ngoài rằng không nên longại Anh, Pháp và Liên Xô sẽ can thiệp vào Tiệp Khắc.

Cùng ngày,Chamberlain phái Lord Runciman đến Tiệp Khắc để làm"trung gian" trong cuộc khủng hoảng Sudeten. Vị Thủtướng Anh nói mục đích của Runciman là "đáp ứng yêucầu của Chính phủ Tiệp Khắc". Nhưng sự thật làRunciman đã gây áp lực lên Tiệp Khắc.

Nhưng còn có cảnhững điều dối trá lớn hơn. Mọi người – kể cảChamberlain – đều biết rằng chuyến đi của Runciman làm"trung gian" giữa Chính phủ Tiệp Khắc và các nhà lãnhđạo Sudeten là vô lý và không thể đạt được gì cả.Họ biết rằng Henlein, nhà lãnh đạo Sudeten, không cóquyền tự do thương thuyết và rằng vấn đề hiện tạiphải là giữa Tiệp Khắc và Đức. Người Tiệp Khắchiểu rõ rằng Runciman đến chỉ để dọn đường choviệc bàn giao Sudetenland cho Hitler.

Và bây giờ,khi mùa hè 1938 gần chấm dứt, Runciman lăng xăng qua lạigiữa Sudetenland và Prague, càng ngày càng tỏ ra thân thiệnvới người Đức ở Sudeten và càng đòi hỏi Chính phủTiệp Khắc phải nhượng bộ thêm. Hitler, các tướng lĩnhvà Ngoại trưởng đang tất bật. Ngày 23 tháng 8, trênthương thuyền Patria trong cuộc tập trận hải quân,Hitler tiếp đãi Phụ chính của Hungary, Đô đốc Horthy vàcác thành viên của Chính phủ Hungary. Hitler bảo họ phảinhanh chân lên. Ông nói: "Muốn ăn phải lăn vào bếp".

Đại sứ Ý,Bernardo Attolico, cũng là khách trên thuyền. Nhưng khi ôngcố hỏi Ribbentrop về ngày "Đức hành động chống TiệpKhắc" để Mussolini có thể chuẩn bị, Ribbentrop lạitránh né trả lời. Hiển nhiên là Đức không tin Đồngminh Ý của họ sẽ giữ kín tin tức.

Về phía Ba Lanthì lúc ấy đã là chắc chắn. Cả mùa hè, Đại sứ Đứcvon Moltke tại Ba Lan báo cáo về Berlin rằng Ba Lan khôngnhững sẽ không giúp Tiệp Khắc nên sẽ không cho Liên Xôgửi quân đi qua lãnh thổ Ba Lan, mà còn dòm ngó phầnlãnh thổ của Tiệp Khắc, vùng Teschen. Beck đã thể hiệntính thiển cận vốn được chia sẻ rộng rãi ở châu Âuvào mùa hè năm ấy, để rồi cuối cùng gây tai hoạ lớnhơn cả những gì ông có thể mường tượng.

Bộ Chỉ huy Tốicao Quân lực (OKW) cũng như Bộ Tư lệnh Lục quân (OKH)đang tất bật soạn thảo những kế hoạch cuối cùng đểsẵn sàng tấn công Tiệp Khắc vào ngày 1 tháng 10 năm1938. Đức sẽ tạo nên một "sự cố" để lấy đólàm lý do khiêu khích khiến cho Đức phải can thiệp bằngquân sự. Đại tá Jodl ở Bộ Chỉ huy Tối cao Quân lựcgửi một bản ghi nhớ khẩn cho Hitler nhấn mạnh rằngsau khi sự cố xảy ra, không nên tấn công ngay vào ngàyhôm sau, mà phải chờ thêm một ngày nữa ("Ngày X"),để tránh vẻ bề ngoài giống như Đức ngụy tạo sựcố...

"Không được có độngthái sớm trước ngày X trừ 1, bởi vì sẽ không có cáchbiện minh thoả đáng, như thế sẽ giống như ta đang cốtình ngụy tạo sự cố... Nếu vì lý do kỹ thuật mà xemxét giờ buổi tối cho sự cố, thì ngày hôm sau không thểlà X, nhưng là ngày sau nữa... Mục đích của bản ghi nhớnày là nhằm vạch ra lợi ích to tát của Quân đội trongsự cố, đồng thời Quân đội phải được thông tin vềý định của Lãnh tụ vào thời điểm thích hợp..."

Vàocuối mùa hè, hiển nhiên là các bước chuẩn bị đãxong cho cuộc tấn công Tiệp Khắc. Nhưng ở phía Tây,liệu Pháp có giữ cam kết với Tiệp Khắc mà tấn côngĐức hay không? Ngày 26 tháng 8, Hitler đi kinh lý các lôcốt phía Tây, được tháp tùng bởi Jodl, Tiến sĩ Todt –kỹ sư xây dựng Bức tường Tây, Himmler và một số viênchức của Đảng. Tướng William Adam, người gốc Bavaria,có năng lực và thẳng thắn, tháp tùng phái đoàn và nhậnra Lãnh tụ đang say men chiến thắng do những cuộc đóntiếp long trọng của người Rhineland.

Bản thân Adamkhông thấy có ấn tượng gì, ngược lại, ông thấy lolắng. Ngày 29 tháng 8, ông bỗng nhiên yêu cầu được nóichuyện riêng với Lãnh tụ. Hitler lập tức ra lệnhHimmler và các phụ tá trong Đảng lánh mặt. Adam không hềuổng phí ngôn từ. Ông cho rằng dù có bao nhiêu sự phôtrương về Bức tường Tây, nhưng ông vẫn không thể giữvững với số quân hiện có. Hitler trở nên cuồng loạnvà dông dài nói về việc làm thế nào mình đã biến Đứcmạnh hơn Anh và Pháp cộng lại.

Hitler lớntiếng: "Ai không giữ vững các lô cốt này thì tên đólà đồ khốn kiếp!"

Các tướng lĩnhkhác cũng có ý nghĩ e ngại về phía Tây.

Ngày 3 tháng 9,Hitler triệu tập Keitel (Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Tốicao Quân lực) và Brauchitsch (Tư lệnh Lục quân) đếnBerghof. Các đơn vị chiến trường phải đi đến các vịtrí dọc biên giới Tiệp Khắc vào ngày 28 tháng 9. Nhưngvào giữa trưa 27 tháng 9, Bộ Chỉ huy Tối cao Quân lựcphải biết ngày X là ngày nào. Ít nhất Brauchitsch – vìKeitel quá hèn yếu nên không dám phát biểu – đã nêulên vấn đề làm thế nào trụ vững ở phía Tây. Hitlernói dối là đã ra lệnh đẩy nhanh tiến độ gia cố cáclô cốt phía Tây.

Ngày 8 tháng 9,Tướng Heinrich von Stuelpnagel gặp Jodl. Cả 2 thấy rõ rằngHitler nhất định xâm lăng Tiệp Khắc, mặc cho Pháp sẽcan thiệp hay không. Dù là người lạc quan, nhưng chínhJodl đã ghi lại: "Phải thú nhận là tôi cũng lo lắng".

Ngày hôm sau,Hitler triệu Keitel, Brauchitsch và Halder đến Nuremberg đểdự một buổi họp sóng gió bắt đầu lúc 10 giờ tốivà kéo dài đến 4 giờ sáng hôm sau. Halder thấy mình ởtrong hoàn cảnh khó xử: Là người chủ chốt trong âm mưulật đổ Hitler ngay khi có lệnh tấn công, bây giờ ôngphải giải thích chi tiết kế hoạch của Bộ Tư lệnhLục quân về chiến dịch ở Tiệp Khắc. Hitler còn xénát bản kế hoạch và la mắng cả ông cùng Brauchitsch vìthái độ nhút nhát và thiếu năng lực quân sự. Keitelcảm thấy rúng động vì diễn tiến của buổi họp vàvì bằng cớ của "tư tưởng chủ bại" ngay trong cấpchỉ huy quân sự.

Jodl ghi vào nhậtký:

"Có lời tố cáo với Lãnhtụ về tư tưởng chủ bại trong Bộ Tư lệnh Lục quân...Keitel tuyên bố rằng ông sẽ không dung thứ bất kỳ sĩquan nào của OKW có ý phê phán, tư tưởng dao động vàchủ bại... Lãnh tụ biết rằng Tư lệnh Lục quân[Brauchitsch] đã yêu cầu các tướng chỉ huy dưới quyềnủng hộ ông ta để cảnh giác Lãnh tụ về cuộc phiêulưu... Chính ông [Brauchitsch] đã không còn có ảnh hưởngđối với Lãnh tụ nữa.

Vì thế bầu không khí ởNuremberg trở nên tẻ lạnh và điều không may là Lãnh tụcó cả dân tộc đứng phía sau ông, nhưng các tướng lĩnhhàng đầu của Quân đội thì không."

Vịtướng trẻ Jodl cảm thấy rất buồn phiền vì tất cảchuyện này và hoàn toàn ủng hộ Hitler.

"Chỉ qua hành động, [cáctướng lĩnh này] mới có thể cứu vãn điều tai hại màhọ gây ra vì việc thiếu ý chí và không tuân lệnh. Vấnnạn giống như trong năm 1914. Chỉ có một ví dụ về sựbất tuân trong Quân đội, đó là của các tướng lĩnh,xuất phát từ thái độ tự phụ của họ. Họ không còntin tưởng và không còn tuân lệnh vì họ không nhận rathiên tài của Lãnh tụ. Nhiều người vẫn còn xem ông ấylà một hạ sĩ trong Thế chiến I, chứ không phải là mộtchính khách vĩ đại nhất kể từ Bismarck."

Khinói chuyện với Jodl vào ngày 8 tháng 9, Tướng vonStuelpnagel, thuộc Tổng cục Hậu cần của Bộ Tư lệnhLục quân và cũng tham gia vào nhóm âm mưu đảo chính củaHalder, yêu cầu Chỉ huy Tối cao Quân lực báo trước choBộ Tư lệnh Lục quân 5 ngày về lệnh của Hitler tấncông qua Tiệp Khắc. Jodl trả lời rằng vì lý do thờitiết thất thường, nên chỉ có thể đảm bảo báo trước2 ngày. Và như thế đã là quá đủ cho nhóm âm mưu.

Nhưng họ vẫncần sự đảm bảo theo phương diện khác nữa: Liệu giảđịnh của họ là Anh và Pháp sẽ gây chiến với Đứcnếu Đức tấn công Tiệp Khắc có đúng hay không. Họphái nhân viên thân tín đi London không những để tìmhiểu Chính phủ Anh sẽ làm gì, thậm chí còn gây ảnhhưởng lên phía Anh bằng cách cho biết nếu Hitler quyếtđịnh tấn công, thì Bộ Tư lệnh Lục quân sẽ biếtngày và sẽ có hành động quyết liệt, nếu Anh chịucứng rắn với Hitler cho đến cùng.

Đặc sứ đầutiên của nhóm âm mưu là Ewald von Kleist, do Đại tá Osterthuộc Quân báo cử đi Anh ngày 18 tháng 8. Đại sứHenderson của Anh tại Đức, người đã thuận chiều theobất kỳ yêu sách nào của Hitler, khuyên Bộ Ngoại giaoAnh rằng không nên tiếp Kleist theo cách chính thức. Trongmột buổi chiêu đãi thân mật trước đó, Henderson đãnói với những người Đức hiện diện rằng "Anh quốcsẽ không nghĩ đến việc hy sinh ngay cả một thuỷ thủhoặc một phi công cho Tiệp Khắc và sẽ thoả thuận bấtkỳ giải pháp hợp lý nào, miễn là không phải dùng đếnvũ lực."

Tuy thế, RobertVansittart, cố vấn cho Bộ Ngoại giao và Winston Churchill,lúc này chưa nổi danh, chịu tiếp kiến Kleist ngay vàobuổi chiều ông này vừa đến. Với cả 2 người, Kleistkhẳng định các tướng lĩnh chống đối sẽ có hànhđộng. Nếu Anh và Pháp tuyên bố rằng họ sẽ không ngồiyên và nếu có một chính khách nổi tiếng của Anh gửilời cảnh cáo cho Hitler, thì tướng lĩnh Đức sẽ hànhđộng để ngăn cản Hitler.

Churchill trao choKleist một bức thư dứt khoát để mang về Đức với nộidung nêu rõ sự hỗ trợ về mặt tinh thần cho nhóm âmmưu đảo chính.

"Tôi tin chắc rằng việcbộ binh hoặc không quân Đức vượt qua biên giới TiệpKhắc sẽ dẫn đến Chiến tranh Thế giới lần nữa. Tôitin chắc cũng như tôi đã tin vào cuối tháng 7 năm 1914,rằng nước Anh sẽ hành quân cùng với Pháp... Tôi xin cácông đừng hiểu sai về điểm này..."

Kleisttrình bức thư của Churchill cho Beck, Halder, Hammerstein,Canaris, Oster và những người khác trong âm mưu đảochính. Kleist giấu bức thư trong ngôi nhà miền quê củaông ở Schmenzin. Mật vụ tìm ra bức thư này sau âm mưuám sát Hitler ngày 20 tháng 7 năm 1944, khiến cho Kleist bịhành quyết ngày 15 tháng 4 năm 1945. Thật ra, nhà cầmquyền Đức đã biết, về nội dung bức thư này sớm hơnlà nhóm âm mưu nghĩ. Tôi tìm ra điều này trong một bảnghi nhớ của Bộ Ngoại giao không ghi ngày, nhưng đượcbiết là đệ trình ngày 6 tháng 8 năm 1938. Văn bản ghi:"Trích từ một bức thư của Winston Churchill gửi mộtngười Đức thân tín."

Vansittart thấylời cảnh báo của Kleist là đủ nghiêm trọng nên báocáo về việc này cho cả Thủ tướng Anh và Ngoại trưởngAnh. Chamberlain viết cho Lord Halifax, nói ông không tin lờicủa Kleist và bổ sung rằng: "Tôi không nghĩ chúng ta nênlàm gì." Ông chỉ thị Đại sứ Henderson của Anh tạiĐức làm 2 việc: một là chuyển một lời cảnh cáonghiêm chỉnh đến Hitler và thứ hai là bí mật chuẩn bịmột cuộc "tiếp xúc cá nhân" giữa 2 vị Thủ tướng.Henderson thuyết phục Chamberlain bãi bỏ chỉ thị thứnhất, nhưng lại vui lòng thực hiện chỉ thị thứ hai.

Đó là bướcđầu tiên đi đến Hiệp ước Munich và là chiến thắngkhông đổ máu quan trọng cho Hitler.

Không biết gìvề việc Chamberlain thay đổi thái độ, nhóm âm mưu ởBerlin cố gắng thêm lần nữa để cảnh báo Chính phủAnh. Ngày 21 tháng 8, họ gửi một nhân viên đến thôngbáo cho Tùy viên quân sự Anh ở Berlin về ý định củaHitler tiến công Tiệp Khắc vào cuối tháng Chín:

"Nếu nước ngoài có hànhđộng kiên quyết khiến cho Hitler phải bãi bỏ ý địnhvào giờ chót, ông ấy sẽ bị lật đổ. Tương tự, nếuchiến tranh xảy ra, việc can thiệp tức thời của Anh vàPháp sẽ khiến cho chế độ sụp đổ."

NevileHenderson chuyển lời cảnh báo về London, nhưng nhận xétthêm "rõ ràng là thiên vị và chủ yếu là tuyêntruyền".

Tướng Halder cócảm tưởng là phía Anh chưa thấu hiểu thông điệp mànhóm âm mưu đưa đến, nên ngày 2 tháng 9 ông phái mộtsĩ quan quân đội về hưu, Trung tá Hans Boehm-Tettelbach, đếnLondon để tiếp xúc với Bộ Chiến tranh và Cục Quân báoAnh. Ông này cho biết có gặp vài nhân vật quan trọngnhưng không gây ấn tượng mạnh cho họ.

Trong nỗ lựccuối cùng, nhóm âm mưu sử dụng Bộ Ngoại giao Đức vàĐại sứ quán Đức ở London để khuyến dụ phía Anh nêncứng rắn. Đại biện lâm thời Theodor Kordt tại Đại sứquán Đức được cử làm nhiệm vụ. Ông bí mật gặpNgoại trưởng Halifax ngày 5 tháng 9 và thông báo rằngHitler đang trù định tổng động viên ngày 16 tháng 9 vàtấn công Tiệp Khắc muộn nhất là ngày 1 tháng 10, rằngQuân đội Đức sẵn sàng chống đối Hitler vào thờiđiểm ban bố lệnh tấn công và rằng nếu Anh và Phápcứng rắn, thì cuộc đảo chính sẽ thành công. Ông cũngcảnh báo Lord Halifax rằng bài diễn văn của Hitler khi bếmạc Đại hội Đảng ngày 12 tháng 9 ở Nuremberg sẽ nhưlà quả bom tấn và có thể khơi mào cho cuộc đối đầuvới Tiệp Khắc, đồng thời đó cũng là thời điểm đểAnh đứng lên đối phó với nhà độc tài.

Dù đã tiếpxúc thường xuyên với phía Anh và thẳng thắn với Ngoạitrưởng Anh, Kordt vẫn không biết gì về ý định rõ ràngcủa Chính phủ Anh. Nhưng ông biết rõ hơn vào ngày 7tháng 9, khi tờ Times ở London đăng một bài xã luậnnổi tiếng cho rằng mọi việc có thể có lợi cho Chínhphủ Tiệp Khắc nếu họ nhượng mảnh đất Sudetenlandcho Đức... Như thế, "những lợi điểm đối với TiệpKhắc khi trở thành một quốc gia thuần nhất sẽ có giátrị hơn là những bất lợi do mất đi huyện Sudetenlandthuộc vùng biên giới." Bài xã luận không nhắc gì đếnyếu tố hiển nhiên là khi nhượng Sudetenland cho Đức,Tiệp Khắc sẽ mất đi vùng núi bảo vệ Bohemia và hệthống lô cốt của họ, khiến cho họ không còn có thểphòng vệ chống Đức được nữa.

Mặc dù BộNgoại giao Anh vội xác minh rằng bài xã luận trên tờTimes không thể hiện quan điểm của Chính phủ Anh,nhưng ngày hôm sau Kordt điện về Berlin rằng bài báo cóthể "xuất phát từ một đề nghị do nhân viên củaThủ tướng đưa đến Ban Biên tập của tờ Times".

Trong những nămđầy biến động này, khó mà nhớ đến tình trạng căngthẳng đen tối ở các thủ đô châu Âu trong khi Đại hộiĐảng Quốc xã Nuremberg diễn ra, khai mạc ngày 6 tháng 9và lên đến đỉnh điểm ngày 12 tháng 9. Vào ngày này,Hitler dự kiến đọc diễn văn bế mạc và tuyên cáo vớithế giới về quyết định cuối cùng của mình: chiếntranh hay hoà bình với Tiệp Khắc. Trong tuần lễ này tôiđang ở tại Prague, tâm điểm của cuộc khủng hoảng.Điều kỳ lạ là có vẻ như thủ đô Tiệp Khắc rấtyên bình – ít nhất là bề ngoài – cho dù bạo lực từphía người Đức ở Sundetenland, đe doạ từ Berlin, sứcép của các Chính phủ Anh và Pháp đòi nhượng bộ vànỗi e sợ họ có thể bỏ rơi Tiệp Khắc.

Ngày 5 tháng 9năm 1938, Tổng thống Tiệp Khắc Beneš nhận ra cần cóbước quyết định để cứu vãn hoà bình, nên mời 2 nhàlãnh đạo của Sudeten đến và bảo họ viết ra giấy tấtcả yêu sách. Dù là yêu sách gì, ông sẽ chấp nhận hết.Ngày hôm sau, một nhà lãnh đạo Sudeten thốt lên: "Chúaơi, họ đã cho chúng ta mọi thứ!" Nhưng các nhà lãnhđạo Sudeten và sếp của họ ở Berlin không muốn chấpnhận.

Ngày 7 tháng 9,theo lệnh từ Đức, Henlein ngừng mọi việc đàm phán vớiChính phủ Tiệp Khắc và viện cớ một cách yếu ớt vềhành động thái quá của cảnh sát Tiệp Khắc.

Ngày 10 tháng 9,Goering đọc một bài diễn văn hiếu chiến trong Đại hộiĐảng Nuremberg nhằm công kích Tiệp Khắc. Nhưng bài diễnvăn của Beneš cùng ngày lại không đả động đến tháiđộ của Goering, lời lẽ của ông ôn hoà, có tự trọng,kêu gọi bình tĩnh, thiện chí và tin cậy lẫn nhau.

Tuy thế, dướivẻ bề ngoài, người Tiệp cũng đang căng thẳng. Tôingẫu nhiên gặp Tiến sĩ Beneš trong tiền sảnh của ĐàiPhát thanh sau bài diễn văn của ông và nhận thấy sựnghiêm trọng, ông có vẻ hiểu rõ tình cảnh khốn cùngcủa mình. Nhà ga tàu hoả và sân bay đầy người Do Tháichen chúc nhau tìm phương tiện đi đến nơi an toàn hơn.Công chúng nhận mặt nạ chống hơi độc. Tin từ Parischo biết Chính phủ Pháp bắt đầu hốt hoảng vì viễncảnh của chiến tranh, còn tin từ Anh cho biết Chamberlainđang cố đáp ứng những yêu sách của Hitler – dĩ nhiênlà với phần thiệt sẽ thuộc về Tiệp Khắc.

Và thế là cảChâu Âu ngóng chờ tiếng nói của Hitler ngày 12 tháng 9 từNuremberg. Hitler phát biểu trước một đám đông Quốc xãcuồng tín đầy một sân vận động khổng lồ vào ngàybế mạc Đại hội Đảng. Dù đầy tính bạo lực, khoatrương và phun nọc độc về Tiệp Khắc và đặc biệtTổng thống Tiệp Khắc, bài diễn văn không phải là lờituyên chiến. Ông để dành việc này về sau – ít nhấtlà công khai, vì như ta được biết từ tài liệu củaĐức tịch thu được, Hitler đã định ngày 1 tháng 10 năm1938 để tấn công Tiệp Khắc. Lúc này, Hitler chỉ đòihỏi Chính phủ Tiệp Khắc tạo "bình đẳng" cho ngườiĐức Sudeten. Nếu không, Đức sẽ có biện pháp để đạtđược điều đó.

Ngôn từ củaHitler gây xao động đáng kể. Ở Sudetenland, một cuộcnổi loạn xảy ra. Sau 2 ngày xô xát cuồng loạn, Chínhphủ Tiệp Khắc kiểm soát được tình hình bằng cáchđưa quân đội đến và ra lệnh thiết quân luật. Henleinlẻn qua biên giới đến Đức, tuyên bố rằng giải phápduy nhất bây giờ là nhượng vùng Sudetenland cho Đức.

Đó là giảipháp mà ta đã biết Anh đang ủng hộ, nhưng cần đạt sựthoả thuận của Pháp trước khi thúc đẩy thêm. Mộtngày sau bài diễn văn của Hitler, Nội các Pháp họp suốtmột ngày, vẫn chia rẽ nhau về việc liệu có nên tôntrọng nghĩa vụ giúp Tiệp Khắc trong trường hợp Đứctấn công mà họ biết sắp diễn ra hay không. Thủ tướngDaladier kêu gọi Chamberlain cố thương thuyết với Hitler.

Có thể đoánra rằng Chamberlain cũng không cần sự thúc giục này. Lúc11 giờ tối hôm ấy, ông gửi điện khẩn cho Hitler:

"Xét qua tình hình càng lúccàng khẩn trương, tôi sẽ đến gặp ông để cố gắngtìm một giải pháp hoà bình. Tôi đề nghị đi bằng máybay và sẵn sàng lên đường vào ngày mai.

Xin cho biết thời gian sớmnhất ông có thể gặp tôi và xin đề nghị nơi chốn gặpgỡ. Tôi sẽ rất cảm ơn nếu sớm nhận được phúcđáp".

Haitiếng đồng hồ trước đó, Đại biện lâm thời Đứctại London, Theodor Kordt, đã gửi điện cho Berlin báo tintuỳ viên báo chí của Chamberlain cho mình biết rằng Thủtướng đã "sẵn sàng xem xét những đề xuất sâu rộngcủa Đức, kể cả trưng cầu dân ý, tham gia vào việcthực hiện và quảng bá những đề xuất ấy".

CHAMBERLAINTẠI BERCHTESGADEN: 15THÁNG 9, 1938


Hitlerđã kêu lên "Ôi Trời" khi đọc thông báo củaChamberlain. Ông vô cùng kinh ngạc nhưng cũng quá đỗi vuisướng khi biết người nắm vận mệnh của Đế quốcAnh hùng mạnh sẽ đi đến kêu nài với mình, đồng thờicũng cảm thấy hãnh diện rằng một người đã 69 tuổivà chưa từng đi máy bay lại đi chuyến bay dài 7 tiếngđồng hồ để đến Berchtesgaden, phần xa nhất của nướcĐức. Hitler đã không màng chiếu cố để đề nghị nơigặp gỡ bên sông Rhine, vốn có thể giảm đường bay cònmột nửa. Hitler tin chắc chuyến đi của Chamberlain đãcộng thêm sự đảm bảo rằng Anh và Pháp sẽ không canthiệp – như ông vẫn tin tưởng từ lâu.

Lúc đầu vẫncó một chút va chạm về ngoại giao, dù Hitler theo thóiquen huyên thuyên phần lớn thời gian. Chamberlain đáp xuốngsân bay Munich ngày 15 tháng 9 năm 1938, một chiếc ô tô muitrần đưa ông đến nhà ga, rồi ông đi trên một chuyếntàu đặc biệt mất 3 giờ để tới Berchtesgaden. Ông thấytừng toa xe tiếp nối chở đầy binh sĩ Đức và pháotrên đường ray đối diện. Hitler không ra đón ông tạiBerchtesgaden, mà đứng chờ ở những bậc thềm trên cùngcủa biệt thự Berghof. Lúc đó là 4 giờ chiều vàChamberlain đã phải di chuyển từ sáng sớm.

Sau khi dùng trà,Hitler và Chamberlain bước lên phòng đọc sách của Hitlertrên tầng 2, cũng chính là nơi Hitler tiếp Schuschnigg vào7 tháng trước. Theo yêu cầu của Đại sứ Henderson,Ribbentrop không được dự cuộc thảo luận. Vị Ngoạitrưởng vốn có tính phù phiếm trở nên bực tức đếnnỗi ngày hôm sau ông từ chối trao cho Chamberlain giấy ghichép của Tiến sĩ Schmidt, thông dịch viên phía Đức –một hành động thiếu lịch sự. Vì thế, Chamberlain buộcphải dựa vào trí nhớ [để kể] về những gì ông vàHitler đã trao đổi.

Giống như mỗikhi phát biểu, Hitler bắt đầu với lời lẽ dông dài vềnhững gì mình đã làm cho dân tộc Đức, cho hoà bình,cho mối quan hệ Anh-Đức. Thế nhưng hiện tại có mộtvấn nạn mà ông chủ định giải quyết "bằng cách nàyhoặc cách khác". Người Đức Sudeten lúc trước thuộcvề Áo, chưa bao giờ thuộc Đức. 3 triệu người Đức ởTiệp Khắc phải "trở về" Đế chế. Cả trong buổigặp gỡ này với Hitler và trong báo cáo với Nghị viện,Chamberlain, với vốn kiến thức về lịch sử Đức khôngcó vẻ sâu lắm, chấp nhận việc sử dụng sai lạc từngữ "trở về".

Schmidt ghi lạilời của Hitler trong biên bản chính thức:

"Ông ấy không muốn cóbất cứ sự nghi ngờ nào về quyết tâm của mình rằngsẽ không dung thứ cho một nước nhỏ, hạng hai xem thườngĐế chế Đức nghìn năm hùng mạnh... Ông đã 49 tuổi vànếu nước Đức phải can dự vào chiến tranh thế giớivì vấn đề Tiệp Khắc, ông muốn dẫn dắt đất nướcông với tất cả sức mạnh của con người... Dĩ nhiênlà ông lấy làm tiếc nếu chiến tranh thế giới bùng nổdo vấn đề này. Tuy nhiên, nguy cơ ấy không thể khiếncho ông thiếu quyết tâm... Vì chuyện này, ông sẽ đốidiện với bất kỳ cuộc chiến tranh nào, ngay cả chiếntranh thế giới. Ông sẽ không nhường dù một bước".

Làngười cực kỳ nhẫn nại, Chamberlain khó chen vào đượccâu nào, nhưng có giới hạn. Đến đây, ông ngắt lờiđể hỏi:

"Nếu Lãnh tụ nhất địnhgiải quyết vấn đề này bằng vũ lực mà không chờ 2bên thảo luận, thế thì tại sao để cho tôi đến đây?Tôi đã uổng phí thời giờ của mình".

Nhàđộc tài không có thói quen bị ngắt lời – cho đếnlúc này chưa từng có người Đức nào dám ngắt lời ôngta – vì thế câu trả đũa của Chamberlain dường như cóhiệu quả. Hitler dịu xuống, ông nghĩ họ có thể "đivào vấn đề liệu có thể đạt một thoả thuận hoàbình được không". Và rồi ông đi ngay vào đòi hỏi:

"Nước Anh đồng ý vớiviệc nhượng vùng Sudetenland hay không đồng ý?... Nhượngtrên cơ sở quyền tự quyết chứ?"

Chamberlainkhông bị sốc vì đề nghị này. Thật ra, ông bày tỏ sựhài lòng vì họ "cuối cùng đã đi đến cốt lõi củavấn đề". Theo lời Chamberlain, từ trí nhớ của mình,ông trả lời rằng ông không thể tự mình quyết định,mà phải tham khảo Nội các của ông và người Pháp. TheoSchmidt, nội dung được ghi tốc ký trong khi thông dịch,Chamberlain nói như trên và bổ sung:

"Cá nhân ông ấy có thểnói ông công nhận nguyên tắc của việc tách ra vùngSudetenland... Ông muốn trở về Anh để báo cáo với Chínhphủ và xin họ chấp thuận quan điểm của cá nhân mình".

Từthái độ đầu hàng này tại Berchtesgaden, mọi chuyệnkhác sẽ tiếp diễn.

Hiển nhiên làphía Đức không hề ngạc nhiên. Đúng vào lúc diễn racuộc hội đàm tại Berchtesgaden, Henlein đang thảo mộtbức thư mật cho Hitler, đề ngày 15 tháng 9, ngay trướckhi ông lẻn chạy về Đức:

"Lãnh tụ của tôi,

Tôi đã thông báo với pháibộ Anh [Runciman] ngày hôm qua rằng cơ bản cho vòng đàmphán kế tiếp chỉ có thể... là sự hợp nhất với Đếchế.

Có lẽ Chamberlain sẽ đềxuất sự hợp nhất này".

Ngàyhôm sau, Bộ Ngoại giao Đức gửi điện mật cho các Đạisứ quán Đức ở Washington và vài thủ đô khác.

"Ngày hôm qua Lãnh tụ nóivới Chamberlain rằng cuối cùng ông nhất quyết chấm dứtbằng cách này hay cách khác tình trạng không thể chấpnhận được ở Sudetenland trong thời gian rất ngắn. Khôngchỉ xét đến việc tự trị cho người Đức Sudeten, màcòn là việc nhượng vùng này cho Đức. Chamberlain có ýkiến cá nhân chấp thuận. Hiện giờ ông ấy đang bànbạc với Nội các Anh và thông báo cho Paris, Hội đàm kếtiếp giữa Lãnh tụ và Chamberlain được trù định trongtương lai gần".

Vàocuối buổi họp giữa 2 người, Chamberlain nhận đượclời hứa của Hitler là sẽ không có hành động quân sựnào cho đến khi đàm phán lại lần nữa. Trong lúc này,vị Thủ tướng tỏ lòng tin vào lời nói của Lãnh tụ,ít ngày sau ông có nhận xét riêng:

"Dù tôi nghĩ mình đã thấytrên gương mặt ông ấy biểu hiện sự cứng cỏi và tànnhẫn, nhưng tôi vẫn có cảm tưởng đây là một ngườimà ta có thể tin cậy khi ông ta cất lời hứa".

Trongkhi nhà lãnh đạo Anh đang có ảo tưởng dễ dãi như thế,Hitler vẫn tiếp tục các kế hoạch quân sự và chính trịcho cuộc xâm lăng Tiệp Khắc. Đại tá Jodl, thay mặt choOKW, làm việc với Bộ Thông tin và Tuyên truyền cho cáimà ông gọi trong nhật ký của mình là "những chuẩn bịkết hợp cho việc phản bác sự vi phạm công pháp quốctế của ta". Công việc của Tiến sĩ Goebbels là biệnminh cho hành động quá trớn của Quốc xã. Ông đã đặtkế hoạch chi tiết cho những lập luận lừa dối củamình.

Ngày 17 tháng 9,Hitler chỉ định một sĩ quan của Bộ Chỉ huy Tối caoQuân lực đến phụ tá cho Henlein, lúc ấy đang hoạt độngtại một tổng hành dinh đặt ở một lâu đài vùngDondorf, bên ngoài Bayreuth, để tổ chức Lực lượng Tựdo Sudeten – được trang bị bằng vũ khí Áo, nhận lệnhcủa Lãnh tụ là duy trì "hỗn loạn và xô xát" vớingười Tiệp.

Ngày 18 tháng 9,trong khi Chamberlain đang bận rộn vận động Nội các củaông và người Pháp thuận theo chính sách nhượng bộ, thìHitler và các tướng lĩnh Đức cũng bận rộn. Lịch trìnhxuất phát được bố trí cho 5 Đại Quân đoàn Thứ Hai,Tám, Mười, Mười Hai và Mười Bốn, gồm có 36 sư đoànkể cả 3 sư đoàn thiết giáp. Hitler cũng chốt lại việctuyển chọn những tướng lĩnh chỉ huy 10 Đại quân đoàn.Dù ngỗ ngược, Tướng Adam vẫn được giữ làm Tổng Tưlệnh Mặt trận phía Tây. Điều đáng ngạc nhiên là 2nhân vật trong nhóm âm mưu đã về hưu nhưng vẫn đượcgọi lại và được chỉ định làm tư lệnh 2 Đại quânđoàn: Tướng Beck Đại Quân đoàn Thứ Nhất và Tướngvon Hammerstein Đại Quân đoàn Thứ Tư.

Những bướcchuẩn bị về mặt chính trị để đánh Tiệp Khắc cũngtiếp tục. Tài liệu Bộ Ngoại giao Đức bị tịch thucho thấy đầy những báo cáo về việc Đức thúc giụcHungary và Ba Lan vào chia chiến lợi phẩm. Ngay cả ngườiSlovak cũng được đưa vào để gây rối loạn. Ngày 20tháng 9, Hitler tiếp Thủ tướng Imredy và Ngoại trưởngKanya của Hungary, đồng thời tỏ ra trách mắng họ vì đãlưỡng lự. Một bản ghi nhớ của Bộ Ngoại giao báo cáochi tiết về buổi họp:

"Trước hết, Lãnh tụtrách móc phía Hungary về thái độ nhùng nhằng của họ.Lãnh tụ quyết chí giải quyết vấn đề Tiệp Khắc ngaycả với rủi ro của một cuộc chiến tranh thế giới...Ông tin chắc Anh và Pháp sẽ không can thiệp. Đây là cơhội cuối cùng cho Hungary tham gia...

Ông yêu cầu phía Hungary 2việc: (1) Hungary phải lập tức đòi hỏi trưng cầu dâný trong những lãnh thổ mà Hungary mong muốn và (2) Hungarykhông được đảm bảo đường biên giới mới nào đềxuất cho Tiệp Khắc".

Dùcho Chamberlain có tính toán thế nào, Hitler vẫn tỏ rõ vớiphía Hungary là mình không có ý định cho phép một nướcTiệp Khắc còn lại ít lãnh thổ sống sót lâu. Về phíaThủ tướng Anh:

"Lãnh tụ tuyên bố ông sẽtrình cho Chamberlain những đòi hỏi của Đức với sựthẳng thắn quyết liệt. Theo quan điểm của ông, chỉhành động của Quân đội mới là giải pháp thoả đáng.Tuy nhiên, có nguy cơ là người Tiệp nhượng bộ theo mọiđòi hỏi".

Đólà nguy cơ đang ám ảnh nhà độc tài trong mỗi lần gặpgỡ kế tiếp với Thủ tướng Anh.

Bị Đức thúcđẩy ngày 21 tháng 9 năm 1938, Chính phủ Ba Lan đòi hỏitrưng cầu dân ý trong huyện Teschen, nơi có cộng đồnglớn của người thiểu số Ba Lan, sau đó chuyển quân đếnvùng biên giới. Ngày hôm sau, Chính phủ Hungary noi gương.Cũng trong ngày 22 tháng 9, Lực lượng Tự do Sudeten đượcquân S.S. hỗ trợ chiếm lấy 2 thị trấn Asch và Eger kếcận lãnh thổ Đức.

22 tháng 9 năm1938 là một ngày căng thẳng trên toàn châu Âu, khiChamberlain trở lại Đức để hội ý với Hitler. Bây giờ,ta cần xem qua sơ lược những gì Chamberlain đã làm ởLondon giữa 2 chuyến đi gặp Hitler.

Khi trở vềLondon tối ngày 16 tháng 9, Chamberlain triệu tập Nội cácđể ông trình bày yêu sách của Hitler. Lord Runciman từPrague được triệu về để cho ý kiến – và đã gâykinh ngạc. Trong sự hăng say muốn xoa dịu Hitler, Runcimancòn đi xa hơn cả Hitler. Ông đề xuất giao lãnh thổSudetenland cho Đức mà không cần trưng cầu dân ý và chodù Tiệp Khắc sẽ mất vùng núi cùng hệ thống công sựphòng thủ, Tiệp Khắc vẫn phải cam kết sẽ không đượctấn công các nước láng giềng. Nỗi quan ngại về mộtnước Tiệp Khắc bị xâu xé chống lại Đức đã là khótin, nhưng dường như những đề xuất lạ lùng này gâyấn tượng cho Nội các Anh và khiến Chamberlain càng muốnchấp nhận yêu sách của Hitler hơn.

Cho dù nhữngđiểm chính trong các đề xuất của Runciman được trìnhra Nội các vào tối 16 tháng 9, nhưng phải đợi đếnngày 21, báo cáo mới được soạn chính thức và đếnngày 28 mới được công bố, khi các sự kiện chỉ tạosự chú ý hàn lâm. Wheeler-Bennett vạch rõ rằng một sốđoạn của báo cáo cho ấn tượng là đã được soạnthảo sau ngày 21. Khi Runciman rời Prague vào sáng 16 tháng9, không một ai, ngay cả Hitler hoặc các nhà lãnh đạoSudeten đi xa đến mức yêu cầu giao Sudetenland cho Đức màkhông qua trưng cầu dân ý.

Thủ tướngPháp Daladier và Ngoại trưởng Pháp Bonnet đến London ngày18 tháng 9 để hội ý với Nội các Anh. Cả 2 bên Anh vàPháp đều muốn tránh chiến tranh nên nhanh chóng đồng ývề những đề xuất chung mà Tiệp Khắc phải chấp nhận:giao cho Đức mọi lãnh thổ có trên phân nửa là ngườiĐức Sudeten để đảm bảo "duy trì hoà bình và an ninhcủa những quyền lợi sống còn ở Tiệp Khắc". Đểđáp lại, Anh và Pháp sẽ tham gia vào "sự đảm bảoquốc tế cho những đường biên giới mới..." Sự đảmbảo này sẽ thay thế những hiệp ước mà Tiệp Khắc kýkết với Pháp và Liên Xô. Đây là lối thoát dễ dàngcho Pháp khi không còn bị ràng buộc với các hiệp ướchiện hữu.

Thông báo chínhthức Anh-Pháp gửi cho Tiệp Khắc ghi:

"Cả 2 Chính phủ Pháp vàAnh nhận thấy Chính phủ Tiệp Khắc phải hy sinh lớn laocho sự nghiệp hoà bình. Nhưng bởi vì đó là mục đíchcho châu Âu nói chung và cho chính Tiệp Khắc nói riêng, 2Chính phủ có bổn phận phải thẳng thắn đặt ra nhữngđiều kiện thiết yếu để đạt mục đích này".

Thêmnữa, họ phải còn phải khẩn trương lên. Vì nhà độctài Đức không thể chờ đợi được nữa.

"Thủ tướng phải nốilại việc hội đàm với ông Hitler muộn nhất là ngàythứ Tư [ngày 22 tháng 9] và sớm hơn nếu có thể được.Vì thế, chúng tôi thấy phải yêu cầu ông phúc đáp càngsớm càng tốt".

Thếlà trưa ngày 19 tháng 9, 2 Công sứ Anh và Pháp tại Praguecùng trình đề xuất Anh-Pháp cho Chính phủ Tiệp Khắc.

Ngày hôm sau,Tiệp Khắc khước từ các đề xuất qua bức công hàmmột cách đầy tự trọng, với lời giải thích – vàcũng là lời tiên tri – rằng chấp nhận những đề xuấtấy sẽ khiến cho Tiệp Khắc "không chóng thì chầy sẽnằm hoàn toàn dưới sự thống trị của Đức". Sau khinhắc nhở Pháp về nghĩa vụ theo hiệp ước hiện hữuvà về hậu quả cho vị thế của Pháp nếu Tiệp Khắcnhượng bộ, công hàm phúc đáp đề nghị đưa cả vấnđề Sudetenland ra hoà giải theo những điều khoản củaHiệp ước Đức-Tiệp Khắc năm 1925. Cần ghi nhận thêmrằng cả 2 Chính phủ Anh và Pháp đã đều không công bốcông hàm của Tiệp Khắc sau này, khi họ phát hành tàiliệu minh chứng cho việc chính sách của họ đã dẫn đếnHiệp ước Munich.

Nhưng cả Anh vàPháp không muốn cho phép một vấn đề như sự bất khảxâm phạm của hiệp ước can dự vào tiến trình họ đãđặt ra. Anh gia tăng sức ép lên Tiệp Khắc, cho biết nếukhông chấp nhận các đề xuất Anh-Pháp, Anh sẽ không cònliên can gì đến số phận của Tiệp Khắc và nước nàysẽ không còn trông mong Anh hoặc Pháp giúp đỡ nữa.

Vào lúc này,Tổng thống Tiệp Khắc Beneš nhận ra là đã bị bạn hữucủa mình bỏ rơi. Ông kêu gọi Pháp, nhưng Pháp lại yêucầu ông rút lại công hàm từ khước, chấp nhận các đềxuất Anh-Pháp, nếu không Tiệp Khắc sẽ phải một mìnhchống lại Đức.

Suốt ngày hômsau, 21 tháng 9, đau nhức vì mệt mỏi, vì mất ngủ và vìbị phản bội, Beneš vẫn hội ý với Nội các, các nhàlãnh đạo Đảng và Bộ Tổng tham mưu. Họ tỏ rõ lòngquả cảm trước sự đe doạ của kẻ thù, nhưng bắt đầusuy sụp vì bạn hữu và Đồng minh đã bỏ rơi mình. CònLiên Xô thì sao? Phía Liên Xô lặp lại cam kết rằng LiênXô sẽ tôn trọng hiệp ước đã ký với Tiệp Khắc.Thương thay cho người Tiệp, họ nhận ra rằng hiệp ướcvới Liên Xô quy định Liên Xô sẽ đến hỗ trợ vớiđiều kiện Pháp cũng phải hỗ trợ. Mà Pháp thì đãnuốt lời.

Xế chiều ngày21 tháng 9, Chính phủ Tiệp Khắc đành chịu thua, chấpnhận kế hoạch Anh-Pháp. Bản thông cáo giải thích mộtcách cay đắng: "Chúng tôi không có chọn lựa nào khác,vì chúng tôi đã bị bỏ lại một mình." Trong nhữnglúc riêng tư, Beneš nói một cách súc tích: "Về cơ bản,chúng tôi đã bị phản bội." Ngày hôm sau, Nội các từchức. Tướng Tổng Thanh tra Quân đội Jan Sirovy được cửđứng đầu "Chính phủ tập trung quốc gia".

CHAMBERLAINTẠI GODESBERG: NGÀY22 VÀ 23 THÁNG 9 NĂM 1938


DùChamberlain mang đến cho Hitler mọi nhượng bộ theo yêusách ở Berchtesgaden, nhưng cả 2 lại đều tỏ ra thiếuthoải mái khi gặp lại nhau ở thị trấn nhỏ Godesbergbên sông Rhine vào chiều ngày 22 tháng 9 năm 1938.

Hitler có trạngthái vô cùng bồn chồn. Vào sáng hôm ấy, tôi đang dùngđiểm tâm trên sân thượng của khách sạn Dreesen, nơicuộc họp sẽ diễn ra, thì Hitler đi xuống bờ sông đểkiểm tra chiếc du thuyền của mình. Dường như ông bịmột chứng co giật kỳ lạ. Cứ vài bước, vai phải củaông hích lên và cùng lúc chân trái giật lên. Cặp mắtông u ám. Dường như Hitler đang bên bờ vực của mộtcơn khủng hoảng tinh thần. Một biên tập viên ngườiĐức cho tôi biết trong những ngày gần đây, Hitler đangtrong trạng thái điên cuồng đối với người Tiệp đếnnỗi hơn một lần ông đã hoàn toàn mất tự chủ, lănra trên sàn nhà và nhai lấy rìa của tấm thảm. Vì thếmà có cụm từ "người ăn thảm". Tối hôm trước,khi trò chuyện với vài người làm thuê cho Đảng, tôinghe cụm từ này áp dụng cho Lãnh tụ – dĩ nhiên làtrong lời thầm thì.

Dù âu lo vềviệc chính sách của mình bị chống đối ở Anh,Chamberlain có vẻ rất thoải mái khi đến Godesberg và ngồitrên xe chạy qua đường phố treo đầy cờ chữ thậpngoặc lẫn cờ của Anh để đi đến Petershof, một kháchsạn giống như toà lâu đài nằm trên đỉnh đồiPetersberg bên dòng sông Rhine. Ông mang đến tất cả nhượngbộ mà Hitler đòi hỏi và thậm chí còn hơn thế nữa.Bây giờ đủ cần đi vào chi tiết là xong. Vì mục đíchnày, ông mang theo William Malkin, Cục trưởng Cục Pháp chếcủa Bộ Ngoại giao.

Lúc xế chiều,Chamberlain đi phà vượt sông Rhine để đến khách sạnDreesen, nơi Hitler đang đợi ông. Chính từ khách sạn nàymà Hitler đã ra đi trong đêm 29 tháng 6 năm 1934 để sáthại Roehm trong cuộc thanh trừng đẫm máu (Xem Chương 7).Hitler thường tìm về khách sạn này như là nơi ẩn thân,nơi ông có thể tập trung tư tưởng và giải quyết tâmtrạng hoang mang.

Lần này, ítnhất là lúc khỏi đầu, Chamberlain đã chủ động phátbiểu. Xét qua những ghi chép dài của thông dịch viênSchmidt, Chamberlain đã lên tiếng trong hơn 1 giờ, giảithích những việc ông đã làm để thuyết phục cả 2 Nộicác Anh và Pháp lẫn Tiệp Khắc. Ông chấp nhận ý kiếncủa Runciman: giao Sudetenland cho Đức mà không cần trưngcầu dân ý. Tương lai của những vùng pha trộn nhiềuchủng tộc sẽ do một uỷ hội gồm 3 thành viên giảiquyết: một Đức, một Tiệp Khắc, một trung lập. Mộtđảm bảo quốc tế sẽ thay thế cho các hiệp ước –mà Hitler vẫn luôn có ác cảm – giữa Tiệp Khắc vớiPháp và Liên Xô.

Tất cả đềucó vẻ rất đơn giản, rất hợp tình hợp lý đối vớimột Thủ tướng Anh gốc doanh nhân, yêu hoà bình. Ôngngừng nói với vẻ tự mãn và đợi chờ phản ứng củaHitler.

Hitler hỏi: "Cóđúng là theo tôi hiểu thì các Chính phủ Anh, Pháp vàTiệp Khắc đồng ý chuyển giao Sudetenland từ Tiệp Khắccho Đức?" Hitler cảm thấy kinh ngạc vì các nhượng bộcho mình có thể đi xa như thế và đến nhanh như thế.Ông biết Tiệp Khắc đã chấp nhận đề xuất Anh-Pháp,như nhật ký của Jodl cho thấy. Tuy nhiên, có thể làHitler không biết rõ chi tiết các điều khoản của kếhoạch Anh-Pháp cho đến khi Chamberlain giải thích.

Thủ tướng Anhmỉm cười đáp: "Phải".

Hitler nói: "Tôirất lấy làm tiếc, nhưng sau những sự việc trong nhữngngày qua, kế hoạch này chẳng còn ích lợi gì nữa."

Chamberlain đứngbật dậy, gương mặt lộ vẻ kinh ngạc và tức giận.Nhưng ông không có vẻ trách móc rằng Hitler đã lừa dốimình, rằng Hitler như là người tống tiền đã ra thêmyêu sách đúng vào lúc yêu sách cũ được chấp nhận.Chamberlain diễn tả tâm trạng của mình lúc này trong báocáo trước Nghị viện ít ngày sau:

"Tôi không muốn Nghị việnnghĩ Hitler cố tình lừa dối tôi – không có giây phútnào tôi nghĩ thế – nhưng, đối với tôi, tôi đã mongrằng... chỉ cần thảo luận một cách bình tĩnh với ôngấy về những đề nghị tôi mang theo và đó là cú sốcnặng khi tôi nghe nói... rằng những đề nghị này làkhông chấp nhận được..."

Chamberlainthấy bao nhiêu công sức khó nhọc của ông đều đangtiêu tan. Theo ghi chép của Tiến sĩ Schmidt, Chamberlain nóivới Hitler là ông cảm thấy:

"Vừa thất vọng vừahoang mang. Ông có thể nói một cách đúng lý rằng Lãnhtụ đã nhận được tất cả từ ông cho những gì đãđòi hỏi trước đây.

Để đạt được điềunày, ông đã đánh cược cả sự nghiệp chính trị củamình... Ông đang bị kết án ở Anh là đã bán đứng vàphản bội Tiệp Khắc, đã nhượng bộ các nhà độc tàivà khi rời nước Anh sáng nay ông đã bị la ó chế nhạo".

NhưngLãnh tụ không tỏ ra xúc động với hoàn cảnh tộinghiệp của vị Thủ tướng Anh. Ông đòi hỏi Đức phảiđược chiếm đóng vùng Sudetenland ngay lập tức. Phải"giải quyết toàn vẹn và rốt ráo vấn đề này chậmnhất là vào ngày 1 tháng 10". Ông có sẵn một bản đồchỉ ra phải chuyển giao lập tức những lãnh thổ nào.

Tối ấy,Chamberlain hội ý qua điện thoại với Nội các của ôngvà Chính phủ Pháp. Tình hình dường như không có triểnvọng lắm, đến nỗi Anh và Pháp đồng ý nên thông báocho Tiệp Khắc vào ngày hôm sau rằng 2 nước không thể"tiếp tục nhận trách nhiệm khuyên họ không nên độngbinh".Tiệp Khắc bắt đầu động binh lúc 10 giờ 30 tối 23tháng 9.

Lúc 7 giờ 20tối 22 tháng 9, Tướng Keitel từ Godesberg gọi cho tổnghành dinh Quân đội:

"Chưa thể xác định đượcngày (hoặc Ngày X). Tiếp tục chuẩn bị theo kế hoạch.Nếu Phương án Màu Lục diễn ra, sẽ là sau ngày 30 tháng9. Nếu sớm hơn, có lẽ cần phải tuỳ cơ ứng biến".

AdolfHitler lâm vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan.Chamberlain không hề biết rằng mục đích của Hitler từlúc đầu chỉ là "đập tan Tiệp Khắc bằng vũ lực".Chấp nhận kế hoạch Anh-Pháp không phải là hành độngquân sự, trong khi Hitler vừa muốn làm nhục Tổng thốngBeneš và Chính phủ Tiệp Khắc vừa muốn các cường quốcphương Tây hiện rõ vẻ hèn yếu. Để làm được nhưthế, ít nhất cần phải chiếm đóng bằng biện phápquân sự. Việc này có thể không đổ máu giống như việcchiếm đóng bằng quân sự ở Áo, nhưng phải thực hiện.Hitler muốn ít nhất phải có hình thức rửa nhục nhưthế đối với những người Tiệp vừa mới nổi lên đãcó vẻ tự phụ.

Sau bữa ăn sángngày hôm sau, Chamberlain viết một bức thư cho Hitler. Ôngsẽ thông báo cho Tiệp Khắc về những đòi hỏi mớinhưng ông không nghĩ họ sẽ chấp nhận. Thật ra, ông tinchắc người Tiệp sẽ chống lại việc chiếm đóng củaQuân đội Đức. Nhưng ông sẵn lòng đề nghị với TiệpKhắc vì các bên đã bằng lòng giao Sudetenland cho Đức,nên người Đức Sudeten sẽ lo duy trì an ninh trật tự ởSudetenland cho đến khi giao vùng đất này cho Đức.

Hitler không chấpnhận giải pháp dung hoà này. Sau khi để cho Chamberlain chờđợi gần cả ngày, Hitler mới trả lời cùng với lờikể lể dông dài về mọi chuyện sai trái mà người Tiệpđã gây ra cho người Đức, ông không muốn dung hoà, đồngthời kết luận rằng bây giờ có lẽ sẽ có chiếntranh.

Chamberlain chỉtrả lời ngắn gọn là yêu cầu Hitler ghi ra giấy nhữngđòi hỏi mới, "cùng với một bản đồ" và sẽ làmnhiệm vụ "như người trung gian" để gửi qua Prague.

Chamberlain trởlại khách sạn Dreesen để có buổi hội đàm cuối cùngvới Hitler bắt đầu lúc 10 giờ 30 tối 23 tháng 9, Hitlertrình bày những đòi hỏi trong một bản ghi nhớ cùng vớimột bản đồ. Chamberlain phải đối mặt với một thờihạn mới. Bên Tiệp phải bắt đầu rút ra khỏi lãnh thổsẽ chuyển giao bắt đầu từ ngày 26 tháng 9 và xong xuôingày 28 tháng 9.

Chamberlain thốtlên: "Nhưng cái này không khác gì tối hậu thư".

Hitler đáp trả:"Không phải... xem đây, văn kiện có tựa là 'Bản ghinhớ'".

Vừa lúc ấy,một tuỳ viên mang vào một tin khẩn cấp cho Lãnh tụ.Ông xem qua và trao cho Schmidt để thông dịch: "Đọc choông Chamberlain nghe".

Schmidt đọc:"Beneš vừa tuyên cáo trên đài phát thanh lệnh tổngđộng viên ở Tiệp Khắc".

Cả gian phòngyên lặng như chết chóc. Rồi Hitler nói:

"Bây giờ, dĩ nhiên là mọiviệc đều đã an bài. Người Tiệp sẽ không muốn nhượnglãnh thổ nào cho Đức."

Chamberlainkhông đồng ý. Tiếp theo là cuộc tranh cãi dữ dội.

"Hitler nói người Tiệp đãđộng binh trước. Chamberlain nói ý khác: Đức đã độngbinh trước. Lãnh tụ phủ nhận Đức đã điều quân..."

Thếlà, cuộc tranh cãi kéo dài đến khuya. Cuối cùng,Chamberlain hỏi liệu bản ghi nhớ của Đức "có phảiđúng là thực sự những lời cuối cùng của ông ấy haykhông", Hitler trả lời rằng đúng và Chamberlain nói:

"Thảo luận tiếp cũngchẳng ích gì. Ông đã làm mọi việc, tất cả các nỗlực đã thất bại. Ông trở về với con tim nặng trĩu,vì hy vọng mà ông mang theo khi đến Đức đã tắt lịm."

Nhưngnhà độc tài Đức vẫn chưa để cho ông yên. Ông ta cómột "nhượng bộ".

Hitler nói mộtcách hớn hở:

"Ông là một trong số ítngười mà tôi từng làm như thế này. Tôi sẵn sàng địnhra một ngày duy nhất cho việc rút lui của Tiệp Khắc –ngày 1 tháng 10 – để tạo thuận lợi cho công việc củaông."

Saukhi nói thế, Hitler rút một cây bút chì và tự tay đổingày. Dĩ nhiên đây không phải là nhượng bộ. Ngay từđầu, Hitler đã định 1 tháng 10 là Ngày X.

Bản ghi nhớđòi hỏi mọi lực lượng của Tiệp Khắc, kể cả cảnhsát, rút khỏi những vùng tô màu đỏ trên bản đồ. Mộtcuộc trưng cầu dân ý sẽ quyết định tương lai củanhững vùng tô màu lục. Phải để lại nguyên trạng mọicơ sở quân sự trong vùng đã rút lui. Phải chuyển giaonguyên trạng cho bên Đức mọi cơ sở thương mại vàgiao thông, "đặc biệt là những bộ phận di động".Không được mang theo lương thực, hàng hoá, bò, nguyênvật liệu... Điều này có nghĩa là hàng trăm nghìn ngườiTiệp không được mang theo vật dụng nội thất, thậmchí là bò của gia đình mình.

Dường nhưChamberlain có ấn tượng với các đề xuất đó, nhưngông nói ông không thể chấp nhận hoặc từ khước, ôngchỉ có thể chuyển chúng đi thôi.

Dù cho những gìđã diễn ra, nhưng khi buổi họp chấm dứt lúc 1 giờ 30sáng, cả 2 người có vẻ thân thiết với nhau hơn bấtkỳ lúc nào kể từ khi họ gặp nhau. Tôi đứng trongphòng thu thanh tạm cách 2 người khoảng 8 m và nhìn họnói lời từ giã. Tôi có ấn tượng mạnh với cử chỉthân thiện mà họ đối xử với nhau. Schmidt đã ghi lạinhững lời mà tôi nghe không rõ.

"Chamberlain nói ông ấy cócảm nghĩ rằng một mối quan hệ tin cậy đã nảy nởgiữa ông và Lãnh tụ nhờ những cuộc đàm thoại trongvài ngày qua... không ngừng hy vọng rằng sẽ vượt quacơn khủng hoảng khó khăn hiện nay. Và rồi ông sẽ vuilòng thảo luận những vấn đề khác còn tồn tại vớiLãnh tụ cũng với tinh thần như thế.

Lãnh tụ cảm ơn Chamberlainvà nói rằng ông cũng có những hy vọng tương tự. Nhưông đã tuyên bố nhiều lần, vấn đề Tiệp Khắc làyêu cầu cuối cùng của ông ở châu Âu về lãnh thổ".

Cóvẻ như việc chối bỏ thêm yêu sách về đất đai tạoấn tượng cho Thủ tướng Anh, bởi vì trong báo cáo choViện Dân biểu ông nhấn mạnh Hitler đã tỏ "thái độnghiêm chỉnh tột cùng".

Khi Chamberlain vềđến khách sạn của ông lúc 2 giờ chiều, một ký giảhỏi ông: "Thưa ngài, liệu tình hình có tuyệt vọngkhông?"

Vị Thủ tướngđáp: "Tôi không nghĩ thế. Bây giờ là tuỳ thuộc vàongười Tiệp".

Hiển nhiên ôngkhông nghĩ ra rằng cũng tuỳ thuộc vào người Đức, vớinhững yêu sách quá đáng của họ.

Trở về nước,Chamberlain cố làm chính việc mà ông đã thông báo vớiHitler rằng ông sẽ không làm: thuyết phục Nội các Anhchấp thuận yêu sách mới của Quốc xã. Nhưng lần nàyông bất ngờ vấp phải sự chống đối. Ông không thểthuyết phục Nội các của mình. Ông cũng không thểthuyết phục Pháp, vốn đã khước từ bản ghi nhớGodesberg và ra lệnh động binh một phần.

Khi Thủ tướngPháp đến London ngày 25 tháng 9, Pháp xác nhận sẽ giữlời hứa và giúp đỡ Tiệp Khắc khi nước này bị tấncông. Nhưng họ muốn biết Anh sẽ làm gì. Bị bắt bí,hoặc có vẻ như thế, Chamberlain đồng ý sẽ báo tin choHitler rằng nếu Pháp can thiệp, Anh sẽ có nghĩa vụ phảiủng hộ Pháp.

Nhưng trướchết, ông phải kêu gọi nhà độc tài Đức một lầncuối. Hitler sẽ đọc diễn văn ở Berlin ngày 26 tháng 9.Để khuyến dụ Hitler nên bỏ ngỏ cơ hội, Chamberlainviết một thư riêng cho Hitler và gửi hoả tốc bằng mộtchuyến bay đặc biệt do Horace Wilson mang tới thủ đôĐức.

Sau khiChamberlain ra đi vào buổi sáng 24 tháng 9, người Đức đâmra u sầu. Bây giờ, khi đang đối diện với chiến tranh,ít nhất có một số người không thích tiến hành chiếntranh. Tôi thơ thẩn trong khu tiền sảnh khách sạn mộtlúc sau bữa ăn tối. Goering, Goebbels, Ribbentrop, TướngKeitel và những nhân vật cấp dưới đứng quây quần,trò chuyện với nhau một cách sôi nổi. Dường như họcảm thấy bàng hoàng vì viễn cảnh chiến tranh.

Chủ Nhật 25tháng 9 là một ngày ấm áp và đẹp trời ở Berlin. Từngđám đông kéo ra những bờ hồ và khu rừng xung quanhthành phố. Dù có tin tức về cơn giận dữ của Hitlerkhi nghe tin tối hậu thư bị Pháp, Anh và Tiệp Khắc từkhước,nhưng Berlin lại không có vẻ gì là khủng hoảng vì chắcchắn chiến tranh sẽ không xảy ra. Tối hôm ấy tôi cònghi vào nhật ký của mình: "Khó mà tin được sẽ cóchiến tranh".

Thế nhưng đếnngày Thứ Hai thì mọi việc lại bất ngờ đi theo chiềuhướng xấu hơn. Horace Wilson trao cho Hitler bức thư củaChamberlain. Khi Tiến sĩ Schmidt dịch bức thư, nói Chínhphủ Tiệp Khắc đã thông báo cho biết tối hậu thưGodesberg là "hoàn toàn không thể chấp nhận được",Hitler bất ngờ nhảy dựng lên, la hét: "Không có lý dogì phải đàm phán thêm!" rồi đi ra khỏi cửa.

Người thôngdịch Đức nói đó là cảnh tượng đau lòng. "Đó làlần thứ nhất và duy nhất với sự hiện diện của tôi,Hitler hoàn toàn mất tự chủ." Theo lời Wilson, Hitler trởlại ngồi phệt trên ghế, nhiều lần ngắt ngang lờingười thông dịch bằng cách hét lên:

"Người Đức đang bị đốixử như mọi... Ngày 1 tháng 10 tôi sẽ chiếm Tiệp Khắc.Nếu Pháp và Anh muốn đánh, cứ để cho họ đánh... Tôikhông màng".

Chamberlainđề nghị các đại diện của Tiệp Khắc và Đức nêngặp nhau lập tức để dàn xếp "cách thức chuyển giaolãnh thổ", còn Anh sẵn lòng cử đại diện ngồi vàobuổi họp. Hitler trả lời rằng mình chỉ thương thuyếtchi tiết nếu Tiệp Khắc chấp nhận trước tối hậu thưGodesberg (mà họ đã bác bỏ). Và họ phải trả lờitrong vòng 44 tiếng đồng hồ tiếp theo, tức là lúc 2 giờchiều ngày 28 tháng 9.

Đối với nhữngngười nghe Hitler phát biểu đêm 26 tháng 9 ở Cung thểthao Sportpalast đông kín người, thì có vẻ như Hitler đãđóng sầm cánh cửa đàm phán. La lối và gào thét trongcơn điên loạn mà tôi chưa từng thấy, Hitler lăng mạ cánhân Beneš, tuyên bố rằng vấn đề chiến tranh hoặc hoàbình bây giờ tuỳ thuộc vào Tổng thống Beneš và rằngdù sao chăng nữa, ông cũng sẽ chiếm Sudetenland vào ngày1 tháng 10. Dù được đám đông cổ vũ cuồng nhiệt, ôngcũng đủ khôn khéo để xoa dịu Thủ tướng Anh, cảm ơnvề nỗ lực của ông này cho hoà bình và lặp lại rằngđây là đòi hỏi cuối cùng của Đức về lãnh thổ. Ôngthốt lên một cách khinh bỉ: "Chúng tôi không muốnngười Tiệp!".

Trong khi Hitlerhô hào, tôi ngồi trong một bao lơn ngay phía trên ông, cốtruyền đi bản dịch trực tiếp nhưng không mấy thànhcông. Tối hôm ấy, tôi ghi vào nhật ký:

"... Trong nhiều năm tôiquan sát, đêm nay là lần đầu tiên Hitler có vẻ như hoàntoàn mất tự chủ. Khi ông ấy ngồi xuống, Goering đứngdậy và hét vào micro: 'Chắc chắn một điều: 1918 sẽkhông bao giờ lặp lại'.Hitler nhìn lên Goering, vẻ hoang dại, sục sôi trên đôimắt, như thể đó là ngôn từ ông đã nặn óc cả buổitối nhưng nghĩ không ra. Ông nhảy dựng lên và với ngọnlửa cuồng tín trong đôi mắt mà tôi không bao giờ quên,dang cánh tay phải quét một vòng rồi đập mạnh xuốngmặt bàn và hét lớn: 'Đúng!'."

Ngàyhôm sau, 27 tháng 9, Hitler trở lại tư thái bình thườngđể tiếp kiến Horace Wilson lần thứ hai. Vị đặc sứ,người không được huấn luyện về ngoại giao nhưng vẫnlo lắng như Thủ tướng Anh, nếu không muốn nói là lolắng hơn, đã giao cho Hitler Sudetenland nếu ông này tiếpnhận một cách êm thấm. Ông yêu cầu Hitler chú ý đếnmột phát biểu đặc biệt của Chamberlain ngay sau nửa đêmkhi đáp lại bài diễn văn tại Cung thể thao Sportpalast.Xét qua việc Hitler không tin nơi những lời hứa củangười Tiệp, Chính phủ Anh sẽ xem mình "có nghĩa vụđạo đức" để muốn thấy những lời hứa của ngườiTiệp được thực hiện "một cách công bằng, đầy đủvà với tất cả sự năng nổ hợp lý". Ông hy vọngHitler sẽ không khước từ đề xuất này.

Nhưng Hitlerchẳng quan tâm. Ông bảo mình không có lời gì nhắn gửiChamberlain. Bây giờ là tuỳ người Tiệp. Họ có thểchấp nhận hoặc khước từ những yêu cầu của ông ta.Nếu họ từ khước, ông giận dữ thét lên: "Tôi sẽtiêu diệt Tiệp Khắc". Ông lặp lại câu đe doạ nàynhiều lần với vẻ thích thú.

Như thế là quámức ngay cả đối với Wilson – một người vốn haynhượng bộ. Ông này đứng lên và nói:

"Trong trường hợp này,tôi được Thủ tướng uỷ quyền để có lời tuyên bốsau: 'Nếu vì làm tròn nghĩa vụ hiệp ước mà Pháp candự tích cực vào hành động thù địch với Đức, Vươngquốc Anh sẽ bắt buộc phải ủng hộ Pháp'".

Hitlertrả lời với thái độ gây hấn:

"Điều này có nghĩa nếuPháp muốn tấn công Đức, Anh cũng sẽ bắt buộc phảitấn công Đức".

KhiHorace trả lời rằng ông không nói thế, rằng rốt cuộcthì hoà bình hoặc chiến tranh là tuỳ thuộc vào Hitler,Hitler lớn tiếng:

"Nếu Pháp và Anh muốnđánh thì cứ đánh! Tôi hoàn toàn không màng. Hôm nay làThứ Ba, vào ngày Thứ Hai tới ta sẽ lâm chiến".

Theobiên bản chính thức cuộc họp của Schmidt, Wilson có vẻmuốn nối tiếp cuộc đối thoại nhưng Đại sứ Anhkhuyên ông nên thôi. Việc này cũng chẳng thể ngăn cảnvị đặc sứ thiếu kinh nghiệm nói riêng với Hitler khikết thúc: "Tôi sẽ cố làm cho người Tiệp biết điều"và Hitler trả lời ông: "Hoan nghênh việc này". Có lẽvị Lãnh tụ nghĩ vẫn có thể vỗ về Chamberlain để ôngnày làm cho người Tiệp "biết điều". Đêm ấy, ôngđọc cho thuộc hạ viết một bức thư gửi Chamberlain vớingôn từ khôn khéo.

Có nhiều lý dochính đáng để Hitler gửi bức thư ấy. Vào ngày 27 tháng9 này đã xảy ra nhiều sự kiện ở Berlin và ở cảnhững nơi khác.

Lúc 1 giờ trưa,sau khi Wilson ra về, Hitler ban hành một chỉ thị "bí mậtnhất" ra lệnh cho những đơn vị tấn công gồm khoảng21 trung đoàn được tăng cường, tức 7 sư đoàn, rờinhững khu vực huấn luyện để đến những điểm xuấtphát dọc biên giới Tiệp Khắc. Vài giờ sau, một lệnhđiều quân kín được ban hành. Trong những biện phápkhác, 5 sư đoàn được điều động cho phía Tây.

Nhưng ngay cảkhi Hitler đã tiến hành các động thái quân sự, thì vẫncó những sự kiện trong ngày khiến cho ông lưỡng lự.Để khuấy động cơn sốt chiến tranh trong quần chúng,Hitler ra lệnh một sư đoàn thiết giáp diễu hành qua thủđô lúc hoàng hôn – vào giờ mà hàng trăm nghìn ngườidân Berlin từ những toà nhà văn phòng đổ ra đườngphố. Cuộc diễu hành hoá ra là thất bại chua cay – ítnhất là đối với vị Tư lệnh Tối cao. Người dânBerlin hiền hoà không muốn bị nhắc nhở về chiếntranh. Trong nhật ký đêm ấy, tôi ghi lại cảnh tượngđáng kinh ngạc.

"Tôi đi ra góc phố nơiđoàn quân sẽ rẽ vào Wilhelmstrasse và nghĩ sẽ trông thấymột cuộc mít tinh hoành tráng. Tôi hình dung đến quangcảnh mà tôi đã được đọc về năm 1914 khi đám đôngcổ vũ trên cùng con đường này ném hoa vào hàng ngũ binhsĩ đang tiến bước, những cô gái chạy đến hôn họ...Nhưng hôm nay, dân chúng lánh mặt trong xe điện ngầm,không muốn nhìn đến và số ít người đứng dọc lềđường thì chìm trong im lặng hoàn toàn... Đó là hìnhthức biểu lộ chống chiến tranh nổi bật nhất mà tôitừng thấy".

Theolời thúc giục của một cảnh sát, tôi bước dọc khuWilhelmstrasse đến Phủ Thủ tướng, nơi Hitler đang đứngtrên một ban công để dự khán đoàn quân.

"... Không có đến 200người ở đây. Hitler lộ vẻ nghiêm nghị, rồi tứcgiận, sau đó bước vào bên trong, để mặc cho đoàn quândiễu hành qua mà không màng dự khán. Quang cảnh tôi chứngkiến tối nay gần như đã khơi lại một ít niềm tin nơingười dân Đức. Họ cực lực chống đối chiến tranh".

Bêntrong Phủ Thủ tướng có thêm tin xấu, lần này là từnước ngoài. Nam Tư và Rumania thông báo cho Chính phủHungary biết họ sẽ có động thái chống lại Hungary bằngquân sự nếu nước này tấn công Tiệp Khắc. Việc nàysẽ khiến chiến tranh lan đến vùng Balkans – đó là điềumà Hitler không muốn.

Tin tức đưa từParis thì càng nghiêm trọng hơn. Bức điện "Tối Khẩn"của tuỳ viên quân sự Đức gửi đích danh không nhữngcho Bộ Ngoại giao mà còn cả Bộ Chỉ huy Tối cao Quânlực và Bộ Tư lệnh Lục quân, cho biết việc điều độngquân sự một phần của Pháp giống như việc tổng độngbinh với "65 sư đoàn đầu tiên dàn quân xong xuôi dọcbiên giới Đức vào ngày thứ sáu sau khi điều động".Hitler biết rằng rất khó để chống lại lực lượngnhư thế trong khi Đức chỉ có khoảng chục sư đoàn, màphân nửa số này là những đơn vị dự bị với khảnăng tác chiến đáng nghi ngờ.

Bức điện còncho biết quân Ý hoàn toàn không làm gì cả để giữ chânquân Pháp dọc biên giới Pháp-Ý. Dường như Mussolini đãbỏ rơi Hitler trong thời khắc khẩn trương này.

Và rồi, Tổngthống Hoa Kỳ và Vua Thuỵ Điển chen vào. Roosevelt đã kêugọi Hitler giúp duy trì hoà bình, đồng thời ngụ ý nếuchiến tranh xảy ra, thế giới sẽ quy trách nhiệm choHitler.

Vua Thuỵ Điểncho biết nếu Hitler không gia hạn ngày cuối 1 tháng 10thêm 10 ngày nữa thì chiến tranh thế giới là không tránhkhỏi, Đức sẽ là nước duy nhất bị kết án và chắcchắn sẽ thua trận.

Kế tiếp, Đạisứ Đức Hans Dieckhoff tại Mỹ gửi một bức điện "hoảtốc" về Berlin, cảnh báo rằng nếu Hitler sử dụng vũlực và bị Anh chống lại, thì "cả sức nặng của HoaKỳ sẽ nghiêng về Anh".

Còn Tiệp Khắc?Liệu có dấu hiệu suy yếu nào không? Bức điện từ Đạitá Toussaint, Tùy viên quân sự Đức cho biết: "Yên tĩnhở Prague. Biện pháp động binh cuối cùng đã được thihành... Tổng cộng khoảng 1 triệu quân, quân nơi trậntiền là 800.000..." Đó là số quân của Đức ở cả 2mặt trận. Tiệp Khắc và Pháp cộng lại có số quân ápđảo Đức bằng tỷ lệ hơn 2 trên 1.

Đối diện vớinhững sự kiện trên, nhớ lại lời chia tay của Wilson,tính cách cũng như nỗi lo sợ chiến tranh của Chamberlain,Hitler đã gửi thư cho Chamberlain. Cũng trong đêm này, Đôđốc Raeder thông báo cho Hitler về việc Anh huy động hạmđội, đồng thời kêu gọi Lãnh tụ không nên gây chiếntranh.

Lúc ấy, Hitlerbiết rõ rằng Tiệp Khắc đang ương ngạnh, Pháp đangđộng binh nhanh chóng, Anh đang cứng rắn lên, dân Đứcđang thờ ơ, tướng lĩnh hàng đầu đang chống lại ông,còn tối hậu thư của ông cho đề xuất Godesberg sẽ cóhạn chót vào 2 giờ chiều hôm sau.

Lá thư củaHitler có ngôn từ được tính toán một cách tuyệt diệuđể lay chuyển Chamberlain. Lần này, Hitler sẵn sàng đàmphán chi tiết với Tiệp Khắc, sẵn sàng "nghiêm túc đảmbảo cho phần còn lại của Tiệp Khắc". Người Tiệpcòn đang kiên trì vì họ hy vọng khởi động chiến tranhchâu Âu với sự giúp đỡ của Anh và Pháp. Tuy thếHitler vẫn không muốn sập xuống cánh cửa cho những hyvọng cuối cùng. Ông kết luận:

"Tôi xin để tuỳ ngàiphán đoán, xét qua những sự việc này, liệu ngài thấycó nên tiếp tục nỗ lực của mình... để ngăn chặnnhững động thái ấy và giúp Chính phủ ở Prague nhậnra được lý lẽ vào phút cuối hay không."

GIỜPHÚT CUỐI CÙNG


Láthư của Hitler được gửi hoả tốc bằng điện tín đếnLondon, Chamberlain nhận được lúc 10 giờ 30 tối 27 tháng9 năm 1938, vào cuối một ngày bận rộn của ông.

Tin bất ổn doHorace Wilson mang về đến London vào lúc xế trưa thúc đẩyNội các Anh thi hành một loạt động thái phòng bị: điềuđộng hạm đội, gọi không quân trù bị, tuyên bố tìnhtrạng khẩn cấp, đào hào tránh bom trong công viên, quảngtrường và sơ tán học sinh ở London.

Chamberlain cũngcảnh cáo Tổng thống Beneš rằng Đức sẽ vượt biêngiới Tiệp Khắc nếu nước này không chấp nhận nhữngđiều kiện của Đức vào hạn chót là 2 giờ chiều ngàyhôm sau, 28 tháng 9. Ông tiếp nối bằng lời trách móc làQuân đội Đức sẽ tràn ngập Bohemia mà không cườngquốc nào có thể làm gì được để cứu Tiệp Khắc rakhỏi số phận này. Và đó là sự thật, cho dù kết quảcủa chiến tranh thế giới sẽ ra sao. Thế là, Chamberlainđặt trách nhiệm về hoà bình hoặc chiến tranh lên Benešchứ không phải Hitler.

Trước khi Benešcó thời giờ để trả lời, Chamberlain đã gửi tiếp bứcđiện thứ hai, đề nghị Tiệp Khắc chấp nhận cho Đứcchiếm đóng một phần vào ngày 1 tháng 10 rồi một uỷban biên giới Đức-Tiệp-Anh sẽ xác định những phầnlãnh thổ khác giao cho Đức. Và Chamberlain còn bổ sungthêm lời cảnh cáo:

"Lựa chọn khác duy nhấtcho kế hoạch này chính là việc chiếm đóng và xâu xéđất nước bằng vũ lực, dù xung đột có thể xảy rasẽ khiến cho thiệt hại về sinh mạng là không thể nàotính được. Ta không thể tái lập Tiệp Khắc trong đườngbiên giới, dù cho kết quả cuộc xung đột có ra sao".

Đạisứ Henderson cũng chuyển những đề xuất này cho BộNgoại giao Đức lúc 11 giờ tối, kèm yêu cầu chuyểnngay cho Hitler.

Với việc Phápủng hộ những đề nghị mới nhất, Tiệp Khắc bị cácnước bè bạn cảnh cáo: Cho dù họ và các Đồng minh cóthắng Đức, họ vẫn phải trao Sudetenland cho Đức. Câusuy diễn là rõ ràng: Tại sao phải nhấn chìm châu Âu vàochiến tranh, vì đằng nào cũng mất Sudetenland?

Sau khi đẩygánh nặng ra khỏi cửa, vị Thủ tướng phát biểu trênsóng phát thanh lúc 8 giờ 30 tối:

"Làm thế nào có chuyệnquái đản, lạ kỳ và khó tin là chúng ta phải đào hàotránh bom... ở đây chỉ vì có cãi cọ ở một nước xaxôi giữa những người mà ta chẳng quen biết gì cả!..."

Hitlerđã có được về cơ bản những gì mình muốn. Anh quốcđảm bảo rằng người Tiệp sẽ chấp nhận và thựchiện.

"Tôi không ngần ngại điĐức chuyến thứ ba nếu như điều đó là hữu ích...

Dù cho chúng ta có thể thôngcảm với một quốc gia nhỏ đối mặt với một nướcláng giềng lớn và hùng mạnh, trong mọi trường hợpchúng ta không thể lôi cả Đế quốc Anh can dự vào mộtcuộc chiến. Nếu chúng ta phải chiến đấu, thì nênchiến đấu cho những vấn đề lớn hơn thế nữa...

Bản thân tôi là người yêuchuộng hoà bình từ tận đáy lòng. Xung đột vũ tranggiữa các quốc gia là ác mộng đối với tôi, nhưng nếutôi tin chắc rằng có quốc gia nào đấy đang muốn thốngtrị thế giới bằng cách gây ra sự khiếp sợ vũ lực,tôi sẽ chống lại quốc gia đó. Dưới sự thống trịnhư thế, cuộc đời của những người tin tưởng vào tựdo sẽ là không đáng sống, nhưng chiến tranh là điềuđáng sợ và trước khi lao vào chiến tranh, chúng ta phảithấy thật rõ rằng rằng đây là một vấn đề lớn laođang bị đe doạ".

Wheeler-Bennettghi rằng sau khi nghe bài phát biểu này, phần lớn cư dânAnh tối hôm ấy đi ngủ mà nghĩ trong vòng 24 giờ tớiAnh và Đức sẽ đánh nhau. Nhưng chỉ đến tối họ mớibiết chuyện gì đang xảy ra ở tư dinh Thủ tướng Anh.Lá thư của Hitler đến vào lúc 10 giờ 30 tối. Đó làtia hy vọng mỏng manh mà Thủ tướng Anh vội vàng nắmbắt. Ông trả lời:

"... Tôi sẵn sàng đíchthân đi Berlin lập tức để thảo luận về việc chuyểngiao của ông với đại diện của Chính phủ Tiệp Khắc,cùng với đại diện của Pháp và Ý, nếu ông muốn. Tôitin chắc chúng ta sẽ đạt thoả thuận trong vòng mộttuần. Tôi không thể tin rằng chỉ vì chậm trễ vài ngàyđể dàn xếp vấn đề tồn tại này, mà ông sẽ chịutrách nhiệm khởi động một cuộc chiến tranh thế giớicó thể chấm dứt nền văn minh".

Mộtbức điện cũng được gửi cho Mussolini yêu cầu ông nàythúc giục Hitler chấp nhận kế hoạch đó và đồng ýgửi đại diện đến cuộc đàm phán.

Ý tưởng vềmột hội nghị đã có trong đầu của Thủ tướng Anh mộtthời gian. Ông đã đề nghị Đức, Ý, Anh và Pháp cùnggiải quyết vấn đề Sudetenland. Nhưng ông được BộNgoại giao nhắc nhở rằng khó mà loại Liên Xô và TiệpKhắc. Sau khi từ Godesberg trở về, ông nghĩ Hitler sẽkhông bao giờ chấp nhận Liên Xô, còn bản thân ông cũngkhông muốn Liên Xô hiện diện. Cho dù là một người íthiểu biết ở Anh thì họ vẫn hiểu một điều rằng:Trong trường hợp có chiến tranh với Đức, thì sự thamdự của Liên Xô về phía phương Tây hiển nhiên sẽ cógiá trị to tát như Churchill đã nhiều lần nêu ra, nhưngcó lẽ như vị Thủ tướng cũng không màng xét qua sựkiện này. Như ta đã thấy, sau khi Áo bị sáp nhập vàoĐức, ông đã từ chối đề xuất của Liên Xô về mộthội nghị nhằm chống lại sự xâm lăng tiếp theo củaĐức. Mặc cho Liên Xô bảo lãnh Tiệp Khắc và cho đếnlúc này, Litvinov vẫn còn tuyên bố rằng Liên Xô sẽ giữcam kết, thì Chamberlain vẫn không có ý định cho phépLiên Xô tham gia, mà vẫn muốn giữ hoà bình bằng giảipháp giao Sudetenland cho Hitler.

Nhưng cho đếnngày Thứ Tư, 28 tháng 9, ông vẫn chưa muốn Tiệp Khắctham dự hội nghị. Đúng thế: Ngày 25, sau khi Tiệp Khắckhước từ yêu sách Godesberg của Hitler, Chamberlain mới đềxuất Tiệp Khắc tham gia đàm phán trong "một hội nghịquốc tế mà trong đó Đức, Tiệp Khắc và những cườngquốc khác có thể tham dự." Ngày kế tiếp, Tiệp Khắcchấp thuận. Và như ta đã thấy, đêm 28 ông đề nghịvới Hitler cho "đại diện của Tiệp Khắc" tham gia hộinghị cùng với Đức, Ý, Pháp và Anh.

"THỨTƯ ĐEN"VÀ ÂM MƯU CỦA HALDERCHỐNG HITLER


Bầukhông khí ảm đạm bao trùm Berlin, Prague, London và Parisvào ngày 28 tháng 9 năm 1938, hay còn gọi là ngày "ThứTư Đen". Có vẻ như chiến tranh sẽ là điều khôngtránh khỏi.

Jodl trích lờicủa Goering: "Khó mà tránh khỏi một trận chiến lớn.Cuộc chiến có thể kéo dài 7 năm, rồi ta sẽ thắng."

Ở London, việcđào hào tránh bom, sơ tán học sinh, sơ tán bệnh viện...vẫn tiếp tục. Tại Paris, những toa xe lửa chất đầyngười muốn thoát ra khỏi thủ đô và những xa lộ đầynghẹt xe cộ từ thành phố đi ra. Có những cảnh tượngtương tự ở Đức. Vào lúc 2 giờ chiều, thời hạn củaHitler sẽ hết. Không có dấu hiệu cho thấy Tiệp Khắcsẽ chấp nhận.

Đối với vàitướng lĩnh và trên hết là đối với Tướng Halder, Thammưu trưởng Lục quân, đã đến lúc thực hiện âm mưunhằm lật đổ Hitler và tránh cho Tổ quốc lâm vào mộtcuộc chiến mà họ nghĩ Đức sẽ bại trận. Suốt trongtháng Chín, theo lời kể sau này của những người sốngsót, các nhân vật trong nhóm âm mưu luôn bận rộn đểthực hiện kế hoạch của mình.

Erich Kordt, bíthư của Ribbentrop tại Bộ Ngoại giao và cũng là nhân vậttham dự quan trọng và sống sót sau chiến tranh. Tại Toàán Nuremberg, ông soạn một bản ghi nhớ dài về những sựkiện trong tháng 9 năm 1938, mà tác giả được sử dụng.Halder, Gisevius và Schacht đều kể lại âm mưu này, nhưngmỗi người đều cung cấp những chi tiết khó hiểu và ởvài điểm còn mâu thuẫn với nhau. Cần nhớ rằng ban đầucả 3 đều phục vụ chế độ Quốc xã, vì thế sau chiếntranh họ phải cố chứng tỏ mình đã chống đối Hitlervà thực sự yêu chuộng hoà bình.

Tướng Halderluôn liên lạc với Đại tá Oster và sếp của ông nàytại Cục Quân báo là Đô đốc Canaris, người cung cấpthông tin về động thái chính trị của Hitler và củatình báo nước ngoài.

Riêng Tướngvon Witzbelen, Tư lệnh Quân khu Berlin thì can dự vào âmmưu, nhưng vẫn còn lưỡng lự vì ông nghĩ Anh và Pháp đãbí mật cho Hitler rảnh tay ở phía Đông và vì thế sẽkhông tham chiến vì Tiệp Khắc. Vài tướng lĩnh tin theonhững ước đoán này. Vào lúc ấy, họ chỉ muốn lậtđổ Hitler nhằm tránh xảy ra cuộc chiến mà họ nghĩ Đứcsẽ thua. Nếu Anh và Pháp không can dự, chiến tranh sẽkhông xảy ra, vậy thì họ cũng không cần gì phải đảochính.

Thêm một yếutố nữa là nhóm âm mưu chờ cho Hitler quay về Berlin rồimới khởi sự để bắt giữ ông ta. Họ chờ Hitler trởvề từ Đại hội Đảng Nuremberg ngày 14 tháng 9 năm 1938,để khởi động đảo chính vào một hoặc hai ngày sauđó. Nhưng Lãnh tụ không quay về Berlin.Thay vào đó, ông đi đến Berchtesgaden vào ngày 14 tháng 9để đón Thủ tướng Anh đến vào ngày hôm sau.

Nhóm âm mưucàng thêm chán nản vì Erich Kordt, một người trong nhóm ởBộ Ngoại giao, nắm bắt được nội dung lá thư củaChamberlain giải thích là muốn gặp Hitler lập tức để"tìm giải pháp hoà bình".

Kordt lý giải:

"Ảnh hưởng ấy gần nhưlà một thảm hoạ đối với kế hoạch của chúng tôi.Sẽ là điều vô lý nếu phát động cuộc đảo chính đểlật đổ Hitler vào lúc mà Thủ tướng Anh đang đến Đứcđể thảo luận với Hitler về 'hoà bình của thếgiới'".

Nhómđảo chính cực kỳ thất vọng. Một mặt, họ chỉ muốnthực hiện kế hoạch nếu Hitler trở về Berlin. Mặtkhác, một số người trong số họ, cũng giống như dânAnh, nghĩ Chamberlain bay đến Berchtesgaden nhằm cảnh cáoHitler đừng phạm sai lầm của Wilhelm II vào năm 1914 khiếncho Anh tham gia cuộc chiến.

Nhưng vào buổitối 15 tháng 9, Tiến sĩ Paul Schmidt – như ta đã biết,là thông dịch viên duy nhất và nhân chứng duy nhất trongcuộc họp Hitler-Chamberlain và cũng nằm trong nhóm âm mưu– đưa tin là Hitler vẫn muốn đánh chiếm toàn bộ TiệpKhắc. Nguồn tin này làm cho tinh thần của nhóm âm mưuphấn chấn trở lại. Họ quyết định tiến hành theo kếhoạch. Oster nói: "Nhưng trước hết, chúng tôi phải chờcho con mồi trở lại vào cái bẫy của nó ở Berlin".

Con mồi trởlại vào "cái bẫy" vào chiều ngày 24 tháng 9, sau cuộchội đàm ở Godesberg. Và cho đến 28 tháng 9, ngày "ThứTư Đen", ông đã lưu lại Berlin được gần 4 ngày.

Thế thì, nhómâm mưu còn đợi gì nữa? Mọi điều kiện mà họ đặtra đều đã hội đủ. Hitler đang có mặt ở Berlin. Ôngnhất quyết muốn khởi động chiến tranh. Ông đã địnhthời điểm tấn công Tiệp Khắc là ngày 30 tháng 9, tứclà 3 ngày sau. Phải phát động cuộc đảo chính lập tức,nếu không sẽ là quá muộn để lật đổ nhà độc tàivà ngăn chặn chiến tranh.

Kordt cho biếtvào ngày 27 tháng 9, nhóm âm mưu định ngày hành động là29 tháng 9. Còn sĩ quan cảnh sát Gisevius khai trước Toà ánNuremberg rằng các tướng Halder và Witzleben quyết địnhhành động lập tức vào ngày 28 tháng 9 sau khi họ nhậnđược bản sao "bức thư thách thức" của Hitler với"yêu sách xấc xược" gửi Chamberlain đêm hôm trước.Các tướng lĩnh tin rằng đó là chứng cứ cho thấyHitler định tiến hành chiến tranh.

Dòng lệ lăndài trên má Halder vì phẫn nộ. Witzleben thúc giục, chorằng giờ đây là lúc phải hành động, khuyến dụHalder đi gặp Tướng Tư lệnh Lục quân Brauchitsch. Sau mộtlúc, Halder trở về cho biết có tin vui: Brauchitsch cũng tứcgiận và có lẽ sẽ tham gia bạo loạn.

Tuy nhiên, hoặcnội dung trong bức thư của Hitler bị thay đổi khi saochép, hoặc các tướng lĩnh ngộ nhận, bởi vì như ta đãbiết, bức thư ấy có ngôn từ ôn hoà, đầy lời hứahẹn "đàm phán chi tiết với Tiệp Khắc" và "nghiêmtúc đảm bảo cho phần còn lại của Tiệp Khắc". Vìthế mà Chamberlain mới đề xuất một hội nghị như trênđã nêu.

Hiển nhiên cáctướng lĩnh không biết về sự dàn hoà vào giờ phútcuối cùng này, nhưng trong thâm tâm von Brauchitsch có thểnghi ngại. Theo Gisevius, Witzleben gọi điện cho Brauchitschtừ văn phòng của Halder, cho biết mọi việc đã sẵnsàng và xin ông đứng ra chỉ huy cuộc đảo chính. Nhưngvị Tư lệnh Lục quân vẫn lửng lơ. Ông cho Halder vàWitzleben biết rằng ông sẽ đến Phủ Thủ tướng đểtự mình xem các tướng lĩnh cố đánh giá tình hình đúnghay không. Gisevius kể lại rằng Witzleben vội trở vềtổng hành dinh của mình. Ông phấn khích nói: "Gisevius,giờ khắc đã đến!"

Lúc 11 giờ sáng28 tháng 9, điện thoại trên bàn của Kordt ở Bộ Ngoạigiao nhận cuộc gọi từ Ý. Bên Đức đã nghe lén và ghiâm cuộc gọi. Hoá ra đó là cuộc điện đàm giữaMussolini và Đại sứ Ý tại Đức, Bernardo Attolico.

MUSOLINI:Lập tức yêu cầu gặp Thủ tướng Đức. Nói với ôngấy Chính phủ Anh thông qua Lord Perthđã yêu cầu tôi làm trung gian trong vấn đề Sudeten. Cácý kiến mâu thuẫn chỉ nhỏ thôi. Nói với ông Thủ tướngrằng tôi và nước Ý phát xít đứng sau lưng ông ấy.Ông ấy phải quyết định. Nhưng nói với ông ấy tôithiên về việc chấp nhận đề xuất.

ATTOLICO:Vâng, tôi đã rõ.

MUSOLINI:Nhanh lên!

Đạisứ Attolico vội vã đi đến Phủ Thủ tướng và thấyĐại sứ Pháp François-Poncet đã vào họp với Hitler từlúc 11 giờ 15 phút sáng. Bên Pháp muốn đi trước Anh mộtbước: Anh đã đề nghị Tiệp Khắc chuyển giao trướcmột vùng nhỏ, còn bây giờ Pháp đề nghị 3 vùng lớnbao gồm hầu hết lãnh thổ đang bị tranh chấp.

Đó là một đềnghị hấp dẫn, nhưng vị Đại sứ Pháp gặp khó khăn đểthông báo. Ông gọi điện lúc 8 giờ sáng ngày 28 tháng 9để xin cái hẹn với Thủ tướng Đức nhưng không có ainhấc máy. Lúc 10 giờ, ông phái tuỳ viên quân sự đinhanh đến Bộ Tư lệnh Lục quân để nói cho cho tướnglĩnh Đức biết về đề nghị mà ông không thể thôngbáo.

Để gặp đượcHitler, Đại sứ Pháp phải nhờ đến Đại sứ Anh NevileHenderson. Ông này sốt sắng muốn giúp đỡ bất kỳ ai cóthể giúp tránh chiến tranh với bằng bất kỳ giá nào.Thật ra Henderson đang tự mình cố làm việc này, vì đượcchỉ thị trao cho Hitler "thông điệp cuối cùng của Thủtướng" mà Chamberlain đã soạn đêm trước, trấn anHitler rằng ông này có thể nhận bất kỳ thứ gì theoyêu sách "mà không có chiến tranh, không chậm trễ, cùngđề xuất cho một hội nghị để bàn chi tiết.

Hitler tiếp kiếnFrançois-Poncet lúc 11 giờ 15 phút sáng và vị Đại sứPháp đã nhận thấy vẻ mặt lo lắng và căng thẳng ởông. Ông giơ ra một bản đồ mà ông đã phác hoạ vộivàng, cho thấy những vùng đất Tiệp Khắc mà Pháp –Đồng minh chính của Tiệp Khắc – đề xuất giao cho Đứcvà thúc đẩy Hitler chấp thuận.

Lúc 11 giờ 40,buổi họp bị gián đoạn bởi một tuỳ viên vào thôngbáo rằng Attolico vừa đến với một tin nhắn khẩn từMussolini gửi cho Lãnh tụ. Hitler ra khỏi phòng cùng vớiSchmidt để đón vị Đại sứ Ý đang thở hổn hển.

Attolico kêu lớnlên từ khoảng cách xa: "Tôi có tin nhắn cho ngài từDuce!" Sau khi trao tin nhắn, Attolico thêm rằng Mussolini xinLãnh tụ ngừng động binh.

Theo Schmidt –người làm chứng duy nhất của quang cảnh ấy còn sốngsót – thì chính vào thời điểm này mà quyết định chohoà bình được chấp nhận. Lúc đó là đúng giữa trưa,2 tiếng đồng hồ trước thời hạn của tối hậu thưHitler đưa ra cho Tiệp Khắc.

Với vẻ nhẹnhõm, Hitler nói với Attolico: "Xin nói với Duce rằng tôichấp nhận đề nghị của ông ấy".

Đại sứ AnhHanderson đi theo Attolico và François-Poncet vào gặp Hitler.

Hitler nói vớiHanderson: "Theo lời yêu cầu của người bạn và Đồngminh vĩ đại của tôi, Mussolini, tôi sẽ hoãn động binhtrong vòng 24 giờ". Và ông sẽ quyết định những việckhác sau khi tham khảo thêm với Mussolini. Dù cho như ta đãbiết, Hitler đã điều động xong xuôi mọi lực lượng.

Ít phút trướcthời hạn của tối hậu thư, vào lúc 2 giờ chiều ngày28 tháng 9 năm 1938, Đức gửi thư mời lãnh đạo cácChính phủ Anh, Pháp và Ý đến gặp Hitler ở Munich vàolúc trưa ngày hôm sau để dàn xếp vấn đề Tiệp Khắc.Không có thư mời cho Tiệp Khắc – vốn là nạn nhân vàcho Liên Xô – vốn là nước cùng bảo lãnh cho TiệpKhắc.

Trong tập hồiký của mình, Nevile Henderson đã ghi phần lớn công lao cứuvãn nền hoà bình vào lúc này là do Mussolini và nhiều sửgia khi viết về chuyện này cũng đồng ý với ông ta.Nhưng chắc chắn điều này là một sự tâng bốc tháiquá. Ý là nước yếu nhất trong số các cường quốc ởchâu Âu và sức mạnh quân sự của Ý là không đáng kể.Chỉ có Anh và Pháp mới là 2 cường quốc có trọng lượngtrong những tính toán của Đức. Và chính do Thủ tướngAnh là người ngay từ đầu đã cố thuyết phục Hitlerrằng ông ta có thể nhận được Sudetenland mà không cầnđến chiến tranh. Chamberlain – chứ không phải Mussolini –đã dẫn đến thoả hiệp ở Munich và do đó, duy trì đượcnền hoà bình trong đúng 11 tháng.

Vào lúc 3 giờkém 5 ngày "Thứ Tư Đen", bây giờ đã bớt tăm tốihơn so với buổi sáng, Thủ tướng Anh bắt đầu phátbiểu trước Nghị viện, tường trình về diễn tiến củacuộc khủng hoảng Tiệp Khắc. Lúc 4 giờ 15, khi đến gầnphần cuối của bài phát biểu, thì ông bị ngắt lời.Một mảnh giấy được trao cho ông.

Chamberlain liếcqua mảnh giấy và mỉm cười.

"Tôi có thêm một điềuđể thông báo... Bây giờ, ông Hitler mời tôi đến gặpông ấy ở Munich sáng ngày mai. Ông ấy cũng mời ngàiMussolini và ngài Daladier. Ngài Mussolini đã nhận lời vàtôi tin chắc ngài Daladier cũng sẽ đồng ý. Tôi không cầnnói câu trả lời của tôi sẽ là..."

Khôngcần phải nói. Một cơn cuồng loạn tập thể nổi lênchưa hề có tiền lệ trong lịch sử lâu đời của Nghịviện này, tiếng reo hò man dại, nhiều giấy tờ đượcném lên cao, nhiều người mắt trào lệ và một giọngnói cất lên như là thay mặt cho những người khác: "Cảmơn Chúa đã phù hộ cho Thủ tướng!"

Công sứ TiệpKhắc Jan Masaryk tại Anh từ khu vực ngoại giao đoàn nhìnquang cảnh mà không thể tin vào mắt mình. Sau đó, ôngđến gặp Thủ tướng và Ngoại trưởng ở phố Downingđể hỏi xem nước ông – vốn sẽ chịu mọi hy sinh –có được mời hay không. Chamberlain và Halifax trả lờirằng không, Hitler không chấp nhận điều đó.

Masaryk nhìn chămchăm 2 nhà lãnh đạo Anh và cố giữ tự chủ. Cuối cùng,ông nói:

"Nếu các ông hy sinh đấtnước tôi để bảo tồn nền hoà bình của thế giới,thì tôi sẽ là người đầu tiên hoan nghênh các ông.Nhưng nếu không, các ông ạ, xin Thượng Đế cứu rỗilinh hồn các ông!"

Vềphần những người âm mưu chống lại Hitler thì thế nào?Như các tướng lĩnh và dân thường, Tướng Halder vàTướng von Witzleben, Schacht và Gisevius và Kordt cùng nhữngngười còn lại, những người trước giờ trưa của ngàyđịnh mệnh ấy đã tin rằng thời khắc đã tới, hiệngiờ ra sao? Có thể đưa ra câu trả lời theo cách nói củahọ – được thốt lên mãi về sau, khi mà mọi chuyệnđã xong xuôi và họ cố tìm cách chứng tỏ cho thế giớithấy họ đã chống đối Hitler như thế nào.

Tất cả bọnhọ đều cho rằng Neville Chamberlain là tội đồ! Bằngcách đi đến Munich, ông này buộc bọn họ vào phút cuốiphải bãi bỏ kế hoạch lật đổ Hitler và chế độ Quốcxã!

Lúc Toà ánNuremberg gần kết thúc, Tướng Halder được phỏng vấnriêng, và nói:

"Đã có kế hoạch đánhchiếm Phủ Thủ tướng và các toà nhà văn phòng củaChính phủ, đặc biệt là các bộ do Đảng viên điềuhành, với ý định tránh đổ máu... Đúng ngày [28 tháng9], Witzleben đến gặp tôi... Chúng tôi thảo luận các chitiết... Trong khi thảo luận, có tin đưa đến là Thủtướng Anh và Thủ tướng Pháp đã đồng ý đến gặpHitler để bàn thảo thêm. Việc này xảy ra khi có mặtWitzleben. Vì thế tôi rút lại lệnh khởi sự bởi vì,dựa trên sự kiện ấy, chẳng còn có cơ sở để hànhđộng...

Chúng tôi tin tưởng chắcchắn rằng mình sẽ thành công. Nhưng khi ông Chamberlain điđến, đồng nghĩa với việc ngay lập tức có thể tránhkhỏi nguy cơ chiến tranh... Người ta chỉ có thể chờđến một dịp khác..."

Câuhỏi: "Vậy có nghĩa là nếu Chamberlain không đếnMunich, thì đáng lẽ kế hoạch của các ông có thể đượcthi hành và Hitler hẳn đã bị lật đổ?"

Tướng Haldertrả lời:

"Tôi chỉ có thể nói kếhoạch hẳn đã được thi hành. Tôi không biết liệu hẳnđã thành công hay không?"

Tiếnsĩ Schacht, người ở Toà án Nuremberg và trong cuốn sáchviết sau chiến tranh đã phóng đại vai trò của ông trongcác âm mưu khác nhau chống Hitler, cũng đổ lỗi choChamberlain:

"Rõ ràng là... âm mưu đầutiên của Witzleben và tôi là âm mưu duy nhất có thể mangđến bước ngoặt trong định mệnh của nước Đức. Đólà âm mưu duy nhất được trù định và chuẩn bị ởthời điểm thích hợp... Vào mùa thu 1938, vẫn còn có thểmang Hitler ra xử trước Toà án Tối cao, nhưng mọi nỗlực sau này đều cần tính đến việc kết liễu tínhmạng ông ấy... Lịch sử đã chống lại chúng tôi. Sựcan dự của một chính khách nước ngoài là điều tôikhông thể xét đến".

VàGisevius cũng nói thêm:

"Điều không thể xảy rađã xảy ra. Chamberlain và Daladier đang bay đến Munich. Cuộcnổi dậy của chúng tôi bị phá hoại. Trong vài giờ, tôicòn tưởng tượng rằng dù sao đi nữa, chúng tôi vẫn cóthể phát động cuộc nổi dậy. Nhưng Witzleben giải thíchcho tôi biết rằng binh sĩ sẽ chẳng bao giờ nổi dậychống lại vị Lãnh tụ chiến thắng... Chamberlain đã cứuHitler".

Đúngthế không? Hay đây chỉ là cách để bào chữa cho sựthất bại?

Khi khai trướcToà án Nuremberg, Halder giải thích rằng có 3 điều kiệnđể một "hành động Cách mạng" thành công:

"Điều kiện thứ nhất làsự lãnh đạo rõ ràng và quyết đoán. Điều kiện thứhai là quần chúng phải sẵn sàng chấp nhận ý tưởngCách mạng. Điều kiện thứ ba là chọn thời điểm chođúng. Theo quan điểm của chúng tôi, điều kiện thứnhất về sự lãnh đạo rõ ràng và quyết đoán đã đạtđược. Chúng tôi nghĩ điều kiện thứ hai cũng hoàn tất,bởi vì... dân tộc Đức không muốn chiến tranh. Điềukiện thứ ba – chọn thời điểm cho đúng – cũng tốtbởi vì chúng tôi đã trông đợi trong vòng 48 giờ lệnhthực hiện hành động quân sự. Vì thế, chúng tôi tinchắc rằng mình sẽ thành công.

Nhưng khi ấy, ông Chamberlainlại đến và chỉ trong phút chốc hiểm hoạ chiến tranhđã được ngăn chặn".

Ngườita có thể nghi ngờ về việc đạt điều kiện thứ nhất.Lý do là, nếu có "sự lãnh đạo rõ ràng và quyếtđoán" thì tại sao các tướng lĩnh lại lưỡng lựtrong 4 ngày? Họ có đủ sức mạnh quân sự để quétsạch Hitler và chế độ của ông ta: Witzleben có nguyênmột quân đoàn nằm trong và xung quanh Berlin – Quân đoànIII, Brockdorff-Ahlefeldt có một sư đoàn bộ binh thiệnchiến gần Potsdam, Hoetner có một sư đoàn thiết giáp ởmiền Nam và 2 sĩ quan cảnh sát cấp cao ở thủ đô, Bátước von Helldorf và Bá tước von der Schulenburg có mộtlực lượng cảnh sát hùng hậu. Theo các nhân vật trongnhóm kể lại, tất cả các sĩ quan này chỉ chờ mệnhlệnh của Halder để đứng lên hành động với lựclượng áp đảo. Và dân chúng ở Berlin, đang sợ chếtkhiếp khi thấy Hitler sắp gây chiến tranh, có thể tựphát ủng hộ cuộc đảo chính – đó là theo những gìtác giả có thể phán đoán.

Người ta khôngbao giờ trả lời được một cách thoả đáng câu hỏi:Liệu cuối cùng là Halder và Witzleben có hành động, nếuChamberlain không đến Munich hay không? Xét qua thái độ lạkỳ của các tướng lĩnh này khi họ muốn lật đổHitler chỉ nhằm tránh chiến tranh, chứ không phải chấmdứt sự chuyên chế tàn bạo, thì có lẽ họ đã hànhđộng nếu không có hội nghị Munich. Ta không có thôngtin để biết âm mưu đã được tổ chức hoàn thiện nhưthế nào, các lực lượng đã sẵn sàng đến đâu đểtiến công và Halder cùng Witzleben đã tiến gần ra sao đếnviệc ra lệnh hành động. Chúng ta chỉ có lời khai củamột nhóm nhỏ những người mà sau chiến tranh muốn chứngtỏ họ chống lại Quốc xã và những gì họ nói hay viếtra để tự bào chữa thường là mâu thuẫn và khó hiểu.

Nếu đúng nhưnhững nhân vật âm mưu nói, kế hoạch của họ đang đếnđiểm phải thi hành, thì lời loan báo về chuyến đi củaChamberlain chắc chắn sẽ làm cho họ hụt hẫng. Các tướnglĩnh khó mà bắt giữ và đưa Hitler ra toà như là tộinhân chiến tranh khi rõ ràng là ông sắp đạt một thànhtựu quan trọng mà không cần chiến tranh.

Điều chắcchắn trong số những điều không chắc – và ở đâyTiến sĩ Schacht đã có lý – đó là cơ hội bằng vàngnhư thế không bao giờ có lại để hạ bệ Hitler, chấmdứt nhanh chóng Đế chế Thứ Ba và tránh cho Đức cùngthế giới một cuộc chiến. Tuy có thể bị phê phán làvơ đũa cả nắm, nhưng cũng nên nói là người Đức cókhuyết điểm ở chỗ là hay đổ lỗi cho người nướcngoài về thất bại của mình. Chamberlain và Halifax,Daladier và Bonnet có trách nhiệm đối với hội nghịMunich và đối với những hậu quả thảm khốc tiếp theođó. Nhưng họ có thể được tha thứ phần nào vì đãkhông để ý đến những lời cảnh báo về cuộc "nổiloạn" của những người mà đa số đang phục vụ đắclực cho Hitler đến thời điểm này.

Họ – hoặc ítnhất là những người tham mưu cho họ ở London và Paris –có lẽ phải nhớ lại những sự kiện ảm đạm tronglịch sử nước Đức trong thời gian gần đây. Đó là:Quân đội đã đặt một cựu hạ sĩ người Áo lên nắmquyền lực, lấy làm vui mừng khi ông ta cho họ cơ hộitái vũ trang, không chống đối việc tước bỏ quyền tựdo cá nhân, không làm gì khi Tướng von Schleicher bị hạsát hoặc khi tướng von Fritsch bị dàn cảnh và gần đâylà sự đồng thuận trong việc xâm lấn Áo, đúng ra làcung cấp lực lượng Quân đội để thi hành. Dù có đổbao nhiêu tội lên đầu những kẻ có tội nặng vì đãxoa dịu ở London và Paris đi chăng nữa, thì sự thật vẫncòn đấy: Chính tướng lĩnh Đức và những cộng tácviên dân sự vào thời khắc thích hợp đã không tự mìnhnắm lấy quyền hành động.

SỰĐẦU HÀNG Ở MUNICH:NGÀY 29 VÀ 30 THÁNG 9NĂM 1938


Thànhphố của bang Bavaria này đã chứng kiến Hitler bắt đầulàm chính trị trong những gian phòng tối tăm phía sau quáncà phê và chịu thất bại trên đường phố trong vụ bạoloạn Nhà hàng Bia. Cũng ở thành phố này, vào lúc 12 giờ30 xế chiều ngày 29 tháng 9 năm 1938, Adolf Hitler với vịthế như là người chuyên đi thôn tính sẽ tiếp đónnguyên thủ của các Chính phủ Anh, Pháp và Ý.

Lúc sáng sớm,Hitler đi Kufstein trên đường biên giới Áo-Đức cũ đểđón Mussolini và hoạch định cơ sở cho 2 bên cùng hànhđộng ở bàn hội nghị. Trên toa xe đi đến Munich, Hitlercó thái độ hung hăng, giải thích cho Mussolini qua các bảnđồ rằng mình có ý định ra sao để "trừ khử" TiệpKhắc. Ông nói buổi đàm phán sẽ phải thành công lậptức, nếu không ông phải khởi động chiến tranh. Ciano,người có mặt trên cùng toa xe đã kể lại rằng Hitlercòn nói thêm: "Hơn nữa, sẽ có lúc chúng ta phải chiếnđấu bên nhau chống lại Pháp và Anh". Mussolini đồng ý.

Chamberlain khôngcần đi gặp Daladier trước để xếp đặt theo cách tươngtự cho chiến lược chung của 2 nền dân chủ phương Tây,nhằm đối phó với 2 nhà độc tài Phát xít. Thật ra,khi tiếp xúc với các phái đoàn Anh và Pháp, nhiều ngườitrong giới truyền thông chúng tôi thấy rõ là Chamberlainđến Munich để đảm bảo không một ai – nhất là Tiệpvà kể cả Pháp – ngáng trở ông đạt thoả thuận nhanhvới Hitler. Lúc 6 giờ 45 chiều hôm trước, Chamberlain đãthông báo chính thức cho Tổng thống Beneš về hội nghịở Munich: "Tôi sẽ để tâm đến quyền lợi của TiệpKhắc. Tôi đi đến đó [Munich] với ý định cố gắngtìm sự thoả hiệp giữa quan điểm của Đức và TiệpKhắc." Beneš lập tức trả lời: "Tôi yêu cầu ôngđừng làm gì ở Munich mà không thông báo cho Tiệp Khắc".

Còn trường hợpcủa Daladier – người suốt ngày như trong tình trạngmộng du – thì không cần lo lắng, nhưng Thủ tướng Anhvẫn muốn chắc chắn.

Hội nghị bắtđầu lúc 12 giờ 45 chỉ có tính thủ tục nhằm thựchiện chính xác những gì Hitler muốn vào thời điểm ôngta muốn. Nhà thông dịch Schmidt, làm việc bằng 3 ngôn ngữĐức, Pháp và Anh, đã để ý ngay từ đầu đến "khôngkhí thiện chí". Đại sứ Henderson sau này nhớ lại rằng"không có lúc nào sự thảo luận trở nên căng thẳng".Không có ai làm chủ trì. Công việc tiến hành một cáchxuề xoà và xét theo biên bản buổi họp được tịch thusau chiến tranh, Thủ tướng Anh và Thủ tướng Pháp khásẵn lòng đồng ý với Hitler.

Hội nghị bắtđầu công việc thật sự khi Mussolini, người phát biểuthứ ba – Daladier được để sau cùng – nói "nhằmmang đến một giải pháp thực tế cho vấn đề", ôngmang theo một đề xuất ghi trên giấy. Nguồn gốc văn bảnnày là đáng chú ý và tôi tin cho đến khi qua đời,Chamberlain vẫn không hề biết gì về nó. Từ hồi ký củaFrançois-Poncet và Henderson, rõ ràng là họ cũng không biết.Thật ra, câu chuyện chỉ được đưa ra ánh sáng sau mộtthời gian dài sau khi 2 nhà độc tài qua đời.

Cái mà Mussolinimang ra là kế hoạch dung hoà của chính ông đã đượcvội vã soạn thảo ngày hôm trước tại Bộ Ngoại giaoĐức. Các tác giả là Goering, Neurath và Weizsaecker làmviệc sau lưng Ribbentrop, vì 3 người không tin tưởng vàophán xét của ông này. Goering mang văn bản đến trìnhHitler, ông này chấp nhận, rồi Tiến sĩ Schmidt vội vãdịch văn bản sang tiếng Pháp. Văn bản được trao choĐại sứ Ý Attolico và người này đọc nội dung qua điệnthoại cho Mussolini nắm bắt ở Rome, ngay trước khi ônglên đường đi Munich. Vì thế "đề xuất Ý", vốncung cấp cho hội nghị văn kiện làm việc duy nhất vàcũng thể hiện những điều khoản cơ sở rồi cuối cùngtrở thành Hiệp định Munich, thật ra là đề xuất củaĐức được soạn ra ở Berlin.

Đáng lẽ việcnày được xem như hiển nhiên bởi vì văn bản phù hợpvới yêu sách Godesberg của Hitler đã bị từ khước,nhưng Daladier và Chamberlain không thấy đó là hiển nhiên.Theo ghi chép của Đức, Thủ tướng "hoan nghênh đềxuất của Ý vốn được soạn ra trong tinh thần kháchquan và thực tế". Còn Đại sứ Anh tại Đức Hendersonnghĩ Mussolini "đã đưa ra một cách khôn khéo như là sựkết hợp các đề xuất của Hitler và Anh-Pháp". Còn Đạisứ Pháp tại Đức François-Poncet có ấn tượng là hộinghị đang làm việc dựa trên bản ghi nhớ của Anh "doHorace Wilson soạn thảo". Chỉ vì muốn xoa dịu bằng bấtkỳ giá nào mà các chính khách và nhà ngoại giao Anh-Phápđã bị lừa dối quá dễ dàng!

Vì các bên đềuhoan nghênh "đề xuất của Ý", nên chỉ cần thảoluận các chi tiết thi hành. Chamberlain – nguyên là doanhnhân và cựu Bộ trưởng Tài chính – muốn biết ai sẽđền bù cho tài sản công được chuyển giao cho Đức. Cóvẻ mệt nhọc và cũng bực dọc vì không thể theo dõicác câu trao đổi bằng tiếng Pháp và Anh, Hitler trả lờingay là không có đền bù gì cả. Khi Chamberlain phản đốiđiều khoản quy định người Tiệp không được mang theobò khi rút khỏi Sudetenland, Hitler lớn tiếng: "Không nênphí thời giờ quý báu của chúng ta vào chuyện vụn vặtnhư thế!" Vị Thủ tướng Anh liền bỏ qua vấn đề.

Nhưng Chamberlainđòi hỏi phải có mặt đại diện của Tiệp Khắc. Ôngnói Anh "không thể đảm bảo người Tiệp sẽ rút luixong xuôi vào ngày 1 tháng 10 nếu Chính phủ Tiệp Khắckhông cam kết việc này". Daladier tỏ ý ủng hộ tuykhông nhiệt tình lắm.

Nhưng Hitler vẫnkhăng khăng. Ông sẽ không cho phép người Tiệp đến khicó sự hiện diện của ông. Daladier ngoan ngoãn chịu thua,nhưng Chamberlain cuối cùng đạt được một ít nhượngbộ. Hội nghị đồng ý rằng một đại diện của TiệpKhắc có thể chờ đợi "trong phòng bên cạnh" nhưChamberlain đề nghị.

Và đúng thế,buổi xế chiều 2 đại diện của Tiệp Khắc đến: Tiếnsĩ Voltech Mastny, Công sứ Tiệp Khắc tại Đức và Tiếnsĩ Hubert Masarik của Bộ Ngoại giao Tiệp Khắc. Họ đượclạnh lùng đưa vào một căn phòng bên. Sau khi chờ đợimỏi mòn từ 2 giờ chiều cho đến 7 giờ tối, họ đượcFrank Ashton-Gwatkin trong đoàn Anh báo tin chẳng lành. Hộinghị đã đi đến nhất trí chung, ông không thể cho biếtchi tiết, nhưng nó còn "khắc nghiệt" hơn cả đềxuất của Pháp-Anh.

Lúc 10 giờ tối,2 nhân vật Tiệp Khắc vô phúc được đưa vào gặpHorace Wilson, cố vấn của Thủ tướng Anh. Thay mặt Thủtướng, Wilson thông báo cho 2 người về những điểmchính và trao cho họ tấm bản đồ mà theo đấy, ngườiTiệp phải rút đi lập tức. Khi 2 nhân vật Tiệp Khắcđịnh lên tiếng phản đối, Wilson đã ngắt lời họ.Ông bảo chẳng còn gì để nói và lập tức bước rakhỏi phòng. 2 nhân vật Tiệp Khắc phản đối vớiAshton-Gwatkin lúc này vẫn còn ở bên cạnh mình, nhưng vôvọng. Ông nói với 2 người:

"Nếu không chấp nhận,các ông sẽ phải giải quyết chuyện này với người Đứcmà không có chúng tôi. Có lẽ người Pháp sẽ nói vớicác ông điều này một cách nhỏ nhẹ hơn, nhưng các ôngnên tin là họ có cùng quan điểm với chúng tôi. Họkhông quan tâm".

Đólà sự thật, dù là nghe phũ phàng đối với 2 đại diệncủa Tiệp Khắc.

Khoảng sau 1 giờsáng ngày 30 tháng 9 năm 1938, tuần tự Hitler, Chamberlain,Mussolini và Daladier ký vào bản Hiệp ước Munich quy địnhQuân đội Đức sẽ bắt đầu tiến vào Tiệp Khắc ngày1 tháng 10, đồng thời hoàn tất việc chiếm đóngSudetenland ngày 10 tháng 10. Hitler đạt được kết quảđúng như yêu sách đã bị từ chối tại Godesberg.

Thật ra, Hiệpước đề ngày 29 tháng 9 năm 1938. Các điều khoản chínhquy định Đức sẽ tiến vào chiếm đóng trong 4 giai đoạntừ 1 tháng 10 đến 7 tháng 10. Đức sẽ chiếm đóng phầnlãnh thổ còn lại ngày 10 tháng 10, sau khi "uỷ hội Quốctế" vạch ranh giới, uỷ hội sẽ gồm đại diện củaAnh, Pháp, Đức, Ý và Tiệp Khắc, "uỷ hội Quốc tế"sẽ tổ chức trưng cầu dân ý "chậm nhất là cuốitháng Mười một" ở những vùng không rõ tỷ lệ củacác dân tộc và sẽ xác định các ranh giới. Trong phầnphụ lục, Anh và Pháp tuyên bố "thi hành đề nghị...liên quan đến việc đảm bảo quốc tế đối với đườngbiên giới mới của Tiệp Khắc chống lại sự xâm lấnvô cớ. Khi đã giải quyết các vấn đề dân tộc thiểusố Ba Lan và Hungary..., Đức và Ý sẽ đảm bảo cho TiệpKhắc."

Cam kết vềtrưng cầu dân ý không bao giờ được thực hiện. CảĐức lẫn Ý không bao giờ đảm bảo cho Tiệp Khắc chốnglại sự xâm lấn, ngay cả sau khi các vấn đề dân tộcthiểu số Ba Lan và Hungary được giải quyết. Và, như tasẽ thấy, Anh và Pháp từ chối việc đảm bảo của họ.

Còn lại mộtviệc đau lòng – ít nhất là đau lòng đối với nạnnhân – đó là việc thông báo cho phía Tiệp Khắc nhữnggì họ phải từ bỏ và từ bỏ nhanh chóng như thế nào.Hitler và Mussolini không muốn làm việc này nên rút lui, đểlại cho 3 bên Anh, Pháp và Tiệp Khắc tự lo. Trong báo cáogửi cho Bộ Ngoại giao Tiệp Khắc, Masarik mô tả quangcảnh một cách sinh động:

"Lúc 1 giờ 30 sáng, chúngtôi được đưa vào gian phòng nơi đã diễn ra hội nghị.Hiện diện gồm có các ông Chamberlain, Daladier, HoraceWilson, ông Léger [Chánh văn phòng Bộ ngoại giao Pháp], ôngAshton-Gwatkin, Tiến sĩ Mastny và tôi. Không khí thật ngộtngạt, bản án sắp được tuyên cáo. Phía người Phápthể hiện sự bồn chồn lo lắng, cố giữ thanh danh trướcphiên toà. Trong lời mở đầu dài, ông Chamberlain nói vềHiệp ước và trao văn bản cho Tiến sĩ Mastny..."

PhíaTiệp Khắc bắt đầu hỏi vài câu, nhưng...

"Ông Chamberlain ngáp liêntục mà không cố che giấu việc ông đang ngáp. Tôi hỏiông Daladier và ông Léger liệu họ có trông chờ Chính phủta tuyên bố hoặc trả lời gì về bản Hiệp ước haykhông, ông Daladier rõ ràng là lúng túng. Ông Léger trảlời rằng 4 chính khách không có thời giờ. Ông nói thêmmột cách vội vàng và hời hợt rằng ta không cần trảlời, vì họ xem như kế hoạch đã được chấp nhận,rằng Chính phủ ta, chậm nhất là vào 3 giờ chiều, phảigửi đại diện để tham gia vào uỷ hội và cuối cùngrằng nhân viên Tiệp Khắc được phái đi phải có mặtở Berlin vào ngày thứ Bảy, để xác định các chi tiếtcho việc rút khỏi vùng đầu tiên. Ông nói bầu không khíđang bắt đầu trở nên nguy hiểm cho cả thế giới.

Ông ấy cũng nói với chúngtôi với giọng điệu khá gay gắt. Đó là một ngườiPháp... Ông Chamberlain không che giấu sự mệt mỏi. Họtrao cho chúng tôi một tấm bản đồ thứ hai được sửachữa đôi chút. Rồi họ xong việc và chúng tôi có thểra về."

Tôicòn nhớ, trong cái đêm định mệnh ấy, ánh sáng chiếnthắng loé trong đôi mắt của Hitler khi ông khệnh khạngbước xuống các bậc thềm của toà nhà hội nghị saucuộc họp, vẻ tự mãn của Mussolini trong bộ quân phụcđặc biệt, những cái ngáp và vẻ mặt ngái ngủ dễchịu của Chamberlain khi ông trở lại khách sạn ReginaPalace. Tối ấy, tôi ghi vào nhật ký:

"Daladier, trái lại, biểulộ là một người hoàn toàn bại trận và thất vọng.Ông đến khách sạn Regina để chào từ biệt Chamberlain...Có ai đấy hỏi, hoặc bắt đầu câu hỏi: 'Thưa ông,ông có hài lòng với hiệp ước hay không?' Ông quayngười như thể muốn nói gì đấy, nhưng ông đã quá mệtmỏi và thất bại quá nặng nề nên ngôn từ không thểthoát ra, rồi ông loạng choạng bước đi trong im lặng".

Chamberlainvẫn chưa hội ý xong xuôi với Hitler về nền hoà bìnhcủa thế giới. Sáng sớm ngày 30 tháng 9, sau giấc ngủvài tiếng đồng hồ và hài lòng về nỗ lực ngày hômtrước, ông đến gặp Hitler trong căn hộ riêng của ôngnày ở Munich để thảo luận thêm về tình hình châu Âu,đồng thời để đạt được thêm một số nhượng bộmà ông nghĩ có thể cải thiện được vị thế chính trịcủa ông tại quê nhà.

Theo Tiến sĩSchmidt, thông dịch và là nhân chứng duy nhất trong buổihội kiến bất ngờ này, Hitler có vẻ xanh xao và khóchịu. Ông nghe một cách lơ đãng trong khi người đứngđầu Chính phủ Anh lại hồ hởi bày tỏ niềm tin rằngnước Đức sẽ "có thái độ rộng lượng trong việcthực hiện Hiệp ước Munich", ông còn lặp lại niềmhy vọng của mình rằng người Tiệp sẽ "không đếnnỗi quá đáng mà gây khó khăn" và rằng dù cho họ cónhư thế, Hitler cũng sẽ không bỏ bom Prague vì điều đósẽ "gây ra thiệt hại kinh hoàng cho dân thường". Đóchỉ là phần mở đầu cho lời phát biểu dông dài huyênthuyên có vẻ như khó tin là do một vị Thủ tướng Anhthốt ra, nếu không được Tiến sĩ Schmidt ghi lại trongmột bản ghi nhớ chính thức của Bộ Ngoại giao, thìngay cả bây giờ, nếu đọc văn bản được tịch thunày, ta vẫn sẽ thấy khó tin.

Nhưng đây chỉlà phần mào đầu của vị lãnh đạo nước Anh. Sau mộtbài luận văn bất tận đề nghị sự cộng tác trong cácviệc chấm dứt cuộc Nội chiến Tây Ban Nha, giải trừquân bị, sự phồn thịnh kinh tế thế giới, hoà bìnhchính trị ở châu Âu và thậm chí là giải quyết vấnđề nước Nga, vị Thủ tướng Anh rút ra từ trong túi áomột văn bản mà ông viết sẵn để mong cả 2 bên cùngký vào:

"Hôm nay, chúng tôi, Lãnhtụ cùng với Thủ tướng Đức và Thủ tướng Anh, đãgặp gỡ thêm và nhất trí nhận định rằng quan hệAnh-Đức có tầm quan trọng hàng đầu cho hai nước vàcho châu Âu.

Chúng tôi xem hiệp ước đãký kết tối qua và Hiệp định Hải quân Anh-Đức làbiểu tượng cho lòng mong mỏi của hai dân tộc chúng tôilà sẽ không bao giờ gây chiến với nhau nữa.

Chúng tôi khẳng định sẽáp dụng phương pháp tham vấn để đối phó với bất kỳvấn đề nào khác có thể liên quan đến 2 nước, đồngthời nhất quyết tiếp tục nỗ lực nhằm loại ra nhữngbất đồng và qua đó, đóng góp đảm bảo nền hoà bìnhcủa châu Âu".

Hitlerđọc qua văn bản và nhanh chóng ký vào. Cảm tưởng củaTiến sĩ Schmidt là Lãnh tụ đồng ý "với một chútngần ngại... chỉ để làm vui lòng Chamberlain" và ôngnày đã "cảm ơn Lãnh tụ một cách nồng hậu..."

Vị Thủ tướngAnh bị lừa dối mà không biết rằng, như các tài liệumật của Đức và Ý chỉ ra sau này, ngay trong lần gặpgỡ ở Munich này, Hitler và Mussolini đã đồng ý với nhaurằng sẽ đến lúc họ chiến đấu "bên nhau" chốnglại Anh. Và ông cũng không đoán được những gì đangxao động trong sâu thẳm tâm tư của Hitler.

Chamberlain trởvề London – giống như Daladier trở về Paris – trong vinhquang chiến thắng. Vung lên văn bản ký với Hitler,Chamberlain được đám đông kéo đến tư dinh của ông ởsố 10 phố Downing để hoan nghênh và chúc mừng.

Trong cuộc tranhluận ở Nghị viện, Winston Churchill, lúc này vẫn còn làtiếng nói giữa đồng không mông quạnh, đã cất lên mộtcâu đáng nhớ: "Chúng ta chịu một thất bại toàn diện,không gì cứu vãn được", rồi ông phải ngừng lạitrong khi chờ cho tiếng phản đối ồn ào lắng xuống.

Đối với Tổngthống Tiệp Khắc Beneš, không có chọn lựa nào khác hơnlà phải chấp nhận. Anh và Pháp không những bỏ rơi đấtnước ông, mà bây giờ còn ủng hộ Hitler sử dụng vũlực nếu ông bác bỏ bản hiệp ước. Theo lời bản côngbố chính thức, Tiệp Khắc đã phải nhượng bộ "dướisự phản đối với thế giới". Tướng Sirovy, tân Thủtướng, nói với người dân Tiệp Khắc trên sóng phátthanh: "Chúng ta đã bị bỏ rơi. Chúng ta chỉ có mộtmình".

Anh và Pháp gâyáp lực đến cùng trên đất nước mà họ đã dẫn dụvà phản bội. Suốt ngày, các Đại sứ Anh, Pháp và Đứcđến gặp Tiến sĩ Krotta để đảm bảo Tiệp Khắc khôngkháng cự vào giờ chót. Trong báo cáo gửi về Berlin, Đạibiện lâm thời Đức, Tiến sĩ Hencke mô tả quang cảnh:

"Đại sứ Pháp cố nóilên lời chia buồn với Krofta, nhưng bị vị Bộ trưởngNgoại giao ngắt lời: 'Chúng tôi đã bị thúc ép mà lâmvào hoàn cảnh này, bây giờ mọi việc đều chấm dứt,hôm nay đến phiên chúng tôi, ngày mai sẽ đến phiênnhững người khác... Vị Bộ trưởng Ngoại giao... cuốicùng chỉ có một ý muốn: là 3 đại sứ 'phải nhanhchóng bước ra khỏi phòng'".

Ngày5 tháng 10 năm 1938, do áp lực từ Đức, Tổng thống TiệpKhắc Beneš từ chức và khi biết tính mạng mình bị lâmnguy, ông đã bay đến Anh để lánh nạn. Tướng Sirovy làmTổng thống lâm thời. Ngày 30 tháng 11, Quốc hội cửTiến sĩ Emil Hácha, Chánh án Toà án Tối cao, 66 tuổi, làmTổng thống phần còn lại của đất nước.

"Uỷ hội Quốctế" được vội vã thành lập gồm các Đại sứ Ý,Anh và Pháp, thêm Công sứ Tiệp Khắc tại Đức và Thứtrưởng Ngoại giao Đức von Weizsaecker. Hitler và Quân lựcĐức gây áp lực để mọi sự tranh cãi về các lãnh thổđược dàn xếp có lợi cho Đức. Cuối cùng vào ngày 13tháng 10, uỷ hội Quốc tế biểu quyết bãi bỏ cuộctrưng cầu dân ý mà Hiệp ước Munich quy định cho nhữngvùng đang bị tranh chấp.

Giống như nhữngcon kền kền, khi ấy Ba Lan và Hungary liền xông vào xâuxé lãnh thổ của Tiệp Khắc.

Ba Lan chiếm gần1.700 km² xung quanh Teschen với 228.000 dân, trong số này có133.000 người Séc.

Hungary chiếmhơn 19.000 km², với 500.000 người sắc tộc Magyar và272.000 người Séc.

Thêm nữa, đấtnước đã bị cắt vụn và mất vị thế phòng thủ bâygiờ lại bị Đức ép buộc lập một chính quyền thânĐức. Rõ ràng là từ lúc này, nước Tiệp Khắc mới chỉcòn biết trông cậy vào lòng khoan dung của nhà Lãnh tụĐế chế Thứ Ba.

HẬUQUẢ CỦA HIỆP ƯỚCMUNICH


Hiệpước Munich trao cho Hitler những gì mà ông đòi hỏi ởGodesberg và nhờ vào sự hù doạ, "uỷ hội Quốc tế đãphải cho Hitler thêm nhiều quyền lợi hơn. Cuối cùng, đếnngày 20 tháng 11 năm 1938, Tiệp Khắc nhường cho Đức gần30.000 km² lãnh thổ, trên đó có 2.800.000 người ĐứcSudeten và 800.000 người Séc sinh sống. Trên lãnh thổ nàylà một hệ thống lô cốt mà từ trước đến giờ đãtạo nên tuyến phòng thủ vững chắc nhất châu Âu, cólẽ chỉ kém Phòng tuyến Maginot của Pháp.

Nhưng không chỉcó thế. Cả hệ thống đường sắt, đường bộ, điệnthoại và điện tín của Tiệp Khắc đều bị rối loạn.Theo số liệu của Đức, Tiệp Khắc mất trên dưới 80%than non, hoá chất, xi măng, trên dưới 70% than đá, sắt,thép, điện năng và 40% gỗ. Một đất nước công nghiệpphồn thịnh trong phút chốc bị tan rã và phá sản.

Không lạ gì màJodl có thể hồ hởi ghi vào nhật ký của mình vào đêmký hiệp ước:

"... Thiên tài và quyếttâm của Lãnh tụ không tránh né ngay cả chiến tranh thếgiới đã một lần nữa thắng lợi mà không phải dùngđến vũ lực... Hy vọng những kẻ hoài nghi, hèn yếu vàlưỡng lự đã thay đổi chính kiến..."

Đúnglà nhiều người hoài nghi đã thay đổi chính kiến, cònnhững người không thay đổi thì chìm vào nỗi tuyệtvọng. Những tướng lĩnh như Beck, Halder và Witzleben cùngcác cố vấn dân sự của họ một lần nữa đã nhậnđịnh sai lầm. Hitler đạt được những gì mình muốn,có thêm một chiến tích vĩ đại mà không phải nổ phátsúng nào. Uy tín của ông vươn lên tầm cao mới. Nhữngai có mặt ở Munich vào thời gian sau khi ký hiệp định –như tác giả – đều không thể nào quên được nỗi vuisướng tột cùng của dân Đức. Họ cảm thấy nhẹ nhõmvì đã tránh được chiến tranh, họ phấn chấn và lòngtự hào dân tộc được thổi phồng vì thắng lợi củaHitler – thắng chẳng những trước Tiệp Khắc mà còn cảAnh và Pháp.

Chỉ trong vòng6 tháng, Hitler đã thôn tính cả Áo và Sudetenland, nhậnthêm 10 triệu dân gia nhập Đế chế Thứ Ba và một dảiđất mênh mông, qua đó sẽ mở đường cho Đức thốngtrị vùng Đông Nam châu Âu. Đặc biệt là không phải hysinh một mạng sống của người Đức nào! Với bản năngcủa một thiên tài hiếm hoi trong lịch sử Đức, Hitlertìm ra điểm yếu của các nước nhỏ ở Trung Âu và của2 nền dân chủ phương Tây – Anh và Pháp – đồng thờibuộc họ phải chiều theo ý nguyện của ông ta. Ông đãsuy nghĩ và vận dụng thành công những chiến lược vàkỹ năng mới của chiến tranh chính trị, khiến cho khôngcần thiết phải gây ra chiến tranh thật sự.

Chỉ trong vòng4 năm rưỡi, con người có lai lịch thấp hèn này đưamột nước Đức bị giải trừ quân bị, nhiễu nhương,gần như bị phá sản, nước yếu nhất trong số cáccường quốc cũ, lên một vị thế được xem là đánggờm nhất trong Cựu Thế giới, mà những nước còn lại– kể cả Anh và Pháp – đều phải run sợ. Trong suốtquá trình chóng mặt này, các cường quốc chiến thắng ởHội nghị Versailles không dám ngăn chặn Hitler, ngay cảkhi họ có đủ sức mạnh để làm việc đó.

Điều khiếncho Hitler cảm thấy lạ lùng nhất – và cũng khiến chongười chống đối ông phải kinh ngạc – là không mộtai trong các Chính phủ Anh và Pháp nhận ra hậu quả khi họkhông dám sử dụng vũ lực để đối phó với độngthái hiếu chiến của nhà lãnh đạo Quốc xã.

Dường như chỉcó Winston Churchill của nước Anh là hiểu ra. Không ai nóilên được hệ luỵ một cách súc tích như khi ông phátbiểu trước Nghị viện Anh vào ngày 5 tháng 10 năm 1938:

"Chúng ta đang chịu mộtthất bại toàn diện, không gì cứu vãn được... Chúngta lâm vào một thảm hoạ có tầm mức lớn lao... Conđường đến sông Danube... con đường đến biển Đenđược mở rộng... Tất cả các quốc gia ở vùng Trung Âuvà thung lũng Danube, lần lượt trước sau, sẽ bị cuốnvào hệ thống chính trị của Quốc xã... phát tán từBerlin... Và đừng nghĩ đó là kết cục. Đó chỉ là bắtđầu..."

NhưngChurchill không phải là thành viên Chính phủ, nên không aichú ý đến lời nói của ông.

Liệu Anh vàPháp có cần thiết phải nhượng bộ ở Munich không? LiệuAdolf Hitler có chơi nước bài tháu cáy hay không?

Bây giờ chúngta sẽ biết rằng câu trả lời – một cách nghịch lýđối với cả 2 câu hỏi – là: Không. Tất cả các tướnglĩnh thân cận với Hitler và sống sót sau chiến tranh đềuđồng ý là nếu không có Hiệp ước Munich, thì đáng lẽHitler đã tấn công Tiệp Khắc ngày 1 tháng 10 năm 1938. Vàhọ nghĩ rằng dù lúc đầu có lưỡng lự, thì cuối cùngAnh, Pháp và Liên Xô cũng sẽ bị cuốn vào chiến tranh.Và điều quan trọng nhất cho lịch sử là ở điểm này:Tướng lĩnh Đức đều nhất trí với nhau rằng Đức sẽbại trận và bại trận nhanh chóng.

Còn người ủnghộ Chamberlain và Daladier – họ chiếm đa số lúc này –lập luận rằng Hiệp ước Munich không phải giúp phươngTây tránh chiến tranh, mà giúp cho họ tránh bị tàn phátrong chiến tranh, nhân thể tránh cho London và Paris bịKhông quân Đức san bằng. Luận cứ này lại bị chínhnhững tướng lĩnh thân cận với Hitler và ủng hộ ôngta từ đầu đến cuối phản bác lại.

Đứng đầunhóm này là Tham mưu trưởng Quân lực Keitel, kẻ xu nịnhHitler và luôn ở bên cạnh ông ta. Trong Toà án Nuremberg,khi được hỏi về phản ứng của tướng lĩnh Đức đốivới Hiệp ước Munich, Keitel trả lời:

"Chúng tôi rất đỗi vuimừng là việc này không dẫn đến chiến dịch quân sựbởi vì... chúng tôi luôn nghĩ rằng mình sẽ không có đủphương tiện để đánh phá những công sự phòng thủvùng biên giới của Tiệp Khắc".

Nhữngchuyên gia quân sự Đồng minh luôn cho rằng Quân đội Đứccó khả năng xuyên thủng Tiệp Khắc. Nhưng ngoài lờikhai của Keitel rằng không phải như thế còn có thêm ýkiến của Thống chế von Manstein, một trong những tư lệnhmặt trận tài giỏi nhất của Đức. Khi khai ở Nurembergvề vị thế của Đức vào thời điểm Hiệp ướcMunich, ông giải thích:

"Nếu chiến tranh bùng nổ,chúng tôi không thể bảo vệ biên giới phía Tây lẫnbiên giới Ba Lan và rõ ràng là chúng tôi hẳn đã bị cáccông sự phòng thủ của Tiệp Khắc chặn đứng, bởi vìchúng tôi không có khả năng để xuyên phá".

Jodl,"bộ óc" của Bộ Chỉ huy Tối cao Quân lực, khai trướcToà án Nuremberg:

"Không thể nào 5 sư đoàntác chiến và 7 sư đoàn dự bị ở phía Tây... lại cóthể chống chọi với 100 sư đoàn của Pháp, về mặtquân sự, việc này là bất khả thi".

Nếuđúng như các tướng lĩnh Đức thừa nhận và hơn nữa,có mối bất đồng lớn giữa các tướng lĩnh đến nỗivị Tham mưu trưởng Lục quân chuẩn bị lật đổ Lãnhtụ, thế thì tại sao các tướng lĩnh Anh và Pháp lạikhông biết? Liệu họ có biết không? Và nếu họ biết,làm thế nào các nhà lãnh đạo Chính phủ Anh và Pháp lạichịu hy sinh nhiều quyền lợi của quốc gia họ như thếở Munich? Khi đi tìm câu trả lời, ta đối mặt với mộttrong những bí ẩn mà cho đến giờ vẫn chưa được làmsáng tỏ. Ngay cả Churchill, dù có dính dáng đến sự vụquân sự, cũng không hề đề cập việc này trong hồi kýcủa mình.

Khó có thểtưởng tượng rằng tướng lĩnh và Chính phủ 2 nướcAnh-Pháp không biết Bộ Tư lệnh Lục quân Đức chốngđối chiến tranh châu Âu. Vì lẽ, như đã ghi trên, trongcác tháng 8 và 9 năm 1938, những người âm mưu ở Berlinđã thông báo cho phía Anh qua ít nhất 4 kênh liên lạc vànhững chuyện này đều được thông báo cho Chamberlain.Vào đầu tháng Chín, cả Paris và London hẳn đều đãbiết việc Tướng Beck từ chức và hậu quả hiển nhiêncủa thái độ chống đối của vị tướng tài năng nàyđối với Quân đội Đức.

Trong giai đoạnấy, ở Berlin người ta công nhận rằng Anh và Pháp cókhả năng quân báo khá tốt. Rất khó để tin rằng cácnhà lãnh đạo quân sự Anh và Pháp không biết gì vềnhững điểm yếu hiển nhiên của Quân đội Đức trongviệc tham dự cuộc chiến ở cả 2 mặt trận. Dù là conngười rất cẩn trọng, Thống chế Gamelin, Tổng Tham mưutrưởng Quân đội Pháp, còn e ngại gì khi ông có đến100 sư đoàn đối mặt với 5 sư đoàn tác chiến và 7 sưđoàn dự bị của Đức?

Nói chung, nhưsau này ông kể lại, Thống chế Gamelin không có mấy engại. Ngày 12 tháng 9 năm 1938, khi Hitler đang hò hét hămdoạ Tiệp Khắc trong Đại hội Đảng ở Nuremberg, vịtướng Pháp trấn an Thủ tướng Daladier rằng nếu chiếntranh xảy ra, "các quốc gia dân chủ sẽ áp đặt nềnhoà bình". Ông nói mình đã củng cố lời phát biểunày bằng một bức thư giải trình những lý do cho sựlạc quan của ông.

Ngày 26 tháng 9năm 1938, ở cao trào của cuộc khủng hoảng Tiệp Khắc,khi tháp tùng các nhà lãnh đạo Chính phủ Pháp đếnLondon, Gamelin lặp lại lời trấn an với Chamberlain và cốbiện minh bằng cách phân tích tình hình quân sự để vựcdậy tinh thần 2 vị Thủ tướng đang dao động. Hiểnnhiên là ông thất bại trong nỗ lực này. Cuối cùng,ngay trước khi Daladier bay đến Munich, Gamelin đã phác thảonhững giới hạn trong việc nhượng đất đai ởSudetenland mà không làm phương hại đến an ninh của Pháp.Không nên giao cho Đức các công sự, tuyến đường trụcxe lửa cùng nhánh đường chiến lược và các nhà máyquốc phòng chính. Trên hết, không nên cho Đức cắt rờivùng đất khoảng giữa Moravia. Đây là những ý kiếntham mưu hợp lý, nhưng Daladier không có động thái nàocả.

Nhiều luận cứcho rằng một lý do khiến cho Chamberlain nhượng bộ làông sợ Không quân Đức sẽ san bằng London và chắc hẳnngười Pháp cũng run sợ trước viễn cảnh kinh khiếp làthủ đô hoa mỹ của họ cũng bị tàn phá. Nhưng nếuđược biết về sức mạnh của Không quân Đức lúc bấygiờ, dân chúng London và Paris cũng như 2 vị Thủ tướngkhông cần phải lo sợ quá đáng. Không quân Đức, giốngnhư Lục quân Đức, đang tập trung chống lại Tiệp Khắc,vì thế không có khả năng đe doạ phương Tây. Ngay cảnếu một số máy bay thả bom của Đức có thể đượctách ra để tấn công London và Paris, họ hẳn sẽ khó màbay được đến các mục tiêu. Đức không có khả năngcung cấp máy bay chiến đấu để bảo vệ các máy bay thảbom của mình. Còn các sân bay quân sự của Đức thì lạiở khoảng cách quá xa.

Cũng có lậpluận – nhất là từ 2 Đại sứ François-Poncet vàHenderson – cho rằng Hiệp ước Munich cho Pháp và Anh cóđược gần 1 năm để bắt kịp cuộc tái vũ trang củaĐức. Thực tế thì sự kiện đi ngược lại lập luậnnày. Như Churchill, được mọi sử gia quân sự Đồng minhủng hộ, viết:

"Thời gian 1 năm 'cóthêm' do Hiệp ước Munich khiến cho Anh và Pháp sau đó ởvị thế còn tệ hại hơn so với thời điểm ký Hiệpước".

Nhưta sẽ thấy, mọi tính toán quân sự của Đức 1 năm sauvà những sự kiện khác sẽ minh chứng rõ ràng cho điềunày.

Khi rà soát lạisự việc với thông tin ta có được từ tài liệu mậtcủa Đức cùng lời khai của chính người Đức, thì tacó thể đúc kết như sau:

Ngày 1 tháng 10năm 1938, Đức không đủ mạnh để tham chiến chống lạiTiệp Khắc và Anh-Pháp, chưa kể đến Liên Xô. Nếu Đứcgây hấn, Đức sẽ chiến bại một cách nhanh chóng, dễdàng và đây sẽ là dấu chấm hết cho Hitler và Đế chếThứ Ba. Nếu vào giờ chót, chiến tranh toàn châu Âu khôngthể tránh khỏi do Quân đội Đức khởi động, thì đánglẽ Halder và Witzleben đã lật đổ Hitler ngay sau khi ôngta ra lệnh tấn công Tiệp Khắc.

Khi công khaituyên bố rằng Đức sẽ tiến quân vào Sudetenland ngày 1tháng 10 "trong bất cứ trường hợp nào", Hitler tựđặt mình vào "vị thế chông chênh" như Tướng Beckđã dự báo. Sau những lời hăm doạ và tuyên bố cụthể, nếu Hitler thoái lui thì ông ta khó có thể trụ vữngđược lâu. Sẽ cực kỳ khó khăn – nếu không muốn nóilà vô phương – cho Hitler thoái lui và dù cho ông ta cólàm thế ông ta sẽ mất mặt với cả châu Âu, với dânĐức và nhất là với các tướng lĩnh, rồi không thểtồn tại được.

Thái độ ươngngạnh, cuồng tín của Chamberlain trong việc đáp ứngnhững gì Hitler đòi hỏi và ba chuyến đi đến Đức củaông ta đã cứu nguy, củng cố vị thế của Hitler đốivới châu Âu, dân Đức và Quân đội Đức vượt quánhững gì có thể tưởng tượng được vài tuần trướcđó. Việc này cũng tiếp thêm sức mạnh vô hạn cho Đếchế Thứ Ba so với các nền dân chủ phương Tây và LiênXô.

Đối với Pháp,Hiệp ước Munich là thảm hoạ và khó mà hiểu đượcrằng tại sao Paris lại không nhận ra vấn đề này. Vịthế quân sự của Pháp đã suy sụp. Vì lý do Quân độiPháp không bằng phân nửa Quân đội Đức khi Đức độngviên tổng lực và cũng vì khả năng sản xuất vũ khíyếu kém, nên Pháp đã phải khổ công gây dựng nhữngmối liên minh với các nước nhỏ hơn bên cạnh sườncủa Đức và Ý. Những nước này là Tiệp Khắc, Ba Lan,Nam Tư và Rumania. Kết hợp lại, họ có tiềm năng quânsự ngang bằng một cường quốc châu Âu. Bây giờ, Phápmất đi sự yểm trợ của 35 sư đoàn Tiệp Khắc đượchuấn luyện nhuần nhuyễn, được trang bị hùng hậu,trấn giữ những pháo đài kiên cố vùng đồi núi và cókhả năng chống trả một lực lượng Đức lớn hơn.Nhưng không chỉ có thế. Sau Hiệp ước Munich, làm thếnào những nước liên minh với Pháp còn lại ở Tây Âulại tin tưởng vào lời hứa hẹn trên giấy tờ củaPháp? Câu trả lời của họ là: Không mấy tin tưởng, màlà họ đang cố chen lấn nhau để tìm cách thoả hiệpvới Quốc xã trong khi còn có thời giờ.

Nếu không chenlấn, thì Moscow cũng cựa mình. Dù Liên Xô lập liên minhquân sự với cả Tiệp Khắc và Pháp, thì Chính phủ Phápvẫn về hùa với Đức và Anh để loại Liên Xô ra khỏihội nghị Munich. Stalin sẽ không bao giờ quên hành độngkhinh rẻ này và điều đó sẽ khiến cho 2 nước phươngTây trả giá đắt về sau. 4 ngày sau khi ký hiệp ước,tham tán Đức ở Moscow báo cáo về rằng ông chắc chắnLiên Xô sẽ "xem xét lại chính sách ngoại giao", trởnên kém thân thiện với Pháp và "tích cực hơn" vớiĐức. Ông nghĩ rằng "tình hình hiện tại tạo ra cơhội thuận tiện cho một hiệp định kinh tế mới và baoquát hơn nữa giữa Đức và Liên Xô." Đây là lần đầutiên tài liệu mật của Đức đề cập đến một thayđổi trong quan hệ giữa 2 nước mà trong vòng 1 năm sau sẽtạo ra những hậu quả to lớn.

Dù đạt thắnglợi lớn lao và làm nhục cả Tiệp Khắc lẫn các nướcdân chủ phương Tây, Hitler vẫn thất vọng về kết quảcủa Hiệp ước Munich. Schacht nghe Hitler ta thán với tuỳtùng S.S. khi trở về Berlin: "Cái ông ấy [Chamberlain] đãlàm tôi mất cơ hội tiến vào Prague!" Đó chính là điềuHitler mong muốn ngay từ đầu, như ông liên tục thổ lộvới tướng lĩnh từ lúc phát biểu với họ vào ngày 5tháng 11 năm ngoái. Lúc ấy, ông giải thích rằng việcthôn tính Áo và Tiệp Khắc chỉ là bước đầu để mởrộng Lebensraum – "không gian sinh sống" – về phíaĐông và tính sổ với Pháp bằng quân sự ở phía Tây.Như ông bảo Thủ tướng Hungary vào ngày 20 tháng 9 rằngcách tốt nhất là "trừ khử Tiệp Khắc". Ông nói đólà "giải pháp thoả đáng duy nhất". Và rằng ông chỉe ngại "nguy cơ" là người Tiệp sẽ chấp nhận mọiyêu sách của mình.

Kế tiếp,Chamberlain lại đến Munich và ép buộc người Tiệp chấpnhận mọi yêu sách của Đức, do đó đã tước đi cơhội cho Hitler thôn tính bằng vũ lực. Đó là tư tưởngxảo trá của Hitler. Sau này, ông thổ lộ với tướnglĩnh:

"Rõ ràng là ngay từ đầutôi không thể hài lòng với lãnh thổ Sudetenland được.Đó chỉ là giải pháp nửa vời."

Ítngày sau khi ký Hiệp ước Munich, nhà độc tài Đức bắtđầu khởi động kế hoạch để đạt đến giải pháptoàn diện.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro